Tháp đồng hồ Rajabai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tháp Rajabai
Tháp đồng hồ Rajabai
Tháp đồng hồ Rajabai trên bản đồ Mumbai
Tháp đồng hồ Rajabai
Vị trí tại Mumbai
Thông tin chung
Phong cáchVenetianGothic
Hệ thống kết cấuĐá màu đánh bóng
Quốc giaIndia
Tọa độ18°55′47″B 72°49′48″Đ / 18,92964°B 72,82999°Đ / 18.92964; 72.82999
Chủ đầu tưMaharashtra
Xây dựng
Khởi công1 tháng 3 năm 1869
Hoàn thànhTháng 11 năm 1878
Chi phí xây dựng550.000
Kích thước
Kích thước280 foot (85 m)
Thiết kế
Kiến trúc sưSir George Gilbert Scott

Tháp đồng hồ Rajabai là một tháp đồng hồ ở quận Nam Mumbai, Ấn Độ. Nó nằm trong khuôn viên của Đại học Mumbai ở khu vực pháo đài. Tháp đồng hồ này cao 85 mét (280 ft hoặc 25 tầng) và là một phần của Quần thể kiến trúc Gothic thời Victoria và Art Deco tại Mumbai đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vào năm 2018.[1]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tháp đồng hồ Rajabai được thiết kế bởi kiến ​​trúc sư người Anh Sir George Gilbert Scott.[2] Ông đã thiết kế nó theo mô hình của tháp đồng hồ Big Ben nổi tiếng ở London. Nó bắt đầu được xây dựng vào ngày 1 tháng 3 năm 1869 và việc xây dựng hoàn thành vào tháng 11 năm 1878. Tổng chi phí xây dựng lên đến 550.000 rúp Ấn Độ, một số tiền lớn vào khoảng thời gian đó. Một phần trong tổng chi phí xây dựng được quyên góp bởi doanh nhân Premchand Roychand, người đã thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Bombay với điều kiện tòa tháp phải được đặt theo tên của mẫu thân ông, bà Rajabai.[3] Bà đã bị mù và là một tín đồ trung thành của Kỳ Na giáo, và tiếng chuông của tháp được cho rằng sẽ giúp bà nhận biết thời gian mà không cần sự trợ giúp của ai. Tòa tháp đã bị đóng cửa không cho công chúng tham quan sau khi nó trở thành địa điểm thường xuyên của những người có ý định tự tử.

Kiến trúc[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa tháp được xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc Venice và Gothic. Nó được xây dựng từ đá Kurla màu tự nhiên có sẵn tại địa phương. Tháp có một trong những cửa sổ kính màu tốt nhất trong thành phố.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ https://wap.business-standard.com/article/current-affairs/mumbai-s-victorian-gothic-and-art-deco-buildings-enter-unesco-heritage-list-118063000590_1.html
  2. ^ “Re-setting the time”. Mumbai: The Hindu. ngày 3 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ Rakesh Kumar Bhatt (ngày 1 tháng 1 năm 1995). History and Development of Libraries in India. Mittal Publications. tr. 39–40. ISBN 978-81-7099-582-1.