Thảo luận:Ỷ Lan

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Quan nhiếp chính?[sửa mã nguồn]

Ỷ Lan có thể xếp vào Thể loại:Quan nhiếp chính Việt Nam không? thảo luận quên ký tên này là của Docteur Rieux (thảo luận • đóng góp).

Nếu đã từng nhiếp chính thì tại sao lại không? Nguyễn Thanh Quang 18:18, ngày 29 tháng 5 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nguyên quán[sửa mã nguồn]

Theo tôi trong bài nêu nguyên quán của Nguyên phi Ỷ Lan như vậy là chưa đúng. Nguyên phi Ỷ Lan là người xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Hiện nay, ở Dương Xá còn có đền thờ bà, đền còn có tên gọi khác là đền Bà Tấm.

Còn về nguồn gốc tên gọi, theo tôi nhớ trong sách giáo khoa tiểu học thì khi xa giá nhà Vua đến đền bà vẫn thản nhiên, không tỏ ra hốt hoảng như bao người khác. Khi nhà vua tới, bà đang đứng tựa vào cây lan nên vua mới đặt tên là Ỷ Lan (có nghĩa là dựa vào cây lan).Jiaqing PHT 06:12, ngày 14 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Ai hãm hại ai?[sửa mã nguồn]

nguyên phi ỷ lan theo toi đọc trong một sử liệu thì chính nguyên phi ỷ lan mới là người bị bà thái hậu họ dương hãm hại.Sau khi vua Lý Thánh Tông qua đời, Hoàng Hậu Thượng Dương đã dựa vào thế lực thái sư Lý Đạo Thành mà gạt ỷ lan ra khỏi triều đình. Mãi 4 tháng sau, nhờ có sự giúp sức của Lý Thường Kiệt bà mới trở lại nhiếp chính. Khi ấy, nguyên phi y lan đã giận dữ và ra lệnh cho bắt giam Hoàng Hậu Thượng Dương và 72 cung nu vao lãnh cung bỏ đói cho đến chết.Người có tôi chính là bà Hoàng Hậu Thượng Dương chứ ko phải nguyên phi ỷ lan. thảo luận quên ký tên này là của Hp viutinh (thảo luận • đóng góp).

Cái này thì có khác gì nội dung trình bày trong bài đâu? Công nhân áo hồng (thảo luận) 15:22, ngày 13 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

sao lại ko khác! trong bài nói nguyên phi ỷ lan là người hãm hại thượng dương hoàng hậu, chứ ko phải là người bị hại

Bài này mang tính ca ngợi nguyên phi Ỷ Lan nhiều quá, đọc cả bài toàn thấy khen, mà nhiều cái không có nguồn. Ví dụ năm 1069 có sách nào ghi chuyện lũ lụt mất mùa đâu mà gán công đấy cho Ỷ Lan, năm 1170 có hạn hán thì vua đã về nước rồi. Chuyện Ỷ Lan xây tới cả trăm ngôi chùa cũng không thể coi là "công" được, có công thì chỉ có công với giới Phật giáo thôi chứ nhọc sức dân, tốn tiền của sao thể gọi là có "công" được. Bài cần được sửa cho trung lập hơn. DRagonBallz (thảo luận) 23:20, ngày 23 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đoạn này:

được viết tài thật! Đứa trẻ 6 tuổi thì có thể hiểu biết rằng ai là mẹ đẻ, nhưng làm sao đủ trí tuệ tới mức tống giam rồi giết chết nhiều người như thế nếu không có Ỷ Lan đứng sau gièm pha. Còn chuyện thái hậu được nhiếp chính (chứ không phải thái phi) là chuyện đương nhiên, hoàng tộc dựa trên thứ bậc mà chọn người đứng đầu chứ đâu có dựa trên tài năng, có gì mà "oan ức", "ghen tức" thì đúng hơn (Toàn thư cũng ghi vậy). DRagonBallz (thảo luận) 16:59, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Trong sách Lý Thường Kiệt, Hoàng Xuân Hãn tham khảo cả sách VN và TQ nói về vai trò của Lý Thường kiệt trong việc này. Lý Đạo Thành ngả theo Thượng Dương còn Thường Kiệt ngả theo Ỷ Lan. Ông Hãn chỉ rõ: 1 ông vua nhỏ không thể tự làm việc lật đổ thái hậu nhiếp chính đường thời (Thượng Dương) mà phải có bàn tay 1 viên tướng chỉ huy quân đội khi đó là Lý Thường Kiệt.
Phép viết sử phong kiến luôn quy cho quyền lực tối thượng của vua. Cũng như việc Thường Kiệt đi đánh Tống sau này vẫn được chép là "sai Thường Kiệt..."--Trungda (thảo luận) 17:12, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]