Thành viên:Nguyentranchan

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hiện nay tôi tên : Nguyễn Trần Chân[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng có lần đi La mã hoặc có nơi còn xa hơn thế nữa, Là nghiên cứu sinh tiến sỹ và thấy ngày kết thúc, đang phụ trách một nhiệm vụ nho nhỏ, nhưng càng ngày càng thấy biển học bao la, kiếp người ngắn ngủi. Có kịp để làm được việc gì không. Biết bao giờ mới khôn lên một tí đây.

Mong muốn đóng góp vào tủ sách chung của thiên hạ và học hỏi về các lĩnh vực[sửa | sửa mã nguồn]

  • Xây dựng dân dụng và công nghiệp
  • Cơ học vật rắn biến dạng
  • Đầu tư bất động sản, quản lý dự án và hành lang pháp lý của ngành
  • Các địa danh và lịch sử
  • Triết học, tôn giáo, tâm linh và thần học
  • Võ thuật Thái Cực Quyền & khí công
  • Vật lý lý thuyết
  • Toán cơ và phương pháp số
  • Thiết bị siêu âm và vật liệu thông minh
  • Khoa học viễn tưởng
  • Lão khoa
  • Lịch sử & chính trị
  • Danh nhân
  • Quỹ ảnh thuật
  • Binh pháp

mục đích cuộc sống và mục tiêu tồn tại[sửa | sửa mã nguồn]

Đã nhiều ngàn năm nay tôi cứ tự hỏi tôi là ai ? bạn là ai ? tiếp theo sẽ là gì ? từ đâu đến ? đi đến đâu ?


sự hiểu biết cuộc sống thật ít ỏi chỉ trong vài trang sau[sửa | sửa mã nguồn]

nếu bạn có thể có đủ thời gian và trí tò mò muốn đọc thì xin chia sẻ.

con người trong vũ trụ bao la[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cõi vô cùng tận của đại vũ trụ, bao gồm hỗn tạp nhiều thứ,từ lớn đến bé, cái gọi là thiên hà, cái gọi là ngân hà, cái gọi là định tinh, cái gọi hành tinh, cái gọi là loài người, một trong những đối tượng vật chất huyền bí nhất của mọi huyền bí.


trạng thái vũ trụ và khái niệm cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu nhìn từ ngoài vào trong thì đại vũ trụ đang giãn nở vô cùng tận theo mọi phương, trái đất đang quay quanh mặt trời, và con người đang sinh hoạt vận động trên trái đất mà người ta hay gọi là sự sống. Với mỗi con người thì gọi là cuộc đời.

khái niệm cuộc đời và sự cần thiết[sửa | sửa mã nguồn]

Có người cho rằng cuộc đời như một dòng sông thời gian, có người cho nó như một cuốn sách huyền bí... hay nói cách khác là mọi người thường nghĩ nó theo kiểu của mình. Và số nhiều trong 6 tỷ người trên trái đất họ vẫn sống mà chẳng cần quan tâm hay suy nghĩ về cuộc đời là gì ?

kích thước và cấu tạo[sửa | sửa mã nguồn]

Con người là một phần tử nhỏ bé của đại vũ trụ, là đối tượng cực kỳ phức tạp, được cấu tạo thành bởi từ vô số các thứ cả vật chất và phi vật chất (có loại đã biết và có loại chưa biết).


quyền năng con người[sửa | sửa mã nguồn]

Phần vật chất thì con người mặc nhiên đã có mà không tự quyết định được thành phần cấu tạo nên mình. Xem như mọi con người tự nhiên phải chấp nhận bản thân mình mà không được bất cứ quyền gì ở đây, đó chính là sự phụ thuộc tuyệt đối vào đại vũ trụ.


tư tưởng con người[sửa | sửa mã nguồn]

Phần nữa là phi vật chất hay thường gọi là tư tưởng. Phần này có phần tham dự của con người nhưng đó chỉ là sự tự xây dựng cho mình vô số các hệ thống tư tưởng để cố gắng mô tả mẹ đại vũ trụ của mình. Bản chất của đại vũ trụ là cứ mặc nhiên tồn tại theo cách của nó. Còn con người thì được sinh ra từ đại vũ trụ nhưng dường như không có hiểu biết bao nhiêu về mẹ đại vũ trụ của mình.


sự giới hạn của tư tưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Con người luôn luôn mơ ước hiểu được tận cùng vũ trụ nhưng điều đó là không thể, vì vũ trụ chính là cái tuyệt đối không thể với tới được đối với con người.


cơ sở hình thành tư tưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Thật vậy, các hệ thống tư tưởng của con người đều được xây dựng dựa trên sự nhận biết của mình về sự vật hiện tượng xung quanh mình.

Nhưng tiếc thay ở sự hạn chế về các dụng cụ cảm nhận mà con người có được. Mắt người chỉ nhìn thấy trong ánh sáng có bước sóng từ 400 nano mét đến 700 nano mét, tai người chỉ có thể nghe âm thanh dưới bước sóng 20.000 Hz, ngoài ra miệng lưỡi, da, mũi đều là các cơ quan rất bị hạn chế để cảm biết được vũ trụ. Nên hầu hết là nhận biết và kết luận không đầy đủ hoặt là sai lệch.


thành quả của con người[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học, con người đã có thể tự chế tạo ra nhiều dụng cụ để đo đạc, thực nghiệm với cái nhìn, cái nghe hơn tai và mắt... và cộng với phép suy luận, con người đã nghĩ rằng mình có thể hiểu thêm được nhiều thứ. Nhưng thật sự là tất cả các dụng cụ đó đều được chế tạo dựa trên các định luật khiếm khuyết đã được xây dựng trước đó. Dẫn đến các kết quả mà con người đo được cảm nhận được cũng chỉ là hữu hạn và đúng theo cách mà con người thông thường cảm nhận mà thôi.

sự đúng, sai và chân lý[sửa | sửa mã nguồn]

Rồi sau đó những người được coi là chuyên môn, là thông thái của loài người bỏ thời gian nhận xét phản biện về những sự vật, hiện tượng mới phát hiện được, theo thói quen của con người từ trước đến nay, nếu anh đưa ra cái gì mà anh chứng minh là có lý, mọi người khác không ai có thể chứng minh là sai vào một thời điểm nào đó thì nghiễm nhiên điều mà anh phát hiện được là chân lý, được mọi người công nhận. Cho đến khi có người sau này phát hiện, chứng minh được chỗ không hợp lý thì coi như học thuyết của anh là sai.

Cứ như vậy hết lý thuyết này đến học thuyết nọ ra đời, nhưng cũng chỉ mong giải quyết các nhu cầu tạm thời trước mắt và cần thiết để giải thích và yên tâm là hợp lý là chân lý.


điều tương đối[sửa | sửa mã nguồn]

Thế là mọi cái đều là tương đối, sự tuyệt đối vĩnh cửu còn lại là con người vĩnh viễn không bao giờ có thể thỏa mãn được ước mơ hiểu biết toàn bộ vũ trụ. Sự hiểu biết của con người là hữu hạn tuyệt đối.

vì thông thường thì có sự vật hiện tượng trước rồi khi con người nhận ra mới định nghĩa nó bằng ngôn ngữ, rồi lại dùng định nghĩa đó để định nghĩa cái khác mới hơn mà chưa có định nghĩa. Một vòng lẩn quẩn. Đầu tiên là dùng các cơ quan nhận biết hạn chế của mình để cảm nhận sự vật hiện tượng rồi đưa ra định nghĩa, như vậy đã là không chính xác, rồi lại dùng cái định nghĩa không chính xác đó để làm cơ sở định nghĩa cái mới phát hiện ra sau này tân tiến hơn, tạo nên những hệ thống tư tưởng không chính xác, hạn chế, không tổng quát.

Và con người không bao giờ đi đến được cái đích của mình đặt ra vì các tiên đề và dụng cụ dung để cân đo đong đếm mà loài người có được hiện nay là không tổng quát.


trí tuệ siêu việt[sửa | sửa mã nguồn]

Nhưng rồi cũng có người thông thái hơn lại khuyên rằng loài người chỉ nên nhận biết sự vật hiện tượng đúng như sự có mặt của nó trong vũ trụ này.

Nghĩa là dùng trí tuệ với tên gọi là bát nhã, một phương pháp nhận biết vũ trụ khác hẳn, trong đó không bàn luận,không mô tả, không suy tưởng, không định nghĩa, không có đúng sai,không trái phải, không trên dưới, không dùng lời nói, không dùng văn tự, không dùng gì cả để biết được vũ trụ... chỉ tự là chứng nghiệm trong bản thân và tự biết.

Phải chăng đây là phương pháp tối ưu nhất ?

Nhưng nói vậy thôi chứ dùng kiểu bát nhã này thì làm sao nâng cấp, phát triển và kế thừa sự hiểu biết và kinh nghiệm tồn tại cho số đông mọi người có nhu cầu hiểu biết. Và dù sao thì trước khi đạt được trí tuệ bát nhã người ấy vẫn phải dùng phương tiện là trí thức không chính xác thông thường để đạt được mục đích tiến đến bát nhã. Theo lịch sử kiểu trí tuệ bát nhã này chỉ có mọt số lượng ít người đặc biệt và bỏ mất nhiều thời gian mới có được. Có lẽ đối với nhu cầu của từng loại đối tượng ở từng giai đoạn trong cuộc đời thì người ta sẽ thích hợp với phương pháp nào hơn.

Vậy có thể có một định luật tuyệt đối là con người không bao giờ có thể hiểu đủ và đúng vũ trụ một cách đúng như nó có.


con người chính là đấng tối cao[sửa | sửa mã nguồn]

Con người không bao giờ có thể hiểu được ý của đấng tạo hóa trừ phi chính mình là ông ta.