Thảo luận:Cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phân tích về việc đăng ký với chính quyền 1996 thì nhất định phải dẫn đến thực tế 1994 thì mới có nghĩa[sửa mã nguồn]

Tách khỏi thực tế Pháp Luân Công chuyển thành phong trào quần chúng miễn phí từ cuối 1994 một cách chính thức (trước đó chỉ là chưa chính thức thôi) thì mọi phân tích về việc đăng ký chính quyền hay không đều không thể nào nói đúng sự thật vì sao thế. Đề nghị IP 42.113.152.205 không được cắt bỏ đoạn này. Lý do không có nguồn hiển nhiên không hợp lý; vì phần này là có nguồn. Băng hình video bài giảng Quảng Châu thậm chí là tiếng Việt hiện có mặt khắp Việt Nam, Youtube. Cuốn Chuyển Pháp Luân xuất bản 1-1995 là sự thật ai cũng biết.

Khi toàn bộ nội dung giảng dạy của Pháp Luân Công đã công khai và ai cũng có thể tự học, thì khái niệm thành lập cơ cấu quản lý hội viên, nhất là cơ cấu thu phí, đều trở thành không có ý nghĩa. Pháp Luân Công chuyển thành phong trào khí công quần chúng miễn phí từ cuối 1994 đầu 1995; do đó việc yêu cầu thành lập các cơ cấu sau 1995 đã trở thành không khả thi và cũng không hợp lý.

Cắt bỏ sự thật 1994 hiển nhiên là bóp méo sự thật về vấn đề đăng ký với chính quyền. Đề nghị sửa đổi thành như sau:

Đến cuối năm 1994, các khóa học 8 ngày đến 10 ngày của ông Lý Hồng Chí đã được rất nhiều người theo học, ví dụ khóa học ở Quảng Châu tháng 12-1994 có khoảng 4000 người học[1]. Xuất phát từ Thiện tâm muốn quần chúng có thể học môn này, ông Lý Hồng Chí đã công bố toàn bộ nội dung những gì mình giảng ra dưới dạng video/audio và sách. Video/audio có 3 bộ nguyên bản bài giảng Quảng Châu, Đại Liên, và Tế Nam; và sách chính là cuốn Chuyển Pháp Luân (lúc đó đang biên soạn và đầu tháng 1-1995 được xuất bản)[2].

Việc ông Lý Hồng Chí công bố toàn bộ phần giảng dạy của mình dưới dạng video/audio và sách, về xã hội mà xét, là phù hợp với nhận thức chung của người Trung Quốc, xưa nay vẫn coi khí công là một loại hình thực hành quần chúng như Thái Cực Quyền vốn lưu truyền hàng trăm năm rồi. Việc Pháp Luân Công chuyển sang hình thức phong trào tập luyện quần chúng kiểu như Thái Cực Quyền, tức là miễn phí, ngay lập tức được dân chúng ủng hộ, vì Pháp Luân Công bấy giờ đã thể hiện ra lợi ích to lớn về sức khỏe hấp dẫn nhiều người đến học. Ví như khóa học Quảng Châu, có rất nhiều người từ các tỉnh rất xa như Hắc Long Giang và Tân Cương lặn lội 4000km để đến học[3].

Về thu nhập tài chính, đương nhiên mất đi khoản thu nhập từ việc mở các khóa học khí công hàng nghìn người. Còn thu nhập từ bán băng hình băng tiếng và sách là rất thấp, vì nạn xuất bản hoặc copy không bản quyền và không trả tiền cho tác giả vốn lưu hành rộng rãi ở Trung Quốc. Nhưng cách làm này đã khiến một số người sử dụng khí công như một phương tiện kiếm tiền tức giận.

Năm 1995, có người lấy danh nghĩa chính quyền bắt đầu tiếp cận Pháp Luân Công để yêu cầu tham gia tổ chức Đảng và nhà nước.[4] Ủy ban quốc gia Thể thao Trung Quốc, Bộ Y tế Cộng đồng, và Hội nghiên cứu khoa học Khí công Trung Quốc (HNKKT) đã tìm gặp Lý để cùng nhau thành lập một hiệp hội Pháp Luân Công. Cùng năm đó, HNKKT ban hành một quy định mới buộc các tất cả các giáo phái khí công phải thành lập một chi nhánh Đảng bộ Đảng Cộng sản.[5] Tất cả những đề nghị đó đều được ông Lý Hồng Chí từ chối, vì các video/audio và sách đã chính thức phát hành từ cuối 1994 đầu 1995 và Pháp Luân Công đã trở thành phong trào quần chúng miễn phí thuận theo truyền thống của người Hoa. Khi toàn bộ nội dung giảng dạy của Pháp Luân Công đã công khai và ai cũng có thể tự học, thì khái niệm thành lập cơ cấu quản lý hội viên, nhất là cơ cấu thu phí, đều trở thành không có ý nghĩa.

Căng thẳng tiếp tục leo thang giữa. Năm 1996. Theo Schechter, Hiệp hội khí công đã yêu cầu ông Lý Hồng Chí thu học phí, nhưng ông Lý Hồng Chí đã nhấn mạnh rằng môn Pháp Luân Công hiện đã lưu hành miễn phí từ lâu.[6]

Tháng 3 năm 1996, Pháp Luân Công chính thức rút khỏi HNKKT, vì đã thành phong trào quần chúng rồi. Không có bất kỳ nguồn thu nhập tài chính nữa, Pháp Luân Công cũng chính thức trở thành không phụ thuộc vào bất kỳ một hiệp hội chính thức nào của nhà nước Trung Quốc.[7] Ông Lý Hồng Chí và Pháp Luân Công kể từ đó đã đứng ngoài các mối quan hệ cá nhân và giao dịch tài chính với nhà nước, vốn là tiêu chí đảm bảo cho các thầy dạy khí công và các tổ chức khí công của họ có thể tìm được một chỗ đứng trong hệ thống nhà nước Trung Quốc, và được nhà nước này bảo vệ.[8]


  1. ^ Video bài giảng Quảng Châu
  2. ^ Sách Chuyển Pháp Luân lần đầu xuất bản tháng 1-1995.
  3. ^ Video Quảng Châu 1994
  4. ^ Noah Porter, "Falun Gong in the United States: An Ethnographic Study".
  5. ^ David Palmer (2007).
  6. ^ Danny Schechter, Falun Gong's Challenge to China: Spiritual Practice of 'Evil Cult'?, (New York, NY:Akashic Books, 2000).
  7. ^ David Palmer, "Qigong Fever:Body, Science and Utopia in China," p 248.
  8. ^ David Palmer, "Qigong Fever:Body, Science and Utopia in China," p 295.