Thảo luận:Công thức máu

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Về các bạch cầu "đa nhân"[sửa mã nguồn]

Hẳn ai cũng biết bạch cầu cũng như hầu hết các tế bào của cơ thể có 1 và chỉ 1 nhân. Hình thái của nhân các bạch cầu hạt được thấy có dạng phân thùy (múi) nên trước đây được gọi (không chính xác) là bạch cầu "đa nhân". Tuy cách gọi này đã rất phổ biến nhưng vẫn có xu hướng chuẩn hóa, vậy ta nên sửa lại thành bạch cầu hạt hay không trong bài này ? Seforadev 21:07, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ là giải thích cách dùng sai đó với một câu đứng riêng trong bài (một paragraph). Muốn cho rõ, chúng ta có thể viết "bạch cầu đa nhân" nhưng không làm nó đậm. Mekong Bluesman 22:01, ngày 06 tháng 12 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chất chống đông và chất chống kết dính tiểu cầu ?[sửa mã nguồn]

Thật ra chỉ có một chất được dùng, như EDTA, NaF, Citrate Calci hay Oxalate calci... và tác dụng chống đông chủ yếu là nhờ chống kết dính tiểu cầu.

Trong đó EDTA là chất được khuyến cáo dùng trong công thức máu (làm thủ công hay trên máy tự động), còn NaF dùng trong vài xét nghiệm sinh hóa, Citrate Calci và Oxalate calci dùng trong xét nghiệm đông máu...

Tôi đề nghị sửa đoạn trên thành : "Chất chống đông như EDTA.", chính xác, ngắn gọn, đầy đủ.Dieu2005 03:05, ngày 4 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]