Thảo luận:Danh sách kế vị ngai vàng vương thất Liên hiệp Anh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản mẫu:Dự án Anh Quốc


Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia[sửa mã nguồn]

thusinhviet: Tôi đặt tên theo cách mọi người vẫn đặt: "Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia" + TBN, Thuỵ Điển, Bỉ v.v... Có gì sai với UK sao? 𝖇𝖉𝖆𝖓𝖍 02:11, ngày 6 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]

À, bạn bdanh thân, việc tiếp nối cách đặt tên của loạt bài đã có của bạn không có gì là không đúng. Chỉ có điều cụm từ "Danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia" nghe sao nó trúc trắc, trục trặc quá !
Quân chủ nước Anh là nền quân chủ thế tập (Hereditary monarchy) nghĩa là vương quyền được truyền theo huyết thống.
Trái nghĩa với quân chủ thế tập là nền quân chủ tuyển cử (Elective monarchy), nghĩa là ngai vàng được trao cho một cá nhân qua bầu cử. Giáo hoàng nơi Vatican là một ví dụ của hình thức quân chủ tuyển cử.
Như bản chất của nó, những người trong danh sách kế vị của nền quân chủ thế tập phải có quan hệ huyết thống với đương kim quốc vương/hoàng đế. Nói cách khác, họ phải thuộc hoàng tộc.
Trong ngữ đoạn "danh sách kế vị ngai vàng hoàng gia", xin được phép hỏi bạn bdanh rằng từ "hoàng gia" này đóng vai trò ngữ pháp gì trong ngữ đoạn ấy ? Dùng để bổ nghĩa cho "ngai vàng" ? Hay "hoàng gia" + [tên nước] là một ngữ danh từ dùng để bổ nghĩa cho "ngai vàng" ? Nhưng nếu như thế, xin bạn lưu ý rằng, xưa nay người ta chỉ có khái niệm "ngai vàng"/"vương vị"/"đế vị" của một nước chứ không có khái niệm "ngai vàng"/"vương vị"/"đế vị" của hoàng gia một nước.
Còn một khái niệm nữa, cũng có thể gây nhầm lẫn, đó là người đứng đầu một dòng tộc nào đấy (trong trường hợp này là hoàng tộc một nước) nhưng hẳn nhiên, có lẽ không phải chủ thể của bài này.
Thân. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 01:34, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
thusinhviet: Cảm ơn bạn, khi dịch bài này, tôi xét theo các bài đã có trước để đặt tên vì đây cũng không phải chủ đề tôi am hiểu lắm. Nhưng chỉ thắc mắc tại sao "ngai vàng" của "hoàng gia một nước" chưa đúng? Nếu vậy cũng cần soát lại các nước khác xem sao. 𝖇𝖉𝖆𝖓𝖍 01:52, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Hi bạn 𝖇𝖉𝖆𝖓𝖍, Từ điển tiếng Việt ấn bản 2016 giảng:

ngai d. 1 Ghế có lưng và tay vịn để vua ngồi trong các buổi chầu.

Về mục từ ngai vàng thì từ điển này giảng:

ngai vàng d. Ngai của vua ngồi; dùng để chỉ ngôi vua. Lật đổ ngai vàng

Như thế, ngai vàng chính xác là cái ghế nhà vua ngồi để thiết triều. Người ta đã dùng phép ẩn dụ để lấy cái ngai vàng (tức cái ghế vua ngồi) để chỉ đến quyền lực nhà vua. Không chỉ ghế vua (ngai vàng), văn phong hiện đại người ta cũng dùng cái ghế quan chức ngồi để chỉ chức quan ấy:
"Ngai vàng" của một nước chính là chỉ người đứng đầu chế độ quân chủ nước đó (Quốc vương, Hoàng đế). "Ngai vàng nước Anh" là cách nói ẩn dụ để chỉ "Quốc vương Anh Quốc".
Nếu cho rằng "ngai vàng hoàng gia Anh Quốc" là cách nói hợp lẽ, chẳng phải ta cũng đương nhiên thừa nhận "Quốc vương hoàng gia Anh Quốc" là cách nói đúng đắn sao ? Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 08:35, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Đã có bài Hoàng gia Anh như bài chính thì tên bài này theo đó mà đặt tôi thấy cũng không có gì sai. --minhhuy (thảo luận) 09:29, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Bạn Trần Nguyễn Minh Huy thân mến, Hoàng gia Anh là tên bài tốt và không có vấn đề gì đặc biệt ở đây. Tuy nhiên, bài viết này không nói đến chủ thể "Hoàng gia Anh", bài viết này nhắm đến chủ thể Quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 10:04, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Tôi chưa hiểu ý bạn, Quân chủ Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland là bài viết về một thể chế chính trị Anh Quốc và Hoàng gia Anh là bài viết về tổ chức nằm trong thể chế đó (chuyện Anh hay UK thì rõ là không quá khác biệt ở đây vì ai cũng hiểu về tình trạng của đất nước này). Và khái niệm "Hoàng gia Anh" rõ ràng phổ biến không thể bàn cãi. Ngoài ra bài viết nguyên ngữ mà bài này dịch sang ám chỉ về chính hoàng tộc đó thì việc dùng "hoàng gia" không gây trở ngại gì đến việc nhầm lẫn các khái niệm quân chủ lập hiến như bạn phân tích. Nếu rõ ràng hơn thì bài là "Danh sách người kế vị ngai vàng của Hoàng gia Anh Quốc" --minhhuy (thảo luận) 11:06, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
À, khi dẫn liên kết đến bài Quân chủ Anh Quốc, ý tôi là nói đến người đứng đầu nền quân chủ nước đó chứ không phải là nền quân chủ nước Anh. (Tiếc là bài này nói về nền quân chủ chứ không phải quốc vương nước Anh). Đúng ra thì tôi cũng không quen dùng từ "quân chủ" 君主 để nói đến vua của một nước, nhưng xét cho cùng thì dường như nó là từ thích hợp nhất để chỉ về người đứng đầu nền quân chủ của một nước.
Ngai vàng Anh Quốc chính là nói đến quân chủ nước Anh, hay quốc vương nước Anh. Bài này viết về danh sách những người có thể lên ngôi quốc vương Anh Quốc. Thế nên, ta đặt tên bài là "Danh sách kế vị ngai vàng Anh Quốc" là hợp lẽ quá rồi ! Nếu muốn trực tiếp hơn nữa (không thông qua phép ẩn dụ), ta cứ gọi thẳng là "Danh sách kế vị quốc vương Anh Quốc" hay "Danh sách kế thừa vương vị Anh Quốc".
Nước Mỹ theo tổng thống chế, nhưng cũng có danh sách kế vị đấy. Phòng khi tổng thống chết mà tổng tuyển cử chưa kịp diễn ra đó mà. Xin bạn tham khảo qua bài Thứ tự kế vị Tổng thống Hoa Kỳ. Bài viết này có tên đặt khá chuẩn mực: "Thứ tự kế vị" + [chức vụ]. Bài viết này cũng nên theo mô thức đó, "ngai vàng Anh Quốc", "quân chủ nước Anh" hay "quốc vương nước Anh" là một chức vụ; trong khi "ngai vàng hoàng gia Anh" không phải là một chức vụ.
Tên bài bạn gợi ý "Danh sách người kế vị ngai vàng của Hoàng gia Anh Quốc" nhìn có vẻ ổn, nhưng thật bất ổn. "Kế vị" thì phải đi kèm với một chức vụ. Ở đây bạn dùng "ngai vàng" nhưng bạn không nói rõ ngai vàng nước nào, và cứ để mặc định cho người đọc đoán rằng: Những người này thuộc hoàng tộc Anh thì chắc chắn họ sẽ lên ngôi vua Anh. Điều này thật nguy hiểm. Và trong nhiều trường hợp nó hoàn toàn sai.
Nữ vương Đồng trinh Elizabeth I không có người nối dõi, Quốc vương James VI ở Scotland lân bang vì có quan hệ họ hàng với nữ vương quá cố nước Anh nên được mời về làm vua.
Hoàng đế Pedro I của Brasil xuất thân là hoàng tử Bồ Đào Nha. Pedro I là người cổ xúy cho việc Brasil ly khai khỏi mẫu quốc. Khi phụ vương qua đời, vì vẫn còn là hoàng tử Bồ Đào Nha, ông kế thừa ngai vị hợp pháp.
Qua hôn phối và xâm chiếm thuộc địa, hoàng tộc Châu Âu có mối quan hệ khá phức tạp với nhau, việc xác định ai thuộc về hoàng tộc nào và sẽ có trong danh sách kế vị Quốc vương nước nào cần phải được nêu cụ thể. Những ví dụ lịch sử tôi đã nêu nói lên rằng một nhân vật có thể thuộc về nhiều hoàng tộc và đều có khả năng đảm trách vương vị của các hoàng tộc đó.
Kết lại, gợi ý mà bạn Minh Huy đưa ra không thể hiện được đó là ngai vàng nước nào nên vẫn không thể áp dụng được. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 19:01, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]
Nếu mà sửa tiếp thành "Danh sách người kế vị ngai vàng Anh Quốc của Hoàng gia Anh Quốc" cũng không chính xác.
Hoàng gia Anh được hiểu là những người có quan hệ họ hàng gần gũi với nữ hoàng Anh Quốc. Danh sách liệt kê hiện tại cũng chỉ khoảng trên dưới 30 người. Trong các thành viên Hoàng gia Anh, có những người không bao giờ kệ vị ngai vua: phu quân Nữ vương, dâu và rể của bà, các cháu dâu, cháu rể, vân vân.
Ngược lại, danh sách kế vị có thể liệt kê dài đến hàng ngàn người, và như vậy, đa phần trong số họ không thuộc Hoàng gia Anh. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 20:27, ngày 7 tháng 10 năm 2018 (UTC)[trả lời]