Thành viên:Lê Anh Minh/Nháp 1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hỏa hầu: sự điều tiết vận chuyển của sức nóng của lửa trong quá trình luyện ngoại đan. Sự điều tiết này kết hợp với thời gian 12 giờ Âm Dương của một ngày (1 giờ xưa bằng 2 giờ hiện nay). Lửa tức là Thái Dương chân khí. Ngày có 12 giờ, đi hết một vòng Giáp Tý là 60 giờ. Cứ 5 ngày (= 60 giờ) gọi là 1 hầu, vài hầu gọi là 1 chuyển. Luyện được 9 chuyển (cửu chuyển) thì ngoại đan thành công. Theo thuật luyện nội đan, hỏa là ý niệm và thần do tâm sinh ra. Hỏa hầu là pháp độ để nắm giữ ý niệm trong quá trình hô hấp luyện nội đan. Hỏa hầu chính là quá trình tiến Dương hỏa, thoái Âm phù. Tiến hỏa bắt đầu từ giờ Tý (gọi là nhất Dương sinh = 1 Dương sinh ra; hay Dương tức, vì từ giờ Tý đến giờ Tỵ là 6 giờ Dương). Thoái hỏa bắt đầu từ giờ Ngọ (gọi là nhất Âm sinh = 1 Âm sinh ra; hay Âm tiêu, vì từ giờ Ngọ đến giờ Hợi là 6 giờ Âm).

Theo sách tu luyện nội đan của Đạo gia, các nhà Nội Đan ví Hỏa (Lửa) với Thần. Trình độ kết hợp Thần và Khí trong thuật luyện đan gọi là Hỏa Hầu (hay Hỏa hậu). Hậu chỉ các giai đoạn luyện nội đan. Mỗi giai đoạn tu luyện đều có yếu quyết về Hỏa Hậu. Trong thuật luyện Đan, nắm được bí mật của Hỏa Hậu chính là nắm được Thiên Cơ. Trong sách "Ngộ Chân trực chỉ", Lưu Nhất Minh đời Thanh viết: "Luyện được Kim Đan hoàn toàn dựa vào Hỏa Hậu". "Hỏa" xem như công lực tu luyện, còn "Hậu" là trình tự tu luyện. Hái thuốc cần biết sớm trưa, luyện thuốc cần biết thời tiết". "Hỏa Hậu" được xem là bí mật của công pháp Nội Đan. Vì thế trong Đạo giáo có thuyết rằng: "Thánh nhân truyền Dược, không truyền Hỏa". Điều đó đủ nói lên rằng, "Hỏa Hậu" là then chốt của phép tu luyện Nội Đan. (Trích từ sách Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]