Thảo luận:Đinh Tiên Hoàng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Đinh Bộ Lĩnh)
Bài viết này đã được sử dụng làm một nguồn tham khảo trong báo chí. Xem Wikipedia:Wikipedia tiếng Việt được dùng làm nguồn cho báo chí để biết thêm chi tiết.

Bài được dùng đến hoặc nhắc đến tại: “Đầu tư 10 tỷ đồng làm phim về cuộc đời Vua Đinh Tiên Hoàng”. Báo Diễn đàn Doanh nghiệp. Thứ Ba, 06/04/2010 - 5:04 AM. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày= (trợ giúp)

Sự điều chỉnh hợp lý

Rất hoan nghênh ban biên tập đã chuyển đổi nội dung về cái chết của vua Đinh sang mục vua Đinh. Đây là sự chuyển đổi hợp lý. Nhìn toàn diện hơn về Dương Vân Nga, minh oan cho các trung thần nhà Đinh và nhất là Đỗ Thích là điều cần phải làm.

Chỉ tiếc rằng những người có công (dẹp loạn 12 sứ quân), không có tội như Đinh Điền, Nguyễn Bặc chưa được đặt tên phố mà thôi

--Trungda 07:47, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC).[trả lời]

Đinh Điền, Nguyễn Bặc sở dĩ chưa được đặt tên phố có thể là vì sau này các ông đã dấy binh chống lại Lê HoànDương Vân Nga. Nhưng tôi nghĩ, đó cũng không phải là tội, bởi vì ngày xưa các ông rất khó có thể có cái nhìn đúng đắn và tích cực về việc Dương Vân Nga trao binh quyền cho Lê Hoàn như chúng ta đánh giá bây giờ. Đó là hạn chế của thời đại. Tôi tán thành việc đặt tên Đinh Điền, Nguyễn Bặc cho đường phố. Dù thế nào cũng không thể phủ nhận công lao của họ. Lê Thảo 01:44, ngày 8 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Niên hiệu của vua Đinh

Tiên Hoàng đế là miếu hiệu của vua Đinh, không phải là niên hiệu. Khi lê ngôi, ông tự xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Ông có niên hiệu là Thái Bình, nhưng đặt từ năm 970, tức là 2 năm sau khi lên làm vua--Trungda 07:52, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

12 sứ quân

Tôi nghĩ Đinh Bộ Lĩnh chỉ đánh thắng 11 sứ quân thôi chứ, bản thân cũng là một trong 12 vị sứ quân thay cho Trần Lãm. Hay là con của Trần Lãm làm sứ quân và đánh với Đinh Bộ Lĩnh? Meomeo 08:33, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Goi dẹp 12 sứ quân là gọi theo thói quen, cũng như trường hợp nói Tấn diệt Tam quốc Ngụy Thục Ngô. Thực ra, Tấn "lớn lên" trong lòng Ngụy và đoạt ngôi Nguỵ, cũng như vua Đinh lớn mạnh trong lòng sứ quân Trần Lãm và được trao quyền (bằng con đường hòa bình).

Và các tài liệu cho thấy, chính xác ra thì vua Đinh nhận sự hàng phục của Phạm Bạch Hổ, khiến hai sứ quân họ Ngô đầu hàng. Do đó có lẽ ông chỉ thực sự "đánh" nhiều nhất là 8 sứ quân mà thôi

--Trungda 11:51, ngày 27 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Quan điểm của tác giả Trần Chí Đại Trường

Trong bài Giới thiệu sách: Sử Việt đọc vài quyển của Tạ Chí Đại Trường có câu:Số sứ quân hơn 12 đã có nhiều kẻ khác. Mà không phải họ không có thực lực so sánh với các nhóm được sử quan kể...Qua thiên tai thủy họa, bụi đất hằn học của con người trải dài hơn mười thế kỷ, ta còn đếm được 15,16 sứ quân. Vậy tại sao chỉ kể có 12?...Con số 12 là cố tình đếm vừa đủ cho hợp với một phạm trù nào đó của ý thức hệ đương thời. Con số 12 được gợi từ ý niệm ‘thập nhị nhân duyên’, ‘thập nhị duyên khởi’ của Phật Giáo. Chỉ vì người chép sử Đinh là một tăng lục, Ni sư Trương Ma....” Theo Trungda Đinh Bộ Lĩnh chỉ thực sự "đánh" nhiều nhất là 8 sứ quân mà thôi, vậy thì ai đúng?Meomeo 11:50, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sử sách chỉ ghi tên 12 sứ quân (không tính Bộ Lĩnh) và gọi là loạn 12 sứ quân. Giá như tác giả Tạ Chí Đại Trường và bạn Meomeo nêu được tên 1 vài sứ quân khác thời đó (dĩ nhiên là ngoài Bộ Lĩnh) và nguồn sử nào nói về tên của các sứ quân thứ 13, 14, 15... đó thì tuyệt quá!! Bravo! Khi đó ta sẽ bàn luận tiếp. Xin nói thêm rằng đường dẫn của bạn meomeo tới bài viết: Giới thiệu sách: Sử Việt đọc vài quyển của Tạ Chí Đại Trường chẳng hiện lên gì cả!--Trungda 14:29, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bài Giới thiệu sách: Sử Việt đọc vài quyển của Tạ Chí Đại Trường đúng là đã có trên BBC, tôi có đọc. Có lẽ trang đó đã bị chuyển qua archive nên đường dẫn thay đổi. Avia (thảo luận) 08:55, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vậy xin bạn cho biết bài đó có nhắc tới tên tuổi sứ quân thứ 13, 14, 15... và nguồn sử của nó từ đâu không?--Trungda 02:49, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi tìm ra bài đó rồi. Xin trích luôn đoạn đó dưới đây vì nó cũng không dài(http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2005/05/050511_tachidaitruongbook.shtml):
"Vì sao có nhiều hơn, chứ không phải chỉ 12 sứ quân trong thế kỷ 10 (trích từ bài Các sử quan ẩn khuất thuở ban đầu)"
“Trong đời Dương ‘Tam Kha’, đã có loạn ở hai thôn Đường, Nguyễn (950). Loạn này kéo dài đến 965, gây nên cái chết của Ngô Xương Văn, bắt đầu mối loạn mà sử cũ gọi là Mười hai sứ quân. ‘Thôn’ đời ấy không phải là thôn đời sau, nhưng hẳn là một đơn vị dân cư không lớn, vậy mà vẫn thách đố chính quyền họ Ngô, cái chính quyền có gốc gác ở không phải chính nơi, thì cũng gần nơi làm loạn ấy. Gốc gác Đường Lâm của Ngô Quyền hẳn là căn bản quyền lực để cho một người có vẻ cũng thuộc dòng đích, trở về làm sứ quân nơi ấy với tước vương tự xưng: An Vương Ngô Nhật Khánh. Hai ‘chỉ huy sứ’ là Dương Cát Lợi, Đỗ Cảnh Thạc đi theo Ngô Xương Văn dẹp loạn cũng không phải trực tiếp thuộc quyền Dương ‘Tam Kha’ nằm ở Cổ Loa, mà hành xử như các quyền lực riêng biệt trong liên minh. Bởi vì, Xương Văn mới chết năm trước thì năm sau Đỗ Cảnh Thạc đã là một sứ quân đủ quyền lực tranh giành quyền bính để sử quan phải kể ra. Theo đà suy luận hợp lý đó thì Dương Cát Lợi cũng phải là một sứ quân mà sử quan đã bỏ qua. Chỉ vì nếu kể ra thì quá con số Mười hai.
Số sứ quân hơn 12 đã có nhiều kẻ khác. Mà không phải họ không có thực lực so sánh với các nhóm được sử quan kể...Qua thiên tai thủy họa, bụi đất hằn học của con người trải dài hơn mười thế kỷ, ta còn đếm được 15, 16 sứ quân. Vậy tại sao chỉ kể có 12?...Con số 12 là cố tình đếm vừa đủ cho hợp với một phạm trù nào đó của ý thức hệ đương thời. Con số 12 được gợi từ ý niệm ‘thập nhị nhân duyên’, ‘thập nhị duyên khởi’ của Phật Giáo. Chỉ vì người chép sử Đinh là một tăng lục, Ni sư Trương Ma....”
Trên đây là đoạn trích của Trần Trí Đại Trường. Tuy nhiên ngoài Dương Cát Lợi, không thấy nhắc tới các sứ quân thứ 14, 15 mà bài đã đề cập (!). Tôi xin bàn về riêng Cát Lợi, cái gọi là "sứ quân thứ 13" của tác giả Trần Chí Đại Trường như sau:
Đúng là Cát Lợi cùng Cảnh Thạc là các tướng nhà Ngô thật, nhưng có bộ sử nào chép ông trở thành các sứ quân như các "đồng liêu" Cảnh Thạc hay Phạm Bạch Hổ đâu? Sau khi giúp Xương Văn phục ngôi, ông có thể về nghỉ hưu lắm chứ (như Dương Tam Kha an nhàn ngồi làm Chương Dương công lúc đó, có nổi dậy đâu?); hoặc ông đã chết già trong khoảng 951 - 965 rồi; hoặc nhỡ khi ông đã tử trận cùng Xương Văn năm 965 thì sao? Tại sao tác giả Trần Chí Đại Trường không thấy sử chép ông ra làm sứ quân, lại nhất quyết "bắt" ông cứ phải làm giống Đỗ Cảnh Thạc? Không có căn cứ nào, mới tìm ra con số thứ 13 còn không có căn cứ chắc chắn, làm sao lại "dám" kết luận có 15, 16 sứ quân?
--Trungda 03:18, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hà hà. Tôi lại tìm ra nguyên bản sách "Sử Việt đọc vài quyển" này rồi. Đoạn đề cập 15, 16 sứ quân ở trang 12, 13. Theo tác giả Trần Chí Đại Trường, ngoài Cát Lợi, còn có: 14. Con em Ngô Tiên chúa, 15. Dương Huy, 16. Lý Huy.

Theo tôi, trường hợp Dương Huy, tôi xin phản biện như trường hợp Dương Cát Lợi vì sử không liệt ra là 1 sứ quân (có thể nghỉ hưu, bị sát hại liền sau Xương Văn vì theo sách Cương mục, Huy tranh ngôi với họ Kiều...). Với "con em Ngô Tiên chúa", lực lượng này lộn xộn, không đủ mạnh và không có chủ tướng có tên tuổi hẳn hoi, sao gọi là sứ quân?

Như vậy chỉ còn sót lại trường hợp Lý Huy. Tuy nhiên sử chỉ ghi "giặc Lý Huy" thời Nam Tấn Vương nhưng sau không cuốn nào kể vào các sứ quân, thậm chí các thần phả, ngọc phả cũng không đề cập nhân vật này như các sứ quân khác (Công Hãn, Nguyễn Siêu...).

Với tôi, khi không có căn cứ từ sử sách, tôi có quyền suy đoán theo hướng khác: Huy chết già, chết bệnh, bị thủ hạ ám sát ngay sau đó... hoặc lực lượng tự tan rã khi 12 sứ quân chưa hình thành đủ.

Tôi cho rằng các lực lượng khác không đủ lớn mạnh hoặc tồn tại quá ngắn (kiểu "băng đảng" tụ tập vài tháng rồi tranh giành giết nhau và tự tan) để liệt kê thành sứ quân nên sử không kể (giống trường hợp có hơn 10 nước Thời Ngũ Đại Thập Quốc, hoặc khoảng 20 chứ ko phải 16 nước thời "Ngũ Hồ loạn Hoa" bên Trung Quốc).

Lịch sử thế kỷ 10, với những cách chép tản mạn về cả sự kiện lẫn nhân vật tiếp tục đánh đố chúng ta, ngoài những vấn đề trên còn những câu hỏi nữa: Ngô Phó Sứ là ai? Phó Sứ là tên hay là chức? Xuất thân và kết cục của ông này ra sao?....

--Trungda 04:06, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Các sách sử đã thất truyền hết, các ông chỉ đoán mò thôi, chả có ai tài cán gì. Càng đoán mò, thì càng làm cho mình thêm vớ vẩn. Quay đi, quay lại cũng chỉ mấy quyển sách, rồi 1 số ông tán phét bảo là đọc ở gia phả. Bao nhiêu năm rồi, ccrdd, đốt hết sạch, mạng người còn ko giữ đc, huống hồ gia phả.

Theo tôi, sách An Nam chí lược của Lê Tắc viết chính xác nhất. Cha ông này là người cai trị đất Hoan Châu, sau đó Bộ Lĩnh kế tập chức cha.

Nhờ nắm đc binh ở Hoan châu, nên Bộ Lĩnh thu phục đc các thế lực khác, lên làm vua, vậy thôi. Vì từ thời thượng cổ, binh đều phải tiến từ Hoan, Ái ra mà bình định đất Bắc Hà cả. Ngay thời hiện đại, Hồ Chí Minh cũng kéo người Hoan Ái ra đánh Điện Biên Phủ, chả khác gì cả.

Khoailangvietnam (thảo luận) 15:26, ngày 27 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Nguồn thông tin mới

Theo việc nghiên cứu các sách sử của Việt Nam và Trung Quốc thì từ năm 944 Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha cướp ngôi, các sứ quân đã nổi lên chiếm cứ các nơi mà đánh nhau (trong đó có hơn 100 sứ quân là con nuôi của Dương Đình Nghệ là Dương Hữu, Dương Hoàn Kỳ, Dương Hiền Tố,..., chú của Đinh Bộ Lĩnh là Đinh Thúc Dự cũng chiếm cứ Sách Bông, Phạm Bạch Hổ, Kiều Thuận...). Ngô Xương Ngập bỏ trốn sang các sứ quân của Phạm Chiêm (Phạm Lệnh công). Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha năm 950, Ngô Xương Ngập và Xương Văn đều làm vua.

Lúc này các sứ quân đang ít dần, Đinh Bộ Lĩnh xuất hiện, làm tướng cho sứ quân Trần Lãm mà đánh đông dẹp bắc. Dần dần Đinh Bộ Lĩnh được Trần Lãm tin tưởng mà giao binh quyền cho. Ngô Xương Ngập và Xương Văn đánh Đinh Bộ Lĩnh nhưng thất bại. Có mấy sứ quân miền Bắc còn mời quan quân nhà Tống (độ vài nghìn quân) sang đánh sứ quân Lý Khuê, bị Lý Khuê đánh bại. Nguyễn Siêu, một sứ quân rất mạnh lúc đó, được nhiều người ví như "Triệu Vân" Việt Nam. Ngô Nhật Khánh xưng Vương, bị các sứ quân khác dồn đánh rất gắt...

Năm 954 Ngô Xương Ngập mất. Năm 965 thôn Đường, Nguyễn nổi dậy, Ngô Xương Văn đưa binh đánh dẹp và tử trận. Hai tướng nhà Ngô là Đỗ Cảnh ThạcDương Cát Lợi rút quân về, chiếm đóng 2 nơi mà đánh nhau ác liệt. Đỗ Cảnh Thạc cuối cùng cũng tiêu diệt sứ quân Dương Cát Lợi, mở rộng địa bàn hơn. Con Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Xí lui về Bình Kiều, tiêu diệt các sứ quân bản địa rồi làm chủ một vùng.

Các sứ quân tiến hành sát phạt lẫn nhau đến khi còn 12 sứ quân mạnh nhất còn tồn tại. Đinh Bộ Lĩnh mời được quân sư Ngô Chân Lưu giúp sức, thống nhất 12 sứ quân mà nhất thống nước nhà, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt.

Đinh Công Trứ

Xin cho hỏi tài liệu nào ghi chép Đinh Công Trứ là cha đẻ của Đinh Bộ Lĩnh? Có thể dẫn chứng thêm vào bài viết được không?---Thành viên:Silviculture

Ví dụ [1]; [2]...Lưu Ly 12:58, ngày 17 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong quyển Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam của Nguyễn Q.Thắng - Nguyễn Bá Thế, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tái bản năm 2006, trang 201 có nói Đinh Công Trứ là thân phụ của Đinh Bộ Lĩnh. Ông làm Thứ sử Hoan Châu (Nghệ An)đời Dương Đình NghệNgô Quyền. Khi Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, ông lui ẩn ở Hoa Lư, sau lại ra phò Ngô Quyền, nhưng chẳng bao lâu bệnh mà mất. Le Thao 03:11, ngày 6 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi e loại thông tin "Đinh Công Trứ là cha đẻ của Đinh Bộ Lĩnh" đã ghi trong tất cả các sách sử cổ kim rồi, mà cũng "cần chú thích" thì có lẽ tất cả các nhân vật đương đại, khi được đưa lên wiki phải có kèm theo "Giấy khai sinh bản gốc" được scan, kèm theo để chứng thực là có cha ấy, mẹ ấy... mất. Chắc bạn Thành viên:Silviculture chưa tiếp xúc với các sách sử cổ nên mới thắc mắc vậy thôi.--Trungda 03:03, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Không cần vậy đâu, có thể do trình duyệt nên Sil tìm không ra (máy Sil thường dùng là ngoài tiệm Net). Vấn đề này đã được giải quyết thông suốt. Lưu Ly 03:09, ngày 9 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thêm tư liệu về Đinh Bộ Lĩnh

Tôi được đọc một bản tài liệu của dòng họ Lê Như ở Quỳnh Khê, Quỳnh Phụ, Thái Bình. Xin gửi quý vị tham khảo.

SỬ PHẢ TRANG ĐẠI NGẪU

Lê Như Trượng ta là quan Điều hộ lục quân (quán quân y) nay nhân ngày giỗ tổ 2 tháng 9 năm Canh Ngọ đời vua Tự Đức thứ 23 (năm 1870) ta thỉnh truyền nguyên bản do cụ tổ biên dịch rằng: 1 - Nay là ngày hè tháng 3 năm Tự Đức thứ 11 tức tháng 4 năm 1858 đời vua Xuất Đế Chiêu Thống định đúng giờ ngọ ngày Thanh long Hoàng đạo sai quan triều Phan Thanh Giản coi việc sửa chữ Quốc ngữ, quan Vệ Pháp ta cùng quan Pháp Sư huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng – Thái Bình được quan Phan Thanh Giản mời về Phủ Triều yết toạ việc chữ Hán, chữ Nho, chữ Quốc ngữ cho muôn đời sau. Ta cùng quan Ngự Thiên về khao đãi lộc vua cùng cùng thuyết trình lên cửu quan của phủ xong ta về đây thắp hương tại Cấm đình, cùng nhất chùa, tam miếu xong lại hội tụ các quan cùng về đây ngẫm về mùa xuân 1809, thấm thoát gia nhân, tướng sĩ anh em về đây hưởng lộc sinh sống nơi đầm lầy dân cư thưa thớt này, ta rời bỏ chức Dận Quận công Trấn thủ Đốc lãnh khu Trung Châu Bắc Kỳ đã 49 năm (1809 – 1858) hôm mà cùng anh em tọa lại ngày tháng năm, năm Tỵ 1809 khi ta cùng anh em là đoàn cuối cùng cắm sào ngoài sông đã cùng mấy anh em có chữ theo Sắc Chỉ tìm đến nơi đây mang lư hương đồng đen hiến kính thắp hương, thị sát Dư địa chí. Nghiên cứu đất đai, phong thổ, thần sử, địa lý nơi thần đất Chạ Miễu này và hôm nay nhân dịp Triều đình ban lệnh sửa chữ Quốc ngữ ta trình Hương lý, Làng chạ, thắp hương trước Phả thần làng dịch 3 tấm bia đá gọi là Sử làng để truyền bá cho làng chạ con cháu muôn đời sau hiểu về Sử làng kính ứng mà vun đắp cho cung cấm Chạ Miễu linh thiêng, khói hương tôn nghiêm mãi mãi. Từ chữ Hán dịch sang chữ Nôm con cháu thông tuệ rằng: 2 - Thần tích sử phả làng Đại Ngẫu được khắc trên ba tảng đá lớn, ngoài ra còn có ba bài vị, Tam vị Đại Vương và trong cung cấm đình Đại Miễu Ngẫu Trang còn có ba cuốn lớn là Sắc phong mà Đinh Tiên Hoàng ban cho Tam vị Quan Công phò vua dựng nước, lập Ngẫu Trang năm 968, phả này cũng có ghi trong Lễ bộ chính bản Ngọc phả thời vua Đinh hiệu là Đinh Tiên Hoàng cùng Tứ thần Trần Lãm hiệu là Trần Minh Công gốc Kiều Hoa cố hương tại Kỳ Bá phủ Thái Bình. Phả này truyền Thần tích rằng: Từ thuở xa xưa nước Đại quốc là con cháu Lạc Hồng con Rồng cháu Tiên, Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 trứng sau nở thành 100 người con trai, 50 con theo mẹ xuống biển, 49 người theo cha lên núi, còn người con trai chui ra khỏi vỏ trứng đầu tiên được cha mẹ để lại cho lên ngôi Hoàng đế cho tên là Lạc Long Quân, hiệu là Vua Hùng hay gọi là Hùng Vương đặt tên đất nước là Văn Lang, thế rồi qua 18 đời Vua Hùng qua 2000 năm đều xưng là Hùng Vương đến đời thứ 19 không có hoàng tử kế vị Thục Phán là cháu chắt kế ngôi vua hiệu là An Dương Vưong đổi tên nước là Âu Lạc được an hoà 50 năm thì bị Triệu Đà thống trị xâm chiếm gần 400 năm. Nhà Thục mất, đất nước ta xuất hiện nhiều anh hùng nổi lên chống giặc xâm lăng lên ngôi giữ nước được vài năm rồi lại tan rã, bọn giặc phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta mãi đến năm 939 có anh hùng Ngô Quyền rồi Bố Cái Đại Vương ở gần Tích Sơn động đuổi ngoại bang dẹp yên trăm họ, yên hưởng thái bình rồi Ngô Quyền lâm bệnh nan y, giặc ngoại bang phương Bắc lăm le bờ cõi, bên trong thì 12 sứ quân nổi lên với cường chí thắng làm vua thua làm giặc. Nước non từ rừng núi đến đồng bằng loạn lạc, trăm họ đều thống khổ lầm than kêu thấu trời, rồi một ngày lòng trời muốn yên dân, điều lành xuất hiện ba sự kiện họ Phạm Công: + Thời ấy khoảng chừng sau thời Ngô Quyền nhiều năm ở đất Ứng Hoà, huyện Hoài Ân, Tích Sơn Hương động, Yến Vỹ trang có một người dòng dõi nhiều đời làm thuốc, văn chữ thông tuệ, đức hạnh hiền hoà, bẩy đời tu nhân tích đức, thiện nghĩa lấy nghề thuốc xây dựng cơ nghiệp và giúp người khó, tên Hoàng họ Phạm Công vợ là Trương Thị Trạch, gia cơ khang thịnh, vợ chồng thuận hoà tiết nghĩa nhưng ở tuổi 50 vẫn chưa có con, vợ chồng than thân trách phận muộn mằn, rồi tịnh chay tịnh khiết, mua sắm lễ vật đến Tích Sơn Hương động dâng hương nơi cửa Phật đài, khói hương nguyện cầu xin hiếu tử nối rõi tông đường. Hai vợ chồng tịnh thân ăn chay niệm Phật bẩy ngày bảy đêm. Trời tháng cuối đông mưa rét, lại có điềm lạ sấm chớp lưng trời. Đến canh ba mệt quá ngủ thiếp đi ngoài cửa động, Công ông mơ thấy giữa đêm mưa một vầng hào quang rực rỡ trên đài cao, có 10 vị Bồ tát giữa có Ngọc Hoàng Thượng Đế đang ngự, bên tả có Bát Bộ Kim Cương, bên hữu có Thập Điện La Hán, nghe có lời phán rằng: Nay thiên đình triệu bát thần chư vị tám phía mười phương tới về việc nước Nam bang rằng: Nhà Đinh là vua, nhà Nguyễn làm phụ chính bác thần, chư vị đồng thanh nói: Bái phục! bái phục! nhưng còn Phạm gia nô nhất hào chi ác, mười đời ở thiện đã trọn đường trung hiếu ta cho ba sứ giả xuống đầu thai hầu hạ nhà Phạm Công, giúp vua Đinh lập nước an dân. Phạm Công bừng tỉnh dắt vợ trèo đèo lội suối về bản doanh ngày đêm hương khói tụng niệm và làm việc thiện giúp đời. Rồi Trương Thị có mang. Đến mùa thu tới vào canh ba đêm ngày mùng 1 tháng 8 trời mưa to gió lớn sấm chớp lưng trời, cả ngày hè lao động mệt mỏi nên Công Hoàng ngủ thiếp đi rồi mơ thấy: Trước cửa nhà là ngã ba sông có một con rồng nằm chắn ngang như một chiếc cầu kỳ diệu, trên cầu có ba người áo xanh, áo đỏ, áo trắng đi tới đang ôm nhau cười ha hả, chỉ vào nhà Phạm Công nói: Chúng ta được Thiên Hoàng sai mang Bút thần, Voi thần, Đao thần ngụ tại Ngẫu Trang ấp làm hiếu tử nhà họ Phạm đại nhân, đại nghĩa và hưởng phúc trần 100 năm, ngàn năm ăn lộc Thánh hiền nơi đó cùng tam vật thần ban. Có tiếng sấm động, Công Hoàng giật mình trước giấc mộng Thiên trao rồi chạy ra sân thấy một thanh Long đao sáng long lanh, một cây bút dài hơn mười thước, một Ông Voi bằng đá quý trong ruột đầy hoa văn ngũ sắc, hai vợ chồng quỳ khói hương lạy tạ Thiên Hoàng rồi bí mật cất dấu các của quý trời cho. Đến giờ Ngọ ngày 2 tháng 8, Trương Thị sau mấy giờ liền đau đớn thì sinh ra một cái bọc lớn chui ra ba người con trai tuấn tú. - Một người mặt xanh như nam, trên đỉnh đầu có nốt son hình chữ Thiên Tướng Uy Linh, ông đặt tên cho là Phạm Công Đinh. - Một người mặt trắng là Phạm Công Thanh. - Một người mặt đỏ là Phạm Công Hoài. Vợ chồng Phạm Công chăm lo cho đàn con khôn lớn đến năm 3 cậu lên 5 tuổi thì Trương Thị mắc bệnh qua đời. Cuộc sống cha con rất khó khăn, rồi loạn lạc triền miên, người cha làm mọi việc để nuôi con khôn lớn, các cậu ngày đêm chăm chỉ học hết chữ nghĩa của cha rồi Phạm Công cho 3 con lên núi học chữ, học võ. Ba người con hiền thảo, hiếu nghĩa được truyền tụng khắp vùng. Ở trấn Hương Tích có một người tên Công họ Phan là một đảng trong 12 sứ quân thấy gia cảnh Phạm Công liền muốn kết thân, khuyên Phạm Công đưa 3 con đến bổn doanh họ Phan. Họ Phạm ôm các con vào lòng nói rằng: "Nhà ta bao đời tu nhân tích đức nay gặp kẻ hổ lang đâu phải kẻ trung lương mà mưu việc lớn được. Rồi các đảng quanh vùng nhiễu nhương. Cuộc sống lầm than chẳng trừ ai, lại Phan Công quấy ải nên Phạm Công thu liệu tài sản, lập đàn hoá thân cho tổ tiên mười đời, rồi quây cất đặt bia đền tưởng nhớ, rồi dẫn 3 con hương khói bái biệt tông đường rồi cùng nhau xuôi thuyền xuống núi quay mũi chèo bái tạ quê hương, tìm đất Xuân Phong thơm hương cư ngụ dài lâu. Đã bẩy ngày bẩy đêm, thuyền bồng bềnh theo tay chèo xuôi xuống miền Đông Bắc. Gặp ngày tháng 6 con nước lộng dễ chèo cha con họ Phạm đã đến Sơn Nam Đạo nơi ngã ba sông địa đầu huyện Quỳnh Côi, phủ Tiên Hưng, cha con vào trọ tại miếu tổ thần gần ngã ba sông. Nhìn tứ phương nơi đây đều là đầm lầy lau sậy, dân cư thưa thớt. Ngẫm lại giác mộng ngày nào, nay cha con ta đã trôi nổi đến nã ba sông này còn biết đi về đâu, tìm đất Xuân Phong nơi nào, trong lòng Phạm Công bối rối khi nhìn đàn con đang tràn đầy sức sống nghĩ cần phải có nơi cho các con văn ôn võ luyện rồi chạy vào miếu tổ, hương khói tụng niệm, cầu nơi đất rồng thiêng an cư lập nghiệp, đên khuya thao thức mãi rồi Phạm Công mơ màng thấy có vị thần đất có đôi mát sáng như hai vì sao dắt tay qua đường dài 500 thước về phía Đông Bắc. Đến một ngôi miếu nhỏ chung quanh là miếng đất vuông giống như chữ đất thần có cây dâm bụt cùng cây ruối cổ bao bọc chung quanh rộng đến 3000 thước vuông, tỉnh dậy Phạm Công bàng hoàng với giấc mộng. Khi ông mặt trời tỉnh dậy thì cha con họ Phạm thắp hương bái tạ miếu tổ, nhằm thẳng hướng Đông Bắc, thuyền xuôi được quá 500 thước đã thấy trước mặt có một ngôi đền miếu ở giữa vuông đất cao, cây cối um tùm, khói hương nghi ngút, trên đài cao có Phật Bà nghìn mắt nghìn tay đang tọa - chung quanh hàng cây cổ thụ bao bọc đàn chim hàng ngàn con làm tổ kêu ríu rít, cha con cập thuyền làm lễ bái yết rồi Phạm Công nói với các con rằng: Đây chính là đất Xuân Phong của cha con ta sống trần tục một trăm năm tại đất này. Rồi cha con cùng nhau phát cỏ, cuốc đất đắp nền dụng nhà từ đường, rước bài vị tổ tiên, lập đài đặt ba vật báu thánh ban để hương khói hàng ngày. Rồi tìm đến quan Khinh thị phủ Tiên Hưng bái nhập gia cư. Cha con cùng tra ngô, tỉa lúa hết những hạt giống ngô, lúa mang theo ở các nơi đất cao. Đặt đó bắt cá ở nơi đất trũng. Ba anh em xin cha cho đặt ba lều trại trên đất địa chí ở 3 nơi để phân công nhau coi giữ đất đai theo địa thế con rồng cuộn để cùng trai tráng trong vùng luyện tập võ nghệ. - Lều trại phía Bắc làng do Đinh Công coi giữ. - Lều trại phía Nam do Thanh Công coi giữ. - Lều trại phía Tây Nam do Hoài Công coi giữ. Mời nho sinh tụ họp và và được đặt tên nơi này là ấp Ngẫu Trang nhiều nho sinh võ nghệ cao cường đến ngồi ngắm trăng. Thời ấy 12 sứ quân đánh nhau liên miên, dân tình đói khổ, bệnh tật, sống lầm than, trăm họ khốn cùng. Lòng trời xui khiến có ông Đinh Bộ Lĩnh tuổi trẻ, con ông Đinh Công Trứ một tướng triều Ngô, cha chết, Người theo mẹ về cày ruộng trồng lúa tại đất Hoa Lư đứng lên hợp với quân Đằng châu Kim Động phủ Hưng Yên, chiếm đất Ái Châu làm cát cứ, tụ họp quân sỹ khắp mấy vùng, có Nguyễn Bạo, Đinh Lý Trịnh Thân làm tướng võ, lại thấy tướng Trần Lãm là tướng giỏi võ có hàng ngàn quân lính, gốc người Kiều Hoa liền tôn vinh là bậc thầy và xin hội quân. Ngày mồng 2 tết năm ấy có tướng giỏi võ mưu cao - thầy trò hội tướng đi thị sát Hoa Lư phủ, Thái Bình phủ, Hưng Yên phủ. Về đến Ngẫu Trang trời đổ mưa to gió lớn nước dâng cao, thầy trò cắm thuyền nghỉ tại nơi miếu thờ, thắp hương an toạ độ đường. Đến canh ba, ba anh em họ Phạm đang ở ba lều canh nhìn về miếu chính (sau này Tam Công tôn tạo thành nơi thờ Ông Voi thần, thờ Phật gọi là chùa Ngẫu Trang) thấy có đám mây vàng bay thấp, áng lóng lánh thì cùng nhau chạy tới, kháo nhau rằng: Có Thánh nhân đến, liền dắt nhau vào nơi tôn nghiêm, ngó thấy một người ngủ bên trên có rồng vàng ấp bên tả, bên hữu; ngó phía dưới có nhiều người đang ngáy như sấm. Liền về sắm lễ vật hương khói ra miếu chính vừa lạy vừa kêu. Đúng giờ Tý họ Đinh tỉnh giấc ra hỏi: Nhà ngươi đây họ tên gì mà cảm phục Đinh Bộ ta? Cả nhà họ Phạm sụp lạy mà thưa rằng: Tam Công ta nghe chí đức của Bệ hạ từ lâu, nay đã gặp xin kính lạy, kính lạy. Rồi kính lạy cha xin theo Bệ hạ để được sai bảo, muốn được cùng chư thần khôi phục cảnh Nam Bang. Đinh Bộ Lĩnh cả cười mà rằng: Kính quý, kính quý! Rồi cùng nhau thắp nhang; bàn thổ sự Nam bang mấy ngày liền chưa hết. Lúc này một sứ quân của Phòng Yết đóng ở Đằng Châu có gia nhân mật báo. Biết họ Đinh đang hội tướng ở ấp Ngẫu Trang. Canh 3 kéo vây định diệt họ Đinh. Lại có nho sinh cấp báo; Tam Công dẫn anh em nho võ đến giải vây cứu Đinh Bộ Lĩnh ra miếu lều Đông Nam, cùng nho tướng bơi thuyền dẫn Ngài phi hành về sông Cầu Tụng chí bái biệt ngày thanh sạch đón nghênh tam quân cùng quân nho sinh thượng võ về hội tụ. Phòng Yết không bắt được nhà Đinh, cho quân quay lại cướp phá ấp Ngẫu Trang bị Tam Công cùng hội quân đánh đuổi, bỏ hết của cải người thương vong, lại dùng thuyền chạy thoát thân. Anh em nho sỹ cùng nhau kéo xác giặc cỏ chất thây trên gò cao trước Cấm Đình, rồi hô hào lấp đất lên, từ đó Tam Công gọi đó là gò Đông Nam cửa Cấm là Đống Giặc. Còn các nho sinh đã bỏ mình cứu họ Đinh thì đem xác về cửa Cấm mai liệm, tế lễ 7 ngày, 7 đêm rồi đem táng tại cồn đất phía Tây Bắc làng và Tam Công đặt tên cho đất đó là Cồn Đất Keo Sơn Gắn Bó. Tam Công chọn ngày bái biệt cha cùng hội tụ quân sỹ quanh vùng, đúng ngày hẹn đến dưới trướng Đinh Công. Đinh Công thu lập được nhiều tướng giỏi từ Ái Châu đến các tù trưởng, các hào kiệt, ấp điền cùng đồng lòng dấy binh tôn Đinh Bộ Lĩnh làm vua, vua Đinh phong cho: - Nguyễn Bạo làm Đại nguyên súy. - Đinh Lý Trịnh Thân làm Đại tướng quân. - Phạm Công Đinh làm Thống lĩnh thủy bộ tiền quân kiêm Điều hộ học quân. - Phạm Công Thanh là Pháp sư mưu thần Tham tán. - Phạm Công Hoài là Tham tán mưu thần cùng 4 vạn quân chia làm 3 đạo đi dẹp sứ quân toàn thể Nam Bang. Tam Công dẫn hai vạn quân đi dẹp Đằng châu sứ quân Phòng Yết là mạnh nhất, nghĩa quân thủy bộ từ hai phía đổ vào oai phong lẫm liệt đánh tan cát cứ Đằng châu bắt sống Phòng Yết, các sứ quân khác đều bị đánh bại và tan rã. Đinh Bộ Lĩnh hạ lệnh hồi quân. Hội đồng chủ tướng khao thưởng 3 quân khai khúc khải hoàn. Đinh Bộ Lĩnh tự xưng làm vua lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng* đóng đô ở Hoa Lư, Trường Yên, xuống chiếu yên dân dựng nước. Trần Lãm tức Trần Minh Công được vua nhận làm tứ thân. Trần Minh Công xin lui về Thái Bình phủ, Kỳ Bá tổng để làm ăn sinh sống khi nào thác thì phong cho làm Thần Hoàng nơi miếu tổ Kỳ Bá rồi phong cho: Phạm Công Đinh là Thượng Thiên Đại Vương. Phạm Công Thanh là Thanh Lãng Đại Vương. Phạm Công Hoài là Hoài Nhân Đại Vương. Ban cho Đinh Công chức Viên quan thị bộ Thái y viện, Thanh Công chức Pháp sư quan thầy, Hoài Công chức Võ quan Đại Vương. Rồi ban cho một cờ thần 4 người khiêng cho thuyền thủy, ngựa bộ, ban cho các trang sỹ có công. Ban cho Hoàng Công có công nuôi dạy Tam Công là Thân vương. Rồi ban Sắc Chỉ cho Tam Công cùng 50 thân sỹ hưởng thanh bình tại ấp Ngẫu Trang. Quân tướng về nơi cư ngụ vinh quy bái lạy cha già rồi đem lộc vua ban xây dựng nơi đền miếu cổ thành chùa thờ phật của ấp, xây cấm đình để làm nơi thờ thần đất và cất giữ Sắc Chỉ vua ban. Rồi cho đào giếng mắt thần hứng nước mưa từ mái cung cấm, đất mắt rồng, mũi rồng cho dân chúng lấy nước thượng thiên dùng cùng ngũ cốc. Xây dựng lại 3 ngôi lều trại thành 3 miếu thờ thần linh, thần xà giữ đất ấp làng. Công Hoàng bàn giao Ông Voi cho Đinh Công. Giao thanh Long Đao cho Hoài Công. Giao cây bút cho Phạm Công. Rước lên đài thờ trên cung cấm, cùng cờ xí vua ban, rồi mời các quân sỹ nay đã là giai đinh trong ấp về khao đãi và bái biệt cư dân đưa cha già vãn hồi Yến Vỹ trang cố hương để bái gia tiên thân mẫu. Cha con đang vãn cảnh sông núi điệp trùng nơi cố hương. Nơi Tích Hương sơn động Yến Vỹ, nơi thiên hà bình sơn chưa hết 3 mùa xuân thì than ôi thân phụ đã về với tiên tổ ở tuổi 90. Tam Công thờ khóc cha thảm thiết rồi đặt cha nơi đỉnh núi phía Tây Nam nhìn về ngã ba sông nơi nhà Đinh đóng cố đô sầm uất - bên cạnh mẫu thân đi sớm rồi dựng 1 thao lưu ghi nhớ công ơn cha mẹ để thường xuyên đèn nhang cúng tế. Hết 3 năm tang cha, Tam Công bái lạy cha mẹ tổ tiên, quê hương rồi trở về ấp Ngẫu Trang Yến Vỹ. Nơi cư ngụ mà 3 vị đã lớn lên và lập công cũng từ nơi ấy. Tam Công trở lại chốn xưa, phân công nhau, người coi địa chí dinh lũy, người dạy chữ thánh hiền cho dân, người làm thuốc để cứu giúp người khó, khuyên răn dân y việc canh nông cấy cày, đời sống nhân dân được yên thịnh, 3 ngài chia nhau ngự 3 nơi miếu thần thanh thản vịnh thơ rằng: Trướng gấm ngây hình Hoa Lư dây Gác tía lầu trang tự Yến Trang Đất thiêng hun đúc thiên mệnh nhỏ Một chốn an cư thật dài lâu Nhớ công ơn son sắt của Tam Công, hàng năm Đinh Tiên Hoàng lấy ngày đầu đến ngự đêm tại nơi đền miếu ấp Ngẫu Trang mồng 2 tháng giêng âm lịch. Ngày vua Đinh được giải vây bằng gươm giáo của nho sinh do 3 anh em họ Phạm cầm đầu, vua Đinh sai sứ thần đem lễ vật: Củ dứa gọi là cục phết, bông lau làm cờ đến Ngẫu Trang cúng tế đất trời, thông công cho Tam vị Đại Vương là con trời xuống giúp vua lập nước yên dân, ngài cho mở yến tiệc khao đãi dân binh, mở hội cho các dân binh múa gươm giáo, tranh đoạt đầu giặc đem đến đống phết hành thích, phất cờ lau để tưởng nhớ những ngày chinh chiến vua tôi lén lách trong lau sậy diệt giặc loạn để nhớ ơn Tam Công cùng chư vị anh hùng hồn siêu phách lạc hâm hưởng phù hộ cho ấp thôn đầm ấm trù phú. Thấm thoắt mấy chục năm đã qua Tam Công đã quá tuổi lên lão - vào những ngày ở tuổi cổ lai hy Tam Công đem sổ thiết lập cung số ghi tên làng vào bia đá tích thần, chọn quẻ càn khôn, chọn ngày Mão giờ Dần đem táng tứ vật thần ban về với đất vĩnh cửu của đất Yến Vỹ trang Đại Ngẫu giữ yên ấm địa chí vĩnh cửu ngàn đời sau rằng: - Tù trưởng làng cùng giai đinh rước cờ ra táng tại cồn đất cao nhất tại cổng làng và đặt là đống Lá cờ. - Giai đinh theo Đinh Công mang Ông Voi đã được yểm đảo ra táng tại phía Tay Bắc làng, đầu chầu về Đô La Thành, đuôi là chính đất Đại Ngẫu - Thanh Công cùng giai đinh mang cây bút thần cắm dưới biên giao phía đông làng và phán rằng: "Một nghìn năm sau đất Yến Vỹ này có nhiều quan nho, quan y hiền hoà. Ai thất đức có làm quan cũng khỏi luân hồi". Còn vị Hoài Công không táng thanh đao để phát quan võ lại gác lên đài miếu phía Tây Nam. Tam Công chọn ngày lành tháng tốt cùng gia nhân bô lào trong làng, ấp mở tiệc lập đàn tế lễ cúng tiến đất trời, khao đãi ấp chạ. Có dân binh cùng các phủ đường ăn uống với dân bản chạ, xong cuộc đàm đạo vui mừng còn chưa vãn hồi thì trời đất bỗng u ám, mây đen mù trời, mưa to gió lớn, sấm chớp lưng trời. Thấy điều lạ, Tam Công vái trời đất, vái bài vị cha mẹ, vái cung cấm đình làng, vái về đất Hoa Lư, Trường Yên. Đứng giữa bờ giếng mắt rồng làng ấp Ngẫu Trang vái lên trời, bỗng có đám mây hồng vàng phủ kín sân cung cấm ấp Ngẫu Trang, đám mây bay bồng bềnh lên cao dưới ánh sáng chớp đan vào nhau sáng lưng trời. Trời bỗng quang, mây tan, mưa tạnh trăng sáng vằng vặc, chạ ấp cùng bô lão đổ ra sân thì than ôi Tam vị Phạm Công đã nan y về trời, dân làng vái lạy trời đất minh thiêng rồi sai người phi mã thỉnh tới kinh kỳ. Vua sai sứ giả cùng thầy pháp sư đến Ngẫu Trang lập đàn cúng tế cầu siêu tắm rửa thi hài Tam Công rồi sai 2000 gia binh dã vu hồi quê: Trang phục lễ chỉnh tề cùng gươm giáo chắc tay thỉnh lễ bên linh cữu 3 ngài đủ 7 ngày 7 đêm rồi đem ra táng tại gò đất Miễu gọi là gò Tam vị Thánh Hoàng yên nghỉ vĩnh hằng. Nơi cung cấm Đại Ngẫu được sứ thần đặt bài vị ba ngài, từ ấy cung cấm đình của ấp Yến Vỹ Đại Ngẫu thờ ba vị anh hùng thời Đinh cùng 3 nơi miếu thờ: - Miếu Đông thờ Cây Bút. - Miếu Bắc thờ Ông Voi. - Miếu Tây thờ lá cờ đều được quan Pháp sư yểm đảo cho dân lưu giữ thờ phụng hương khói tôn nghiêm. Sau nhiều năm gọi là mãn hạn tang Tam vị Đại Vương, vua Đinh Tiên Hoàng sai Quốc Sứ Thần là đô đốc ngự sử Trịnh Thâu đem quan Pháp sư giỏi chữ Hán cùng cưỡi voi đến Ngẫu Trang phong ban cho Tam vị Đại Vương cùng ba ngôi ngai thờ tại cung cấm đình Yến Vỹ Đại Ngẫu, phong sắc cho làm phúc Thần Hoàng ấp Đại Ngẫu. Ban ấn tín sắc phong thần cho Tam vị Đại Vương hưởng thụ ngàn năm nơi Tam vị lập công, dựng ấp đồng thời sai chuyên chở bia đá cử quan giỏi chữ Hán khắc lưu truyền lưu trữ tên tuổi công danh cha con Tam Công truyền tụng đời sau. Sứ thần cùng dân ấp xây đắp tôn tạo vững chắc lại ba nơi miếu thờ, cho rước bài vị Tam Công về ba miếu thần để nhớ những ngày đầu lập ấp cắm địa chí nơi 3 ngài làm lều coi giữ đất long chầu hổ phục của đất Yến Vỹ Ngẫu Trang. Quan sứ thần cùng dân cư ngụ trong trại ấp tấp nập cả mùa xuân lập thờ. Rồi tịnh thân tịnh khiết sắm sửa lễ vật, lập đàn cầu siêu trên mộ chí Tam vị Đại Vương tại đất Cồn Miễu cùng quân gia binh đã vu hồi quê hương đại trang nghiêm, cúng tế 7 ngày 7 đêm nguyện cầu độ trì linh ứng cho nước, cho dân, niệm bái tạ lễ vua ban Tam Thánh Hoàng, cùng bia đá sắc phong. Từ đó cung cấm đình Đại Ngẫu cùng ba nơi miếu đường hương khói tôn nghiêm, quốc đảo, dân sự, quan, dân cầu niệm uy linh chấn động, linh ứng độ thế an dân, quân binh nơi chạ Đông cầu tụng có nhiều nho sỹ giỏi theo Tam Công giúp vua dựng nước cũng được phép sao thờ phụng Tam Công nơi miếu đường ấp Trang Ngẫu. Tam vị Đại Vương hiện diện phò vua khai quốc, phù thác về trời độ hưởng lộc Thánh Hoàng tại ấp chạ Ngẫu minh thiêng. Đến triều đại nhà Trần, giặc Nguyên xâm lấn nước ta với đức tài Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Phụng mệnh sai chỉ của Trần Thái Tông, Quốc Tuấn phái sứ thần Trần Nhi cùng Cao Bá Thần vào cấm đình trình sứ, thắp hương cầu niệm Tam vị Đại Vương độ trì phù giúp vua giữ nước, an dân, đại phá quân Nguyên, bắt sống tướng Ô Mã Nhi. Thắng trận vua Trần Thái Tông phong sắc cho Tam Công: Vị thứ nhất: Linh Ứng Anh Triết Hiện Lược. Vị thứ hai: Anh Vũ Đại Lược Hồng Tài. Vị thứ ba: Thông Minh Tài Đạt Hồng Cận. Đến triều Lê: Vua Lê sai sứ thần Nhĩ Phong về khói hương cầu nguyện, thần sứ vào cấm đình Ngẫu Vỹ Trang trình lễ vật, trình sứ khói hương nguyện cầu để vua Lê yên dân giữ nước vua Lê Thái Tổ đức độ giỏi giang nguyện cầu linh ứng đã đánh bại Liễu Thăng thiên hạ thái bình khao quân chuẩn tướng rồi sai sứ thần mang sắc phong ấn tín về Ngẫu Trang phong cho Tam Công chức: Vị thứ nhất: Rực vân tế thể uy linh. Vị thứ hai: Hùng kiệt hộ quốc an dân. Vị thứ ba: Phá tế cương nghị anh linh. Qua các triều đại đời đời dân chúng phụng sự quanh năm hương khói tố hảo ấm cúng uy linh bốn mùa tiến lễ ngày sinh, ngày thác, ngày tuần. Hoàng triều Hồng phúc cửu thiên mệnh thu nguyệt. Quan Lê Như Trượng dịch tái luận cựu chính sử địa Hán sang Quốc ngữ tán hạ 1858, Thái Bình Tiên Hưng phủ bái cúng. Cũng là ngày Lê Như Trượng tôi cùng quan Ngự sử góp công, góp của xây dựng đình làng thành đình ngũ gian. Nay khánh thành đình cùng ngài Huyện Ngự Thiên phủ Tiên Hưng Thái Bình ngự thiện sau đối sử chuẩn y triện tái tuấn chiếu phả. Sử phả này có trong bộ sử phả của chính sử đô quốc. Lê Như Trượng gác nghiên ký

3, Kết luận: Lê Như Trượng ta sinh ra lúc thời loạn lạc tại phủ chúa Nguyễn thuộc đất Thuận Hoá nơi đô hội của Trung Kỳ. Ta lớn lên cùng cha mẹ, ông bà nội ngoại ở cố thành Trung Châu Bắc Kỳ nơi rừng sâu núi cao mà người ta gọi là miền sơn cước. Ta lớn lên trong chinh chiến cùng nho chữ được nội ngoại dạy dỗ cho trưởng thành đỗ khoa bảng tại Quốc Tử Giám rồi được vua ban vinh quy về chốn quê ngụ, làm Đô đốc Đồng Trị vệ quốc Thượng tướng Dận quận công Trấn thủ đốc lãnh Trung Châu Bắc Kỳ. Từ 1809 được Sắc Chỉ đem anh em đồng đảng về khu 2 trang Đại Ngẫu và hưởng lộc vua từ đó đến nay. Nay có chiếu vua về phổ biến chữ Quốc ngữ, sau những ngày yết kiến vua, ta về đây trộm nghĩ lòng ta ơn vua phù dân. Ta trình làng xin dịch bia đá làng từ chữ Hán văn sang Ngữ văn. Nay hoàn tất xin kính trình làng lại mời được quan Ngự thiên phủ Tiên Hưng, Thái Bình về ngự thiện chuẩn y triện. Sử này có trong bộ Lễ sử nhà Đinh.

             Ta gác nghiên kính kính.

Ngày song thập năm Tự Đức thứ 11 (1858). Lê Như Trượng ký.

Ta là Lê Như Thượng cháu nội cụ Lê Như Trượng, cụ Đốc Trượng mất ngày 2 tháng 9 năm Ất Sửu (1865) hưởng thọ 96 tuổi. Ta sao chép bộ sử sang sách mới để lại cho con cháu y bản cụ dịch. Ngày 2 tháng 9 năm Canh Ngọ. Lê Như Thượng ký. Ta là Lê Như Thực cháu nội cụ Lê Như Thượng, cụ Chánh Thượng sinh năm Sửu Minh Mạng thứ 10 (1829) hưởng thọ 71 tuổi. Do ngày tháng ta xin sao chép y bản sử phả cụ Thượng để lại cho cháu chắt hiểu về gốc nơi cư ngụ. Ngày thượng tuần sơ nhất nhất năm 1942. Lê Như Thực tự Pháp Thắng ký


(Bản này do ông Nguyễn Hữu Hy, số nhà 93 tổ 50 phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội sao in ngày 24 tháng 01 năm 1999).

Lê Thy 14:56, ngày 14 tháng 7 năm 2007

Đổi sang Đinh Tiên Hoàng

Có nên đổi tên bài viết này sang Đinh Tiên Hoàng không nhỉ vì tên này thông dụng hơn. (Một ví dụ nhỏ như tất cả các con đường ở các thành phố, thị xã đều mang tên Đinh Tiên Hoàng, duy chỉ có ở TP Hồ Chí Minh và Thị xã La Gi có thêm đường Đinh Bộ Lĩnh bên cạnh Đinh Tiên Hoàng)Kien1980v (thảo luận) 03:55, ngày 24 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng đồng ý với ý kiến này. RBD (thảo luận) 21:58, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đinh Tiên Hoàng vs Doanh Chính

Xin hỏi phần vừa thêm vào này là lấy từ tài liệu nào không thấy chú thích? Nếu là tài liệu gốc thì không được phép đăng, vả lại thông tin cũng rất lộn xộn, không có tính khoa học, tôi nhớ không nhầm thì Doanh Chính định đô ở Hàm Dương chứ có phải Trường An đâu mà so với Hoa Lư của Tiên Hoàng đế? RBD (thảo luận) 21:58, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hàm Dương và Trường An nay đều là thành phố Tây An. Các sách sử ta đều viết Tràng An là kinh đô nhà Tần.Kien1980v (thảo luận) 22:04, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hàm Dương và Trường An đâu có trùng nhau ?! Nhưng thôi, đây không phải vấn đề tranh luận vì dù sao nay cả 2 đều thuộc địa giới Tây An. RBD (thảo luận) 22:31, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tây An là một trong 4 kinh đô trong lịch sử Trung Hoa, là kinh đô của 13 triều đại, bao gồm: nhà Chu, nhà Tần, nhà Hán và nhà Đường. Thành phố có lịch sử hơn 3100 năm với tên gọi trong thời đấy Tràng An hay Trường AnKien1980v (thảo luận) 22:29, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chú thích đoạn so sánh với Tần Thủy Hoàng

  • Tên gọi Tiên Hoàng hay Thủy Hoàng đều có nghĩa là hoàng đế đầu tiên. Đinh Tiên Hoàng là vị hoàng đế chính thống đầu tiên của nước Việt thống nhất, Tần Thủy Hoàng được xem là hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa. ---> Tần Thủy Hoàng thì khỏi bàn rồi, Đinh Tiên Hoàng ở đây tôi không viết là hoàng đế đầu tiên của Việt Nam mà có thêm câu "chính thống" vì ông là người xưng hoàng đế khi mà nước Đại Cồ Việt được Trung Hoa công nhận, về Hoàng đế đầu tiên của Việt Nam, có sách viết là Lý Nam Đế nhưng khi đó nước ta chỉ là một tỉnh của Trung Quốc, việc xưng danh của ông không chính thống.
  • Cả hai danh nhân trên cùng trở thành hoàng đế sau khi tiêu diệt thắng lợi các thế lực cát cứ phân tán để lập nên một đất nước thống nhất, tự chủ. ---> Xem bài Tần Thủy HoàngĐinh Tiên Hoàng
  • Thời gian trị vì 12 năm: Đinh Tiên Hoàng (968 - 979), Tần Thủy Hoàng (221 -210 TCN). ---> Xem bài Tần Thủy HoàngĐinh Tiên Hoàng
  • Khi lên ngôi đều chia lại hành chính, quân sự đất nước; đóng đô ở vùng núi, các vùng sau này đều trở thành cố đô (Tràng An và Hoa Lư).
  • Cả hai đều cai trị đất nước một cách cứng rắn, mọi việc đều dùng pháp luật pháp có phần hà khắc để quyết định. ---> Xem bài Tần Thủy HoàngĐinh Tiên Hoàng
  • Cả hai khi mất đều đương quyền, người kế nghiệp đều là con thứ và sớm để quyền bính rơi vào tay quyền thần. ---> Xem bài Tần Thủy HoàngĐinh Tiên HoàngKien1980v (thảo luận) 22:11, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Những thông tin bạn đưa ra tôi đều đã biết, nhưng cái sự so sánh này là bắt nguồn từ đâu, sách, tài liệu nào, hay là do bạn tự thấy nó giống thì so sánh? Nếu là sách vở thì xin bạn dẫn ra nguồn về việc so sánh này (tôi không hỏi đúng sai), nếu là bạn thì xin cho hỏi ý của việc so sánh này là gì?
Về các ý của bạn: 1. Việt Nam chưa bao giờ có hoàng đế được phong kiến phương Bắc công nhận. 2. Trước khi là hoàng đế, Doanh Chính đã là vua nhà Tần trong 26 năm, Tiên Hoàng Đế trước khi dẹp loạn đã được làm vua ngày nào chưa? 3. Không thể so sánh Hoa Lư với Trường An vì Hoa Lư đất hẹp, chỉ tiện phòng thủ mà không tiện phát triển, còn Trường An thì đứng một chỗ mà nhìn ra cả thiên hạ, Trường An là kinh đô của phong kiến Trung Quốc suốt 13 triều đại, còn Hoa Lư thì được bao nhiêu năm? 4. Việc chia lại hành chính, dùng pháp trị cứng rắn là đạo trị nước đương nhiên của một quân vương vừa thoát khỏi thời loạn, cái này thì ông vua nào có chút sáng suốt đều thực hiện cả. 5. Khi 2 người chết, Trung Quốc lâm vào đại loạn, Hán Sở tranh hùng rồi Lưu Bang rất vất vả mới hát được bài Đại Phong Ca, còn Lê Hoàn có vất vả đến mức đó không?
Xin mời bạn đọc và cho ý kiến, theo tôi nếu đây chỉ là suy nghĩ của riêng bạn, chúng ta nên bỏ. RBD (thảo luận) 22:31, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi không hiểu!

  • Tại sao bị coi là một tỉnh mà Việt Nam khi đó lại có hoàng đế? Nếu một người xưng đế thì có nghĩa đã không công nhận nơi mình cai trị là một tỉnh. ---> Lý Nam Đế bị thất bại khi sự nghiệp chưa hoàn thành. Thứ nữa, nếu tôi hoặc bạn cùng xưng "Hoàng đế" thì có được coi là chính thống không? Kien1980v (thảo luận) 23:16, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  • Và "ông [Đinh Bộ Lĩnh] là người xưng hoàng đế khi mà nước Đại Cồ Việt được Trung Hoa công nhận". Một người xưng đế có nghĩa phủ nhận sự phụ thuộc rồi, có cần nước láng giềng công nhận nữa không? ----> Tất nhiên, không cần nước láng giềng công nhận nếu ta không nói cho họ biết ta xưng đế hoặc họ đánh bại ta sau khi xưng Kien1980v (thảo luận) 23:16, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
  • Các nhà sử học có so sách hai người này không? Nếu không thì Wiki cũng không nên có.--V (thảo luận) 22:38, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC) ---> Theo bạn thì các nhà sử học là ai? Nhà báo có được không, nhà văn có được không? Tôi hoặc bạn có được không Đây là ý kiến tôi đưa ra, nếu thấy không bách khoa, cộng đồng xóa bỏ là đúng, nhưng chúng ta không nên quá lệ thuộc vào sách vở. Kien1980v (thảo luận) 23:16, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

So sánh

Những thông tin bạn đưa ra tôi đều đã biết, nhưng cái sự so sánh này là bắt nguồn từ đâu, sách, tài liệu nào, hay là do bạn tự thấy nó giống thì so sánh? Nếu là sách vở thì xin bạn dẫn ra nguồn về việc so sánh này (tôi không hỏi đúng sai), nếu là bạn thì xin cho hỏi ý của việc so sánh này là gì? ---> Tôi không cho rằng wikipedia là đi viết lại những gì đã có. Tôi cho rằng wikipedia là nơi khởi nguồn cái mới, tất nhiên là trên cơ sở đúng và khoa học.

Về các ý của bạn: 1. Việt Nam chưa bao giờ có hoàng đế được phong kiến phương Bắc công nhận. 2. Trước khi là hoàng đế, Doanh Chính đã là vua nhà Tần trong 26 năm, Tiên Hoàng Đế trước khi dẹp loạn đã được làm vua ngày nào chưa? 3. Không thể so sánh Hoa Lư với Trường An vì Hoa Lư đất hẹp, chỉ tiện phòng thủ mà không tiện phát triển, còn Trường An thì đứng một chỗ mà nhìn ra cả thiên hạ, Trường An là kinh đô của phong kiến Trung Quốc suốt 13 triều đại, còn Hoa Lư thì được bao nhiêu năm? ----> Tại sao không thể so sánh Hoa Lư với Trường An khi mà ngay tại Hoa Lư hiện tại vẫn còn câu đối: Hoa Lư đô thị Hán Trường An? 4. Việc chia lại hành chính, dùng pháp trị cứng rắn là đạo trị nước đương nhiên của một quân vương vừa thoát khỏi thời loạn, cái này thì ông vua nào có chút sáng suốt đều thực hiện cả. 5. Khi 2 người chết, Trung Quốc lâm vào đại loạn, Hán Sở tranh hùng rồi Lưu Bang rất vất vả mới hát được bài Đại Phong Ca, còn Lê Hoàn có vất vả đến mức đó không? ----> Việc so sánh là để bài viết thêm phong phú, có cái nhìn đa chiều hơn, giống như bài Lê Thái Tổ cũng có mục so sánh vậy. Đó là đặc điểm của từng bài viết, không thể có bất kỳ một khuôn mẫu nào áp cho tất cả bài viết về các vua được. Xin mời bạn đọc và cho ý kiến, theo tôi nếu đây chỉ là suy nghĩ của riêng bạn, chúng ta nên bỏ. RBD (thảo luận) 22:31, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC) Tôi không hiểu!

Tại sao bị coi là một tỉnh mà Việt Nam khi đó lại có hoàng đế? Nếu một người xưng đế thì có nghĩa đã không công nhận nơi mình cai trị là một tỉnh. Và "ông [Đinh Bộ Lĩnh] là người xưng hoàng đế khi mà nước Đại Cồ Việt được Trung Hoa công nhận". Một người xưng đế có nghĩa phủ nhận sự phụ thuộc rồi, có cần nước láng giềng công nhận nữa không? ---> Việt Nam làm gì có sách sử thời đó mà kế thừa từ Trung Quốc. Có thể do Lý Nam Đế xưng Hoàng đế nhưng bị thất bại luôn nên không coi là chính thống? Đinh Bộ Lĩnh xưng đế được nhà Tống chấp nhận trong quan hệ ngoại giao, còn trước đó duy có Lý Nam Đế là tự xưng, việc đó chúng ta có thể hiểu Bà Trưng, Ngô Quyền cũng có thể làm được. Kien1980v (thảo luận) 22:51, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các nhà sử học có so sách hai người này không? Nếu không thì Wiki cũng không nên có.--V (thảo luận) 22:38, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC) Lấy từ “http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A3o_lu%E1%BA%ADn:%C4%90inh_B%E1%BB%99_L%C4%A9nh”

Bạn vừa làm lộn tung thảo luận của tôi và V lên rồi. Qua câu trả lời của bạn có lẽ tôi đã có thể kết luận bạn đang làm cái việc này: "nêu ý kiến chủ quan về một chủ đề." (trích Cái gì là Wikipedia). Lập luận của bạn cũng không chặt, điểm 1 bạn đã không trả lời được (nhắc lại, phong kiến Trung Quốc không bao giờ công nhận nước ta có Hoàng đế), điểm 2 bạn không trả lời, điểm 3 bạn trả lời bằng cách so sánh Hoa Lư với Trường An của nhà... Hán, điểm 4 bạn không trả lời, điểm 5 bạn dùng lặp luận quay vòng (ta không có dẫn chứng, vậy ta bảo là ta thêm cho nó phong phú). Tôi đề nghị bạn bỏ cái phần nghiên cứu cá nhân này đi, và đăng nó trên blog, diễn đàn hoặc bất cứ chỗ nào khác, nếu được trên báo là tốt nhất, vì khi đó bạn sẽ có quyền trích dẫn ngược lại về wiki. RBD (thảo luận) 23:06, ngày 18 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

@ Kien1980v: Wikipedia không phải là tạp chí khoa học để đăng những ý tưởng mới, nó là bách khoa toàn thư nên chỉ ghi nhận những kiến thức phổ quát. (Xin xem Wikipedia không phải là một diễn đàn). Nếu quan điểm của bạn đã đăng báo, bạn có thể trích dẫn vào đây.

@ Rungbachduong Nói chung không trích dẫn từ các forum, blog... được, trừ khi có thể chứng minh đó là phát ngôn chính thức của cá nhân hay tổ chức. (ví dụ trường hợp blog của Công ty Nhã Nam hay nhạc sĩ Tuấn Khanh mà mọi người đã có dịp thảo luận). Avia (thảo luận) 01:21, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Em đã treo {{SecOR}} cho đoạn so sánh. Nó hơi là al5 vì em chưa được đọc tài liệu nào các sử gia người Việt lại đem mình so sánh với vua bên Trung Quốc cả. Magnifier () 01:37, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Có đấy bạn ơi, việc so sánh này đã có nhưng đó là ngôn ngữ "nói" trên trang chính www.ninhbinhtourism.com.vn, còn ngôn ngữ viết thì tôi tìm được trang này: vào đây đọc nè: Đinh Tiên Hoàng - Vị Tần Thủy Hoàng của Đại Cồ Việt trên trang: http://lichsuvn.info/Home/index.php?option=com_content&task=view&id=56&Itemid=33

Ngoài chúng ta có thể thấy rất nhiều việc so sánh này ở trang tìm kiếm: http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=%22%C4%90inh+Ti%C3%AAn+Ho%C3%A0ng%22%2B%22T%E1%BA%A7n+Th%E1%BB%A7y+Ho%C3%A0ng%22&meta=TruongHuynb (thảo luận) 20:49, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiên Hoàng giống Thủy Hoàng

Đinh Tiên Hoàng là người mở nền chính thống (chính thống thủy) của nước Việt. Việc so sánh với các vua Trung Hoa không có gì đáng bàn cãi. Tuy nhiên tôi đã hài hòa các tranh luận trên bằng việc đổi từ so sánh sang điểm giống, nghĩa hẹp hơn vì vị Hoàng đế của Trung Hoa là nước lớn, đương nhiên danh tiếng hơn. Mặt khác nếu nói so sánh thì có cả hàng trăm thứ có thể mang ra đây. Cả bài Lê Thái Tổ cũng phải bỏ từ này. Điểm nổi bật hơn cả trong bài này ở đây là sự giống về chữ "đầu tiên" và năm là hoàng đế. nói chung rất hợp lý và khuyến khích phát huy. Tôi cũng đề nghị đưa bài viết này vào bài chọn lọc để cộng đồng cùng đóng góp.Thaidongtrieu (thảo luận) 01:20, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhất trí với Tháidongtrieu TruongHuynb (thảo luận) 20:50, ngày 19 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài thơ này rất hay so sánh Đinh Tiên Hoàng với Tần Thủy Hoàng, các bạn phân tích rồi cho vào bài viết nhé:

Gồm thâu lục quốc

Lập trận bình yên vạn sự hay
Xua quân diệt triệu chẳng so ngày
Mưu cao trá ngụy đa đoan múa
Kì kế gạt hàn nhũng nhiễu bay
Lục quốc thân tề như giữ lẩu
Chư hầu sơ sở tựa buông phay
Thủy Hoàng trí phục sâu không nhẽ
Thiên hạ quy Tần một mối này

Lập quốc

Vỗ về trăm họ một phương hay
Dựng nghiệp nhà Đinh chỉ sớm ngày
Bộ Lĩnh danh xưng oai vũ múa
Tiên Hoàng hiệu Đế phất cờ bay
Vạc dầu khiếp cõi đe nung lẩu
Hổ báo cầu an dọa lóc phay
Phục khắp trời Nam yên mọi nhẽ
Đại Cồ Việt quốc lập nên này

Hungquoc (thảo luận) 13:02, ngày 22 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tác giả? Magnifier () 13:07, ngày 22 tháng 3 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Danh nhân đất Việt

Đoạn so sánh Tiên Hoàng của Việt Nam với Thủy Hoàng của Trung Quốc đã có trong cuốn: Danh nhân đất Việt, NXB VH năm 2004. Không nên tranh cãi vấn đề này nhiều TruongHuynb (thảo luận) 00:16, ngày 1 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

So sánh trên mạng cũng có đấy, Trong báo điện tử đảng cộng sản Việt Nam có đoạn: vua dám xưng là Đinh Tiên Hoàng, sánh với Tần Thủy Hoàng ngày xưa và Hoàng đế Trung Hoa cùng thời http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT1240562417Thaidongtrieu (thảo luận) 12:18, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

dùng ở đâu?

đoạn Duyanh92 mới thêm về việc "xử lý" cái xác Đỗ Thích, nên cho sang đó vì để ở đây ko hợp chủ đề.--Trungda (thảo luận) 16:05, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy nó có liên quan tới việc ĐTH bị giết, cứ để đấy đã. hay bạn Trungda sợ cái vụ "ăn thịt người" này nên đẩy sang 1 bài nhỏ hơn?Duyanh92 (thảo luận) 16:18, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

cái kiểu nhét thông tin không đâu vào thì chỉ có Kayani mà thôi.--Trungda (thảo luận) 16:20, ngày 30 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nguồn gốc Trung Hoa

Nêu nguồn gốc Trung Hoa của nhà Tiền Lý để khẳng định thật chắc chắn vua Tiên Hoàng là hoàng đế đầu tiên của VN, thật ra không cần thiết. Chỉ cần khẳng định vua Tiên Hoàng là hoàng đế đầu tiên của thời độc lập sau Bắc thuộc, đánh dấu "mốc" mới của lịch sử VN là đủ.

Bởi nếu truy nguyên nguồn gốc, nhà Trầnnhà Hồ cũng có nguồn gốc Trung Hoa, e rằng cái mạch ngàn năm độc lập có bị đứt đoạn? Thực ra, các vua Trần, Hồ, cũng như Tiền Lý đều đã "nhập tịch" VN khá nhiều đời (như nhà Tiền Lý là 7 đời), do đó việc truy nguồn gốc để tính chính thống như kiểu Triệu Đà (đời đầu) là không cần thiết. Việc nhà Tiền Lý xưng đế chỉ làm đứt mạch Bắc thuộc trong 60 năm chứ không mở ra được thời kỳ độc lập và phát triển ổn định như vua Tiên Hoàng sau này. Điểm khác biệt là ở đây và điều này quan trọng hơn. Bởi nếu truy xa, dễ gây ra tranh cãi vì có sử gia thừa nhận Triệu Đà (từng xưng Vũ Đế) là vua VN...

Mấy chữ trong ngoặc đơn, thiết nghĩ là không cần nêu ra.--Trungda (thảo luận) 02:34, ngày 2 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

hậu cung đền vua Đinh Tiên Hoàng

đi qua tòa thiêu hương chúng ta sẽ bước qua một ngưỡng đá khoảng 0.5m để đến với nhà hậu cung(chính cung) hậu cung được thiết kế 5 gian ở giữa chính cung thò vua Đinh Tiên Hoàng và các con của ông, ở giữa đây là tượng vua Đinh Tiên Hoàng được làm bằng đồng và được sơn son thiếp vàng đầu đội mũ Bình Thiên mặc áo Long Cồn ngồi trong một ngai vàng đặt trên sập rồng đá dáng rất uy nghi, đường bệ. Hai bên sập rồng đá để tượng vua Đinh Tiên Hoàng,có hai con rồng chầu bằng đá bán thân, tạc theo kiểu yên ngựa giống như hai con rồng như ở ngoài Long Sàng,nhưng hai con rồng này lại đẹp hơn rất nhiều, có những đường nét rất độc đáo,dưới bụng con rồng đá bên phải tượng vua Đinh Tiên Hoàng tạc thêm con ca chép đang bú rồng,như thế này đây là con rồng cái và còn biểu tượng cho sự tích "Cá chép hóa rồng".Hai con rồng được đặt ở chính cung được che mưa, che nắng không bị phong hóa, nên những nét chạm khắc còn rất rõ nét,đến từng chi tiết. Ngày xưa dưới chân tượng vua Đinh Tiên Hoàng còn có tượng Đỗ Thích. Cứ đến ngày lễ hội là người ta lại mang tượng Đỗ Thích ra đánh 3 roi hay khảo 3 vồ, để dăn đe những kẻ có tội.Nhưng vì tượng Đỗ Thích bị đánh nhiều quá nên bị vỡ mất nên bây giờ người ta không để nữa. Bên tay trái của Đinh Tiên Hoàng thờ tượng Đinh Liễn mặt quay về phía nam.Đinh Liễn là con trưởng cua Đinh Tiên Hoàng. Khi còn sống Đinh Liễn đã cùng với Đinh Tiên Hoàng tham gia dẹp loạn 12 sứ quân, va cũng có rất nhiều công lớn.Đinh Liễn đã từng thay phụ thân sang tiến cống bên Hậu Ngô Vương và đã từng bị Nam Tấn Vương và Tiên Sách Vương bắt treo ngược lên trên cành cây.sau khi ĐInh Tiên Hoàng lên ngôi năm 969 Đinh Liễn đã được phong làm Nam Việt Vương. Năm 972 Đinh Liễn được cử đi sứ sang nhà Tống(Trung Quốc).Năm 973 Đinh Liễn đi sứ về, và nhà Tống sai sứ sang nước Đại Cồ Việt phong cho Đinh Liễn làm "Kiểm Hiệu Thái Sư Tĩnh Hái Quân Tiết Độ Sứ An Nam Đô Hộ".Đinh Liễn tưởng rằng mình có nhiều công lớn sẽ đươc Đinh Tiên Hoàng phong làm thái tử, nhưng Đinh Tiên Hoàng lại quá thương yêu người con thứ là Đinh Hạng Lang nên đã phong Đinh Hạng Lang làm thái tử.Vì thế mà Đinh Liễn không bằng lòng, mùa xuân năm 979 Đinh Liễn đã cho người ngầm giết chét Đinh Hạng Lang.Và đến tháng 10 năm đó thì Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn đã bị Đỗ Thích giết chết. (sau khi giết chết Đinh Hạng Lang thi Đinh Liễn rất ân hận nên đã lập 100 tòa kinh Phật bằng đá ở cạnh kinh đô trên bờ sông Hoàng Long để cầu cho linh hồn của Đinh Hạng Lang được siêu thoát). Ở bên tay phải của tượng Đinh Tiên Hoàng là tượng hai người con thứ của ông bên ngoài là tượng Đinh Hạng lang và bên trong là tượng Đinh Toàn.Đinh Hạng Lang được vua cha rất mực yêu thương nên mặc dù là con thứ nhưng vẫn được Đinh Tiên Hoàng phong làm Thái Tử năm 978.đến năm 979 thì Đinh Hạng Lang bị Đinh Liễn ngầm giết chết.còn Đinh Toàn(Đinh Đế Toàn)là con trai thứ ba của Đinh Tiên Hoàng và là vị vua thứ 2 của triều nhà Đinh.Sinh năm 974 đến năm 978 đuocẹ vua cha Đinh Tiên Hoàng phong làm vệ Vương, sau khi Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết chết,thì Nguyễn Bặc và Lê Hoàn đã đưa Đinh Toàn lên làm vua tháng 11 năm 979.Nhưng Đinh Toàn còn nhỏ chưa lắm được việc triều chính lên đến tháng 7 năm 980 Lê Hoàn đã lên làm vua và Đinh Liên bi giáng xuống làm Vệ Vương. Năm 1001 Đinh Toàn cùng với Lê Hoàn đi dẹp loạn ở Cử Long và Đinh Toàn đã trúng tên độc của giặc và chết lúc 27 tuổi. trên đây là tôi chỉ nói sơ qua về Hậu Cung của đền Đinh vì kiến thức có giới hạn nên rất mong được bạn đọc cho một vài ý kiến.xin liên hệ theo địa chỉ Email tieuminh242@yahoo.com.xin cám ơn.

Bổ sung về đền thờ các trung thần

Tôi đang làm chuyên đề về Vua Đinh Tiên Hoàng dịp 1000 năm Thăng Long nên đã tham khảo, tìm hiểu ở Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nội và thống kê được rất nhiều tài liệu về những nơi thờ cũng như di chứng về Đinh Bộ Lĩnh cũng như các quan, tướng và trung thần của vua, cũng như thời Đinh nói chung. Tạm thời chưa thể công bố những thông tin về Đinh Bộ Lĩnh được, chỉ có thể thông tin về những nơi thờ các quan trung thần của ông. Tại đó có rất nhiều điển tích, thần phả cho thấy nhiều về cuộc đời và sự nghiệp vua, là tư liệu quý bổ sung cho chính sử cũng như bằng chứng về tình cảm mà nhân dân dành cho vị hoàng đế này. Các võ tướng được thờ nhiều nơi, nhất là Hà Nội như: Đình So ở làng So xã Cộng Hòa (Quốc Oai) thờ tam vị nguyên soái Đại Vương. Đình làng Đào Thục, Thuỵ Lâm (Đông Anh) thờ ba vị thành hoàng trong đó có Đức Thánh Đương Giang, công thần triều Đinh. Làng Tình Quang, Giang Biên (Long Biên) có ngôi đình thờ Đinh Điền. Đình Mai ở xã Thanh Mai, (Thanh Oai) thờ Hà Khôi đại vương, người giúp vua dẹp sứ quân Đỗ Cảnh Thạc. Làng Động Phí, xã Phương Tú (Ứng Hòa) có miếu Cò, đình Đụn là nơi thờ hai anh em Bạch Tượng, Bạch Địa và Đô Đài là ba vị tướng tài. Làng Kim Sơn, xã Kim Sơn (Gia Lâm) có ngồi đình rất đẹp thờ nhị vị đại vương trung thần triều Đinh là Cao Điền và Cao Đô với di tích về hai lính giặc Chiêm bị bắt giữ. Đền Quan Thánh, (Ba Đình) có thờ Tứ Đại Nguyên Suý Pháp tượng đại diện cho cả 36 nguyên suý. Tục truyền các thần đã giúp Đinh Bộ Lĩnh trừ diệt yêu quái Sương Cuồng hại người ở vùng Hồ Tây. Đình Làng Bá Giang ở xã Hồng Hà (Đan Phượng) suy tôn ông Nguyễn Cả, Tổng súy Thượng tế Đại tướng quân đời Đinh với hội thả diều vào 15/3 âm lịch… Đình làng Đại Vi, xã Đại Hồng (Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh) thờ ba vị tướng Trưng Ngọ, Trưng Mai và Bạch Đa. Đình thôn Cẩm Du xã Thanh Lưu (Thanh Liêm, Hà Nam) thờ hai ông Quang Minh, Huyền Minh. Đình La Xuyên, xã Yên Ninh (Ý Yên, Nam Định) thờ Ninh Hữu Hưng, ông tổ nghề mộc có công xây dựng thành Hoa Lư, Công tượng lục phủ giám sát tướng quân nhà Đinh. Đền thờ Trung Tấn Vương, người xã An Tiêm, huyện Thượng Nguyên, có công giúp vua dẹp hai sứ quân. Đình làng Mai Động (Hà Nam): thờ An Định Công Phạm Hán và Thống Lĩnh Công Phạm Phổ, công thần không thờ hai vua. Đền Kim Đằng nằm ở phường Lam Sơn, thành phố Hưng Yên được xây dựng trên mảnh đất Đinh Điền chọn làm đại bản doanh với thế "Thanh Long, Bạch Hổ chầu về". Đền Xám ở Lạc Đạo (Giao Thuỷ, Nam Định) cho biết đây từng là bản doanh của Trần Lãm. Đình làng Thuỵ Trà xã Nam Trung (Nam Sách, Hải Dương) thờ hai vị thành hoàng triều Đinh là Phạm Lệnh Công Đại vương và Phạm Hoà Đại vương… Hội Làng Gừa ở xã Liêm Thuận (Thanh Liêm, Hà Nam) với Trò chơi cướp cầu và đấu vật nhắc lại tục tuyển chọn lính từ thời Đinh. Hội diễn ra ngày 4/1 âm lịch tại đình làng Gừa, nơi thờ vị tướng tài của Đinh Bộ Lĩnh tên là Trương Nguyên. Hội Xuân Phả diễn ra vào ngày 10/2 âm lịch tại xã Xuân Trường (Thọ Xuân, Thanh Hóa) suy tôn: Đông Hải đại vương, người báo mộng giúp vua Đinh dẹp loạn. Tục đánh quân ở làng Yên Thư xã Yên Phương (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) lại có các trò "Mục đồng đánh quân" và "Chợ mục đồng" suy tôn tinh thần thượng võ của Đinh Bộ Lĩnh khi qua đây đánh dẹp sứ quân Nguyễn Khoan ở Vĩnh Mỗ. Các lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội động Hoa Lư ở Ninh Bình cũng diễn lại tích cờ lau tập trận của Đinh Bộ Lĩnh thưở nhỏ.
Tôi định cho mục này vào bài viết nhưng thấy ghi bài viết quá dài nên để ở đây. Hơn nữa về số đền Vua Đinh Tiên Hoàng cũng chưa có số liệu nào thống kê chính xác được, mà điều này tôi cũng đang nghiên cứu. Khi đến tìm thường những người gác đền không có ở đó, mà dân chúng thì hiểu rất lơ mơ về đền, đình tại làng mình. Nếu bạn nào quan tâm hoặc cần tài liệu, thần tích thì nên đến những nơi đó để tìm hiểu, nó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều. TruongHuynb (thảo luận) 08:05, ngày 7 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nghi án

Sao lại không thể nghi ngờ đám Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp có thể là thủ phạm giết Đinh Tiên Hoàng ? Ai đó viết khi Đinh Tiên hoàng bị giết, Lê Hoàn đang cầm quan ở xa, không có ở Hoa Lư, vậy sao lại đổ lỗi cho ông vội vàng được ? Trang Tiếng Anh còn viết xanh rờn Lê Hoàn là thủ phạm giết DTH mà không có chứng cớ nào đưa ra cả ? Lá cải quá!thảo luận quên ký tên này là của 113.22.15.43 (thảo luận • đóng góp).

Bạn hãy đọc bản tiếng Việt này. Và hãy đăng nhập.--Trungda (thảo luận) 14:55, ngày 19 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chưa đọc cuốn sách của mấy vị ít tên tuổi nọ nhưng thấy cũng khó mà thuyết phục. Bạn đọc thêm cuốn này Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, Tác giả: Trần Bá Chí Nhà xuất bản: Quân đội Nhân dân Năm xuất bản: 2003

Theo chính sử và gia phả họ Đỗ ở xã Xuân Ninh huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, Đỗ Thích là cháu đích tôn của Đỗ Cảnh Thạc. Trước kia Đỗ Cảnh Thạc là danh tướng của Ngô Quyền. Khi triều Ngô suy sụp, Đỗ Cảnh Thạc về chiếm vùng Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Tây) để tranh hùng với các sứ quân, hy vọng lên làm vua trị nước. ý định đó không thành vì bị sức mạnh của Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan, khiến Đỗ Cảnh Thạc ôm hận mà chết trên núi Đồng Lĩnh.

Đỗ Cảnh Thạc chết, tướng sĩ họ Đỗ ở khu Trại Quyền đều ra hàng phục. Đinh Bộ Lĩnh tuyển chọn, thu nạp nhân tài, trong đó có Đỗ Thích và gia nhân họ Đỗ. Đỗ Thích từ ngày được thu nạp, tỏ ra một lòng một dạ phụng sự nhà Đinh, không quản vất vả nguy nan, sớm tối theo hầu vua trải bao trận mạc. Đến ngày đất nước yên ổn, vua Đinh tin yêu Đỗ Thích coi như người nhà, cho vào cung cấm hầu hạ bên mình, gọi là Tri hầu nội nhân.

Hầu hạ vua đã 12 năm, tưởng mối hận của ông nội xưa Đỗ Thích đã quên lãng. Không ngờ tháng Mười năm Kỷ Mão, Đỗ Thích đã hành động trả thù một cách tàn bạo: giết vua để cướp ngôi. Mưu đồ tàn bạo này được ghi lại trong Đại Việt sử ký toàn thư. “Trước đó Đỗ Thích làm chức lại ở Đồng Quan, đêm nằm trên cầu, bỗng thấy ngôi sao sa vào miệng. Thích cho là điềm tốt (được Trời cho làm vua), bèn nảy ra ý định giết vua”.

Xem thêm tiểu sử 3 con DTH[3] Việc Đỗ Thích hành thích Đinh Tiên Hoàng cũng chỉ là thông tin từ Đại Việt sử ký toàn thư vốn có khá nhiều sai sót về ghi chép và nhận định. Đỗ Thích chỉ làm chức quan nhỏ, không vây cánh, lại là cháu của Đỗ Cảnh Thạc (nếu gia phả kia là đúng) thì không thể nào hành động một cách hồ đồ đến mức giết vua để bị bắt tại trận như thế được. Tôi nghĩ ông chỉ là nạn nhân trong một mưu đồ chính trị, và chi tiết nằm mơ thấy sao rơi vào miệng cũng khá vô lý. Không lẽ ông đi kể giấc mơ này cho người ngoài biết, vì mơ như vậy là dễ bị khép vào tội phản nghịch lắm.thảo luận quên ký tên này là của Pearlyriver (thảo luận • đóng góp).

Công chúa Nhà Đinh

Không biết ông Đinh Tiên Hoàng này có bao nhiêu nàng công chúa nhỉ

--Theo các thần tích, thần sắc các đền thờ ở cố đô Hoa Lư thì Đinh Tiên Hoàng có 3 người con gái: Minh Châu (được gả cho Trần Thăng, em Trần Lãm), Phất Ngân (gả cho ?) và Phất Kim (được gả cho Ngô Nhật Khánh). Tuy nhiên người ta thường lẫn lộn Phất Ngân với công chúa Lê Thị, con gái vua Lê Đại Hành được gả cho Lý Thái Tổ, sau này sinh ra vua Lý Thái Tôngnguoicodo (thảo luận) 22:58, ngày 5 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Miếu hiệu và thụy hiệu của vua Đinh Tiên Hoàng vài điều hồ nghi

Tại sao lại chỉ là Tiên Hoàng Đế? Tiên Hoàng là từ chỉ vua đời trước đâu thể gọi là thụy hiệu. các đời sau cũng không đặt thêm ắt phải có duyên cớ. tỉ như vua Lê Chiêu Thống ít ra cũng được Nhà Nguyễn sau này mà cụ thể là vua Gia Long truy tôn là Mẫn Hoàng Đế! cái này mong các học giả và đồng đạo tìm hiểu rõ hơn! Đào Thiên Chương (thảo luận) 06:44, ngày 16 tháng 6 năm 2010 (UTC)Đào Thiên Chương[trả lời]

Phép đặt miếu và thụy hiệu của VN dường như chỉ từ thời Lý mới đặt hiệu đều đặn thành "nếp" giống Trung Quốc. Từ Tiền Lê trở về trước khá sơ sài, thậm chí không đặt như Lê Đại Hành. Đáng ngạc nhiên là trong gần 10 vị vua thời phục quốc chỉ có Lê Trung Tông (Tiền Lê) là vị vua duy nhất có miếu hiệu (mà ông này thì chỉ ngồi có 3 ngày!), còn lại chỉ có thụy hiệu hoặc không có. Còn Lê Chiêu Thống là trường hợp may mắn hơn các vua mất nước khác như Mạc Mậu Hợp hay Nguyễn Quang Toản. Người đặt hiệu cho Chiêu Thống không có thù hằn gì với ông mới "rộng lượng" làm được chuyện đó.--Trungda (thảo luận) 10:18, ngày 7 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]
Theo một số phả tộc đọc được, thì có một số dòng họ vua chúa Việt Nam đã tự truy tôn (dù dòng họ đã không còn người làm vua) cho các vị vua của tộc mình. Điều này dẫn đến tranh cãi về miếu hiệu và thụy hiệu của một số bài vua Việt Nam trên Wikipedia Tiếng Việt. Kiểu truy tôn này khá điển hình ở Trung Quốc thời Minh-Thanh, xem nhà Nam Minh hay Phổ Nghi. Lưu ý rằng kiểu truy tôn như vậy dường như không được chấp nhận trong các tài liệu ngày nay tại Việt Nam.--Hoàng Sơn 10:14, ngày 13 tháng 6 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Khóa

Đề nghị báo quản viên nào đó cho thêm bản mẫu định hướng vào để liệt kê các bài cùng tên với. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 07:05, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)[trả lời]

☑Y Đã thêm.--Cheers! (thảo luận) 08:36, ngày 29 tháng 11 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Sao lại khóa thế?? Mở ra đi chứ Kien1980v (thảo luận) 12:13, ngày 16 tháng 12 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Lại khóa tiếp

Bài này thường xuyên bị phá hoại, tôi đề nghị khóa dài hạn đối với sửa đổi của thành viên mới. Lúc trước có nghe nói rằng tay này hay phá hoại lúc thời tiết nóng (hè) và lạnh (đông) nên lần trước tôi bán khóa bài dài đó chứ--Cheers! (thảo luận) 00:44, ngày 2 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Trong thơ văn

“Bé thì chăn nghé, chăn trâu
Trận bày đã lấy bông lau làm cờ
Lớn lên xây dựng cơ đồ
Mười hai sứ tướng bây giờ đều thua”

Đoạn thơ này có phải trích trong Đại Nam quốc sử diễn ca không nhỉ?Hamhochoilatoi (thảo luận) 11:15, ngày 29 tháng 4 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi không thuộc Đại Nam quốc sử diễn ca, nhưng chắc chắn đây là 4 câu thơ trong mục "Câu đố (đây là ai?)" của sách giáo khoa phổ thông.--Trungda (thảo luận) 02:38, ngày 9 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Sửa đổi tên

Tên nhân vật có gì đặc biệt mà bị sửa đi sửa lại nhiều dữ vậy?  TemplateExpert  Thảo luận 14:13, ngày 4 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

影武者 cho rằng Định Tiên Hoàng huý là Đinh Hoàn, không phải là Đinh Bộ Lĩnh, chữ "hoàn" trong "Đinh Hoàn" viết bằng chữ Hán là 環 chứ không phải là 桓. Donyesin (thảo luận) 06:11, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
À ý bạn đó là Đinh Tiên Hoàng là ng TQ chứ gì? Hiểu hiểu.  TemplateExpert  Thảo luận 06:29, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Có khi nào bạn đó nghĩ Alphama là người Trung Quốc không ta ;-) DHD --thảo luận_ 06:46, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Đinh Tiên Hoàng tên thật là Đinh Bộ Lĩnh hay Đinh Hoàn đang còn tồn nghi. "Đinh Tiên Hoàng bị sử sách gọi nhầm tên?" Donyesin (thảo luận) 06:51, ngày 8 tháng 8 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Các hoàng hậu của vua Đinh

Bài đã qua nhiều sửa đổi, tôi không rõ đưa thông tin về các hoàng hậu của vua Đinh vào bài là ai, nhưng tại phiên bản hiện nay [4] thì có thể khẳng định là không chính xác, nói đúng hơn là có sự trùng lắp.

Sử cũ chỉ xác nhận Đinh Tiên Hoàng lập 5 hoàng hậu: Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông vào năm 970. Sau này tới khi Tiên Hoàng mất không lập thêm ai. Trong số 5 bà này đã có Dương hậu (quen được gọi là Vân Nga) rồi. Tuy nhiên, trong bài viết vẫn kê tên Đại Thắng Minh hoàng hậu ở trên cùng, nghĩa là có 6 hoàng hậu. Điều này không đúng.

Danh hiệu Đại Thắng Minh hoàng hậu thực ra là sau này Lê Hoàn lấy Dương hậu mới đặt vào năm 982 - ông vua Lê không hề ngượng việc mình lấy vợ của vua cũ, nên dùng đúng danh xưng của vua cũ Đại Thắng Minh hoàng đế (tức Tiên Hoàng) đặt cho bà Dương thị, cố tình "đánh dấu" bà này giữa 4 bà hậu khác (Phụng Càn Chí Lý Hoàng Hậu, Thuận Thánh Minh Đạo Hoàng Hậu, Trịnh Quấc Hoàng Hậu, Phạm Hoàng Hậu). Đương thời khi Đinh Tiên Hoàng còn sống, không có bà nào có hiệu Đại Thắng Minh hoàng hậu cả. Và các sử gia cũng đều bó tay không sao xác định được trong 5 bà Đan Gia, Trinh Minh, Kiều Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông thì ai là Dương hậu mẹ Đinh Toàn.--Trungda (thảo luận) 09:12, ngày 26 tháng 4 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết về phần XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG

Từ năm 951, Đinh Bộ Lĩnh cũng tập hợp dân chúng ở vùng Hoa Lư. Sau đó, ông cùng con trai là Đinh Liễn sang đầu quân trong đạo binh của sứ quân Trần Minh Công tức Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình). Sau khi Trần Minh Công mất, Đinh Bộ Lĩnh thay quyền, đưa quân về Hoa Lư, chiêu mộ binh lính, chống nhà Ngô và các sứ quân khác.

Tôi thấy đằng dưới có nguồn của Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn, 1 học giả của VNCH viết năm 1960. Tôi cho rằng dùng những tác phẩm như Việt Nam sử lược, Việt sử toàn thư ...kiểu này; 1 thứ lịch sử thứ cấp được chép lại cho gọn, nhiều sai lầm là không nên.

Sách An nam chí lược chép:

Người động Hoa-Lư, Giao-Châu. Cha là Công-Trứ, làm nha-tướng của Đình-Nghệ. Cuối thời NgũĐại,
Đình-Nghệ đi trấn Giao-Châu, lấy Công-Trứ quyền Thứ-Sử Hoan-Châu. Trước đây, Ngô-Quyền giết
Kiều-Công-Tiện, cha con Bộ-Lĩnh về với Ngô-Quyền, Quyền nhân khiến Công-Trứ về nhiệm chức cũ. Khi
Công-Trứ mất, Bộ-Lĩnh kế tập chức cha. Kịp đến lúc Ngô-Xương-Văn mất, bọn bộ-hạ nổi loạn, Bộ-Lĩnh
cùng con là Liễn đánh dẹp yên hết, lĩnh việc cai-trị Giao-Chỉ, xưng hiệu Vạn-Thắng-Vương, riêng phong
chức cho Liễn làm Tiết-Độ-Sứ, được mười năm thì Bộ-Lĩnh mất.

Việc vua Đinh Tiên Hoàng kế tập chức cha ở Hoan Châu rồi sau đó tiến quân ra diệt các thế lực khác mới hợp lí.

  • Thứ nhất là cha ông đã cai trị ở Hoan Châu từ tâu; Hoan Châu mới là đất căn bản của nhà họ Đinh chứ chẳng phải Hoa Lư.
  • Thứ 2 là theo logic các vị vua phục hưng nước Việt, như Mai Thúc Loan, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ,...đều tiến quân từ Ái châu, Hoan châu ra mà định thiên hạ. Vì đất này là châu kimi, tức là châu lệ thuộc chứ chẳng bị đồng hóa. Thế nên sắc dân đây, giọng nói ở 2 xứ này vẫn là cổ xưa nhất. Thời xa xưa các vị vua, người phục hưng nước Việt như vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu,...đều ở đây là có lí do của nó.
  • Thứ 3 là sử chép của nguồn An nam chí lược tôi cho là uy tín và mạnh hơn Việt sử toàn thư.

Nguoiachau (thảo luận) 00:10, ngày 26 tháng 1 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Phần đánh dẹp 12 sứ quân

Tôi thấy các sách sử cũng không chép rõ; vì thực ra những sách sử đều bị nhà Minh đốt hết; những ông như Ngô Sỹ Liên đời nhà Hậu Lê cũng không biết rõ, nên sách gốc cơ bản là sách Đại Việt sử ký toàn thư cũng chỉ chép qua loa.

Ví như mấy chuyện như Anh này sang không thể nói hết; các cụ đều lấy từ sử ký viết về Lưu Bang mà chép theo; từ vua Đinh với hầu hết các vua đều có câu ấy. Hoặc con bị treo lên ngọn cây rồi lấy nỏ bắn, giống chuyện Lưu Bang nói với Hạng Vũ cha ta cũng là cha người, nếu nấu canh xin một bát.

Nay tôi thấy phần đánh dẹp các bác chép rõ ràng quá; như thế tài quá. Nếu có cái gọi là gia phả, ngọc phả, thần phả, chép được từ năm 1000...thì tôi cho bản này nếu tồn tại; e nó rất, rất nổi tiếng. Là cổ thư của thế giới; thế mà không ai biết gì về những tư liệu này, nó rất mập mờ, kiểu như hàng chợ đen ấy.

Cũng không thấy hợp tai lắm. Nguoiachau (thảo luận) 16:19, ngày 30 tháng 1 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đã được in xuất bản thành sách thì viết vào bài được bạn ạ. Không lẽ cứ vài dòng như trong chính sử? So với các bài như Quang Trung, HCM,... thì bài này vẫn cần mở rộng tiếp Kien1980v (thảo luận) 22:17, ngày 30 tháng 1 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Những phần chú giải về địa điểm, cụ Trần Trọng Kim đã lầm. Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm- vùng ở châu Hoan, hoặc châu Ái, lại viết ở Sơn Tây Hà Nội. Ở Sơn Tây bây giờ chẳng lẽ có chi tiết về Ngô Nhật Khánh:

  • Xúi giục vua Chiêm đánh vào biên giới (chẳng lẽ ở tận HN, thời hoang vu ấy mà lại liên kết dễ dàng với vua Chiêm ?)
  • Chi tiết Ngô Nhật Khánh chở vợ đến cửa biển Nam giới Hà Tĩnh. Chẳng lẽ đi ngựa từ Sơn Tây HN vào cửa biển Nam giới.

Hi vọng chúng ta sẽ sửa được điều sai lầm này. Tất cả việc chú giải địa điểm phải xác mih lại thật cẩn thận. Nguoiachau (thảo luận) 00:19, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Về phần nghi án cung đình

Theo tôi nghĩ phần này làm chuyện trà nước cho vui thì được; chứ chả có khoa học gì. Sử viết là Chi hậu nội nhân Đỗ Thích giết vua; thì là chuyện như thế.

Việc gì các ông sử gia thời bây giờ cách hơn 1000 năm ngồi đoán mò; không có 1 cái lí nào đúng cả. Bây giờ chúng ta lại đăng lên wiki cái sai lầm của họ; không phải cái sai lầm mà cái dốt nát của họ.

Đăng phần nghi án cung đình còn dài, kĩ càng hơn hẳn các phần khác; như thế nó càng không hợp lí.

Nguoiachau (thảo luận) 05:15, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Cậu nên tôn trọng ý kiến của các thành viên khác, những nội dung trên được thống nhất của nhiều thành viên và tồn tại đã lâu. Xin đừng sửa đổi lung tung theo ý mình như thế. Kien1980v (thảo luận) 10:13, ngày 31 tháng 1 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Lùi phá hoại

Do những sửa đổi phá hoại của Đài Loan nhân, tôi phải lùi về bản của Hugopako ngày 24 tháng 1, các bạn nào có sửa đổi sau này xin sửa đổi lại. Én bạc (thảo luận) 14:15, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 9 tháng 2 năm 2017

Future ahead (Thảo luận · Đóng góp) 12:20, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn muốn sửa gì thì thêm nội dung vào ở giữa bản mẫu để các bảo quản viên còn rõ. conbo trả lời 12:29, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mức khóa hiện tại không phù hợp với trang bài viết này, có lẽ người khóa đã có hơi mạnh tay một chút. ~ Violet (talk) ~ 13:06, ngày 9 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu cho sửa đổi bài viết

Tôi muốn sửa Hoàng đế nhà Đinh sang Hoàng đế Đại Cồ Việt. Vì không có cái nước nào gọi là nước nhà Đinh trong lịch sử Việt Nam, mà hoàng đế thì phải đứng đầu một quốc gia hoặc một đế chế.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 20:21, ngày 14 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

  Đã sửa như bạn yêu cầu. Tuanminh01 (thảo luận) 23:55, ngày 14 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bài này

Cứ đà này là nó sẽ dậm chân tại chỗ cho tới khi Đài Loan Nhân về chầu ông bà, lần đầu tiên (hoặc thứ hai) một bài viết của Wikipedia bị khóa vì một con rối =.=, xứng đáng đi vô lịch sử của dự án luôn.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:33, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn muốn sửa như thế nào, xin chỉ rõ. Tuanminh01 (thảo luận) 15:36, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cái này tôi không có gì cần sửa lúc này, chỉ là quá nản Đài Loan Nhân luôn nên ta thán vậy đó. Sự vụ hình như kéo dài cũng hơn 7 năm mà không có cách nào giải quyết được thật sao ? --Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 15:42, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Nghe như bác Phêrô Nguyễn Văn Hùng ở đâu đây. @@  A l p h a m a  Talk 16:06, ngày 12 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 27 tháng 6 năm 2017

Nhờ các BQV sửa dòng đầu:

{{Bài cùng tên|Đinh Tiên Hoàng (định hướng)}}

thành

{{Bài cùng tên|Đinh Tiên Hoàng (định hướng)|Thái Bình (định hướng)}}

do trong nhiều tài liệu lịch sử, có khi "Thái Bình", là niên hiệu của họ Đinh, cũng được sử dụng để chỉ chính Đinh Tiên Hoàng (dùng niên hiệu để gọi vua, cũng như "Gia Long", "Minh Mạng"...) hoặc thời kỳ Đinh Tiên Hoàng làm vua. jan Win 08:25, ngày 27 tháng 6 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Sao phá hoại khiếp thế nhỉ, muốn vào thực hiện 5s mà ko đc.Khoailangvietnam (thảo luận) 16:06, ngày 31 tháng 7 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Mở ra

Tôi đề nghị mở ra Nguyễn An Khang (thảo luận) 09:31, ngày 28 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng đề nghị mở khóa trong vài ngày để cập nhật một số thông tinKien1980v (thảo luận) 11:51, ngày 29 tháng 3 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Real Name

His Real Name is Đinh Hoàng (丁璜) or Đinh Hoàn (丁環) !!! --I Love Việt Vương Lạc Câu Tiễn (thảo luận) 05:41, ngày 15 tháng 4 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa đổi trang bị khóa ngày 22 tháng 5 năm 2019

Yêu cầu sửa đổi để thêm tôn hiệu lúc Đinh Bộ Lĩnh xưng vương là Vạn Thắng Vương 萬聖王 và một số tên gọi khác Sgnpkd (thảo luận) 08:46, ngày 22 tháng 5 năm 2019 (UTC) Sgnpkd (thảo luận) 08:46, ngày 22 tháng 5 năm 2019 (UTC)[trả lời]