Thảo luận:Dọc mùng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Bộ Trạch tả
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Bộ Trạch tả, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Bộ Trạch tả. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Dọc mùng và môn ngọt[sửa mã nguồn]

Ở miền Nam gọi cây trong hình là bạc hà, miền bắc gọi dọc mùng (tôi đồng ý) nhưng nếu gọi là môn ngọt thì phải xem lại và cần nêu rõ ở vùng nào gọi là môn ngọt. Ở miền nam người ta gọi cây môn ngọt là một loại cây khác cọng nó giống như bạc hà nhưng không trắng bằng bạc hà (xem không cao quý như bạc hà) ở giữa lá nơi đỉnh của thân/cọng với lá có đốm màu tím (bạc hà không có) và thường mọc ven các hồ nước cạn. còn một loại khác giống với nó nhưng không có đối màu tím thì gọi là môn ngứa. Còn các môn trồng lấy củ thì khác hoàn toàn.--Cheers! (thảo luận) 17:50, ngày 13 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Còn interwiki sang ja:ハスイモ với cái hình trong bài là không đúng.--Cheers! (thảo luận) 17:52, ngày 13 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Cái này tôi đồng ý với Cheers!, tôi là người miền Trung (Vinh) nhưng từ bé tới giờ thậm chí còn chưa bao giờ được nghe tới tên cây nào là "môn ngọt", tôi nghĩ đây là từ mang tính địa phương cao (có thể là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ) vì trong quê tôi vẫn gọi là dọc mùng hoặc đơn giản là mùng.

Quych (thảo luận) 14:18, ngày 15 tháng 2 năm 2014 (UTC).[trả lời]

Theo hiểu biết của tôi, cây bạc hà (hay dọc mùng) và môn ngọt là khác nhau, cây môn ngọt phổ biến ở miền Tây Nam Bộ, người ta dùng nó vào rất nhiều món ăn, như gỏi môn ngọt, cháo lươn môn ngọt, vv... Trên Youtube tìm với từ khóa "Môn ngọt" sẽ cho nhiều kết quả chứng minh bạc hà không phải là môn ngọt. Chúng chỉ cùng họ với nhau mà thôi.Lê Minh (thảo luận) 09:06, ngày 21 tháng 5 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Môn ngọt có tên khoa học là Colocasia antiquorum và các tên khác là khoai sọ, khoai môn, theo cuốn Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam của TS Võ Văn Chi. --Nguyễn Việt Long (thảo luận) 02:21, ngày 7 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]