Thảo luận:Chúa Nguyễn

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Lịch sử Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Đóng góp được dời[sửa mã nguồn]

Tôi đã dời đóng mới của Thành viên:Võ Khôi Bửu vào đây để thảo luận:

  • Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi binh ở Bình Định chứ không phải ở Quảng Nam.
  • Sau khi Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn bắt, Nguyễn Phúc Dương (cháu gọi Nguyễn Phúc Thuần bằng chú) lên ngôi, sau 1 năm thì đầu hàng Tây Sơn.
  • Năm 1778, Nguyễn Phúc Ánh (con của Nguyễn Phúc Luân) khởi binh chống Tây Sơn, đến năm 1780 thì lên ngôi vương tại Gia Định.

Nguyễn Hữu Dng 16:42, ngày 11 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi có xem lại, thống nhất một số điểm sau :
  • Năm Quý Tỵ 1773, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ khởi binh ở Bình Định và đưa quân chiếm thành Quy Nhơn với khẩu hiệu ban đầu là "Phù nguyễn diệt Trương" (Trương ở đây chính là Trương Phúc Loan).
  • Sau khi Nguyễn Phúc Thuần bị quân Tây Sơn bắt, Nguyễn Phúc Dương (cháu gọi Nguyễn Phúc Thuần bằng chú) lên ngôi, gọi là Tân Chính Vương. Năm Tân Dậu 1777, Nguyễn Huệ đem quân vào đánh chiếm Gia Định, quân Tân Sơn truy lùng gắt gao, Tân Chính Vương cùng một số quan lại đã bị bắt và bị giết.
  • Nguyễn Phúc Ánh đã bắt đầu sống một mình long đong vất vả và dần dần thu thập binh lính từ các nơi về đảo Thổ Châu và lấy lại Sài Gòn rồi tiến ra Bình Thuận. Sau khi đã củng cố lực lượng, năm Canh Tý 1780, Nguyễn Phúc Ánh (con của Nguyễn Phúc Luân) lên ngôi Vương tại Gia Định, và xưng là Nguyễn Vương.Casablanca1911 14:57, ngày 12 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Bài viết này cần bổ sung, và những thông tin trên nên được dẫn chiếu sang các bài liên quan như: Nguyễn Ánh, Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, chúa Trịnh. Những bài liên quan này đã phản ánh khá đầy đủ về hậu kỳ của chúa Nguyễn ở Đàng Trong.--Trungda 04:27, 26 tháng 10 2006 (UTC)

Xin ai nói với tôi chữ "ninh" của Chúa Ninh có nghĩa là gì? Tôi đang dịch bài này thành tiếng Hoà Lan và tôi đã không hiểu từ này... Xin cám ơn các bạn. David 16:55, 12 tháng 11 2006 (UTC)

Chữ "Ninh" này có lẽ lấy từ thuỵ hiệu của Nguyễn Phúc Chú là "Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế". Nguyễn Thanh Quang 17:55, 12 tháng 11 2006 (UTC)

Vâng, đúng rồi, nhưng nó có nghĩa là gì, bằng cách nói thường? David 18:58, 1 tháng 12 2006 (UTC)

Có thể là ninh 寧 (yên ổn). Nguyễn Hữu Dng 20:49, 1 tháng 12 2006 (UTC)
Rất cám ơn bạn. David 11:59, ngày 19 tháng 12 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Kiêng huý[sửa mã nguồn]

Hiếm thấy dòng họ nào trị vì mà kiêng huý tới mức "nhiêu khê" cho thiên hạ như họ Nguyễn. Huý kiêng đã đành, tới chữ "Vũ" là thuỵ hiệu của Phúc Khoát (Vũ vương) cũng kiêng; chữ "Cảnh" là tên chính đã kiêng, tới chữ "Kính" là chữ "phụ" lại cũng kiêng! Tên đàn ông hoàng tộc kiêng, tới con dâu, vợ của hoàng tử (Hoa) cũng kiêng (nên Thanh Hoa phải đổi là Thanh Hoá!)... Rồi một mình Nguyễn Phúc Miên Tông làm thay tất cả miếu hiệu của cả trăm vị vua...--Trungda 16:43, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khi họ là vua, hoàng đế, nữ hoàng... thì làm gì cũng được (vì hình như đó là định nghĩa được hiểu nhưng không được viết). Hãy xem câu nói sau đây của vua Louis XIV của Pháp ""L'État, c'est moi" (Nhà nước là ta), hay câu "Qu'ils mangent de la brioche" (Hãy để họ ăn bánh ngọt) của vợ của ông ta, thì việc cấm dùng tên của nhiều hoàng gia Á Đông không so sánh được. (Nhiều ông tổng thống, thủ tướng trong thời kỳ hiện đại cũng có các hành động, câu tuyên bố... không thua các vua thời xưa ... Ôi, con người!) Mekong Bluesman 17:47, ngày 27 tháng 9 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vấn đề KIÊNG HÚY này cần được NGHIÊN CỨU cho rõ, tôi đọc bài của mấy tay viết báo lá cải, thấy lập luận đơn giản quá. Rõ ràng là người miền Nam bộ dùng từ khác biệt hơn so với dân Trung, Bắc; không phải cái gì cũng gắn với KIÊNG HÚY, rồi suy ra lung tung được.

Ví như từ HẢO HÁN -> HẢO HỚN chẳng hạn, làm gì có kiêng húy gì mà họ vẫn đọc như thế ? Trích 1 bài viết:

Xem Phan Trọng Hiền, Tên húy và việc phạm húy, báo Phụ nữ Thànn phố Hồ Chí Minh số ra ngày 20. 11. 1993. Tuy nhiên đây rõ ràng là một sự suy diễn khiên cưỡng, vô căn cứ và rất tùy tiện. Thứ nhất, hiện tượng đọc chệch Tùng, Cương ra Tòng, Cang kia chủ yếu xảy ra ở miền Nam chứ không phải ở miền Bắc. Thứ hai, chẳng có bằng chứng lịch sử dù là gián tiếp hay nhỏ mọn nào cho phép nghĩ rằng vào thế kỷ XVI – XVIII thần dân của triều Lê trung hưng bị bắt buộc phải kiêng húy các chúa Trịnh: ngay cả các bộ chính sử được biên soạn bởi các sử thần của Lê Trịnh cũng viết thẳng tên các chúa Trịnh từ Trịnh Kiểm trở đi, chứ chẳng hề tỏ ra tôn kính đặc biệt gì các chữ ấy trên văn bản cả. Thứ ba, tác giả của phát hiện độc đáo nói trên dường như không biết cả chữ Hán lẫn quy ước trong gia tộc họ Trịnh, nên đã đánh đồng tên Trịnh Tùng với Tòng trong tam tòng và tên Trịnh Cương với Cang trong tam cang, chứ thật ra tên hai ông chúa này được viết với bộ mộc. Nếu đọc Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, người ta sẽ thấy ngay tất cả các chúa Trịnh đều có tên viết với bộ mộc và tất cả các chúa Nguyễn đều có tên viết với bộ chấm thủy.

Xem ra văn hóa ta suy đồi vì mấy tay nghiên cứu rất vớ vẩn, chỉ kiếm tiền nhuận bút.Nguoiachau (thảo luận) 00:46, ngày 17 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Kết thúc[sửa mã nguồn]

Thời kỳ các chúa Nguyễn kết thúc năm 1777 khi vị chúa thứ 9 cũng là vị chúa cuối cùng bị nhà Tây Sơn tiêu diệt, chứ không phải kết thúc khi Gia Long lên ngôi. Tôi đã sửa chi tiết này. Mai Trung Dũng (thảo luận) 04:41, ngày 20 tháng 4 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hiểu lầm[sửa mã nguồn]

Đoạn: "nhờ giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công. Về sau, nhà Nguyễn thống nhất đất nước, truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế." ở đầu, mình có ý kiến là sửa lại thành "nhờ giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công (về sau, nhà Nguyễn thống nhất đất nước, truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế)" để cho liền mạch theo thứ tự thời gian, như hiện tại mình nghĩ nó hơi đảo thứ tự thời gian, gây khó nắm bắt và hiểu nhầm.--~+AH-ADODC+~ (thảo luận) 10:38, ngày 25 tháng 7 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nguyễn Kim[sửa mã nguồn]

Đáng lã tính luôn Nguyễn Kim vào đây. NapoleonQuang (thảo luận) 04:28, ngày 15 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ngãi vương hay Nghĩa vương ?[sửa mã nguồn]

Có vài sách khá uy tín, như Từ điển văn học bộ mới (Nxb Thế giới, tr. 1033) ghi là Ngãi vương Nguyễn Phúc Trăn thay vì nghĩa vương, nhờ người soạn hoặc bạn nào quan tâm xin tra cứu lại. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:19, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tra trên Google và đọc sách Trịnh Nguyễn diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm thì thấy câu: Hiếu Nghĩa hoàng đế (tức Chúa Ngãi Nguyễn Phúc Trăn)...Nếu vậy, nên gọi chúa Ngãi thì đúng hơn, vì Hiếu Nghĩa hoàng đế là chức danh được con cháu thuộc vương triều suy tôn sau. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:56, ngày 1 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ý kiến về nguồn Nhìn lại lịch sử[sửa mã nguồn]

  • Tôi không hiểu sao, 1 tác phẩm của những người không chuyên, thấy ghi Đinh Công Vỹ là KS không biết là gì ? Và 1 tác phẩm có nhiều sai phạm, không phải là nguồn hàn lâm, mà lại được ra làm nguồn, trích rất dài như vậy ?
  • Nghiên cứu gì mấy quyển gia phả, thời đại thay đổi, mỗi dòng họ cũng lưu lạc, phân tán, bão lũ, chính trị,...đâu giữ được. Rồi người trưởng họ biết chữ đàng hoàng thì ok, nhưng đời sau, mù chữ, hoặc học hành không đến nơi đến chốn, cũng chép lại theo trí nhớ (vì có thể bị mất), lấy bất kì 1 ai nổi tiếng làm ông tổ. Nghiên cứu về gia phả để làm tài liệu lịch sử tôi cho là phi khoa học, lăng nhăng, vô bổ.

Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng

Sử sách thường ghi Nguyễn Kim - cha của chúa Nguyễn đầu tiên Nguyễn Hoàng - là con của An Hòa hầu Nguyễn Hoằng Dụ, là cháu của Nguyễn Văn Lang (người tham gia cùng Lê Tương Dực khởi binh giành ngôi của Lê Uy Mục) và là chắt của Nguyễn Đức Trung. Và sử cũng ghi Nguyễn Văn Lang là em Nguyễn Thị Hằng, hoàng hậu của Lê Thánh Tông. Sự thực không phải như vậy.[cần dẫn nguồn]

Thì cứ để như vậy, nó là nguồn mạnh, uy tín nhất, việc gì các ông được gọi là sử gia (tôi dùng từ này cũng hơi chối tai) hiện đại lại cứ nghiên cứu này nghiên cứu nọ. Rách việc chứ có được chuyện gì đâu. Thanhliencusi (thảo luận) 13:47, ngày 7 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Vương Quốc ?[sửa mã nguồn]

tôi đổi thành công quốc nghe hợp lý hơn vì hầu hết lịch sử các chúa Nguyễn chỉ lấy tước công mà thôi --122.106.165.252 (thảo luận) 15:20, ngày 2 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]