Thảo luận:Bà Ngô Bá Thành

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi tưởng có danh nhân nào mới xuất hiện, hóa ra bà Ngô Bá Thành;-) Avia (thảo luận) 01:30, 14 tháng 9 2006 (UTC)

có Bà hay không?[sửa mã nguồn]

Bài này nên được chuyển tên thành Ngô Bá Thành, bỏ chữ "bà" đi, giống như tên các bài về nhân vật, và làm thêm trang định hướng Ngô Bá Thành (định hướng). Casablanca1911 09:40, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Theo tôi thì không nên, vì đây là trường hợp rất đặc biệt vì cái tên Ngô Bá Thành nổi tiếng không phải do ông Ngô Bá Thành mà là do vợ ông. Vì vậy tôi nghĩ vẫn nên để tên mục đề là Bà Ngô Bá Thành. Bring Vietnam to the world 14:07, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Đổi tên chính của bài là Phạm Thị Thanh Vân, Bà Ngô Bá Thành được chuyển hướng tới là hợp lý nhất vì rằng, bà ta có một tên chính thức. Sự nổi tiếng chưa hẳn do cái tên. Lưu Ly 14:39, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi nghĩ lấy tên Ngô Bá Thành là tên chính, còn nội dung trong bài sẽ giải thích xuất xứ cái tên và tên thật của bà, giống như những bài viết khác ở Wiki về nghệ sĩ, tên bài chính là nghệ danh. Hiện tại chưa có sự tranh chấp cái tên Ngô Bá Thành ở Wikipedia (nghĩa là chưa có người nào khác nổi tiếng cũng với cái tên này). Casablanca1911 16:18, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi nghĩ gần như vậy: Giữ Bà Ngô Bá Thành làm chính, chuyển hướng Ngô Bá ThànhPhạm Thị Thanh Vân tới đây, vì lý do đơn giản là chính bà tự xưng như vậy. Cũng chắc rất ít người biết đến tên khai sinh (hay gọi theo lối của thế hệ bà, là tên tục hay văn hoa hơn thì nhũ danh) của bà. (Tôi dùng chữ "tên khai sinh" thay vì "tên thật" vì "Bà Ngô Bá Thành" cũng là một tên thật, không phải tên giả, không phải tên tự tạo ra.) Đây cũng chẳng phải chuyện gì mới: Hồ Chí Minh, Phạm Duy, Lê Đức Thọ, và rất nhiều bài khác dùng tên thường dùng của các nhân vật thay vì tên thật. Haonhien 16:21, 27 tháng 9 2006 (UTC)
Tôi đã lường trước thể nào cũng có người đưa các vị trên ra để thí dụ, tuy nhiên có điểm khác nhau. Các vị trên hầu như do hoạt động CM, nên tự đặt tên cho mình. Riêng bà này, có thể do ảnh hưởng kiểu Tây chứ không phải do bà đặt ra. Lưu Ly 23:56, 27 tháng 9 2006 (UTC)

không thể bỏ chữ Bà ở đây vì chồng bà tên là Ngô Bá Thành. Đây là cách gọi theo kiểu Tây, kiểu Lady hay Ms.+họ chồng. Bà này từng sống, làm việc ở Tây khá lâu nên chắc quen dùng như vậy.--Nguyễn Việt Long 18:02, 27 tháng 9 2006 (UTC)

Anh Long có lý. Dù sao tôi cũng ủng hộ phương án giữ tên bài là Bà Ngô Bá Thành. Tên gọi này được dùng rộng rãi khắp nơi, cả ở Quốc hội (quốc hội hai chế độ!), chứ tên Phạm Thị Thanh Vân chỉ còn là một chi tiết "coi cho biết". Cũng không bỏ từ "bà" được, nếu bỏ thì ra ông Ngô Bá Thành mất. Avia (thảo luận) Avia (thảo luận) 01:19, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Nhưng tôi thấy trong phần lớn các tài liệu khác, kể cả trong phần tài liệu xem thêm, chữ "bà" có được viết hoa đâu, có nghĩa là từ "bà" không phải là một cái từ luôn luôn gắn liền với chữ "Ngô Bá Thành". Phần lớn các tài liệu nhắc đến đều có tựa đề Luật sư Ngô Bá Thành. Như vậy, từ "bà" ở đây hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa giải thích, phân biệt với từ "ông". Nếu sợ nhầm lẫn với ông Ngô Bá Thành nào đó thì có thể viết tên bài là Ngô Bá Thành (luật sư), như các tên bài khác Hoàng Cầm (nhà thơ), Hoàng Cầm (tướng).... Casablanca1911 01:57, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Từ "bà" không viết hoa vì với cách gọi theo tên chồng, người ta không viết hoa! Casa ở ngoài bắc dĩ nhiên không quen cách này, còn ở miền nam thì nó còn dùng đến tận năm 1975, và đó cũng là giai đoạn hoạt động chính trị tích cực của bà Ngô Bá Thành.

Về Google, có 3 điểm cần lưu ý:

  1. không phản ánh hết tình trạng trước 1975
  2. trong 1190 hit cho "http://www.google.com.vn/search?hl=vi&q=%22%C3%B4ng+Ng%C3%B4+B%C3%A1+Th%C3%A0nh%22&meta=" thì có 231 hit "bà luật sư Ngô Bá Thành" (khoảng 20%)
  3. có 902 hit cho "bà Ngô Bá Thành".

Avia (thảo luận) 02:59, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Casa nói từ "bà" ở đây hoàn toàn chỉ mang ý nghĩa giải thích, phân biệt với từ "ông". Đúng vậy, đã dùng để phân biệt thì bỏ đi sao được? Avia (thảo luận) 03:02, 28 tháng 9 2006 (UTC)

Thứ nhất, khi tìm kiếm kết quả cho nhóm từ "ông Ngô Bá Thành" thì Google cho kết quả toàn là bài viết chỉ nhắc đến ông Ngô Bá Thành [1], là ông chồng của bà Thành, cụm từ "ông luật sư Ngô Bá Thành" thì không cho kết quả nào. Từ đó suy ra, những kết quả Google của từ "luật sư Ngô Bá Thành" là nói đến bà này (tất nhiên là cũng không khẳng định được 100% là trong giới luật sư Việt Nam chỉ có 1 người tên là Ngô Bá Thành, nhưng tôi tin là các tài liệu nhắc đến luật sư Ngô Bá Thành là nói đến người phụ nữ này).
Thứ hai là nếu trong Wikipedia, có 2 người trùng tên nhau, làm khác nghề, 1 người là nam, 1 người là nữ, thì sẽ có 2 bài viết :1. Bà XYZ; 2. Ông XYZ để phân biệt hai người này, thay vì việc vẫn dùng "ngoặc đơn" () để giải thích nghề nghiệp ? Casablanca1911 03:44, 30 tháng 9 2006 (UTC)
Làm gì có "ông luật sư Ngô Bá Thành" nên google ra kết quả 0 là phải. Chồng bà NBT là bác sĩ.--Nguyễn Việt Long 15:29, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Tại sao mọi người không chịu hiểu đây là quy tắc đặt tên kiểu Tây (bà này vào làng Tây khá lâu, con trai sau này về VN phải học tiếng Việt mãi), không nên thay đổi. Bạn hãy xem trong tiếng Anh chỉ có Madame Ngo Dinh Nhu chứ không có Madame Trần Lệ Xuân! Đó là những trường hợp đặc biệt (rất ít hoặc duy nhất), không áp dụng cho các bà "An-nam" khác.--Nguyễn Việt Long 10:15, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Nếu tên bài là Madame Ngo Ba Thanh thì lại là một chuyện khác, và tôi không can thiệp, vì nó là tên Tây. Casablanca1911 10:21, 30 tháng 9 2006 (UTC)

"Bà Ngô Bá Thành" chả phải kiểu Tây đâu, mà là kiểu đặc sệt Việt Nam thì có. Trong họ hàng nhà tôi, và cả hàng xóm nữa, có đa số các bà cỡ 70-80 trở lên mà mọi người chỉ gọi bằng tên chồng, còn tên của chính họ thì chỉ tồn tại trong... hộ khẩu và giấy khai sinh (nếu có). Tmct 11:40, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi cũng tán đồng với Tmct là trường hợp gọi tên vợ hoặc chồng khá phổ biến. Vấn đề rắc rối ở đây là bà Ngô Bá Thành nổi tiếng bởi cái tên Ngô Bá Thành hơn cả chồng và cả nguyên danh của bà nữa. Tôi được biết một trường hợp khác gần tương tự là bà Nguyễn An Ninh, tuy không nổi bằng chồng, nhưng bà cũng có sự nghiệp riêng, và vẫn được nhiều người biết đến với cái tên Bà Nguyễn An Ninh thay cho tên thật. Bring Vietnam to the world 19:10, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Thế à? Việt Nam mình hóa ra cũng Tây nhỉ?--Nguyễn Việt Long 04:16, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Chuyện đó không phải là đặc sệt Việt Nam, mà là Tây hóa. Avia (thảo luận) 09:04, 2 tháng 10 2006 (UTC)

đề nghị đổi tên[sửa mã nguồn]

Bà Ngô Bá Thành thành Ngô Bá Thành vì không có ai trùng tên và tên bà cho vào là không thích hợp.--Bùi Dương 09:38, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi thấy để tên bài chính là Ngô Bá Thành, lý do như Dương đã viết ở trên, hoặc tên bài chính là tên khai sinh Phạm Thị Thanh Vân cho giống với trường hợp của Trần Lệ Xuân, mặc dù bà được biết đến nhiều hơn với cái tên Bà Ngô Đình Nhu. Casablanca1911
"mặc dù bà được biết đến nhiều hơn với cái tên Bà Ngô Đình Nhu" {{Cần dẫn chứng}}.
Nghe "Trần Lệ Xuân" thì tôi hiểu ngay là ai, chứ "Phạm Thị Thanh Vân" thì 99% mọi người đã tưởng đây là "một nhân tài mới đủ 1000 hit". Tmct 11:44, 30 tháng 9 2006 (UTC)
Chính tôi cũng bấm vào để coi danh nhân nào mới xuất hiện. :-D Avia (thảo luận) 09:04, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Tùy thôi, có điều nếu đổi thì phải chú thích ngay đầu bài là "bài này viết về bà vợ của người có tên Ngô Bá Thành chứ không phải về chính ông Ngô Bá Thành", để cho người đọc khỏi nhầm. Hà hà....Tmct 11:40, 30 tháng 9 2006 (UTC)

Tại sao lại cứ máy móc dùng tên khai sinh khi tên đó không được chính chủ dùng, không được nhiều người biết. Trường Chinh, Tố Hữu vẫn dùng tên không khai sinh trong mọi trường hợp, kể cả khi ký các văn bản nhà nước cỡ bự, dùng trong danh sách ứng cử, bầu cử... có khi nào dùng tên cúng cơm Đặng Xuân Khu, Nguyễn Kim Thành đâu?--Nguyễn Việt Long 04:14, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi cũng cho rằng tên chính của bài này nên là Ngô Bá Thành cho thống nhất với các bài viết khác trên WIkipedia. Phần thông tin bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin để mọi người ko bị hiểu lầm hay hiểu sai. Vietbio 15:36, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Mọi người đã thảo luận khá nhiều mà chưa đi đến đồng thuận. Thực ra, chúng ta chỉ cần quyết định 2 vấn đề sau:
1: Đặt tên bài theo tên khai sinh (Phạm Thị Thanh Vân) hay tên thường dùng (Ngô Bá Thành hoặc Bà Ngô Bá Thành)?
2: Nếu sử dụng tên thường dùng: để chữ "Bà" hay không?
+ Tôi ủng hộ tên thường dùng (Ngô Bá Thành hoặc Bà Ngô Bá Thành). Những cái tên này nổi tiếng hơn nhiều tên khai sinh. Có rất nhiều trường hợp đã được dùng tương tự như anh Nguyễn Việt Long đã nói ở trên.
+ Về để chữ "Bà" hay không, theo tôi hiểu từ "Bà" được dùng với phụ nữ lớn tuổi hoặc với tất cả các phụ nữ khác trong trường hợp cần lịch sự. Ví dụ: Bà X, Tổng Giám đốc công ty A; Bà Y, Vụ trưởng Vụ B... Điều này tương tự với nam giới: Ông T, Hiệu trưởng trường C; Ông V, hành chính viên Wikipedia tiếng Việt... Vậy cần thiết để chữ "ông" hay "bà"? Việc phân biệt giới tinh rất quan trọng?
+ Nội dung bài viết là quan trọng nhất. Chúng ta hoàn toàn có thể giải thích về tên của bà NBT. Còn ông NBT, ông này có gì đặc biệt để đưa vào Wiki? Nếu có, thì dùng cả 2 chữ "ông" và "bà" cho 2 người này. Còn không, bỏ chữ "bà" đi vì không có tranh chấp.
An Apple of Newton thảo luận 05:42, 1 tháng 10 2006 (UTC)
Mà giả sử khi có 1 cái tên mà người mẹ lấy tên con gái để làm bút danh, bố lấy tên con trai để làm nghệ danh, thì chúng ta lại có thêm từ bố, mẹ, con vào trước cái tên đó để phân biệt ? Casablanca1911 13:43, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Apple viết: từ "Bà" được dùng với phụ nữ lớn tuổi hoặc với tất cả các phụ nữ khác trong trường hợp cần lịch sự. Những trường hợp bạn nói đó, người ta vẫn gọi bằng tên khai sinh của bà ấy. Ví dụ bà Mai Kiều Liên, tông giám đốc Công ty Vinamilk, nếu đưa vào Wikipedia thì tên bài chỉ cần là Mai Kiều Liên chứ không cần từ "bà" đằng trước. Còn bà Ngô Bá Thành lại là gọi theo chồng, nên nếu bỏ từ "bà" đi thì thành ra ông Ngô Bá Thành. Dù không có tranh chấp do ông NBT không được đưa vào Wiki thì cũng không nên để hiểu lầm ngay từ tên bài như vậy. Avia (thảo luận) 09:04, 2 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi thấy trong nhiều tranh luận Casa hay lẫn lộn các khái niệm. Ở đây ta đang xét trường hợp "Bà+tên chồng" và xét xuất xứ của nó. Nó hoàn toàn khác với trường hợp "Bà+tên khai sinh", "Bà+tên con trai" hay "bố lấy tên con trai để làm nghệ danh". Trường hợp sau cùng thì rõ ràng là đặt trùng tên. Chẳng hạn, tôi có thể lấy tên bạn làm biệt hiệu, bút danh... Tất nhiên điều này có thể dẫn đến kiện cáo, tranh chấp tên gọi.--Nguyễn Việt Long 14:49, 3 tháng 10 2006 (UTC)
Thảo luận đi thảo luận lại, vẫn chỉ là về chữ "bà" trong tên bài. Theo phần thảo luận của Nguyễn Việt Long và Avia thì việc sử dụng chữ "bà" có lý do duy nhất là chỉ để phân biệt cho người đọc khỏi nhầm với ông NBThành, nhưng hiện nay, nhiều khi người ta vẫn dùng mỗi cụm từ "Luật sư Ngô Bá Thành" mà không kèm từ "bà" đi cùng để giải thích thì có sao đâu.Google cho 421 kết quả về cách dùng không có từ "bà". Việc nhầm lẫn (nếu có) thì sẽ được giải thích trong nội dung của bài. Tên bài không có chữ "bà" là để cho thống nhất với tên bài về các nhân vật khác, theo Wikipedia:Tên bài#Quy định áp dụng cho tên chính thức của bài thì "Tên chính của bài cần tránh viết danh từ chung ở trước" như "Ý Yên" thay cho "huyện Ý Yên", "proton" thay cho "hạt proton", "vàng (màu)" thay cho "màu vàng"... Casablanca1911 15:19, 3 tháng 10 2006 (UTC)

Thảo luận đi thảo luận lại đã quá dài, tôi không muốn kéo dài nữa, nhưng thấy có người chưa hiểu đúng nên vẫn xin nói, hy vọng là lần cuối về đề tài này.

  1. Vấn đề ở đây không đơn giản chỉ là "phân biệt cho người đọc khỏi nhầm với ông NBT". Tôi chỉ nghĩ nếu theo cách để "NBT" không thì người ta sẽ cười dân bách khoa Wiki mà lại phạm cái lỗi ngô nghê như vậy. Bà NBT không tự đặt tên mình trùng với chồng, do đó không thể để "Ngô Bá Thành” được. Bà ấy dùng "Bà Ngô Bá Thành”, có nghĩa nói rằng "tôi là phu nhân, là vợ ông NBT", "tôi lấy họ tên chồng theo tập quán phương Tây". Như vậy chữ Bà là cần thiết không phải chỉ để phân biệt giới tính hay lịch sự mà được hiểu Bà=vợ (của ông) X.
  2. Kết quả Google cho 421 hit có thể khiến người khác hiểu sai mức độ phổ biến của cách gọi này. Thực chất chỉ có 14 bài viết (thậm chí ít hơn) gọi như vậy, còn lại là những trang tương tự của cùng một Website hoặc chép đi chép lại của nhau. Ngay trong 14 kết quả trên thì có 2 kết quả thuộc bài "Đức Thọ", Wiki tiếng Việt, 3 kết quả thuộc VietNamNet cùng đưa tin bà NBT qua đời. Ta biết rằng 1 Website có nhiều trang, trong đó xuất hiện nhiều link với tiêu đề bài cho nên được tính làm nhiều lần. Nhưng điều quan trọng hơn cả: cái sai thì nhiều hay ít cũng là sai, không nên theo.--Nguyễn Việt Long 17:42, 3 tháng 10 2006 (UTC)
  3. Trong quy tắc "tránh viết danh từ chung ở trước" cũng có nói đến ngoại lệ. Vậy Biển Đông, Biển Đỏ, Biển Đen thì theo Casa, nên chọn Đông, Đỏ, Đen hay Biển Đông, Biển Đỏ, Biển Đen?--Nguyễn Việt Long 01:42, 4 tháng 10 2006 (UTC)
  1. . Tôi thấy trong các tài liệu nhắc tới bà Ngô Bá Thành, chữ "bà" phần lớn không được viết hoa. Nếu tất cả các tài liệu đó đều viết hoa như "Bà Ngô Bá Thành" ở trong câu (lưu ý là không phải chữ Bà được viết hoa do đứng đầu câu) thì tôi đồng ý, nhưng các câu văn viết về bà lại toàn là "bà Ngô Bá Thành" và phần lớn ai cũng hiểu là "bà Ngô Bá Thành" là người sử dụng tên chồng, hoặc có người không hiểu nguồn gốc tên gọi này, thì họ vẫn hiểu đó là bà khi người ta chỉ nói ngắn gọn "luật sư Ngô Bá Thành". Còn nguồn gốc tại sao bà lấy tên chồng mình, không phải là "học đòi theo Tây", mà theo thông tin trong trang Người phụ nữ mang tên chồng, thì bà về Việt Nam vào năm 1963, và "Ông [Ngô Bá Thành] đã chịu nhiều không kể xiết sự phiền nhiễu, khổ sở từ phía chính quyền cũ, và dư luận do những hoạt động của vợ, nhưng không hề có một lời kêu ca, phàn nàn. Như một lời tri âm, như một lời chịu ơn thầm lặng, bà đã mang tên chồng mình - Ngô Bá Thành, từ giai đoạn đó cho đến ngày từ giã cuộc đời...". Hoàn toàn không phải lý do lấy tên chồng của bà là ảnh hưởng từ sau khi bà du học ở Tây về, sau khi đi du học về thì bà có lấy ngay lập tức tên chồng để sử dụng trong hoạt động xã hội đâu.
  1. Hình như Casa không bao giờ để ý đến một ý kiến nào khác với mình cả. Trên kia tôi đã viết: Từ "bà" không viết hoa vì với cách gọi theo tên chồng, người ta không viết hoa! (...) ở miền nam thì nó còn dùng đến tận năm 1975. Bây giờ tôi bổ sung: người ta vẫn gọi "bà Ngô Đình Nhu", từ "bà" KHÔNG VIẾT HOA. Avia (thảo luận) 02:05, 5 tháng 10 2006 (UTC)
    Điều này thì tôi vẫn biết, là chữ "bà" không được viết hoa, do đó tôi mới ghi "nếu tất cả...", do vậy, chữ "bà" không được tính là thành phần của họ tên. Casablanca1911 12:34, 5 tháng 10 2006 (UTC)

Casablanca thật khéo suy diễn, từ dữ liệu (giả thiết) "Như một lời tri âm, như một lời chịu ơn thầm lặng, bà đã mang tên chồng mình" đưa ra kết luận "sau khi đi du học về thì bà có lấy ngay lập tức tên chồng để sử dụng trong hoạt động xã hội đâu". Ai có bằng chứng bằng văn bản bà NBT đã từng dùng tên Ngô Thị Thanh Vân xin chỉ ra. Tôi xin hậu tạ.--Nguyễn Việt Long 14:38, 5 tháng 10 2006 (UTC)

VietLong phải đọc cả câu "...bà đã mang tên chồng mình - Ngô Bá Thành, từ giai đoạn đó cho đến ngày từ giã cuộc đời". Còn "giai đoạn đó" là giai đoạn nào thì câu trước đã dẫn, xin miễn được viết lại, không thì lại bảo là "suy diễn". Hai quá trình này khác nhau:1. Bà NTTV (được mọi người biết đến là vợ ông NBT) hoạt động biểu tình...-->ảnh hưởng đến ông NBT-->sau này bà đã sử dụng tên ông NBT để tri âm; và 2. Bà lấy tên ông NBT (để bảo rằng tôi là phu nhân ông NBT) và hoạt động biểu tình...-->ảnh hưởng đến ông NBT-->sau này bà đã sử dụng tên ông NBT để tri âm. Cách thứ 2 vô lý. Bà NBT từ khi du học ở nước ngoài về VN, tham gia hoạt động trong bộ máy chính quyền mà chưa bao giờ dùng tên Ngô Thị Thanh Vân trong văn bản nhà nước thì kể ra cũng kỳ lạ. Casablanca1911 07:07, 6 tháng 10 2006 (UTC)
2. Cách gọi bà là luật sư Ngô Bá Thành, hoặc bà Thành, hoặc luật sư Thành như các trang khác đã dùng, tôi thấy chẳng hề sai gì cả. Nếu hiểu từ "Ngô Bá Thành" (mà không kèm chữ "bà") nghĩa là nhắc đến bà là cách hiểu sai, thì tại sao Ngô Bá Thành lại cho redirect về Bà Ngô Bá Thành ?
  1. Một lần nữa, Casa lại tranh luận trên sự giống nhau bề mặt chứ không quan tâm đến bản chất của sự việc. Redirect có mục đích giúp người ta tìm được bài chính, tên redirect không bắt buộc phải đúng. Hàng chục tên phiên âm được đổi hướng về tên chính, trong đó có nhiều cách viết phiên âm chưa ai gặp bao giờ. Avia (thảo luận) 02:05, 5 tháng 10 2006 (UTC)
    Tên redirect không bắt buộc phải đúng, nhưng không được phép sai! Nếu từ "Ngô Bá Thành" được dẫn đến bài viết về bà và được hiểu là bà này, thì có sai không ? Ở phần trên, VietLong nhất định cho rằng, nếu bài viết về bà mà để Ngô Bá Thành thôi, thì hoàn toàn sai. Casablanca1911 12:34, 5 tháng 10 2006 (UTC)
3. Đông, Đỏ, Đen, Hồng...phần lớn được hiểu là các danh từ chung đã (sẽ) có của một bài viết khác, do vậy, để tránh hiểu lầm và cho rõ ý, có ngoại lệ cho các bài Biển Đông, Biển Đỏ, Biển Đen, Sông Hồng... Còn chữ "Ngô Bá Thành" đã có bài viết nào đâu mà sợ tranh chấp đồng thời nó không phải là danh từ chung nên việc nó đứng 1 mình cũng không làm người ta hiểu lầm sang một nghĩa khác của danh từ chung. Casablanca1911 09:19, 4 tháng 10 2006 (UTC)
  1. Xin vui lòng đọc lại lập luận hết sức rõ ràng của anh Long, và cố gắng hiểu ý kiến của người khác: "Vấn đề ở đây không đơn giản chỉ là "phân biệt cho người đọc khỏi nhầm với ông NBT". Tôi chỉ nghĩ nếu theo cách để "NBT" không thì người ta sẽ cười dân bách khoa Wiki mà lại phạm cái lỗi ngô nghê như vậy. Bà NBT không tự đặt tên mình trùng với chồng, do đó không thể để "Ngô Bá Thành” được. Bà ấy dùng "Bà Ngô Bá Thành”, có nghĩa nói rằng "tôi là phu nhân, là vợ ông NBT", "tôi lấy họ tên chồng theo tập quán phương Tây". Như vậy chữ Bà là cần thiết không phải chỉ để phân biệt giới tính hay lịch sự mà được hiểu Bà=vợ (của ông) X." Avia (thảo luận) 02:05, 5 tháng 10 2006 (UTC)
    Câu này không cần nhắc lại, vì lý do đã giải thích nhiều lần rồi, nguồn gốc cái tên gọi và ý nghĩa cũng như mục đích lấy tên chồng của bà sẽ được giải thích trong nội dung bài. Kể ra thì ai đó có giấy tờ do bà Thành ký, xem chữ ký là "Ngô Bá Thành", hay "Thành", hay "bà Ngô Bá Thành" là cách tốt nhất để xác định chính xác rằng bà tự gọi mình là "Ngô Bá Thành" hay là "bà Ngô Bá Thành". Casablanca1911 12:34, 5 tháng 10 2006 (UTC)

Sau 1975 thì tôi không chắc, còn trước 1975 thì bà chỉ có thể tự xưng "bà Ngô Bá Thành", vì ký "Ngô bá Thành" thì hiển nhiên phải là ông NBT thôi. Avia (thảo luận) 04:00, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Đề nghị bỏ phiếu cho tên bài[sửa mã nguồn]

Đề nghị mọi người bỏ phiếu để chọn tên bài chính. Mời tham khảo thêm Wikipedia:Tên bài Casablanca1911 13:43, 1 tháng 10 2006 (UTC)

Tổng số người bỏ phiếu: 18 (Casablanca1911 bỏ 2 phiếu)

  • Bà Ngô Bá Thành: 11
  • Ngô Bá Thành: 6
  • Ngô Bá Thành (luật sư): 2

Đa số quá bán 11/18 chọn tên chính cho bài là Bà Ngô Bá Thành. Biểu quyết kết thúc. Avia (thảo luận) 01:31, 27 tháng 10 2006 (UTC)

Bà Ngô Bá Thành[sửa mã nguồn]

  1. --Nguyễn Việt Long 15:25, 1 tháng 10 2006 (UTC). Hoặc Ngô Bá Thành (Bà)
  2. Avia (thảo luận) 09:04, 2 tháng 10 2006 (UTC)
  3. Bring Vietnam to the world 14:42, 2 tháng 10 2006 (UTC)
  4. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 12:33, 3 tháng 10 2006 (UTC)
  5. Nếu Phạm Thị Thanh Vân không có trong phiếu bầu, thì tôi chọn tên này. Lưu Ly 23:03, 3 tháng 10 2006 (UTC)
    Thành viên:Lưu Ly có thể thêm lựa chọn Phạm Thị Thanh Vân ở cuối trang. Nguyễn Hữu Dng 15:42, 4 tháng 10 2006 (UTC)
  6. Á Lý Sa (thảo luận) 01:38, 4 tháng 10 2006 (UTC)
  7. Nguyễn Trường Thịnh 09:43, 4 tháng 10 2006 (UTC)
  8. Nguyễn Hữu Dng 15:40, 4 tháng 10 2006 (UTC)
  9. Lê Thy 09:39, 5 tháng 10 2006 (UTC)
  10. Trong các văn kiện, bà tự xưng là "Bà Ngô Bá Thành" hay (tiếng Pháp) "Madame Ngô Bá Thành".Haonhien 02:48, 7 tháng 10 2006 (UTC)
  11. Phan Ba 12:19, 10 tháng 10 2006 (UTC)
Avia gửi tin nhắn, nói tôi có tài liệu nào thì cứ đưa ra. Phải tôi mà còn trong tay thì đã đưa ra rồi, có đâu cần Avia nhắc! :-) Nhưng tôi biết cách tìm ra chúng ở đâu. Có ai có điều kiện, tìm hộ thì tốt quá:
  • Trong một cuốn sách mang tên "Vivre au Vietnam" (quên mất tên tác giả nhưng tìm trên amazon.fr thì thấy là Alain Ruscio) có trích một bức thư do trí thức miền Nam gửi thế giới, đại khái bênh vực chính quyền VN trong thời gian đang bị cô lập vì đánh Campuchia. Nhiều người ký bức thư này nhưng tôi nhớ là có "Madame Ngo Ba Thanh" và GS Chu Phạm Ngọc Sơn. Tôi đọc tài liệu này khi học ở tiểu bang khác nên không có nó trong tay, bạn nào tìm được thì check giùm.
  • Một tài liệu khác tôi còn nhớ ngày tháng, nhưng cũng vứt mất bản photocopy rồi, có lẽ bạn nào ở VN tìm được thì tìm giùm: Tạp Chí Cộng Sản, số 1 năm 1992, có bài do bà viết và ghi tên tác giả là "Bà Ngô Bá Thành", tựa là "Nước Mỹ ít người biết" hay đại khái thế.
Haonhien 05:12, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Ngô Bá Thành[sửa mã nguồn]

  1. Casablanca1911 13:44, 1 tháng 10 2006 (UTC)
  2. --Bùi Dương 15:05, 1 tháng 10 2006 (UTC)
  3. An Apple of Newton thảo luận 15:18, 1 tháng 10 2006 (UTC)
  4. Vietbio 15:37, 3 tháng 10 2006 (UTC)
  5. Mtmtu 21:54, 3 tháng 10 2006 (UTC)
  6. Vương Ngân Hà 00:23, 6 tháng 10 2006 (UTC)

Ngô Bá Thành (luật sư)[sửa mã nguồn]

  1. Casablanca1911 13:43, 1 tháng 10 2006 (UTC)
    Casablanca1911 bỏ hai phiếu một lúc, có phạm quy không? Lưu Ly 09:21, 4 tháng 10 2006 (UTC)
    Không, vì đây là việc lựa chọn giải pháp nào có số phiếu nhiều nhất, chứ không phải theo tỷ lệ thắng, thua 1/2 hay 2/3 trên tổng số phiếu. Nếu ai có lựa chọn khác nữa, vẫn có quyền ghi thêm tên bài theo cách của mình. Casablanca1911 09:26, 4 tháng 10 2006 (UTC)
    Tiêu chí "số phiếu nhiều nhất" ở đâu ra vậy? Nếu số phiếu nhiều nhất không quá bán thì làm sao số quá bán còn lại chấp nhận? Bắt buộc phải > 1/2 mới được. Nếu không có lựa chọn nào quá 1/2 thì tôi đề xuất thể thức bầu chọn thành phố đăng cai Thế vận hội: loại bỏ phương án ít phiếu nhất, bỏ phiếu vòng 2 (để đơn giản, thành viên nào không thay đổi ý kiến thì không cần bỏ phiếu lại). Avia (thảo luận) 01:53, 5 tháng 10 2006 (UTC)
    Mọi người không nên thảo luận thêm về tên bài. Tên nào được nhiều người ủng hộ sẽ là tên chính. Các tên khác sẽ được redirect về tên chính. Còn sau này, nếu thêm nhiều người yêu cầu đổi tên thì sẽ tiếp tục thảo luận. Việc cần làm là xử lý các bài chất lượng kém cũng như hình thiếu thông tin bản quyền. An Apple of Newton thảo luận 14:30, 5 tháng 10 2006 (UTC)
  2. Silviculture 10:08, 10 tháng 10 2006 (UTC)

Vài suy nghĩ khi đọc bài báo "Người phụ nữ mang tên chồng"[sửa mã nguồn]

Tôi không mấy tin vào lý giải của 1 nhà báo nữ không mấy tên tuổi viết sau khi bà NBT mất rằng bà mang tên chồng "như một lời tri âm, như một lời chịu ơn thầm lặng". Bài báo ca ngợi một chiều bà NBT, cũng giống như tất cả các bài báo ở VN ca ngợi danh nhân (nhất là khi người ta vừa mới mất) mà không có dẫn chứng theo tiêu chuẩn Wiki. Chẳng hạn "những dấu ấn mà bà để lại trong hệ thống pháp luật của Nhà nước Việt Nam XHCN thì không thể nào phai mờ" là những dấu ấn nào? {{fact}}. Qua đây cho thấy đọc các ấn phẩm trên mạng hay trong sách cũng cần có cái nhìn riêng của mình (giống như các bài báo về Nguyễn Cảnh Toàn).

Tôi có vài suy luận chủ quan:

Bà NBT mang tên chồng hình như còn có lý do giữ "thương hiệu' cái tên đã nổi tiếng khi bà còn ở nước ngoài để hoạt động chính trị. Có vẻ như bà là tình báo của Việt cộng hoặc được Việt cộng chiêu dụ để cài vào lực lượng thứ 3. Lý do: tại sao lúc đầu "Bà "cãi" với nhà trường: tôi không phải là người của chính quyền Sài Gòn cử đi học" để không phải về nước làm việc cho Việt Nam Cộng Hoà, nhưng đến khi "ở Sài Gòn... tình hình thật rối ren" thì bà lại hăng hái về, "tham gia các hoạt động bí mật cũng như công khai trong những cuộc biểu tình, tuần hành rầm rộ đòi thống nhất đất nước"? Hoạt động bí mật là gì nếu không phải hoạt động cho cộng sản? Cha bà, bác sĩ Phạm Văn Huyến cũng hoạt động chống Ngô Đình Diệm, bị trao trả cho miền Bắc ở giới tuyến sông Bến Hải và sau này sang Pháp.

Tuy Bà NBT có tài, song bà cũng thuộc loại háo danh. Đã từng biết Tây và nhiều ngôn ngữ Tây, nhưng bà rất sung sướng khi được Viện tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) chọn là "Người phụ nữ của năm 1998" và Trung tâm tiểu sử Quốc tế Anh (IBC) chọn bà là "Người phụ nữ thiên niên kỷ" (bạn có nhớ thiên niên kỷ là bao nhiêu năm không?). Cứ theo bài báo trên, Bà liền xếp 2 tổ chức này là "cộng đồng quốc tế tiến bộ". Những ai sống ở VN thời đó hẳn hiểu cụm từ trên chỉ được các cơ quan thông tin đại chúng của VN dành cho những người và tổ chức ủng hộ VN chống Mỹ. Không biết ABI và IBC đã làm gì ủng hộ VN chống Mỹ chưa? Sao bà không tìm hiểu như nhạc sĩ Phạm Tuyên đã tìm hiểu về việc "mua danh" ấy, vì bà có điều kiện thuận lợi hơn nhiều?

Tôi đã từng đọc những phát biểu của bà hồi ứng cử vào Quốc hội, thấy giọng điệu bà không khác gì của 1 đảng viên cộng sản, thậm chí còn "bảo hoàng hơn vua". Không biết có phải bà thất cử 1 phần vì giọng điệu này hay không?

Cứ theo bài báo trên, chồng bà "đã chịu nhiều không kể xiết sự phiền nhiễu, khổ sở từ phía chính quyền cũ", bị cách chức Tổng Giám đốc nha ngư nghiệp Sài Gòn, "lại có thời gian gánh vác cho vợ việc dạy dỗ, nuôi nấng con cái" thay vợ, để được vợ "tri âm thầm lặng" bằng cách mang tên chồng mình, rồi "gục ngã trên bục giảng"! Bạn có thấy hơi tội tội cho ông không?--Nguyễn Việt Long 04:47, 8 tháng 10 2006 (UTC)

Có lẽ hỏi thành viên Vương Ngân Hà thì sẽ biết rõ hơn vì VNH cùng ngành luật với bà, may ra có thêm thông tin để biết bài báo đó viết có "tâng bốc" hay không. Còn tôi thì thấy việc ông chồng của bà làm Tổng Giám đốc nha ngư nghiệp Sài Gòn mà bà lại dùng chính tên ông chồng khi đó để biểu tình, rồi bị xét xử, bị tù...thì vô lý, vì khi tham gia cách mạng như vậy, thì bà cũng đã lường trước được hậu quả sẽ bị bắt giam, tù đày rồi...ai dại gì lấy tên chồng đang là 1 người đang có danh, có lợi liên quan tới VNCH như vậy. Casablanca1911 12:01, 8 tháng 10 2006 (UTC)

Suy nghĩ thật là ngây thơ! Vợ hoạt động thì chồng chắc cũng liên lụy, cần gì phải lấy tên họ chồng thì nhà cầm quyền mới biết hai người là vợ chồng.--Nguyễn Việt Long 04:26, 9 tháng 10 2006 (UTC)Hãy đọc Hồi ký không tên của Lý Quý Chung có trên talawas để thấy bà mang tên NBT khi biểu tình cùng một số dân biểu Saì Gòn.--Nguyễn Việt Long 04:40, 9 tháng 10 2006 (UTC)

Đúng là vợ hoặc chồng hoạt động với tên của bản thân mình thì sau này, người ta cũng sẽ phát hiện ra mối quan hệ liên lụy thôi. Nhưng tội gì, khi phong trào mới đang nhen nhóm, đang trong hoạt động bí mật, bà đã đứng tên chồng để "nổi đình đám" lúc đó. Có bao nhiều người hoạt động toàn phải lấy tên X30, Y33...gì đó, lại còn tránh cả dùng tên thật của mình nữa cơ mà. Cuốn Hồi ký không tên được Lý Quý Chung viết vào năm 2004, có nhắc tới bà NBT và một số người nữa trong chuyện kể về lại cuộc biểu tình khi đó (ở chương 14 thì phải). Còn việc chính "bà mang tên NBT khi tham gia biểu tình" thì tôi vẫn chưa tìm thấy. Ở trang nào nhỉ ở Việt Nam thư quán ? Casablanca1911 05:12, 9 tháng 10 2006 (UTC)