Thảo luận:Dưa Leo (nghệ sĩ hài độc thoại)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Phát ngôn gây tranh cãi[sửa mã nguồn]

@Nguyenhai314: Theo tôi thì nên gộp lại vào mục "quan điểm" thay vì tách riêng một mục tranh cãi. NHD (thảo luận) 20:55, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn DHN. Ban đầu tôi không biết nên đặt đề mục đó là gì, vì thực tế, hai đề mục có nội dung khác biệt (mục phía trên anh này nêu quan điểm chung về chính trị, xã hội; mục phía dưới là chỉ trích một cá nhân cụ thể). Tôi đã gộp đề mục và tác làm hai tiểu mục con, với hai nội dung chính trị xã hộicá nhân. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 01:06, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ảnh hưởng của Pablo Francisco[sửa mã nguồn]

Nguồn này hơi vô lý khi nói rằng DL tìm được clip của Pablo Francisco trên YouTube năm 1998. Lúc đó YouTube chưa tồn tại (2005) và Internet mới vào Việt Nam từ năm 1997. NHD (thảo luận) 21:01, ngày 16 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@DHN: Thật ra ban đầu, tôi có viết "năm 1998" tại đầu đoạn đó, nhưng do mâu thuẫn nguồn nên đành lược bỏ đi thời gian cụ thể. Nguồn Tuổi Trẻ có ghi rõ hơn:

Dưa Leo cho biết: “Tôi bắt đầu biết đến stand up comedy vào khoảng năm 2008, khi tôi tình cờ xem được một video clip hài trên YouTube của một diễn viên hài độc thoại. Đó là clip Preview Man Parody của Pablo Francisco. Trong đó diễn viên giả giọng người lồng tiếng phim và làm cho cả hội trường cười nghiêng ngả. Ngay lúc ấy tôi cảm thấy rất thích thú và khi biết đó chính là stand up comedy, ngay lập tức tôi muốn mình sẽ theo nghề này”.

Tôi suy đoán là nguồn kia ghi sai (1998 thay vì 2008). Nhưng do bản chất mâu thuẫn nguồn nên tôi quyết định không ghi năm cụ thể. – ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 01:02, ngày 17 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Người Mỹ gốc Việt[sửa mã nguồn]

Đề nghị quý BQV Thái Nhi và quý thành viên Biheo2812 đưa ra 1 nguồn thứ cấp đáng tin cậy chứng minh DL là "người Mỹ gốc Việt", "quốc tịch USA". Tôi đã lùi lại các sửa đổi vô căn cứ trên. Nếu muốn sửa lại, mong các quý BQV, quý thành viên dẫn nguồn. Nguyenhai314 (thảo luận) 09:53, ngày 30 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Ồ, tôi quá sơ suất không kiểm tra lại thông tin này. Cảm ơn lời phê bình của bạn. Thái Nhi (thảo luận) 00:53, ngày 31 tháng 3 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Nghệ sĩ[sửa mã nguồn]

@Truy Mộng: Từ nghệ sĩ có vẻ bị lạm dụng, làm tiêu đề bài viết trở nên hài hước. Standup comedian = diễn viên hài độc thoại. P.T.Đ (thảo luận) 10:59, ngày 9 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ Nhân đây tôi hỏi luôn về cách đặt "nghệ sĩ" này ở tiêu đề. Theo tôi thì thường người được danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú hay Nghệ sĩ Nhân dân (và một vài trường hợp cá biệt khác) mới được gọi là Nghệ sĩ. Nhưng dạo gần đây thì lại thấy cách gọi "nghệ sĩ" hình như lại phổ biến và rộng hơn tôi nghĩ, một ca sĩ hay diễn viên cũng có người gọi là nghệ sĩ, mà một ca sĩ kiêm diễn viên thì càng được gọi là nghệ sĩ nhiều hơn. Theo bạn thì như thế nào? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:09, ngày 9 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy nên gọi là ca sĩ, diễn viên..., còn cách gọi "nghệ sĩ" rất chung chung. Ví dụ: "nghệ sĩ phim" được hiểu là người làm phim (một loại hình nghệ thuật) → vậy đó là đạo diễn hay diễn viên, ...? P.T.Đ (thảo luận) 11:15, ngày 9 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Vậy có trường hợp nào nên dùng "nghệ sĩ" thay cho các nghề nghiệp cụ thể như ca sĩ, diễn viên hay đạo diễn không? – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 11:38, ngày 9 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Bàn ở bài Dưa Leo này thì "diễn viên" là đủ. Còn những trường hợp khác cần thảo luận thêm. P.T.Đ (thảo luận) 16:15, ngày 9 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@P.T.Đ, Truy Mộng, và NhacNy2412: Theo từ điển, "nghệ sĩ" là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật (xem [1]). Từ "nghệ sĩ" xưa nay thường được dùng như một tên gọi chung cho những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Hay từ nguyên của nó cũng đủ để giải thích. "Nghệ" tức "nghệ thuật", "sĩ" tức là "người" (vd: nghệ sĩ hài, nghệ sĩ cải lương, nghệ sĩ múa đương đại...), nên những người coi "nghệ sĩ" là một từ "cao quý" chỉ để gắn vào các danh hiệu thì chưa đúng, chứng tỏ họ chưa hiểu gì về mặt ngữ nghĩa. Hơn nữa, Việt Nam chưa có khái niệm chính thức về standup comedian. Một số báo gọi là "nghệ sĩ hài độc thoại", một số gọi là "diễn viên hài độc thoại". Wikipedia tiếng Việt chưa có bài chính thức cho nên hai cách gọi này có thể sử dụng được. Tôi nghĩ trước khi có bài về "standup comedian" và cách gọi chính thức thì hãy nên tôn trọng cách đặt tên ban đầu của tác giả tạo bài. – Nguyenhai314 (thảo luận) 12:29, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Việt Nam chưa có khái niệm chính thức về standup comedian, nhưng Wikipedia tiếng Việt đã có khái niệm chính thức về comedian: Diễn viên hài. Vấn đề ở đây là từ "nghệ sĩ" trong "nghệ sĩ hài độc thoại" là quá chung (theo từ nguyên) và có lẽ không cần thiết, nên chọn từ sát hơn để dịch. P.T.Đ (thảo luận) 17:11, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế sửa đổi ngày 22 tháng 11 năm 2021[sửa mã nguồn]

2402:800:6185:CAE7:D41E:F61:9614:EEA (thảo luận) 18:23, ngày 22 tháng 11 năm 2021 (UTC)[trả lời]