Thảo luận:Đại lộ Kinh Hoàng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Xin dẫn chứng về Đại Lộ Kinh Hoàng là tên 1 đoạn đường dài 9 km tại tỉnh Quảng Trị, đoạn đường đó là đoạn đường nào? Và tên nó chính thức hay chỉ do một số tài liệu gọi, hay là cách gọi của Việt Nam Cộng hòa? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 11:33, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận huyện Hải Lăng (Quảng Trị)(Bắn tốc độ trên "Đại lộ kinh hoàng", Bài học bỏ quên). Con ma men (thảo luận) 13:12, ngày 9 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Rất cảm ơn bạn đã trả lời, nhưng tại sao không đưa liên kết này vào chú thích thay vì đơn thuần xóa đi tiêu bản của tôi rồi trả lời tại đây? Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:27, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Liên kết sau tôi không truy cập được nên không ghi vào bài, nếu có ai truy cập được, xin ghi thêm dẫn chứng vào kế bên dẫn chứng báo Thanh Niên để chứng minh tính phổ biến của cụm từ này. Trần Vĩnh Tân _/trả lời\_ 03:40, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ngoài ra, tên bài này nên là "Đại lộ Kinh hoàng". Mekong Bluesman (thảo luận) 16:02, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

ĐLKH là đúng cách gọi và viết bình thường rồiNgười hùng cô đơn (thảo luận) 07:28, ngày 14 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đoạn văn[sửa mã nguồn]

Nhắc lại thảm cảnh trên đoạn đường này, Đỗ Kh., Lê Văn Khoa,' đoạn này có bách khoa không nhỉ, hay chỉ phong cách báo chí. Người thì giấu tên, người thì địa chỉ khó tin cậy. --Y Kpia Mlo (thảo luận) 14:14, ngày 1 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Dân chúng bỏ chạy[sửa mã nguồn]

"Trước khi xảy ra trận chiến năm 1972, tỉnh Quảng Trị có diện tích 396 km², dân số 270.984 người. Sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 9 năm 1972, diện tích Quảng Trị phần do Nam Việt Nam chỉ còn giữ được 164.900 km², với ba quận Triệu Phong, Mai Lĩnh và Hải Lăng nhưng dân số còn tới 202.338 người. Điều này cho thấy, quân Bắc Việt chỉ chiếm được đất còn người dân phần lớn đã phải bỏ của để chạy lấy mạng."

Tôi thấy suy luận này không chuẩn xác. Chỉ dựa vào số dân mà lập luận là "phần lớn dân chúng phải bỏ chạy lấy mạng" là không xác đáng. Người ta có thể dùng nhiều cách như cưỡng ép, khống chế chứ chưa có bằng chứng nào là người dân tự nguyện (giống như trong ấp chiến lược vậy).

58.187.131.156 (thảo luận) 05:54, ngày 10 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chẳng ai rảnh lúc tháo chạy mà rủ dân chúng chạy theo đâu bạnNgười hùng cô đơn (thảo luận) 04:04, ngày 12 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Các vị chỉ huy quân sự VNCH sợ nhất là cảnh dân chạy theo lính, lúc đó không điều hành được. Một số lính bắt chước các sĩ quan dẫn gia đình bỏ chạy kéo theo cả bà con nội ngoại hà rầm đúng là một đám hỗn quân hỗn quan và là tình thế mong ước cho "đối phương" tấn công, càng tấn công càng tạo ra hoảng loạn và càng thắng lớn. "Tuyên truyền tắm máu + cắt đường thắt nút cổ chai" tạo hỗn loạn là chiến thuật hay là chiến lược thì sách vở đã nói nhiều.
Thành viên 58.187.131.156 cho rằng "Người ta có thể dùng nhiều cách như cưỡng ép, khống chế dân bỏ chạy theo lính" giống hệt lập luận trên đài Giải phóng. Lập luận này cũng tương tự như vụ bọn đế quốc cưỡng ép dân đi vượt biên qua Mỹ. Thời đó thuê được xe đò, xe lam để "chạy giặc" là phước ba đời vì bản thân mấy ông tài xế cũng phải còn lo cho vợ con và bà con của họ. Một số người nhìn xa và có điều kiện lo chạy trước thì còn đỡ, đến lúc nghe tiếng súng nổ xa xa thì có tiền, có vàng cũng không thuê được xe, dân phải chạy bộ. Số leo lên được quân xa là số may mắn và ít ỏi. Mục đích biện minh cho phương tiện.
Bánh Ướt (thảo luận) 03:40, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  1. "Điều này cho thấy, ..." là một suy diễn không chặt chẽ (thiếu nguồn nói rằng dân ở vùng khác không chạy về Quảng Trị). Do đó, nó cần có nguồn.
  2. "Chẳng ai rảnh lúc tháo chạy mà rủ dân chúng chạy theo" Có thể đúng (nhưng cũng cần nguồn). Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, gia đình binh sĩ VNCH ở ngay tại Quảng Trị nên không thể không chạy theo. Đây là một đặc điểm của QLVNCH: trừ Thủy quân lục chiến và Dù, còn các đơn vị khác: quân ở đâu, gia đình binh sĩ ở đó. Cũng chính đặc điểm này đóng góp vào vụ sập đổ nhanh chóng năm 1975. Cả hai câu trên tôi đều lấy từ nguồn sách nghiên cứu.

Tmct (thảo luận) 08:09, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

Liên kết này đâu có nói rằng Đại lộ kinh hoàng là đoạn đường dài 9 km tại tỉnh Quảng Trị, nơi mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đã nã pháo vào đoàn quân Việt Nam Cộng hòa cùng dân chúng đang tháo chạy về phía Nam trong Chiến dịch Xuân-Hè 1972 thời kỳ Chiến tranh Việt Nam? Bài báo đó chỉ đề cập đến Đại lộ kinh hoàng trong chiến tranh chứ không thừa nhận điều đó. Mong ai đó thêm vào đó chú thích khác. Adia (thảo luận) 03:32, ngày 12 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chỉ đề cập tới việc ĐLKH đã từng tồn tại thôi chứ ko phải là sản phẩm tưởng tượng của Nam Việt Nam Người hùng cô đơn (thảo luận) 04:03, ngày 12 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nếu đây là một sự kiện quan trọng thì báo chí nước ngoài và quân đội Mỹ có ghi nhận lại không, nếu không thì đây lại là một "sản phẩm tưởng tượng"? Ông Trần Đức này là ai, quyển sách của ông ta xuất bản ở đâu, năm nào? Mức độ tin cậy như thế nào? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 04:11, ngày 12 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng không rõ sự kiện này tiếng Anh là cái chi nữa, từ từ coi lại vậyNgười hùng cô đơn (thảo luận) 12:54, ngày 13 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Độ phổ quát của một sự kiện cho phép khỏi cần chú thích, tất nhiên là phổ quát một thời. Nguyễn Thanh Quang cần xem lại tuổi của mình trước khi nghi ngờ một sự kiện là tưởng tượng, sao bạn không thử hỏi người đương thời có ai là không biết "đại lộ kinh hoàng" nằm ở đâu và còn có một số đoạn đường khác cũng có tên đó, trong trường hợp tương tự. Bánh Ướt (thảo luận) 02:16, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Không cần phải xem tuổi mới hỏi được! Một bài viết chỉ viết ra từ một tài liệu không biết xuất bản ở đâu, một trang web không rõ độ tin cậy thế nào, nên tôi có quyền nghi ngờ các sự kiện và số liệu trong đó. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 03:03, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nghi ngờ số liệu là một chuyện, nghi ngờ một sự kiện lịch sử mười mươi là tưởng tượng thì phải hỏi xem bao nhiêu tuổi. Sao không tự hỏi số liệu chính thức hiện nay về số dân chết trên đường 1 năm 1972 là bao nhiêu, ở đâu có số liệu đó, ai giết họ, ai chôn cất họ và chôn ở đâu. Câu hỏi cuối họ là dân nước nào. Bánh Ướt (thảo luận) 03:44, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Kể cả tôi vừa biết nói tôi cũng có quyền hỏi; sự kiện mười mươi mà không có dẫn chứng, chú thích có uy tín thì bài viết cũng không có giá trị. Tôi đang nói về bài viết chứ không nói về sự kiện, anh phân biệt được chứ? Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 03:50, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nguyễn Thanh Quang đang đi đúng vào vấn đề rồi. "Một sự kiện mười mươi mà không có dẫn chứng, chú thích có uy tín" là một sự kiện bị bỏ quên. Vì sao đã cố quên thì ai cũng rõ. Bài viết không phải vô giá trị vì thiếu nguồn có uy tín của ... mà vô giá trị vì không nhắc tới sự không có nguồn có uy tín cho một sự kiện kinh hoàng trong quá khứ. Sự im lặng kinh hoàng của lịch sử.
Trăm năm bia đá thì mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Bánh Ướt (thảo luận) 07:06, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có vẻ như đúng là Mr Quang không tin sự tồn tại của ĐLKH? Thế bài báo trong nước thì sao nhỉ? Hay là ĐLKH là do bọn :Ngụy" bắn chết sạch bà con cô bác cậu dì cháu chắt của họ rồi đổ cho "Cách mạng"?Người hùng cô đơn (thảo luận) 10:41, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã bảo tôi nói về bài viết hiện nay, chứ không phải sự kiện; nếu muốn giữ bài này thì xin hãy thêm vào các nguồn uy tín, đừng bảo tôi này nọ. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 10:43, ngày 18 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chẳng ai có quyền bỏ bài này cả, bẩm "cụ" Quang! Nguồn uy tín theo "cụ" chắc là nguồn của "quân ta" khoe là đã nã pháo thịt được cả ngàn tên "Ngụy dân"?Người hùng cô đơn (thảo luận) 04:37, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nguồn uy tín: xem WP:TTKCD, WP:NCCCB. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 05:17, ngày 19 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Chẳng thấy nguồn chú thích các sự kiện nào ngoài trang Vietnet, đây là một trang web của người Việt lưu vong sống ở nước ngoài, không đáng tin cậy, còn trang RFA ở Việt Nam ai cũng biết đây là trang web xuyên tạc chẳng đáng tin cậy. Còn nữa, Trần Đức chẳng ai biết đây là ai. Hình như đây là một lính dù thất trận, viết hồi ký xuyên tạc, vậy mà tác giả bài viết chú thích vào đây, hài hước thật. Đã chỉ lấy được dẫn chứng một phía lại hùng hổ đi bảo vệ cho luận điểm của mình, mà hình như chỉ có tác giả bài viết là tin vào mấy bài báo tài liệu không xuất xứ ít độ tin cậy. Nếu không có được chứng cứ xác đáng mà viết bài như vậy thì ai cũng có thể viết rồi. Nếu tác giả bài viết không đưa được chứng cứ rõ ràng xác đáng, mà chỉ dựa vào mấy thứ này thì nên xóa bài này đi. Chẳng ai lại không tin vào sự tồn tại của ĐLKH cả, báo chí Việt Nam đăng tin đầy đấy thôi, nhưng đó là những con đường xảy ra nhiều tai nạn giao thông mà trên tuyến đường nào chả có ít nhất một điểm đen về tai nạn giao thông như vậy, đó không phải là con đường mà bài viết nói đến, tác giả bài viết đang đánh tráo khái niệm khiến người đọc bị mất phương hướng. Thật là nực cười, đánh tráo khái niệm lại còn đi la làng. 58.187.85.109 (thảo luận) 03:30, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Anh 58.187.85.109 nói đúng thật đấy xóa cái bài này đi cái bài này dường như nêu rõ rằng quân Bắc Việt là hành động sai cố tình giết người dân vô tội mà theo tôi được hiểu thì đó chỉ là đạn pháo có khả năng bắn trong diện rộng mà quân Bắc Việt nhằm vào các xe quân sự mà lúc đó có thể lúc đó người dân đang ở gần đó như để trông chờ sự bảo vệ. Còn về lời nói của cái ông Trần Đức thì tôi không dám khẳng định đúng không vì theo phim tư liệu ở liên kết ngoài cho thấy chỉ có người chết do đạn pháo kích chứ tôi nhìn rõ lắm cũng không thấy ai chết vì đạn cả mà nếu chết vì đạn thì chắc do bọn Ngụy làm thôi . Các bạn không tin thì xem phần liên kết ngoài cái phim tư liệu sẽ rõ . Nếu không xóa cái bài này tôi mong cũng xóa cái phần Liên kết ngoài --TTNghĩa (thảo luận) 06:33, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tại sao tôi đã xóa phần dẫn chứng từ VnExpress mà một người nào đó cứ thêm vào? Xin nhắc lại là bài báo trên VnExpress tuyệt đối không so sánh đại lộ kinh hoàng vì tai nạn giao thông với cái đại lộ kinh hoàng tưởng tượng này, yêu cầu ai còn hồi sửa thì trích ra cho tôi cái câu nói lên sự so sánh này. RBD (thảo luận) 11:40, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

RungbachduongKayani mâu thuẫn:

-Tên bài báo mà Kayani lấy làm nguồn là: Đua tốc độ trên "đại lộ kinh hoàng". Vậy Đại Lộ Kinh Hoàng ở đây là đoạn nào?. Theo như nội dung thì đúng là đoạn "Đại lộ kinh hoàng" thời chiến tranh. Và trong nội dung cũng có đoạn: "Số vụ (tai nạn) ngày càng gia tăng đã làm cho đoạn đường này sống lại cái tên "đại lộ kinh hoàng" mà hồi chiến tranh người ta đã từng gọi nó".

-Xem thêm đoạn đầu bài "Đại lộ kinh hoàng 1972" trên Talawas (trích báo Nhân Dân): [1].

-Như vậy là báo VnExpress có nhắc tới "Đại lộ kinh hoàng thời chiến tranh", có điều Kayani nên viết nguồn này vào mục khác thì đúng hơn, mục xem thêm chẳng hạn.

-Còn "Đại lộ kinh hoàng" có phải là sản phẩm tưởng tượng như Rungbachduong nói hay không thì để cho nguồn thể hiện

118.68.97.174 (thảo luận) 15:54, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đã dẫn lại cho thật chính xác theo ý của nguồn, nguồn không hề so sánh, nếu viết vào bài về sự so sánh thì phải đi tìm nguồn khác để tránh vi phạm Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố.
Tôi cũng tách ra thành "thông tin thêm" vì nội dung liên quan hoàn toàn không phải nhận xét về chủ đề trong bài này, chỉ nhận xét về tai nạn giao thông mà thôi.
Tmct (thảo luận) 21:30, ngày 1 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"Đại Lộ Kinh Hoàng là tên không chính thức cho một đoạn đường dài khoảng 9 km tại tỉnh Quảng Trị": tên không chính thức? Báo chí, người dân thời đó thường gọi đoạn đường này là đại lộ kinh hoàng, đến nay người dân địa phương khi đi qua vẫn còn nhắc đến tên đó, nên đổi thành "biệt danh" thì đúng hơn.Bánh Ướt (thảo luận) 02:16, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hình như còn đường 4 ở Phan Rang và con đường ở Iraq thì phải. --Saigon punkid (thảo luận) 02:18, ngày 16 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thật vớ vẩn, Đại Lộ Kinh Hoàng mà báo chí VN nói đến là đoạn đường hay xẩy ra tai nạn giao thông. Tôi mong rằng những người VN ở nước ngoài vì một số lý do nào đó phải ra nước nước ngoài định cư không nên cay cú quá, tôi nghĩ những người VN trẻ trong cũng như ngoài nước sẽ có những cách nhìn khác biệt để người VN luôn tự hào khi mình là dân tộc VN. Handyhuy (thảo luận) 06:51, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái này có phải "street without joy" không? Đề nghị ai đó phủ định/khẳng định. Tmct (thảo luận) 08:11, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Theo link [2] thì không phải. Như vậy nó không liên quan đến đường 4 ở Phan Rang mà Saigon punkid nhắc đến. Tmct (thảo luận) 09:09, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Lại link bị chận. Chán. Tôi không nhớ chắc, nhưng con đường rút từ Tây Nguyên về cũng có tên là như vậy. Cảm giác của tôi khi đọc bài này và khi đi qua đoạn đường này là hơi lành lạnh, hơi buồn buồn và hơi sờ sợ. Nói chung không ai đã từng sống trong lửa đạn muốn nhắc tới cái cảnh mà mình hình dung là ghê rợn cả. Hiện nay chúng ta đang sống trong thời bình nên không biết quý cái sự bình yên, vô lo. Hãy tận hưởng nó đi các bạn trẻ. Có đọc thì đọc cho biết một chút thôi. Không có kinh nghiệm, không trải qua thì không sao hình dung ra được chiến tranh là thế nào. Cái cảnh cả nhà, cả làng, cả xóm xôn xao, đứng ngồi không yên, nghe ngóng tin chiến sự, đoán mò mò và nghe tin vu vơ rồi ra quyết định chạy hay ở. Tôi vừa mới xem phim Hotel Rwanda và hoàn toàn thông cảm với cảnh ngộ trong phim.
Handyhuy viết "Tôi mong rằng những người VN ở nước ngoài vì một số lý do nào đó phải ra nước ngoài định cư không nên cay cú quá": cha mẹ ơi! thua bỏ chạy để "dân của mình" khốn đốn mà cay cú nổi gì. Hồi đó tôi có vào thăm các nơi có người tản cư: rất mất vệ sinh, rất ... nhưng nhìn chung, theo tôi không chắc đúng 100% ở tất cả, chính quyền cũ đã cố gắng hết sức, các tổ chức từ thiện đã cố gắng hết sức để chăm lo cho người tỵ nạn. Không ai bị đói, có được chăm sóc y tế (vừa phải do bị quá tải), không có hiện tượng quan liêu, cửa quyền và cũng không nghe nói cố ý chặn bớt tiền cứu trợ (chế độ trước tham nhũng hà rầm, nhưng với họ tham nhũng tiền cứu trợ là tham nhũng bẩn). Kể cả năm 1975 là năm mà nguy cơ sụp đổ chế độ đã rõ rệt vẫn có sự giúp đỡ của chính quyền trong khả năng hạn chế của họ. Các tổ chức tôn giáo rất tốt, họ không phân biệt tôn giáo như ta hình dung. Cứ vào ở khu vực của họ là họ cấp phát, không cần giấy tờ gì, đếm nhân khẩu là phát gạo, bột xép (loại lương thực viện trợ đổ nước sôi và thêm chút đường là ăn được) và nhiều thứ khác (dân nghèo ở địa phương mà chịu khó vô trại cũng được cấp phát). Nhà tôi không phải tạm cư nên không nhớ rõ tiêu chuẩn cấp phát. Hình như các đoàn cải lương nghệ sỹ gì đó hay cho xe chạy và phát loa cho người ta biết có cứu trợ mà đến nhận, thường có cảnh chen lấn.
Chuyện xưa buồn lắm, ai thích nhắc lại làm gì. Song cũng không quên được. Chán.Bánh Ướt (thảo luận) 09:57, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"..nhưng con đường rút từ Tây Nguyên về cũng có tên là như vậy.." Ý của Bánh Ướt là gì? "tên là như vậy" là tên "Street without joy" hay tên "Đại lộ kinh hoàng"? Tôi biết chắc đoạn đường trên Tây Nguyên đó có tên "street without joy" (nguyên gốc phải là tiếng Pháp nhưng tôi không nhớ, Bernard Fall đặt). Tôi đang không biết cụm từ "Đại lộ kinh hoàng" có được dùng để gọi chính con đường ở Tây nguyên không. Vì nếu có thì cách gọi đó mới là nguyên thủy và cần được đưa vào bài.

PS. Link trên giống link talawas ở dưới. Tmct (thảo luận) 10:08, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

"street without joy" = "Rue Sans Joie"?--Paris (thảo luận) 10:30, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đúng nó. Tmct (thảo luận) 20:23, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nguồn uy tín[sửa mã nguồn]

Do là nguồn không uy tín, các nguồn sau đây cùng các nội dung liên quan sẽ bị loại khỏi bài.

  • www.vietnet.no - diễn đàn, sẽ bị xóa sau 3 ngày.
  • tvvn.org - diễn đàn, sẽ bị xóa sau 3 ngày.
  • youtube.com - trang tải phim tự do, sẽ bị xóa sau 3 ngày.
  • "Những oan hồn trên Đại Lộ Kinh Hoàng" Trần Đức
    Tôi google "Những oan hồn trên Đại Lộ Kinh Hoàng" chỉ thấy 13 hit, trong đó trùng lặp nội dung gồm khoảng 1 trang màn hình [3], không có vẻ gì là một cuốn sách mà chỉ giống một bài blog/ký của tác giả tự viết, cũng không thấy chỗ nào nói tác giả là ai. Do đó, tôi kết luận đây là nguồn không có uy tín. Những người quan tâm có 3 ngày (như các nguồn khác liệt kê ở trên) để thay bằng nguồn có uy tín.

Xin lưu ý, bài này thuộc đề tài nhạy cảm, tôi sẽ áp dụng chặt chẽ quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng đượcWikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa được công bố, nhất là các nội dung có liên quan đến uy tín và độ tin cậy của nguồn dẫn. Tmct (thảo luận) 08:22, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hết hạn 3 ngày, tôi đã xóa các nội dung trên. Nhân tiện thêm một số yêu cầu chú thích. Tmct (thảo luận) 07:46, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tại sao xóa nguồn này [4]. Nó không uy tín ở điểm nào chỉ rõ, lý do không thuyết phục sẽ lấy lại nguồn này.Cân tiểu ly (thảo luận) 07:53, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  1. www.hqvnch.net là một trang web thuộc loại tự xuất bản, không phải thuộc một nhà xuất bản hay một tòa báo uy tín
  2. Chưa ai chứng minh được bài "Những oan hồn trên Đại Lộ Kinh Hoàng" của Trần Đức là bài đăng trên một tờ báo có uy tín hay sách nghiên cứu. Chưa ai chứng minh Trần Đức là nhân chứng của sự kiện hoặc nhà nghiên cứu lịch sử.
Xin xem Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Các nguồn tự xuất bản (trên giấy và trên mạng)Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố#Nguồn uy tín.
Tmct (thảo luận) 08:09, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Căn cứ vào đâu để biết www.hqvnch.net là trang web tự xuất bản, phải có cơ sở chứ?. 118.68.97.174 (thảo luận) 11:34, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Căn cứ là ở các thông tin mà www.hqvnch.net tự giới thiệu về mình (thậm chí không có cả địa chỉ ban biên tập) và việc có nguồn uy tín nào khác dẫn thông tin từ www.hqvnch.net (chưa hề thấy gì bao giờ). Cơ sở là các tiêu chí mà các quy định liệt kê ở trên nói về "thế nào là nguồn đáng tin cậy", theo cơ sở đó www.hqvnch.net không thỏa mãn một tiêu chí nào.
Tmct (thảo luận) 19:16, ngày 27 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Gợi ý tìm nguồn có uy tín[sửa mã nguồn]

Gợi ý tìm nguồn có uy tín: Hồi ký của các nhân vật nổi tiếng như tướng lĩnh, chính khách, sách nghiên cứu của các nhà sử học/chính trị học có tiếng, xuất bản tại các nhà xuất bản có uy tín, các nhà xuất bản đại học. Tmct (thảo luận) 08:20, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài này của một nhân chứng chứng kiến tận mắt (có tên tuổi đàng hoàng, đăng tại Talawas), hình như đủ tin cậy để dùng làm nguồn (loại nguồn sơ cấp)? Tmct (thảo luận) 09:07, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đừng nên đánh đố người khác. Bài này ... này cái con khỉ. Có đọc được đâu. Lần sau cho thêm cái cache của google, mà lắm khi cái cache cũng không vào được luôn. Chẳng lẽ không biết talawas bị chận? Bánh Ướt (thảo luận) 09:20, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Xin lỗi, tôi không bao giờ để ý chuyện trang web chặn, không biết những trang nào bị chặn, và chưa bao giờ link thêm cache. Cache đây. Buộc tội người khác vô cớ như vậy, lại dùng những từ ngữ như "cái con khỉ" là công kích cá nhân đấy, Bánh Ướt. Tmct (thảo luận) 09:30, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bánh Ướtnóng quá là hỏng bánh đấy. Dụng cụ đây này bác ơi: www.webwarper.net/ww?info=1. Copy link bị chận rồi dán vô cái ô trong trang đó là xem được. Lưu Ly (thảo luận) 09:23, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tmct thông cảm đi, dạo này VN hay mất điện, Internet lại chậm rì rì, đi làm mệt về mở wiki ra, bấm vô cái link mà bị chận có phải bực mình lên không :D. O o o. Bình thường máy tôi cũng bị chặn khi vô Talawas nhưng hôm nay lại vô được.Lưu Ly (thảo luận) 09:42, ngày 23 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Quảng Trị '75[sửa mã nguồn]

Theo TIME[5], năm 1975, đoàn người tị nạn và lính VNCH rời Quảng Trị vào nam không bị cộng sản tấn công. Ban đêm, xe tăng phía cộng sản còn mở đèn sáng dẫn đường cho người tị nạn. Việc này đã dẫn đến tin đồn là chính quyền Thiệu đã có thỏa thuận với cộng sản khỏi chống cự để dân được yên. NHD (thảo luận) 02:58, ngày 24 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tốt. Dịch và đưa vào bài.Bánh Ướt (thảo luận) 03:25, ngày 24 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi không biết có liên quan đến bài không? Nếu liên quan, có thể đưa vào mục "dư âm" hay gì đó tương tự. NHD (thảo luận) 05:05, ngày 24 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thôi nào bà con. Không cần biết cái vụ thảm sát kia có thật hay không, và nếu có thì ở mức độ nào ... Tôi chỉ muốn nói rằng, trong bối cảnh chiến tranh lúc ấy, hai bên đều căm thù lẫn nhau đến mức trở nên man rợ. Và vì thế, CS có làm việc này hay không thì tôi cũng thông cảm, như đã thông cảm tướng Loan của VNCH vậy. Chiến tranh Việt Nam, hoặc cũng có thể gọi nó là nội chiến, đã để lại những mất mát to lớn cho nhân dân của cả hai miền. Chúng ta không nên so sánh đối chiếu lại để dấy lên thêm lòng thù hận lẫn nhau ... Quá khứ đó, lịch sử đó là của những người thế hệ đi trước chứ không phải của chúng ta. Sự trả giá đó giành cho sai lầm của thế hệ đi trước chứ không phải của chúng ta. Chúng ta là những công dân tích cực của một đất nước thống nhất, hãy nắm tay nhau, cùng xây dựng một Việt Nam giàu mạnh. OK? --Scubidu (thảo luận) 20:13, ngày 12 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đoạn đường qua địa phận huyện Hải Lăng, Quảng Trị daì khoảng 10km. vào năm 1972 trên đoạn đường này diễn ra 1cảnh tượng kinh hoàng đó là cảnh người dân chạy lấn nạn bị trúng đạn pháo giao tranh cua q đndvn và qdvnch,xác ngươi nằm la liệt bị các loại xe qsự nghiền nát bầy nhầy...người dân Qtrị còn gọi là trận cầu dài.Mgày nay ai đi qua đây vẫn còn 2 chiếc cầu: Cầu Dài Ngoài và Cầu Dài Trong.

Nay mới nghe đến đại lộ này?Kien1980v (thảo luận) 01:43, ngày 27 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Theo tôi, các nguồn tin của RFA thường thiếu tính trung lập và mang nặng tính chất tuyên truyền chính trị. RFA nổi tiếng là hoạt động theo kiểu chống cộng của Hoa Kỳ mà! Hoangprs5 (thảo luận) 09:42, ngày 29 tháng 3 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Cần BQV vào giải quyết đoạn trích từ một chiến dịch của báo Sóng Thần[sửa mã nguồn]

Trong chiến dịch “Chết Một Nấm Mồ” nhật báo Sóng Thần đứng ra phát động, tổng số xác đã nhặt được, đích xác là 1,841 thi hài thường dân. [1] DanGong (thảo luận) 07:09, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Nguồn Damau.org là quá yếu, vào đọc thì thấy tác giả còn đem cả video youtube làm nguồn thì bó tay rồi, số liệu lịch sử cần nguồn hàn lâm chứ không phải một nguồn linh tinh thế này117.5.147.136 (thảo luận) 07:18, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Trang mạng Damau.org là một trang văn học nghệ thuật nghiêm túc. Bài viết là do chính tác giả đã từng tham dự chiến dịch do tờ báo tư nhân Sóng Thần tổ chức đăng lên để kỷ niệm 50 năm sự kiện xảy ra. Chiến dịch không chỉ đếm số người chết, mà có ghi lại tỉ mỉ dữ liệu, lập mồ chôn đúng theo tinh thần của chiến dịch “Sống Một Mái Nhà – Thác Một Nấm Mồ” . Đây là một bài viết do 4 người tham dự tường thuật lại, có đăng trên tờ báo Sóng Thần đã được chụp bằng microfilm giữ ở thư viện Đại học Cornell, Ithaca, NY. Đây không phải là những tường thuật hời hợt , mà là do những nhà báo tham dự chiến dịch viết lại. DanGong (thảo luận) 09:21, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến Đây là bút kí chứ không phải công trình nghiên cứu nghiêm túc. Bút kí thì 1 phần sự thật 9 phần phóng đại rồi. Chủ đề gây tranh cãi thì phải dùng nguồn hàn lâm, hoặc tối thiểu phải là nguồn báo chí có uy tín. Nguồn này chỉ xếp vào loại "blog" không hơn không kém. Nguyenhai314 (thảo luận) 10:38, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Người làm việc trong chiến dịch chỉ ghi lại số thường dân đã chết, và các dữ liệu về họ. Đếm người chết và đem họ đi chôn cũng cần phải làm một công trình nghiên cứu hay sao? Ai ở đây có thẩm quyền đánh giá báo Sóng Thần là có uy tín hay không? Nên nhớ là không cần phải tin vào báo Sóng thần mà cần ghi nhận là họ đã ghi chép những gì trong chiến dịch “Sống Một Mái Nhà – Thác Một Nấm Mồ” của họ. DanGong (thảo luận) 11:49, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Tôi đồng ý với Nguyenhai. Một thông tin quan trọng cần có một nguồn đủ mạnh. Cộng đồng có thẩm quyền, có quyền và có nghĩa vụ đánh giá nguồn trước khi thêm chúng vào bài. Danh tl 17:32, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Nó chỉ có nghĩa là một số người không công nhận sự việc nào đó có thể xảy ra, như trường hợp Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận tội ác diệt chủng của họ ở Armenia trong những năm 1915 và 1916. Ở đây xin nhấn mạnh một lần nữa nó không phải là bài viết từ một blog mà là một phóng sự do nhiều nhà báo viết đã đăng trên báo khi họ tham dự một chiến dịch do một tờ báo hỗ trợ.DanGong (thảo luận) 20:29, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]