Thảo luận:Gatsby vĩ đại

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Văn học
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Văn học, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Văn học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.

Như bài đã viết, truyện này được đánh giá rất cao trong 1 cuộc khảo sát của tạp chí Time!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 09:56, ngày 27 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Cũng được. Nhưng người Phương Tây đánh giá đồ của Phương Tây thì không thuyết phục lắm. Dầu sao còn hơn không có nguồn gốc.--Vietuy (thảo luận) 14:37, ngày 28 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Thế bạn đòi nguồn như Trung Quốc nó mới thuyết phục à? Sách tiếng Anh thì người Anh đánh giá thì quá chuẩn rồi, chưa kể một tạp chí nổi tiếng phi phe phái, có bề dày, nhiều uy tín như tạp chí Thời Đại. Còn nhớ nó, một tạp chí Mỹ, đã đưa hình Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên và để 2 chữ "The Victor" như thế nào không?115.75.0.219 (thảo luận) 14:48, ngày 28 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Ko sao đâu! Tôi ko nghĩ rằng người VN đã có phản biện với lời khen này!--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 14:46, ngày 28 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đại gia hay Vĩ đại[sửa mã nguồn]

Tôi thấy tên kia cũng là tên sách được xuất bản chính thức ở Việt Nam mà, dùng cũng đâu có sai. GV (thảo luận) 10:13, ngày 27 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

"Đại gia Gatsby" là tên bản dịch gần đây của Trịnh Lữ, trong đó ông ta cứ cố phần bua tại sao lại sử dụng cái từ thời thượng "đại gia". Còn "Gatsby vĩ đại" là tên bản dịch cũ, phổ biến từ rất lâu. Không nhầm thì trong hai cái đều chính thức, Wiki ưu tiên cái phổ biến hơn. P/S: Riêng nghe cái tên "Đại gia Gatsby" đã thấy bản dịch hỏng đi cả nửa. Một từ quá ư tầm thường. Chỉ cần tra từ điển là ra chữ "vĩ đại", trong trường hợp này lại rất ư là hay.--125.235.49.61 (thảo luận) 18:20, ngày 27 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Lạm bàn về cái tên dịch thì bên nào cũng có ý đúng cả, ngay bản thân Trịnh Lữ khi dịch Rừng Na-uy cũng dùng Gatsby vĩ đại, vấn đề là khi có nhiều tên cùng dùng được thì ta nên tôn trọng cái tên do người khởi tạo bài này sử dụng, theo tôi là vậy (giống trường hợp Anh-Anh, Anh-Mỹ ở bên wikipedia tiếng Anh). GV (thảo luận) 02:29, ngày 28 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Trịnh Lữ dịch Rừng Na-uy khi ông chưa công bố bản dịch của mình, có thể chưa suy nghĩ cái tên đúng đắn nhất cho nó mà dựa vào tên gọi đã được dịch trước đó, chỉ khi nào sau khi xuất bản mà Trịnh Lữ vẫn dùng thì mới có vấn đề. Ngoài ra, cuốn Đại gia Gatsby là tác phẩm được mua bản quyền và dịch chính thức tại Việt Nam, trước đó việc dịch thuật không mang tính chính thức pháp lý, nên cần dùng cái tên đã được hợp pháp hóa về bản quyền. Tân (thảo luận) 03:10, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Đấy, vấn đề nằm ở chỗ bản quyền, không biết có tài liệu nào chứng minh là bản dịch của NXB Tác phẩm mới là vi phạm bản quyền không nhỉ, vì chưa thấy có nên tôi mới phân vân chuyện tên trước tên sau, chứ biết chắc là bản kia vi phạm bản quyền thì còn gì phân vân nữa đâu. GV (thảo luận) 03:15, ngày 29 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Theo tôi nên di chuyển trang này sang Gatsby vĩ đại thì hợp lý hơn.Quenhitran (thảo luận) 06:09, ngày 25 tháng 10 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bản quyền không quan trọng vì nó sẽ thay đổi trong một thời gian rất ngắn. Wikipedia là một trang tôn trọng kiến thức và tính chính trực. Để nhan đề "Đại gia Gatsby", tẩm thường, mang hơi hướng giật gân và lá cải, sẽ là đi ngược lại với những thiên hướng này. Tôi cũng đồng ý là ta nên chuyển trang này sang "Gatsby Vĩ đại" theo đúng với văn hóa hàn lâm ở Việt Nam Tuananhbh (thảo luận) 12:59, ngày 6 tháng 8 năm 2014 (UTC).[trả lời]

Gatsby vĩ đại[sửa mã nguồn]

Không nên dịch là "Đại gia Gatsby", không thể căn cứ vào một ấn bản hay một quan điểm nhỏ lẻ mà làm hỏng cả một tri thức về tác phẩm văn học.

Thứ nhất, Gatsby vĩ đại là tiêu đề gốc của tác phẩm. Khi dịch "Đại gia Gatsby", các nhà xuất bản và nhà cung cấp phim tại Việt Nam đã căn cứ vào thị hiếu công chúng để BÁN tác phẩm, chứ họ không xây dựng ấn bản / bộ phim trên tinh thần tôn trọng nguyên tác, tôn trọng khoa học.

Thứ hai, bản thân nhà văn đặt tiêu đề Gatsby vĩ đại là phản ánh quan điểm tác phẩm, khi chuyển ngữ "Đại gia Gatsby" thì sẽ xóa nhòa triết lý cuốn sách. Gatsby là một cựu binh may mắn sở hữu khối tài sản kếch sù, anh ta biến khuôn viên nhà mình thành một thiên đường ăn chơi trụy lạc của New York, đêm ngày chỉ có hoa, suối rượu, tiệc tùng và ca hát, kể cả tình dục. Ngoại trừ Gatsby, tất cả đều hướng về căn nhà này với ánh mắt ngưỡng mộ, thèm khát và coi Gatsby là một thần tượng phóng túng. Bản thân nhân vật "Tôi" (tác giả ẩn sau) tìm đến Gatsby cũng vì ngưỡng mộ và tò mò. Có thể nói, Gatsby ở đỉnh cao danh vọng và quyền lực, nhưng thứ anh ta thèm khát lại vô cùng giản dị : Tình yêu. Cô em họ nhân vật "Tôi" chính là thứ anh ta thiếu - một tình cảm đơn độc và rất con người. Như vậy là có sự đối lập, khi quá dư thừa vật chất thì con người chỉ mong chút tình cảm. Triết lý "ánh sáng xanh" bên kia bờ eo biển cũng rất hay, nó là hy vọng về một quá khứ của sự ngây thơ, trong sáng, tuy thiếu thốn vật chất nhưng thực tại lại trái ngược. Vì thế, sống giữa bầy người chỉ biết hoan lạc và đốt tiền, Gatsby nổi lên như một thiên thần - anh ta có tình cảm rất con người. Cho nên tác giả đã đặt cho anh ta tên gọi "Gatsby vĩ đại". Tác phẩm này có triết lý khá giống "Trại súc vật" - một tác phẩm thì nói về sự súc vật hóa nhân cách và một tác phẩm nói về một con người giữa bầy thú. Chi tiết "ánh sáng xanh" cũng khá giống "bát cháo hành" của Thị Nở, chúng là biểu tượng của tính người. Dịch "Đại gia Gatsby" thực sự là tầm thường hóa nhân vật này, vì nó chỉ xét anh ta ở khía cạnh lắm tiền, và như thế cũng là hạ thấp giá trị cuốn sách, khiến nó tưởng chừng chỉ nói về sự xa xỉ.

Gatsby Vĩ Đại[sửa mã nguồn]

Rõ ràng là ý kiến chung vẫn là nghiêng về "Gatsby Vĩ Đại". Đây là tựa đề được mọi học giả biết tới và sát nghĩa so với nguyên bản. Chúng ta không nên vì sự đường đột và thiếu sâu sắc của một tay phiên dịch cộng với sự vô trách nhiệm của một nhà xuất bản nào đó mà làm mất đi giá trị của cả trăm năm văn học nhân loại và lu mờ cách hiểu hay và đúng được những học giả thực thụ đi trước để lại. Chứ nếu đà này không khéo ấn bản sau các tay "dịch gia" nhiều khi lại đổi thành "kiều nữ (Daisy) và đại gia" hay "bi kịch đại gia" thì khốn cho lớp trẻ! Ai cũng biết quá rõ khả năng của các "học giả Việt" trong chuyện sẵn sàng bôi nhọ, bóp méo một cách không xấu hổ những gì kinh điển và tốt đẹp để kiếm thêm tí tiền rồi! Hãy thể hiện sự tự trọng bằng cách thể hiện sự quan tâm đúng đắn và bài trừ những sản phẩm của sự thiếu hiểu biết.Tuananhbh (thảo luận) 07:05, ngày 7 tháng 8 năm 2014 (UTC)[trả lời]