Thảo luận:Bộ Quốc phòng (Việt Nam)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Wikipedia:Quyền tác giả

Bản mẫu:Bộ Quốc phòng Việt Nam/Các thanh đầu

Mấy nhời thắc mắc[sửa mã nguồn]

U nào viết bài cho gái thỉnh giáo chút nhá:

- Có chắc là Thể công thuộc Cục huấn luyện chiến đấu,bộ Tổng Tham mưu không bác nhỉ?Gái thấy cách đây chừng dăm năm,nó còn thuộc Cục Quân huấn,mỗi khi muốn xin 1 quả bóng đá tập cũng fải chạy lên Cục Quân huấn cơ mà?

---> Chắc chắn là Thể công thuộc Cục quân huấn (còn gọi là cục Huấn luyện chiến đấu) quản lý

- Hình như trong fần cơ cấu của Tổng cục Chính trị thì U nhầm roài:

+Cục Dân vận:

---> Thuộc TCCT

+Cục tuyên huấn -hình như đây là Cục Quân huấn chứ nhỉ,vì đã có CỤc Dân vận làm nhiệm vụ vận động nhân dân rồi.

---> Cục quân huấn thuộc BTTM, còn Cục tuyến huấn (Gọi tắt của Cục tuyên truyền và huấn luyện) thuộc TCCT.

- Có chắc chắn là Cục Cán bộ và Cục Tổ chức trực thuộc Tổng cục Chính trị không U?Nếu đúng vậy thì coi mòi Bộ trưởng muốn can thiệp vô chuyện đề bạt và cất nhắc cũng hơi khó thì fải?U có thể fân biệt cặn kẽ hộ gái về sự khác nhau giữa chức năng,nhiệm vụ của 2 cái Cục này được không?

---> Bộ trưởng Quốc phòng chỉ có quyền phong quân hàm và giáng cấp quân hàm đến Đại tá. còn cấp tướng trở lên do Hội đồng Quốc Phòng và An ninh quyết định. Mới bạn xem bài về Hội đồng Quốc phòng và An ninh. Cục Tổ chức chuyên làm công tác quản lý Đảng viên, công tác xây dựng đảng và công tác Đảng, công tác chính trị trong các nhiệm vụ, Các quy chế và tiêu chuẩn Đảng viên và nhiều nhiệm vụ khác nữa. Còn Cục Cán bộ chuyên làm công tác cán bộ (như quản lý đào tạo cán bộ, quản lý hồ sơ cán bộ, đề nghị luân chuyển cán bộ, đề nghị phong quân hàm và giao nhiệm vụ cho các sĩ quan mới tốt nghiệp về các đầu mối của Bộ Quốc phòng. Cục cán bộ quản lý sĩ quan có số (sĩ quan chính thức) và sĩ quan chuyên nghiệp (sĩ quan gạch gãy) đã tốt nghiệp đại học trở lên, còn quân nhân chuyên nghiệp chưa có bằng đại học và hạ sĩ quan, chiến sĩ do Cục quân lực quản lý.

Rồi,trước khi U giải thích thì gái rất lọ mọ về 2 cái Cục này,cám ơn nhiều nhé.Riêng Hội đồng Quốc fòng và An ninh thì gái có hiểu sơ qua,sáng nay Quốc hội vừa thông qua danh sách nhiệm kì mới của Hội đồng này rồi :P

- Vị trí của bộ fận làm công tác điều tra fục vụ fá án,cũng như bộ fận làm công tác tương tự như công tác kiểm sát của Bộ QUốc fòng là như thế nào,U chỉ giùm gái với nhé:P.

---> Kiểm soát quân sự thuộc BTTM, còn Viện kiểm sát và Tòa án quân sự thuộc cơ quan chính trị

Vậy là điều tra thì thuộc fần Tổng Tham mưu,còn Tòa án và Kiểm sát là nhiệm vụ bên TCục

Chính trị.


> ko phai thế đâu: Kiểm soát QS là làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của quân nhân (chấn chỉnh tác phong, ổn định trật tự, kiểm tra kiểm soát trên 1 địa bàn nhất điịnh được phân công phụ trách). Còn việc điều tra là của Cơ quan điều tra (thuộc TCCT). Toàn án và viện kiểm soát lại có chức năng khác.xxx123.18.166.153 (thảo luận) 08:49, ngày 24 tháng 4 năm 2009 (UTC)[trả lời]

- Gái đã từng hỏi và được mấy cậu bạn cho biết là Tổng Trường SƠn cũng như Tổng VIettel hiện trực thuộc 1 cái cục gì đấy cơ,hình như là Cục Kinh tế thì fải,chứ không fải là 2 Tổng này to ngang cấp cục và trực thuộc Bộ Quốc fòng như U viết.U có thể minh xác điều này được không?

--->Cục Kinh tế quản lý về mặt nghiệp vụ kinh tế tất cả các đơn vị làm kinh tế thuộc Bộ quốc phòng chứ k riêng gì Vietel và TCT Trường sơn. Nhưng về mặt chính quyền thì các đơn vị này trực thuộc Bộ Quốc phòng cũng như các công ty khác trực thuộc các Tổng cục, quân, binh chủng.Mời bạn xem trang web của Cục Kinh tế-BQP [1]

Mong U giải đáp cho gái với nhá.Mong lắm thay:P --redflowers 09:05, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nếu bạn muốn biết rõ hơn thì phải học nhiều về Điều lệnh quân đội ở cấp cao được dạy cho các Quan chức cấp tỉnh trở lên tại Học viện quốc phòng. Còn muốn biết sơ sơ thì có thể đọc ở từ điển Bách khoa quân sự hoặc Danh bạ điện thoại quân sự ở các thư viện quân đội 212.193.220.33

Các trả lời dẫn đầu bằng ---> bên trên là của Thành viên:212.193.220.33
Dân thường như gái sao vô được Thư viện Quân sự hở U,chuyện này đúgn là khó roài.

Nên xếp vào bài QĐNDVN[sửa mã nguồn]

Các mục Các Quân chủng, Các binh chủng Các quân đoàn theo tôi nên xếp vào bài Quân đội Nhân dân Việt Nam thì hợp lý hơn.

Ở nhiều nước, Bộ QP do 1 quan chức dân sự đứng đầu, còn QĐ tách riêng. Ở VN có sự đan xen. Tuy nhiên ngay cả các Tổng cục như TC Chính trị, hay Bộ Tổng tham mưu, người ta thường nói: TC Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam, chứ ít khi nghe: TC Chính trị Bộ QP, Bộ Tổng tham mưu Bộ QP. Vậy các cơ quan này nên xếp vào bài nào cho hợp lý. Nếu xếp vào đây thì cũng nên xem lại bài Quân đội Nhân dân Việt Nam, tránh trùng lặp.--Nguyễn Việt Long 13:32, ngày 28 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo tôi cơ quan nào trực thuộc Bộ quốc phòng thì cứ giữ nguyên. Còn tên gọi có khi k phải ánh được tổ chức của nó. 212.193.220.33

Theo tôi, các cơ quan trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng gồm có: Bộ Tổng tham mưu, các Tổng cục, các Học viện, Văn phòng Bộ và Bộ tư lệnh Lăng. Các Quân binh chủng đều trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Khác với Hoa Kỳ, Bộ quốc phòng là cơ quan ngang với Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân; ở VN, Bột Tổng tham mưu là cơ quan cấp dưới của Bộ Quốc phòng, ngang với các Tổng cục. Nếu như ở Hoa Kỳ, các quân chủng một cơ cấu riêng độc lập (VD như không quân của Hải quân thì chỉ thuộc Navy Force), thì ở VN, một đơn vị tác chiến chịu sự chỉ huy về chuyên môn theo ngành dọc và tác chiến theo đơn vị. Như trường hợp không quân ở VN chỉ thuộc Air Force, trong tác chiến có thể phối thuộc với Ground Force. Ở cấp cao, Bộ Tổng tham mưu chỉ huy tác chiến, nhưng quyền điều động cán bộ lại thuộc Tổng cục Chính trị, do đó đều phải do Bộ Quốc phòng ra quyết định.Bring Vietnam to the world 01:42, 25 tháng 8 2006 (UTC)

Học viện Hậu cần trực thuộc Tổng cục Hậu cần?[sửa mã nguồn]

Cũng như Học viện Biên phòng trực thuộc Bộ tư lệnh biên phòng, Học viện Phòng không- không quân trực thuộc quân chủng Phòng không-không quân, Học viện Hải quân trực thuộc quân chủng Hải quân, Học viện Khoa học quân sự trực thuộc Tổng cục 2. Các trường sĩ quan chỉ huy các binh chủng trực thuộc các binh chủng

Chỉ có 6 Học viện và 2 trường sĩ quan là đầu mối Bộ Quốc phòng được xếp theo thứ tự mức độ quan trọng của nó như sau:

1. Học viện Quốc phòng (HA).

2. Học viện Lục quân (HB).

3. Học viện chính trị quân sự (HC)

4. Học viện kỹ thuật quân sự (HD)

5. HVHC co bien so (HE) chu khong phai cua HVQY; bien so cu cua TSQHC la TH. HVHC thuoc BQP

6. Học viện Quân y

7. Trường sĩ quan Lục quân 1 (T

8. Trường sĩ quan lục quân 2

Tran quan ham cua Giam doc, Bi thu Dang uy, Hiệu trưởng các trường này có thể mang quân hàm cao nhất là Trung tướng, Riêng Học viện Quốc phòng có thể lên Thượng tướng.

Thành viên:195.19.48.146 05:26, 31 tháng 8 2006 (UTC)

---> Hviện HC là trực thuộc Bộ QP. Bộ có 6 học viện và 2 trường SQ là đầu mối trực thuộc (gồm 6 HV là: QP, CTQS, KTQS, Đà Lạt, Quan Y, Hậu cần; - 2 trường SQ: Lục quân 1, Lq2). Thế mới đúng, dược chưa.

Theo Từ điển bách khoa quân sự VN (2004) thì Học viện Hậu cần trực thuộc BQP.--Nguyễn Việt Long 13:33, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Theo Danh bạ điện thoại quân sự, xuất bản năm 2006 và các văn bản hành chính mà cơ quan tôi có quan hệ với Học viện Hậu cần thì Học viện Hậu cần thuộc Tổng cục Hậu cần. 195.19.48.146 14:17, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Niên giám điện thoại 2006 ghi Học viện Hậu cần, Bộ Quốc phòng.
Từ điển bách khoa quân sự VN (2004) ghi ngày 15/16.12.1981 chuyển Học viện Hậu cần thuộc Tổng Cục Hậu Cần sang trực thuộc Bộ Quốc phòng.--Nguyễn Việt Long 11:44, 19 tháng 10 2006 (UTC)

- Xin bạn cho biết biển số xe của Học viện Hậu cần là gì? Từ đó có thể biết ngay Học viện Hậu cần trực thuộc Bộ hay Tổng cục.

-Tôi không biết biển số xe của Học viện Hậu cần. Bạn thử gọi điện thoại hỏi Học viện Hậu cần xem sao.--Nguyễn Việt Long 13:15, 23 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi dã trực tiếp gọi điện đến Học viện Hậu cần để hỏi và được trả lời là Học viện trực thuộc Bộ Quốc phòng.--Nguyễn Việt Long 11:06, 27 tháng 10 2006 (UTC)

Ngại quá[sửa mã nguồn]

Không biết viết về lực lượng quốc phòng dựa theo thông tin của đài BBC thì có bị vi phạm tiết lộ thông tin bí mật không nhỉ? Ai mà biết được, tôi không ưa ghép bị ghép tội này đâu? thảo luận quên ký tên này là của Meomeo (thảo luận • đóng góp).

BBC đã nói tức là rất nhiều người trên thế giới biết, sao còn gọi là thông tin bí mật. Chỉ không rõ thông tin đó chính xác đến mức nào mà thôi.--Nguyễn Việt Long 13:40, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Giải thích[sửa mã nguồn]

Chưa thấy nói về vai trò quyền hạn của Bộ trưởng BQP, so với nước ngoài. Vai trò, quyền hạn của Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch nước đới với quân đội. Các Chính ủy, Chính trị viên qua các thời kỳ nữa. thảo luận quên ký tên này là của Xuxi (thảo luận • đóng góp).

Hiện nay Bí thư quân ủy tw là Tổng bí thư kiêm nhiệm, trước đây Võ Nguyên Giáp k phải là TBT nhưng lại là Bí thư Quân ủy.
Chủ tịch nước thường là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia kiêm Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang. Duy nhất Võ Nguyên Giáp làm Tổng tư lệnh tối cao mà k phải là chủ tịch nước.
thảo luận quên ký tên này là của 195.19.48.182 (thảo luận • đóng góp).

Hiện nay đã giải thể Bộ Tổng tư lệnh nên cũng không còn chức vụ Tổng tư lệnh. Chủ tịch nước thống lĩnh các lực lượng vũ trang chứ không phải là Tổng tư lệnh.--Nguyễn Việt Long 13:37, 11 tháng 9 2006 (UTC)

Thảo luận về thông tin Bộ quốc phòng[sửa mã nguồn]

Tôi thấy rằng những thông tin về Bộ Quốc Phòng là những thông tin nhạy cảm. Nếu những thông tin này được đăng lên mạng sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Sao mọi người lại thảo luận và đưa việc này lên đây nhỉ? Những thông tin khác chúng ta có thể đưa lên mạng được nhưng cũng cần phải biết là thông tin đưa lên có ảnh hưởng gì tới đất nước mình không chứ? Tôi đề xuất là xóa những thông tin này đi! Mong các thành viên đồng ý với ý kiến của tôi! thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.47 (thảo luận • đóng góp).

Tôi thấy những thông tin trong bài có gì bí mật đâu mà ảnh hưởng an ninh quốc gia. Đừng nên cái gì cũng nhạy cảm như thế. Avia (thảo luận) 09:41, 27 tháng 10 2006 (UTC)

Thành viên 203.160.1.47 chưa chịu đọc báo chí và các sách của Nhà xuất bản QĐND, Từ điển Bách khoa Quân sự VN nên mới có phát biểu ấu trĩ như vậy. Chỉ cần chịu khó đọc các sách về lịch sử các binh chủng QĐ, tham khảo Danh bạ điện thoại quân sự là có nhiều thông tin hơn ở bài này ấy chứ. Thành viên này còn can "tội" xóa lung tung trong bài Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an nên đã bị Tttrung khóa tài khoản đấy.--Nguyễn Việt Long 11:32, 27 tháng 10 2006 (UTC)


Trong danh bạ điện thoại có đủ cả à? Còn cái từ điển kia nữa? Vậy danh bạ và từ điển mà VietLong nói có được công khai không hay chỉ dùng trong nội bộ thôi? Nếu tài liệu dùng trong nội bộ mà anh đưa thông tin lên mạng là vi phạm pháp luật rồi! Thành viên VietLong có vẻ thích mỉa mai người khác nhỉ? Không biết kiến thức được đến đâu mà có vẻ khoe khoang thế?

Từ điển Bách khoa Quân sự VN được bán rộng rãi ngoài hiệu sách (lần XB trước 1996, nay tái bản bổ sung 2004). Danh bạ điện thoại quân sự (vì QĐ có hệ thống ĐT riêng) thì các sĩ quan bình thường chắc là có cả hoặc đọc trong thư viện QĐ. Tôi không mỉa mai mà chỉ nhắc nhở vì đã hỏi lý do xóa nhưng không thấy trả lời. Hy vọng chúng ta hiểu nhau hơn. Có nhiều sách về QĐ của NXB QĐND, chẳng hạn Lịch sử Bộ đội Biên phòng, Lịch sử quân sự VN..., Bách khoa Tri thức Quốc phòng toàn dân, NXB CTQG,... Sách lịch sử ngành Công an của NXB CAND cũng có, tất nhiên là có bán cho mọi người.
Nếu đọc Từ điển Bách khoa Quân sự VN thì thấy các mục về quân đội nước ngoài ghi rất tỉ mỉ về tổ chức, quân số, số lượng vũ khí lớn (đầu đạn hạt nhân, số máy bay, tàu chiến, tên lửa...) còn thuộc loại bí mật hơn nhiều. Riêng QĐNDVN thì không ghi quân số, số lượng vũ khí lớn mà thôi (cái này muốn tìm hiểu thì lại phải tìm đọc tài liệu nước ngoài), nhưng có khá đầy đủ về tổ chức. --Nguyễn Việt Long 11:35, 28 tháng 10 2006 (UTC)

Cảm ơn Việt Long vì những thiển ý tốt. Tôi xin hỏi bạn một câu: "Những thông tin về Bộ Quốc phòng, theo bạn có thể tìm được trong các cuấn từ điển về Quân sự. Nhưng những thông tin về Bộ công an thì sao? Nhất là những thông tin mới nhất chưa có trong cuấn lịch sử ngành Công an." thảo luận quên ký tên này là của 203.160.1.47 (thảo luận • đóng góp).

Tôi xin góp ý: từ "thiển ý" là dùng cho bản thân mình, hiểu nôm na là "ý thô thiển của tôi", ví dụ: Theo thiển ý của tôi.... Còn nói về ý của người khác thì dùng từ "nhã ý" ("ý đẹp ý tốt của bạn"), ví dụ: Cảm ơn việt Long vì đã có nhã ý... Thân mến, Avia (thảo luận) 07:15, 30 tháng 10 2006 (UTC)

Những thông tin mới nhất có thể đọc báo chí công khai, hoặc tra trên mạng. Ví dụ tên các Cục trưởng thỉnh thoảng vẫn xuất hiện trên báo, nhân dịp họ được thăng cấp (QĐ cuối 2004, CA 14/2/2006), hoặc các tin ngành công an, tin nhân ngày PCCC, ngày kỷ niệm của đơn vị nào đó, thành phần Ban lễ tang Thứ trưởng Nguyễn Văn Tính, lãnh đạo thăm viếng... Cái chính là ở cái đầu tổng hợp, thu nhặt của mình.

Bạn nào rỗi có thể tải ảnh Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, TCT TC Tình báo BQP, đọc điếu văn trong tang lễ Phạm Xuân Ẩn trên báo Tuổi trẻ hay Tiền phong online gì đấy. --Nguyễn Việt Long 11:15, 1 tháng 11 2006 (UTC)

quân đội Việt Nam có bao nhiêu quân chính quy[sửa mã nguồn]

Theo các tài liệu anninhmang tôi tìm được thì quân đội Việt Nam có tổng khoảng 628000 quân chính quy va khoảng 250000 quân đội dự bị và dân quân. Vậy theo mọi người Việt Nam có cần thiết một số lượng quân đội quá lớn như vậy ko? an ninh mang 01:10, ngày 24 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trong lịch sử Việt nam thì dân tộc ta luôn luôn phải chống chọi với những thế lực quân sự lớn mạnh hơn ta nhiều lần như quân Hán thời cổ đại trung đại, quân Pháp thời cận đại, quân Hoa Kỳ thời hiện đại. Do đó việc duy trì quân đội chính quy thường trực là hết sức cần thiết. Theo tôi, với vị trí địa lý nhạy cảm như nước ta thì 628000 quân chính quy/80 triệu dân vẫn còn hơi ít. Nếu muốn giảm số quân thì phải tăng cường cho mua sắm và chế tạo các vũ khí, trang bị kỹ thuật hiện đại nhắm đề phòng chiến tranh có thể xảy ra, răn đe các thế lực quân sự khác muốn chiếm nước ta bằng quân sự. Hiện nay đất nước còn nghèo, công nghiệp quốc phòng còn lạc hậu thì việc giữ số lượng quân chính quy như hiện nay là vừa. 195.19.48.186 10:26, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)][trả lời]

Tôi ít khi thảo luận khi sự thảo luận không mang đến tăng chất lượng của bài viết, nhưng trong trường hợp câu hỏi "số lượng người của một quân đội là có cần thiết không?" thì tôi nghĩ là có liên quan đến bài viết về quân đội đó. Do đó, tôi sẽ thêm một lối nhìn vào phần thảo luận này mà trong tương lai một người viết có thể mang vào bài, cùng với các câu trả lời khác, cho câu hỏi đó.
Số tiền dành cho quân đội và các lực lượng vũ trang của một quốc gia thường dựa vào nhiều yếu tố: trong lịch sử chiến tranh của quốc gia đó, trong dự tính của người lĩnh đạo có muốn xâm lăng quốc gia khác, trong dự tính ngăn cản xâm lăng của quốc gia khác, trong áp lực của các đồng minh... và, quan trọng nhất, vị trí địa chính trị (geopolitics) của quốc gia đó.
Trong trường hợp của Việt Nam thì tôi nghĩ yếu tố lịch sử chiến tranh và yếu tố địa chính trị là có sức ép nhất.
Còn quan điểm nghĩ là 2 yếu tố đó quan trọng là đúng hay không (vì trong thời gian hiện nay các hình thức "xâm lăng" là kinh tế và văn hóa hơn là quân đội) thì vẫn còn trong tranh cãi.
Mekong Bluesman 22:47, ngày 3 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Quân chính quy đến những 4.000.000 người lận à? Nhiều thế ư? Tôi nghĩ đây là tổng quân số của Trung Quốc thì đúng hơn (cả chủ lực, địa phương, dân quân). Ngay lực lược chính quy của TQ cũng chỉ xấp xỉ 2.500.000 người. Theo nhiều thông tin tổng hợp (quân số ước lượng của quân đoàn 4, quân số trung đoàn quân địa phương Gia Định, chỉ tiêu tuyển quân năm 2008 của TP.HCM...), tôi cho rằng lực lượng quân thường trực của VIệt Nam chỉ xấp xỉ 280.000 người mà thôi.

Phụ trách tài chính trung đoàn chỉ qua lớp huấn luyện tài chính - quản lý của Quân khu?[sửa mã nguồn]

Tôi được biết đ/c phụ trách tài chính e50 thuộc BCH QS TP Hải Phòng mới chỉ được đào tạo sơ qua lớp tài chính - quản lý do quân khu huấn luyện, mà được giao quản lý cả một hệ thống cán bộ tài chính, quản lý của trung đoàn. Như vậy có hoàn thành nhiệm vụ được không? Theo chức trách phụ trách tài chính QĐNDVN thì đ/c đó đã đủ chưa? Chẳng lẽ Quân đội thiếu nhiều cán bộ tài chính có đủ điều kiện đến vậy sao, hay vì một lý do gì khác?

Tùy viên quân sự[sửa mã nguồn]

Pác nào có danh sách các tùy viên quân sự ở các nước Mỹ, Trung... ko? Cho email & mobil liên lạc luôn!

Minh nghĩ Bộ đội Biên phòng Việt Nam có thể xem là quân chủng biên phòng (Border guard) và Cảnh sát biên Việt Nam có thể xem là quân chủng tuần duyên (Coast guard) vì thế giới họ cũng xếp các quân chủng trên vào quân chủng biên phòng và tuần duyên.

Quân chủng Biên phòng và tuần duyên[sửa mã nguồn]

Minh nghĩ Bộ đội Biên phòng Việt Nam có thể xem là quân chủng biên phòng (Border guard) và Cảnh sát biên Việt Nam có thể xem là quân chủng tuần duyên (Coast guard) vì thế giới họ cũng xếp các quân chủng trên vào quân chủng biên phòng và tuần duyên. Trần Ái Quốc (thảo luận) 13:20, ngày 27 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Vấn đề cảnh sát biển và tuần duyên[sửa mã nguồn]

Tại hội nghị "Những người đứng đầu Cảnh sát biển châu Á lần thứ 7" (HACGAM-7), báo chí tiếng anh cũng gọi là "the 7th Head of Asian Coast Guard Meeting". Do đó mình nghĩ cảnh sát biển nên được xem là lực lượng tuần duyên của Việt Nam. Tất nhiên tên chính thức không nhất thiết phải là tuần duyên VN nhưng cảnh sát biển là thuộc về quân chủng tuần duyên, cũng giống như Bộ Đội biên phòng thuộc vể quân chủng Biên phòng. Ví dụ như ở TQ, lực lượng tuần duyên của họ gọi là Hải giám, Pháp gọi là hiến binh biển, Malaysia gọi là cơ quan thực thi biển, Nga gọi là lực lượng Biên giới trên Biển... http://en.wikipedia.org/wiki/Coast_guard#Type_and_role_by_country

Hơn nữa mình không nói rằng tên cảnh sát biển là sai, mà mình chỉ muốn nói là cảnh sát biển chính là quân chủng tuần duyên. Tên của các quân chủng trên thế giới rất khác nhau tùy mỗi nước. Như Việt Nam gọi lính thủy đánh bộ là hải quân đánh bộ. Có khác là khác ở tên gọi mỗi nước thôi. Trần Ái Quốc (thảo luận) 13:19, ngày 27 tháng 10 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Gọt gọn lại[sửa mã nguồn]

Tôi gọt bớt những thông tin quá chi tiết để bài có bố cục gọn gàng về dễ theo dõi hơn, đồng thời cân đối với các bài tương tự (cấp Bộ chính phủ) khác. Thái Nhi (thảo luận) 06:09, ngày 25 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Những thông tin như vậy là cần thiết[sửa mã nguồn]

Bạn Thái Nhi à. Riêng về vấn đề quân sự. Tôi không biết bạn hiểu biết nhiều như thế nào. Nhưng riêng tôi những thông tin trong bảng như vậy là quá đầy đủ và tổng hợp. Bạn gọt gọn như vậy tôi không phục. Cái thứ hai nữa là Thông tin về ngày thành lập là rất quan trọng. Vì một số bài viết chưa có, và chưa được viết. Bạn gọt như vậy là không được. Theo tôi nghĩ nên để như cũ ban đầu.! Thân! Taitamtinh

Bài có đến 2 infobox (+ 1 bản mẫu dài) ngay đầu bài, hơi rối, có thể rút lại còn 1 infobox thôi?Enki Legend (thảo luận) 00:36, ngày 11 tháng 2 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đặt tên các khối[sửa mã nguồn]

Tui thây đặt BTL Bảo vệ Lăng CTHCM tương đương Quân chủng là rất không chính xác.

Bút chiến[sửa mã nguồn]

Dải IP 2001:EE0:44D3:BAF0 và @Rubi.ichi vui lòng giải thích tại sao chỉ vì thêm hay bớt Thượng tướng Chu Văn Tấn thôi mà hai bạn cứ lùi lại sửa đổi của nhau vậy? Tính đến thời điểm này hai bạn đã lùi đi lùi lại 39 lần nội dung trên hộp thông tin, tham số "chỉ huy nổi tiếng" vì mâu thuẫn này. Hai bạn nên ngưng bút chiến lại và tìm đồng thuận với nhau để giải quyết vấn đề. Anster (thảo luận) 12:46, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]

Theo tôi việc để bác Chu Văn Tấn vào thì cũng không có gì sai nhưng xếp trên các bác khác như bác Giáp hay bác Thanh hay bác Tấn thì không hợp lý cho lắm, cái tiêu đề là chỉ huy nổi tiếng: vậy bác Tấn nổi tiếng như thế nào ?? Vai trò trong 2 cuộc kháng chiến như thế nào ?? Có công thì chắc chắn có nhưng để xếp trên các vị như đã nêu thì không hợp lý và bạn kia không dùng tài khoản của wiki chúng ta mà thay đổi này nọ thì liệu có phải chăng là hành vi phá hoại ?? Việc xếp như thế nào chắc để bác Bút chiến sắp đặt – Rubi.ichi (thảo luận) 16:46, ngày 29 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]
Tôi không rõ về quốc phòng nhiều lắm, nhưng bạn nên giải thích với IP về điều này - tôi thấy Chu Văn Tấn chỉ là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Quốc phòng - còn lại không thấy gì khác, không nhìn thấy ông chỉ huy sự kiện gì trong Bộ Quốc phòng, suy luận đây không phải là người chỉ huy lãnh đạo kháng chiến dưới vai trò của Bộ Quốc phòng sau năm 1946. Theo vai trò trung lập của tôi, chắc IP cũng không biết nhiều về chủ thể của bài viết. Để tránh thiên vị, tôi sẽ tạm thời chưa sửa nội dung mâu thuẫn này; sau khi hết hạn khóa, bạn có thể tự sửa. Cảm ơn bạn. Anster (thảo luận) 16:30, ngày 30 tháng 1 năm 2024 (UTC)[trả lời]