Thành viên:Tây Xuyên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nhà nước Cộng Sản không thể có lệnh ám sát nhà văn hào Nhượng Tống

Một bài về nhà văn hào Nhượng Tống, đăng trên Wikipedia cho tin rằng ông bị một nhân viên, có rõ tên tuổi và quê quán, của một cơ quan nhà nước Cộng Sản ám sát. Tin này rõ là xuất phát từ một quyển sách của Hoàng Văn Đào rồi được truyền đi nhiều nơi. Sách nói rằng vụ ám sát thi hành một bản án tử hình vì tội cộng tác với Tổng Trấn Bắc Phần Việt Nam Nghiêm Xuân Thiện, thân phụ tôi. Điều này, mặc dù mọi chi tiết, rất khó tin, khi chiếu với những sự cố có thật, như xin trình bày sau đây.

Nếu Nhượng Tống có tội thì tội của Tổng Trấn còn phải nặng gấp mấy. Thế mà nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa đối xử thật là đàng hoàng tử tế với bố tôi sau khi cụ thôi việc.

Năm 1947, có vụ Việt Minh ám sát hụt. Chuyện này có. Nhưng đó là năm 1947. Và không biết lệnh từ cấp nào.

Việc làm Tổng Trấn (1948-1949) sau đó, tiếp được sự ủng hộ nhiệt tình của Nhượng Tống, thì được nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa nếu không tán thành, thì cũng "hiểu", như ông Lê Đức Thọ về sau nói.

Năm 1954 khi đất nước phân chia, chính phủ miền Bắc cho người đến dụ ở lại, nói "Một người yêu nước như ông, bỏ đi, chúng tôi rất tiếc". Từ chối mấy lần. Phái viên đề nghị nói chuyện với ông Phan Anh là người từng được sự cộng tác của bố tôi hồi chính phủ Trần Trọng Kim. Vậy là phái viên đến từ cấp có khả năng huy động bộ trưởng Phan Anh. Bố tôi nói khéo nhưng cứ vào Nam. Tuy thế, khi ra đi vẫn được phép bán cái nhà in, xưa in tờ báo Thời Sự của nhà (nhà nước xung công cái nhà in thì khó gì).

Năm 1973 ông Lê Đức Thọ khi sang Pháp dự Hội Nghị Paris có nói với ông Hoàng Xuân Hãn rằng cấp lãnh đạo nhà nước Xả Hội Chủ Nghĩa "hiểu" việc bố tôi làm Tổng Trấn (vì chống thực dân, tuy không theo cộng sản).

Năm 1975, kẹt ở Saigon, trong năm năm sống bình yên không bị mảy may quấy nhiễu trong khi bao nhiêu người trong giới quen thuộc phải đi học tập. Năm 1980 sau khi ông Xuân Thủy hoàn toàn vô tư điều tra thấy không có tội gì, được phép xuất cảnh sang Đức. Sang Đức chứ không sang Pháp với anh em chúng tôi, vì chính phủ Pháp còn thù hằn vô lý không cấp giấy vào. Ở Saigon, khi lên cơ quan làm giấy xuất cảnh, hôm nào công an cũng cho xe đến đón tận nhà. Thật là một ưu đãi.

Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa không thể kết án tử hình và ra lệnh ám sát Nhượng Tống. Kẻ ám sát ông là tay sai của thực dân. Chúng cũng đã định ám sát bố tôi một lần.

Mong bài này được đăng để độc giả có một cái nhìn khác về vụ này. Dù sao chăng nữa, là con của Tổng Trấn Bắc phần, tôi cũng là một nhân chứng trong cuộc.

Nghiêm Phong Tuấn