Thảo luận:Danh sách hoàng hậu Trung Quốc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Trình bày[sửa mã nguồn]

Nội dung cần bám theo tên bài. Đã gọi là "Danh sách Hoàng hậu Trung Quốc" thì cần lấy họ làm chủ thể, đặt ở cột đầu, cột sau mới kể họ là vợ ai. Nhất là trường hợp như bà Dương Hiến Dung, làm vợ vua Tấn lẫn Hán Triệu, như vậy bị tản mát dòng trên dòng dưới dù chỉ là 1 người.--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 10 tháng 1 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đưa vào[sửa mã nguồn]

Chỉ nên đưa những người sinh thời có danh hiệu này. Nếu đưa những người truy tôn vào, sẽ có rất nhiều me, bà nội các vua khai quốc và mẹ, bà các vua ngành thứ được truy tôn. Trong bảng hiện nay có trường hợp mẹ của các thủ lĩnh Tây bá như Cơ Xương, Cơ Quý... không phù hợp.--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 10 tháng 1 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Danh hiệu[sửa mã nguồn]

Đã gọi là "hoàng hậu", liệu có nên tính các "phu nhân" và "phi" nữa không?--Trungda (thảo luận) 09:53, ngày 10 tháng 1 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nhà Thanh[sửa mã nguồn]

Hiếu Hắc Lệ hoàng hậu của Gia Khánh là ai vậy, xin cho cái nguồn. Xưa giờ chỉ biết Gia Khánh có hai vị hoàng hậu, 2 vị hoàng quý phi =.= Xichquy90 (thảo luận) 07:47, ngày 29 tháng 7 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nhà Tần[sửa mã nguồn]

Thực chất không có hoàng hậu của triều đại này được ghi nhận. Những người là vợ 3 vị vua đưa vào danh sách hiện nay thì chồng họ đều chỉ là vua thời Tần vẫn đang là chư hầu nên họ không phải là "mẫu nghi thiên hạ", còn đến Tần Thủy Hoàng thì sử không ghi nhận bất cứ người phụ nữ nào là hoàng hậu.--Trungda (thảo luận) 08:41, ngày 26 tháng 6 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Tên của hoàng hậu nhà Thanh[sửa mã nguồn]

Từ thời Khang Hy đến Đạo Quang, không có hoàng hậu nào có tên được ghi vào sử sách, họ chỉ được ghi lại bằng họ. Ví dụ Hiếu Hiến Đoan Kính Hoàng hậu Đổng Ngạc thị chỉ được ghi lại là "Đổng Ngạc thị" chứ không hề có tên là "Đổng Ngạc Ô Vân Châu" .... Đa số các tên đó đều là do các tiểu thuyết đời sau tạo ra. Hiếu Trang Văn Hoàng hậu có tên là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Bố-Mộc-Bố-Thái, riêng tên tiếng Hán Đại Ngọc Nhi là do dã sử sáng tác chứ không được ghi trong sách sử. PhươngAn1211 (thảo luận) 04:33, ngày 7 tháng 10 năm 2014 (UTC)[trả lời]

Quy tắc viết hoa, Hoàng hậu hay hoàng hậu.[sửa mã nguồn]

Theo tôi tìm hiểu các hướng dẫn về quy tắc viết hoa trong các văn bản hành chính tiếng Việt do Chính phủ, bộ Nội Vụ ban hành thì các danh hiệu như Hoàng hậu, Hoàng thái hậu đều phải viết hoa. Nguồn http://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=4106%3Avit-hoa-trong-vn-bn-hanh-chinh&catid=2345%3Atham-kho&Itemid=4103&lang=vi&site=134 Dù thông tin trên wiki không được coi là văn bản hành chính nhưng vẫn nên tuân thủ các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp trên để thể hiện sự trang trọng và tính thống nhất. Trong đây có nói rõ đến việc viết hoa tên hiệu của các nhân vật lịch sử, viết hoa tên chức danh. Tuy nhiên hiện nay đa số các thành viên đều không viết hoa theo đúng quy cách, một loạt bài viết hoa đúng bị sửa lại thành sai và khi tôi sửa lại tên bài hay các chi tiết trong bài thì đều bị lùi lại về tên cũ nên mong mọi người cho ý kiến về vấn đề viết hoa này.Giángđàoliễuchi (thảo luận) 09:47, ngày 29 tháng 3 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Đó là thụy hiệu/tôn hiệu, là cách gọi người chết. Nó chỉ có hiệu lực trong thời kỳ phong kiến nói chung, và từng triều đại nói riêng. Trong các văn bản cổ, khi người của Triều đại sau nói về các đế hậu của triều đại trước đều gọi đơn giản là Tên triều đại + Miếu hiệu/Thụy hiệu tóm tắt, đối với hậu phi là Họ + danh hiệu. Nên đừng ôm mớ tên trong cổ sử ra để áp dụng trong thế kỷ 21.--Hiếu 11:17, ngày 11 tháng 6 năm 2016 (UTC)[trả lời]