Thảo luận:Bùi Tá Hán

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này có câu "là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi Đại Việt về phía Nam". Câu này có lẽ có vấn đề. Lý do năm 1471 Lê Thánh Tông đã đánh tới tận Phú Yên và lập ra Quảng Nam thừa tuyên(trích trong Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục) và ông này có lẽ chỉ là một trong những người thừa hành kế tiếp các người đi trước trong việc thực hiện nhiệm vụ cai quản đất ấy mà không thấy sự mở mang gì hơn nữa. Cụ thể như sau:

  1. ...đến khi Lê Thánh Tông đánh Chiêm Thành, mở đất đai đến núi Thạch Bi2132.. Phần chú thích ghi: 2132. Ở địa phận tỉnh Phú Yên,...khi Lê Thánh Tông đánh được Chiêm Thành mở đất đến núi Thạch Bi, có khắc chữ vào vách đá trên đỉnh núi, chữ ấy nay vẫn còn, nhưng nét chữ lờ mờ sứt mẻ, không thể trông rõ được.
  2. Tháng 6 (1471). Đặt đạo Quảng Nam. Nhà vua đem đất Chiêm Thành đặt làm Quảng Nam thừa tuyên, quản lãnh 3 phủ, 9 huyện, đặt ba ty: Đô ty, Thừa ty, và Hiến ty và đặt vệ quân Thanh Hoa gồm 5 sở.
  3. Quảng Nam: Đất Việt thường xưa; nhà Tần, thuộc Tượng quận; nhà Hán, thuộc Nhật Nam; nhà Đường, là Lâm Ấp; nhà Tống, là đất Lý Châu và Chiêm Động của Chiêm Thành; nhà Trần, thuộc đất Hóa Châu; nhuận Hồ lấy cả đất Đại Chiêm và Cổ Lũy của Chiêm Thành đặt làm bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa; thuộc Minh hợp lại làm phủ Thăng Hoa; hồi đầu triều Lê, là đất cơ mi gọi tên là Nam giới, nhưng sổ sách chỉ chép tên suông, chứ thật ra thì đất đai chỗ ấy vẫn do người Chiêm Thành chiếm cứ. Đến năm Hồng Đức thứ 3 (1472-nhầm chỗ này chăng) Thánh Tông thân đi đánh Chiêm Thành, lấy đất ấy đặt làm Quảng Nam thừa tuyên quản lĩnh ba phủ, chín huyện.
  4. ...Hi Tông Hiếu Triết hoàng đế (Nguyễn Phúc Tần (1649-1687)) đánh phá Chiêm Thành, lấy đất Phan Rang trở về phía Bắc đến núi Thạch Bi đặt làm doanh Thái Khang, còn từ Phan Rang trở về phía nam giáp với Phan Rí vẫn là nước Chiêm Thành. Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế (Nguyễn Phúc Chu (1692-1725)) hạ tên nước Chiêm Thành xuống làm trấn Thuận Thành, đem dòng dõi chúa Chiêm Thành trước làm trấn thủ, lại đặt doanh Bình Thuận đem trấn Thuận Thành lệ thuộc vào doanh này. Thế Tông Hiếu Vũ hoàng đế (Nguyễn Phúc Khoát (1739-1765)) đổi doanh Thái Khang làm doanh Bình Khang. Vương Ngân Hà 00:45, ngày 02 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu ông này "là người có công lấy lại đất Quảng Nam từ tay nhà Mạc" thì phải có sử sách ghi chép chứ không lẽ chỉ là "tương truyền"? Avia (thảo luận) 01:39, ngày 02 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi là Bùi Phú Tuyên Hiện nay gia đình tôi có nhà thờ họ, là một trong rất ít nhà thờ còn lại trên 100 năm. Trong nhà thờ có gỗ trụ tròn lau năm nên các cột gỗ đen bóng rất đẹp. Chính giữa nhà thờ là hình ông Bùi Tá Hán. Tương truyền trong dòng tộc rằng: Ông Bùi Tá Hán tuy đánh đuổi chim thành để mở mang bờ cỏi nhưng ông có người cận vệ thân tín là người Chim Thành và hiện tại vẫn còn bức tượng người lính đó đứng gác bên cạnh tượng Ông trên nhà thờ của lăng mộ. Tên tuổi Bùi Tá Hán còn lưu tại các bia đá ở thành nội Huế. 115.72.215.195 (thảo luận) 01:10, ngày 3 tháng 7 năm 2010 (UTC) Bùi Phú Tuyên - Khi ông Bùi Tá Hán đến Quảng Ngãi, có lẽ đó là nơi ở cuối cùng vì mộ ông được chôn cất ở đây. Thực tế là mộ ông được gọi là "Núi Ông" ngày đó khu này là đồng bằng phù xa của con sông Trà Khúc - Khi ông chết dân chúng vì tiết thương ông nên mới khiên đất đắp mộ ông thàng quả đồi lớn gọi là núi. Hiện quả đồi đó vẫn còn và nay nằm bên trong khuôn viên nhà máy đường Quảng Ngãi. Qua thời gian sử dụng nhà máy đường có làm cho núi nhỏ đi nhưng nó vẫn còn rất lớn và trên đó nhà máy dùng để làm hồ chứa nước rất lớn để phục vụ cho nhà máy (nước được bơm lên núi để tạo áp suất cho toàn nhà máy). Mình đã lên đó chơi lúc nhỏ, giờ không biết có gì đổi khác chưa. Ngọn núi đó có một mặt giáp với sông Trà mà cũng có tên khác là Trường Xuân vì nó gần cầu Trường Xuân đi xuống hướng biển mới là cầu Trà Khúc 1 và Trà Khúc 2.[trả lời]

Những con cháu đời sau của ông Bùi Tá Hán chia thành 3 chi, đó là: Bùi Phú, Bùi Phụ, Bùi Tá. Thực tế là "phụ" cũng có nghĩa là "phụ giúp - phò tá" do đó nó cũng giống chữ "tá" với nguồn gốc ban đầu. Bùi Phụ và Bùi Phú có nguồn gốc họ hàng gần với nhau hơn. tuy nhiên họ Bùi điều sống quần cư trên diện tích rộng thuộc địa bàn xã Quảng Phú ngày nay. Nên đi đâu cũng có thể gặp họ hàng trong khu vực này. 
Ngoài dinh Ông có thờ Bùi Tá Hán, tại Quảng Phú còn có nhà thờ họ rất lớn ngày xưa có từ thời phong kiến, trải qua thời gian chiến tranh và thay đổi nó bị mai một và thu hẹp chỉ còn lại một nhà chính cổ kính hiện nay do ông BÙI PHỤ TIỆM là người kế tự nhà thờ này (ông Tiệm còn có tên gọi khác là TƯỜNG).Ngay giữa nhà thờ là hình ông Bùi Tá Hán rất trang trọng. Có diệp mình về xin phép chụp hình để gửi lên cho mọi người có quan tâm xem thử.
huyện nào thuộc Châu Hoan xưa không ?

58.187.45.237 (thảo luận) 12:06, ngày 10 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]