Thành viên:MaiAnh9095

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lễ cưới hỏi dân tộc Mường - Buôn Ma Thuột[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phố Buôn Ma Thuột - thủ phủ của Tây Nguyên - là nơi có nhiều nét văn hóa truyền thống da dạng đến từ nhiều dân tộc khác nhau. Cũng như các dân tộc khác,trong sinh hoạt văn hóa truyền thống, đám cưới cổ truyền là một hiện tượng văn hóa quan trọng của đồng bào Mường sinh sống ở Tây Nguyên

Phong tục và nghi lễ thời xưa[sửa | sửa mã nguồn]

Quan niệm về hôn nhân[sửa | sửa mã nguồn]

Người Mường đều phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định, từ yêu đương tìm hiểu cho đến việc cưới xin. Ngày xưa việc dựng vợ gả chồng là do cha mẹ sắp đặt con cái không có quyền lựa chọn, nhất là con gái.

Phong tục cưới hỏi[sửa | sửa mã nguồn]

Đi quà lớn (đám hỏi)[sửa | sửa mã nguồn]

Khi người con trai muốn hỏi vợ, trước tiên họ nhà trai phải đến thăm nhà gái hay hiện nay gọi là dạm ngõ . Khi đến nhà gái, nhà trai phải mang theo hai chai rượu, hai hộp bánh hoặc kẹo. Khi đi hỏi vợ phải đi vào buổi chiều tối vì theo quan niệm truyền thống đi vào buổi chiều tối nhện đã giăng tơ, cá đã về tổ lúc đó hỏi vợ mới thuận lợi và suôn sẻ. Nếu được nhà gái đồng ý thì hai bên sẽ quyết định ngày đám hỏi ,đám cưới. Trong ngày đám hỏi nhà gái thách cưới nhà trai, nhà trai phải đem đúng lễ vật mà nhà gái yêu cầu. Lễ vật thường bao gồm : gạo tẻ, heo quay. rượu và bạc nén.

Đám cưới[sửa | sửa mã nguồn]

Trước ngày cưới nhà gái tổ chức nhóm họ. Nhà trai phải mang theo lễ đúng theo yêu cầu của nhà gái. Lễ vật nhà trai mang tới được nhà gái sử dụng để tổ chức lễ cưới bên nhà gái.Đón nhà trai tới nhà gái phải giăng dây tơ hồng và đánh cồng chiêng sắc bùa. Người nhận lễ và bưng lễ phải là bà mai hay nam thanh nữ tú để lấy duyên cho đôi nam nữ mới cưới. Nhà gái yêu cầu lễ vật từ nhà trai nếu nhà trai không đáp ứng được thì không được cắt dây tơ hồng. Khi được đồng ý nhà gái sẽ cắt dây tơ hồng cho nhà trai vào. Khi bước nhà trai bước vào nhà gái sẽ ném củ chuối ném vào người nhà chú rể với mong muốn con gái sau này sinh ra sẽ được khỏe mạnh hồng hào. Khi vào nhà ổn định rồi thì hai họ làm lễ bàn thờ gia tiên.Nếu nhà trai là nhà quan lang hoặc là nhà nhờ thầy cúng thì nhà trai phải đặt tiền lên bàn thờ nhà gái để trình tổ tiên họ nhà gái. Nếu làm dâu nhà lang thì sẽ được ngồi chiếu hoa, nếu làm dâu nhà dân thì sẽ được ngồi chiếu trắng. Tư thế trước bàn thờ thì chú rể phải quỳ còn cô dâu thì phải ngồi xếp mái.Nếu chú rể là người kinh thì phải đến nhà gái tập lạy trước khi đám cưới. Nếu chú rể biết lạy thì sẽ được bên họ nhà gái coi trọng ngược lại nếu không biết lạy thì bên họ nhà gái sẽ không vui. Chú rể lạy bố mẹ vợ và dòng họ nhà vợ sau đó sẽ được nhà vợ đặt tên, tùy vào họ mà sẽ được xếp vị thứ và đặt tên còn cô dâu thì không lạy. Sau đó hai họ dùng bữa cơm thân mật Khi đến nhà gái để đón dâu, người đại diện bên họ nhà trai sẽ thưa với nhà gái xin phép rước cô dâu về, sau đó hai họ sẽ ngồi nói chuyện và thưởng thức rượu cần. Khi cô dâu chuẩn bị về nhà chồng ,ở cửa nhà cô dâu được đặt một cái nón lá và một đôi dép. Khi ra khỏi cửa nhà cô dâu mang dép và đội nón lá rồi đi thẳng ra cửa không được quay đầu lại. Nếu đầu quay lại thì vợ chồng lấy nhau sẽ không được hạnh phúc.Em của chú rể sẽ là người gánh đồ cho cô dâu. Khi cô dâu vào nhà chồng bên họ nội sẽ lo mọi thứ cho cô dâu.Trước khi bước vào cửa nhà chồng sẽ có một lu nước, cô dâu sắn váy lên và được bà mụ xối nước vào chân rửa thật sạch. Sau đó cô dâu vẫn tiếp tục đội nón lá và đi thẳng vào trong nhà bếp. Cô dâu sẽ lạy ,vua bếp nhằm cầu mong cho gia đình ấm êm hạnh phúc. Cô dâu được bà mụ dâu gỡ nón và dẫn vào buồng. Bà mụ dâu là anh em của chú rể, là 1 người quan trọng và được ngồi một mình một mâm cơm, được phép của bà mụ dâu mới được phép đụng vào cô dâu. Còn mẹ chồng thì không tham gia. Em của cô dâu và chú rể đều được nhận tiền lì xì từ cô dâu và chú rể.

Lễ lại mặt[sửa | sửa mã nguồn]

Ba ngày sau đám cưới cô dâu và chú rể sẽ về thăm lại nhà gái. Ngày lại mặt cặp vợ chồng mới cưới mang trái cây, hoa quả về. Còn nhà bên vợ thì chuẩn bị mâm cơm để tiếp đãi họ hàng và ra mắt rể.

Phong tục và nghi lễ ngày nay[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay các phong tục không còn khắt khe như ngày trước, đã được giảm bớt một số thủ tục cho phù hợp. Thủ tục ném củ chuối đã được thay bằng ném hoa và cô dâu chú rể đều được ngồi chiếu hoa khi ra mắt bàn thờ gia tiên, không còn phân biệt con dân, con quan như ngày xưa.

Nét văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Điều đáng trân trọng nhất là quan hệ cộng đồng được thể hiện đậm nét qua lễ cưới truyền thống Mường. Ở đó có sự ứng xử khéo léo, đề cao các nghi thức trong mối quan hệ con người với con người, con người với xã hội, tạo điều kiện cho đôi vợ chồng trẻ biết tôn trọng nhau và củng cố mối quan hệ chồng vợ bền chặt hơn. Đây chính là ý nghĩa đích thực của tục cưới hỏi truyền thống của người Mường trong đời sống hiện đại hôm nay.