Thảo luận:Chiến tranh Pháp – Đại Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung cũ

Bài Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc có nội dung liên quan tới bài này, dung lượng khá dài, nhưng về tên gọi bài đó không ổn: vì Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc cũng như Pháp thuộc chỉ tính từ 1884, ko bao gồm cuộc chiến xâm chiếm của người Pháp (cuộc chiến được phản ánh trong bài viết mang tên gọi này mới chính xác). Tuy nhiên bỏ cả ruột bài Lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc đi thì hơi phí (dù thiếu nguồn gốc); nên phần đầu về cuộc chiến tạm đưa sang đây, hy vọng có thể dùng đưa vào; còn phần đuôi về thời Pháp đô hộ thì đã đưa sang bài Pháp thuộc.--Trungda (thảo luận) 18:12, ngày 26 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Nội dung

Căng thẳng trước chiến tranh[sửa mã nguồn]

Nguyễn Ánh nhờ Bá Đa Lộc đến Pháp để có thể nhờ một sự giúp đỡ của người Pháp để giành lại ngôi cho ông. Tuy nhiên trước sức ép của một số tư sản Pháp đang chống lại vua Louis XVI và vấn víu ở cuộc nội chiến Bắc Mĩ nên việc giúp đỡ không thành. Hiệp ước Versailles do Louis XVI đề ra giữa việc giao một số bộ binh Pháp đến giúp Nguyễn Ánh để đổi được một số vùng hải quân trọng điểm ở Annam đã được Bá Đa Lộc thay cho Nguyễn Ánh kí kết. Tuy vậy, Bá Đa Lộc chỉ tìm được một số chuyên gia đến giúp Nguyễn Ánh.

Tuy đây chỉ là sự giúp đỡ của Bá Đa Lộc, chứ không là của Pháp, nhưng Pháp vẫn lại muốn ép Nguyễn Ánh phải thực thi Hiệp ước Versailles. Nguyễn Ánh không đồng tình và căng thẳng cứ từ đó mà ra. Đến thời vua Minh Mạng, căng thẳng lại càng phát triển mạnh do những chính sách như bế quan tỏa cảng, cấm đạo, đuổi sứ giả,...

Sơ Mi, cha Dương, cha Truất bị tra tấn vì đạo, ngày 18 tháng 12 năm 1838

Sau khi trở thành Hoàng đế Việt Nam, một trong những tuyên cáo của Tự Đức có ghi:

"Đạo Chúa hiển nhiên là trái với tự nhiên, bởi nó không tôn trọng các tổ tiên đã khuất. Các thầy giảng đạo gốc Âu Châu, là các kẻ đáng tội nhất, sẽ bị ném ra biển, với đá cột quanh cổ, và một phần thưởng ba mươi nén bạc sẽ được trao cho bất cứ ai bắt được một người trong họ. Các thầy giảng gốc Việt Nam ít tội hơn, và trước tiên sẽ bị tra tấn để xem họ có sẽ từ bỏ những sai lầm của mình hay không. Nếu từ chối, họ sẽ in dấu trên mặt và đày đi đến những vùng rừng thiêng nước độc nhất trong nước."

Ba năm sau đó, năm 1851, sự khoan dung này dành cho các linh mục bản xứ đột nhiên bị bãi bỏ. Từ đó về sau: “hoặc là họ phải chà đạp lên thánh giá, nếu không sẽ chém làm hai ở ngang lưng.” (trảm yêu). Trong năm đó và năm kế tiếp, bốn vị giáo sĩ truyền đạo người Pháp đã bị chém đầu và thi thể bị ném trôi sông hay ra biển. Báo chí Công Giáo tại Pháp kêu la trong sự kinh hoàng, và sự khích động đã thu nhận được một cảm tình viên nơi Hoàng Hậu Pháp Eugenie, nhất là khi trong số các nạn nhân sau này có tên một vị giám mục Tây Ban Nha mà khi còn là một thiếu nữ, bà ta có quen biết tại Andalusia.

Năm 1856, chiến thuyền Catinat vào cửa Đà Nẵng rồi cho người đem thư lên trách triều đình Việt Nam về việc giết giáo sĩ đạo Công giáo. Không được trả lời, quân Pháp bắn phá các đồn lũy rồi bỏ đi. Có giám mục Pellerin trốn được lên tàu, về Pháp thuật lại cho triều đình Pháp cảnh các giáo sĩ Công giáo bị đàn áp dã man ở Việt Nam. Pellerin nói rằng chỉ cần có loạn là các tín đồ Công giáo sẽ nổi lên đánh giúp. Cùng sự tác động của Hoàng hậu Pháp Eugénie, một người rất sùng đạo, Hoàng đế Napoléon III của Pháp quyết ý sang đánh Việt Nam[1].

Ngày 16 tháng 9 năm 1856, tàu Catinat của Pháp được cho phép cập bến Đà Nẵng. Tuy nhiên sứ thần Pháp không được yết kiến nhà vua vì triều đình thoái thác là không ai biết tiếng Pháp để tiếp sứ thần.

Ngày 26 tháng 9 năm 1856, một số tàu chiến của Pháp ở Thái Bình Dương tiến vào bờ biển Trung Kỳ bắn phá rồi bỏ đi, càng làm tình hình thêm căng thẳng.

Ngày 24 tháng 10 năm 1856, tàu Capricieuse của Pháp tuy được cho phép cập bến Đà Nẵng nhưng những yêu cầu của người Pháp như mở cửa thông thương và bãi bỏ lệnh cấm đạo đều bị triều đình vua Tự Đức bác bỏ. Chánh sứ Pháp là Montigny tức giận thóa mạ cả triều đình Huế[cần dẫn nguồn].

Với lời hứa sẽ có sự giúp đỡ của giáo dân Annam như Pellerin nói, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Walewski giao nhiệm vụ cho Phó Đô đốc Hải quân Pháp - Thái Bình Dương Genoully là sau khi chiếm được Quảng Châu phải tiến tới Đà Nẵng chiếm được vùng này, Nữ vương Isabel II của Tây Ban Nha cũng hứa sẽ đem tàu chiến đến giúp đỡ người Pháp cứu lấy các giáo dân.

Chiến tranh ở Nam Kì[sửa mã nguồn]

Đà Nẵng[sửa mã nguồn]

Pháp tấn công Đà Nẵng năm 1858

Đà Nẵng có một địa lý lí tưởng cho Pháp nhất là tàu chiến, cửa biển nơi đây tương đối sâu và dễ đi chứ không khó khăn. Chưa kể Đà Nẵng giàu có, dân đông nhất là giáo dân. Đây có thể là hậu phương tốt nhất để chiếm Huế. Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Hải quân Pháp do Genoully (phía Pháp) và Palnanca (phía Tây Ban Nha) chỉ huy tấn công cảng Đà Nẵng bằng thuyền chiến và tập kết quân ở Sơn Trà.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Genoully gửi tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng đang giữ Đà Nẵng trong hai giờ phải giao nộp cho quân Pháp tỉnh này. Nhưng chưa tới hạn, Genoully ra lệnh bắn phá đồn Điện Hải, An Hải. Triều đình Huế nghe tin căng thẳng ở Đà Nẵng, Tự Đức cử ngay Nguyễn Tri Phương tổng chỉ huy mặt trận đem quân giải quyết căng thẳng. Nguyễn Tri Phương cho quân đào hào, sơ tán dân, lập một hàng rào vây ở mé biển để quân Pháp ở Sơn Trà bí ở Sơn trà. Suốt 5 tháng vây hãm, cái đói và nóng nực đã khiến quân Pháp mệt mỏi, Pellerin khuyên Genoully đưa quân ra Bắc sẽ có giáo dân giúp nhưng luận điệu giáo dân giúp chỉ làm Genoully bực bội.

Ngày 2 tháng 2 năm 1859, Genoully để lại một số tiểu đoàn chống cự quân Nguyễn Tri Phương ở Đà Nẵng còn lại theo đường biển từ Vũng Tàu ven theo tiến vào Gia Định.

Gia Định[sửa mã nguồn]

Vũng Tàu: Ngày 9 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến vào Vũng Tàu. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp nổ súng, công phá các đồn ven biển và dùng quân bộ có trợ giúp tàu chiến tấn công đồ Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa có nhiệm vụ bảo vệ đường sông hướng vào Gia Định. Sau đó, các tàu chiến Pháp đi một cách chậm chạp men theo sông Cần Giờ tiến vào cửa thủy Gia Định.

Nhà Bè: Cửa thủy Gia Định có chặng sông Nhà Bè với 12 đồn ven sông chặn đánh với tàu chiến Pháp suốt 6 ngày đêm. Đặc biệt, các lính thủy đồn Giao Khẩu và Hữu Bình đột kích đánh đắm hai thuyền La Dragon va Avalanche của Pháp. Sáng ngày 16, quân Pháp chậm rãi vào đậu sát sông Bến Nghé.

Gia Định: Ngày 17 tháng 2 năm 1859, tàu chiến Pháp tập trung hỏa lực bắn phá cửa thành Gia Định rồi đem quân đánh mạnh vào mặt thành tới trưa. Tàu chiến Pháp sau đó chuyển hướng bắn nát các lỗ châu mai quân trong thành khiến thế bị vỡ, trấn thủ Võ Duy Ninh tự sát.

Tháng 3 năm 1859, Genoully cho phá thành rồi cùng quân vào tàu tiến vào tiếp tế Đà Nẵng.

Ngày 8 tháng 5 năm 1859, quân Pháp đánh phá các đồn Điện Hải, Phúc Ninh, Thạch Giản khiến Nguyễn Tri Phương phải rút quân cố thủ phía sau nhưng Genoully cũng thiệt hại nặng phải rút về Gia Định không dám tiến sâu thêm.

Pháp đánh với Áo ở Ý, Genoully được triệu về nước và thay ông là Page. Page táo bạo cho quân đánh dọc phía bắc Đà Nẵng và làm chủ đèo Hải Vân, rồi đánh thẳng vào Huế. Nhưng Page thất bại, quân Pháp thiệt hại tới 300 quân. Năm 1860, Page đành cho quân Pháp rút hoàn toàn vào Gia Định.

Hỗn chiến ở đồn Chí Hòa[sửa mã nguồn]

Quân Pháp dành thế chủ động ở Trung Quốc và cử Page đánh Hoa Bắc. Quân Pháp ở Gia Định chỉ có 1000 quân phải trải dài chiến tuyến 10 km lúc này Channer được thay tới. Nguyễn Tri Phương từ Đà Nẵng tiến vào phía Nam lập đồn Chí Hòa để quân Pháp không thể tiến ra ngoài Gia Định.

Ngày 25 tháng 10 năm 1860, Pháp tiếp viện cùng sự giúp sức của hải quân ngoài Thái Bình Dương tập trung ngoài đồn Chí Hòa.

Ngày 7 tháng 2 năm 1861, cùng 4000 quân và 50 thuyền chiến tập trung đông đủ được chính phủ Pháp giao quyền Đô đốc Channer cho tập dợt, bắn pháo thị uy đồn.

Ngày 24 tháng 2 năm 1861, hơn 8000 quân Pháp nổ súng cả pháo bắn tới tấp vào đồn, quân bộ được yểm trợ bằng súng cối chạy vào đồn đánh xáp lá cà với quân trong đồn. Thế yếu, quân Nguyễn Tri Phương chống cự tới kiệt sức đành tháo chạy, lỗ châu mai trong đồn bắn vào quân Pháp đủ để quân rút lui an toàn. Đồn Chí Hòa chỉ trong phút chốt thất bại nặng nề. Nguyễn Tri Phương đem quân trú đồn Thuận Kiều.

Ngày 28 tháng 2 năm 1861, quân Pháp công kích đồn Thuận Kiều, Nguyễn Tri Phương rút về Biên Hòa. Pháp thừa thằng xông tới đánh tan quân Huế, chiếm được Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.

Các cuộc khởi nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Bộ[sửa mã nguồn]

Hiệp ước Nhâm Tuất[sửa mã nguồn]

Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.

Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng - khoản 8 Hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (khoản 11 Hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình coi thường dân chúng).

Cuộc khởi nghĩa của Trương Định[sửa mã nguồn]

Trương Định sinh tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi. Quốc sử triều Nguyễn là Quốc triều chánh biên toát yếu (QTCBTY) chép rằng...phó quản cơ Gia Định là Trương Định, người huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, con quan Lãnh binh Trương Cầm... (nay là xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi). Lãnh binh Trương Cầm là Hữu thủy Vệ uý ở Gia Định thời vua Thiệu Trị.

Năm 1859, quân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông đem nghĩa binh lên đóng ở Thuận Kiều chống trả và đã từng thắng nhiều trận ở Cây Mai, Thị Nghè...

Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký kết hòa ước với Pháp. QTCBTY viết tháng 7 năm 1862...từ khi đã định hòa ước rồi, Ngài truyền dụ Nam Kỳ nghỉ binh và đòi Trương Định ra Phú Yên. Khi ấy trong các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hòa những người ứng nghĩa rủ nhau đoàn kết, tôn Trương Định làm Đại đầu mục, xin cho ra đánh, Đình thần nghị rằng: "bây giờ việc Bắc Kỳ đương khẩn, mà Nam Kỳ chưa có cơ hội gì, xin giao Phan Thanh Giản hiểu dụ". Nhưng Trương Định đã lâu mà không chịu về cung chức, bị cách chức hàm. Trên thực tế, ông đã từ chối thư dụ hàng của tướng Pháp là Bonard, bất chấp chiếu vua ra lệnh bãi binh do Phan Thanh Giản truyền vào và rút quân về Gò Công, được nhân dân tôn là Bình Tây Đại Nguyên Soái, lấy nơi này làm bản doanh, xây dựng các căn cứ địa kháng chiến.

Ngày 16 tháng 12 năm 1862, Trương Định đã ra lệnh tấn công các vị trí của quân Pháp ở cả ba tỉnh miền đông Nam Bộ, đẩy Pháp vào tình thế lúng túng, bị động. Tháng 2 năm 1863, nhờ có viện binh, Pháp phản công tại Biên Hòa, Chợ Lớn, bao vây Gò Công. Ngày 26 tháng 2 năm 1863, Pháp đánh chiếm thành trì, ông thoát khỏi vòng vây và kéo quân về Biên Hòa.

Tháng 9 năm 1863, Lagrandière sang thay Bonard, mở cuộc càn quét thứ hai, bắt được vợ con và một số tùy tùng của Trương Định.

Ngày 19 tháng 8 năm 1864, Huỳnh Công Tấn phản bội dẫn đường cho quân Pháp bất ngờ bao vây đánh úp. Bản doanh "Đám lá tối trời thất thủ, Trương Định bị trọng thương (gãy xương sống) và ông đã rút gươm tự sát tại Ao Dinh (Gò Công), để bảo toàn khí tiết vào sáng ngày 20 tháng 8 năm 1864. Hay tin ông tuẫn tiết, vua Tự Đức liền truy tặng ông phẩm hàm và cho lập đền thờ tại Quảng Ngãi.

Con ông là Trương Quyền đã rút lên vùng Châu Đốc tiếp tục chống Pháp thêm 6 năm nữa.

Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực[sửa mã nguồn]

Sinh ra dưới thời Minh Mạng, thuở nhỏ ông có tên là Chơn, từ năm Kỷ Mùi 1859 đổi là Lịch (Nguyễn Văn Lịch), và cũng từ tên Chơn ấy cộng với tính tình ngay thật, nên thầy dạy học của ông đặt tên hiệu cho ông là Trung Trực.

Hỏa hồng Nhật Tảo: Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (25 tháng 2 năm 1861), Nguyễn Trung Trực về Tân An. Lúc này, Pháp đã chiếm Mỹ Tho (tức thành Định Tường thất thủ vào ngày 12 tháng 4 năm 1861) nên thường cho những tàu chiến vừa chạy tuần tra vừa làm đồn nổi di động. Một trong số đó là chiếc tiểu hạm Espérance(Hy Vọng), án ngữ nơi vàm Nhựt Tảo, thuộc xã An Nhựt Tân, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An.

Tiểu hạm Espérance là một tàu gỗ có chỗ được bọc đồng chạy bằng hơi nước, có thể ra vào những luồng lạch cạn, được trang bị đại bác cùng nhiều vũ khí đa năng. Đây là một trong những tàu thuộc hàng bậc nhất của hải quân Pháp lúc bấy giờ. Vào trưa ngày 10 tháng 12 năm 1861, Nguyễn Trung Trực cùng phó quản binh Huỳnh Khắc Nhượng và Võ Văn Quang (theo Hỏi đáp lịch sử, còn Phan Thành Tài ghi tên là Nguyễn Văn Quang) tổ chức cuộc đám cước giả để lên thuyền phục kích đốt cháy tàu này.

Trận này quân của Nguyễn Trung Trực đã diệt 17 lính và 20 cộng sự người Việt, chỉ có 5 người trốn thoát (2 lính Pháp và 3 lính Tagal, tức lính đánh thuê Philippines, cũng còn gọi là lính Ma Ní). Lúc đó, viên sĩ quan chỉ huy tàu là trung úy hải quân Parfait không có mặt, nên sau khi hay tin dữ, Parfait đã ra lệnh đốt cháy nhiều nhà cửa trong thôn Nhật Tảo.

Chiến thắng này được triều Nguyễn cho ban thưởng và ghi chép lại trong sử. Còn với Pháp, viên thanh tra bản xứ tại Nam Kỳ tên Paulin Vial gọi đây là: "một sự kiện đau đớn" làm người An Nam phấn chấn và gây xúc động, đau lòng sâu sắc trong lòng người Pháp”.

Và Alfred Schreiner gọi chiến thắng Nhật Tảo:

"Đấy là khúc nhạc mở đầu cho một cuộc tổng công kích hầu như toàn bộ các đồn lũy của người Pháp"

Ở một trang khác, tác giả nhận định:

"Cuộc đốt cháy tàu Espérance là một biến cố bi thảm đã gây nên một nỗi xúc động sâu sắc nơi người Pháp và kích thích một cách lạ lùng trí tưởng tượng của người Annam"(sách đã dẫn, tr.223)

Thật vậy, từ sau chiến thắng trên, hàng loạt cuộc tấn công trên sông liên tiếp diễn ra, như: nghĩa quân Nguyễn Trung Trực tấn công tàu tuần tiễu Pháp trên vàm sông Bến Lức (tháng 12 năm 1862) và trên Sông Tra(16 tháng 12 năm 1862, có sách ghi ngày 17) gây nhiều thiệt hại cho đối phương.

Paul Vial kể:

"Ba chiếc tiểu hạm (Iorcha) đậu trên sông Vaico Đông (tức Vàm Cỏ Đông) nhằm kiểm soát sự lưu thông đường thủy, bị tấn công hết sức dữ dội bởi những nhóm người đông đảo, do họ được cổ vũ bởi trận đốt tàu Espérance… Một trong ba chiếc đó, chiếc tiểu hạm số 3. Viên sĩ quan chỉ huy tàu này đã bị thương."(sách đã dẫn, tr. 195)

Và Georfes Taboulet đã thú nhận:

"Cuộc nổi dậy bất ngờ bùng nổ vào ngày 16 tháng 12 năm 1862 (trận Sông Tra), và chẳng mấy chốc lan rộng ra. Ba chiếc tuần tra và nhiều đồn bót bị đánh chiếm, như đồn Rạch Tra, gần Sài Gòn; trong trận đó, viên đại úy Thouroude đã tử trận…."

Kiếm bạt Kiên Giang: Sau khi 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ mất (hòa ước Nhâm Tuất 1862), Nguyễn Trung Trực rút về hoạt động ở ba tỉnh miền Tây. Đầu năm 1867, ông ra Huế nhậm chức Lãnh binh, đến giữa năm 1867, lại về Hà Tiên giữ chức Hà Tiên thành thủ úy để trấn giữ đất này.

khi thành Hà Tiên thất thủ ngày 23 tháng 6 năm 1867, ông theo lệnh triều đình rút quân về Bình Thuận mà đưa quân về lập căn cứ ở Hòn Chông (nay thuộc xã Bình An, huyện Hòn Chông, tỉnh Kiên Giang)

Vào 4 giờ sáng ngày 16 tháng 6 năm 1868, nghĩa quân cùng nhiều người dân yêu nước (có cả hương chức và người Hoa, người Khmer) do Nguyễn Trung Trực chỉ huy đã bí mật, bất ngờ đánh úp đồn Kiên Giang, do quan tư An Sart chỉ huy, tiêu diệt đối phương, trong số đó có 5 viên sĩ quan Pháp, 67 lính, thu trên 100 khẩu súng và nhiều đạn dược và làm chủ tình hình được 5 ngày liền.

Đây là lần đầu tiên, lực lượng nghĩa quân đánh đối phương ngay tại trung tâm đầu não của tỉnh. Nhận tin chủ tỉnh Rạch Giá cùng viên trung úy Gamard bị giết ngay tại trận, George Diirrwell gọi đây là "một sự kiện bi thảm" (un événement tragique).

Hai ngày sau (ngày 18 tháng năm 1868), trung tá hải quân A. Léonard Ansart, Trần Bá Lộc, Đỗ Hữu Phương mang binh từ Vĩnh Long sang tiếp cứu. Ngày 21 tháng 6 năm 1868, Pháp phản công, ông phải lui quân về Hòn Chông rồi ra đảo Phú Quốc, lập chiến khu tại Cửa Cạn nhằm chống đối phương lâu dài. Tháng 9 năm 1868, chiếc tàu Groeland chở Huỳnh Văn Tấn (còn được gọi Huỳnh Công Tấn hay lãnh binh Tấn, trước có quen biết ông Trực vì cùng theo Trương Định kháng Pháp. Sau này, Tấn trở thành cộng sự cho Pháp), cùng 150 lính ở Gò Công đến đảo Phú Quốc để bao vây và truy đuổi ông Trực.

Phạm Văn Sơn thuật chuyện:

"Hương chức và dân trên đảo bị đội Tấn dọa phải theo và phụ lực với hắn để bao vây bọn ông Trực. Sau hai trận ghê gớm, bọn ông Trực phải trốn vào trong núi. Đội Tấn rượt theo, nghĩa quân bị kẹt trong một khe núi nhỏ hẹp. Cùng đường, bọn ông Trực phải ra hàng..."

Có người cho rằng để bảo toàn lực lượng nghĩa quân, nhân dân trên đảo và lòng hiếu với mẹ (Pháp đã bắt mẹ của ông để uy hiếp), Nguyễn Trung Trực tự ra nộp mình cho người Pháp và đã bị đưa về giam ở Sài Gòn.

Pau Vial lại cho rằng:

"Nguyễn Trung Trực chịu nộp mạng, chỉ vì thiếu lương thực và vì mạng sống của bao nghĩa quân đang bị bao vây hàng tháng trời ròng rã tại Phú Quốc."(Paul Vial, sách đã dẫn)

Tây Nam Kì thất thủ[sửa mã nguồn]

Ngày 20 đến 24 tháng 6 năm 1867, Pháp đánh chiếm Vĩnh Long (vốn đã được trao trả triều đình Huế ngày 25 tháng 5 năm 1863) rồi An Giang và Hà Tiên. Trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự, biết thế không thể giữ nổi, nên để tránh đổ máu vô ích, Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành, không kháng cự, với yêu cầu người Pháp phải bảo đảm an toàn cho dân chúng. Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày, rồi uống thuốc độc tự tử vào ngày 4 tháng 8 năm 1867, hưởng thọ 72 tuổi.

Pháp đánh Bắc Kì[sửa mã nguồn]

Tấn công Hà Nội lần thứ nhất[sửa mã nguồn]

Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré ở Nam Kì lấy cái cớ loạn Jean Dupuis ở Hà Nội nên sai đại úy hải quân Françis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Bắc Kỳ mất 4 tỉnh.

Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của giặc Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Françis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm.

Hiệp ước Philastre[sửa mã nguồn]

Ngày 15 tháng 3 năm 1874, tại Sài Gòn, hai bên đã ký hiệp ước Philastre gồm 22 điều khoảng đề cập về việc:

Thứ nhất là việc Thực dân Pháp được quyền chiếm toàn bộ miền Nam nhưng Triều đình Huế không cần bồi thường số tiền chiến phí.

Thứ hai là việc Pháp thừa nhận sự độc lập của Việt Nam với các nước khác. Pháp sẽ xây dựng đồn Mang Cá cạnh kinh đô để giúp Hoàng đế Việt Nam duy trì trật tự.

Thứ ba là việc nước Việt Nam mở 3 cửa khẩu Hà Nội, Thi Nại, Hải Phòng và cho các nhà buôn nước ngoài được phép mua bán hàng hóa tại các cửa khẩu.

Tấn công Hà Nội lần Thứ 2

Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.

Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Việt Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.

Chiến tranh Pháp-Thanh nổ ra[sửa mã nguồn]

Pháp đánh Lạng Sơn năm 1885

Cuộc chiến nổ ra vì Pháp muốn kiểm soát vùng đồng bằng Bắc Bộ và con đường nối từ Hà Nội đến tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Nhà Thanh ngược lại muốn duy trì hiện trạng tại Bắc kỳ, ngăn cản sự hiện diện quân sự của Pháp tại Bắc kỳ mà nhà Thanh cho rằng đe dọa trực tiếp đến an ninh các tỉnh miền nam của họ. Nhà Thanh qua cuộc chiến cũng muốn duy trì ảnh hưởng của mình trên Việt Nam, vốn được họ tuyên bố là "chư hầu" truyền thống của Trung Hoa.

Chiếm hoàn toàn Việt Nam[sửa mã nguồn]

Việt Nam hay Đại Nam[sửa mã nguồn]

Đề nghị thay tất cả từ Việt Nam bằng Đại Nam cho đúng danh xưng của nước ta thời đó. Motoro (thảo luận) 07:01, ngày 26 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Âm mưu xâm lược của Pháp[sửa mã nguồn]

Bài này hiện nay đang viết theo hướng làm cho người đọc tin rằng ngay từ đầu Pháp đã muốn biến Đại Nam thành thuộc địa. Đây là điều vô lý nếu xét trên các sự kiện Pháp nhiều lần cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao với Đại Nam và thuyết phục Đại Nam mở cửa giao thương với Pháp. Cứ mặc định thế giới bên ngoài là kẻ thù thì mãi mãi không tiến bộ nổi mà còn tự biến nước mình thành bãi chiến trường. Cái gương của cha anh chưa thấy sao mà giờ còn viết sử kiểu đó ?Motoro (thảo luận) 16:43, ngày 28 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Đọc sơ qua bài cũng thấy đủ nguồn cả ta lẫn tây nói về dã tâm của người Pháp muốn biến Đại Nam thành thuộc địa rồi bạn Motoro ạ, nếu còn nhìn nhận lịch sử kiểu sai lệch của bạn biến trắng thành đen thì bạn đúng hết nói. Thế kỷ 17-18 là thời kỳ các nước Châu Âu đi chiếm thuộc địa, hầu như các nước ở Á, Phi, Mỹ Latinh đều bị biến thành thuộc địa, đừng lấy điều kiện KT-XH-CT bây giờ để nhìn về thời các cụ thế kỷ 19 mà phán như thánh nhé Motoro.
IP có lý của IP còn bạn tất nhiên muôn thủa bạn có lý của bạn, giờ thì 2 bạn không nên áp đặt ý kiến cá nhân cho nhau, 2 bạn cứ thảo luận đi, không bị 3RR đấy. Dẫn một số đoạn trong bài nhé Motoro:
  • "Việc triều đình Đại Nam sách nhiễu các Kitô hữu cuối cùng giúp Pháp có một lý do để tấn công Đại Nam" (Thomazi, Conquête, tr. 25–9)
  • "...đây chỉ là một chuyến đi dọn đường sẵn cho cuộc can thiệp vũ trang khi đánh xong Trung Quốc" (Thomazi, Conquête, 101)
  • "...rõ ràng việc cử Montigny sang triều đình Huế chỉ có giá trị ngoại giao hình thức, còn mọi mưu mô kế hoạch đều đã được sắp đặt từ trước, chỉ đợi thời cơ và kiếm cớ để nổ súng. Vì thế, bản thân Montigny đã có những hành động vô cùng trắng trợn. Vấp phải thái độ của triều đình Huế cương quyết cự tuyệt không tiếp, trước khi rút lui về nước, ông đã đe dọa sẽ dùng vũ lực để trừng phạt nếu không đình chỉ việc cấm đạo, đồng thời ông cũng cấp báo về nước yêu cầu cử binh chiếm gấp Nam Kỳ" (Nguyễn Thế Anh 2008a, tr. 88)
Và còn rất rất nhiều dẫn chứng phía dưới nữa về các chiến dịch đánh chiếm biến Đại Nam thành thuộc địa của Pháp, bạn Motoro đừng chối nhé, chối là phỉ báng lịch sử, có tội với lịch sử đấy. Còn nếu Motoro nói Pháp không có dã tâm xâm lược Đại Nam thì chứng minh ngược lại cho tôi gần 100 năm thuộc địa Pháp của Việt Nam là cái gì? Nal (thảo luận) 03:34, ngày 30 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Thế tại sao Nhật chủ động thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây, mở cửa giao thương, học hỏi người ta để hiện đại hóa thì không bị biến thành thuộc địa mà thành cường quốc. Không thức thời thì chịu thiệt thôi. Trách ai ? Motoro (thảo luận) 10:49, ngày 3 tháng 9 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Bài viết[sửa mã nguồn]

Chung qui cũng chỉ kết tội nhà Nguyễn, thuơng thay. Ước gì tôi có time để sửa lại những bài lịch sử này. Quá sai trái.

Xoviet nghetinh123 (thảo luận) 13:47, ngày 21 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy không có số lượng 2 bên rõ ràng Zero123DRAGON (thảo luận) 14:10, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

 Phản đối Không cần thiết ở bài chính này. Cuộc chiến này thực chất được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có số lượng binh lực tham chiến khác nhau, đưa vào một bài chính như này rất rối rắm. Độc giả muốn tìm hiểu thêm về tương quan lực lượng hai bên có thể tham khảo các bài vệ tinh như Chiến dịch Bắc Kỳ, Biến cố Bắc Kỳ (1873) etc. – Hankiz tl 15:34, ngày 20 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ok Zero123DRAGON (thảo luận) 00:03, ngày 21 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Mặc dù là hiệp ước bảo hộ giữa Pháp và Việt Nam được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883, cuộc chiến vẫn tiếp tục cho đến khi nhà Thanh ký hiệp ước hòa bình Thiên Tân với Pháp để kết thúc xung đột ở Việt Nam vào ngày 9 tháng 6 năm 1885. – 2001:EE0:41C1:5D47:B9DF:6317:DAB0:DE5C (thảo luận) 09:18, ngày 14 tháng 11 năm 2022 (UTC)[trả lời]