Thảo luận:Gustav II Adolf của Thụy Điển

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.

== Chiến thuật tuyến ==

Trang 301: Vào một đêm đầu mùa xuân năm 1630, trong nhà Quốc hội thụy điển, đèn đuốc sáng trưng, mấy trăm vị quý tộc quần áo chỉnh tề, ngồi ngay ngắn, chăm chú lắng nghe một người đang đứng trên bục diễn thuyết.

Người có vóc dáng cao lớn, mắt to, lông mày rậm, râu quai nón rậm rì, tiếng như lệnh vỡ, dáng điệu như ngựa lồng, khẩu khí như thâu tóm cả vũ trụ, hoài bảo thật to lớn:

“Kể từ khi trẫm kế vị, nhờ các vị ra sức phò tá, phát triển công thương, xây dựng quân đội, chấn chỉnh chính trị, mỡ mang cơ đồ và cuối cùng đã thu được nhiều thành qủa rực rỡ; phía đông thì đánh bại nga sa hoàng, miền nam thì chiến thắng bal an, biến biển Baltic thành ao nhà. Nhưng bây giờ ở Đức đang xảy ra nội chiến, liênminh thiên chúa giáo,một thế lực chống thụy điển liên tiếp dành thắng lợi, (hết trang 301)

Trang 302: có nghĩa là tạo ra mối đe dọa trực tiếp đối với miền nam nước ta. Kinh nghiệm cho ta biết rằng: nếu cứ đóng chặt cửa, lo giữa nhà, đợi chúng đến mới đánh trả thì chẵng bằng chủ động xông ra ngoài liều mình sống mái với chúng. Nguyên tắc của người thụy điển chúng ta là quyết không để kẻ thù đặt nữa bàn chân lên lãnh thổ của ta. Hãy hắt ngọn lửa chiến tranh sang chính đất nước của chúng.

Hội trường vang tiếng vỗ tay ầm ầm, tất cả nhất lọat hoan hô: “Quốc vương vạn tuế.Kiên quyết đánh bại hoàng đế đức. Vị diễn giả đó chính là nhà vua trẻ tuổi của nước thụy điển, thiên tài quân sự với phát minh và áp dựng chiến thuật tuyến, người được tôn vinh là sư tử phương bắc – gustav Adofl

Ngay từ hồi nhỏ, Gustav đã đọc thông kinh sử, tài trí hơn ngườ. Ông được tiếp thu một nền giáo dục hoàn hảo và quá trình rèn luyện nghiêm khắc. Ông đặc biệt yêu thích bộ môn quân sự, đồng thời cũng có hứng thú với tất cả các môn khoa học thời đó. Ông còn biết nói tiếng Hà Lan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga và tiếng Ba Lan. Khi còn bé, G đã theo phụ vương đi chinh chiến và tham gia các họat động chính trị, quân sự. Năm 16 tuổi, tham gia cuộc chiến tranh Kalmar, g tỏ ra dũng cảm phi thường.

Trang 303: Năm 1611, khi mới 17 tuổi, g đã kế vị ngôi báu lấy hiệu là g đệ nhị

Sau khi kế vị,ông lập tức bắt tay vào cải cách quy mô lớn về các mặt chíh trị, kinh tế, văn hóa, quân sự…. tăng cường tậ quyền trung ương, thanh trừ cácthế lực chia rẽ trong tầng lớp đại quý tộc, lấy ngành khai khoáng làm đòn bẩy để thúc đẩy nền công nghiệp phát triển, nhanh chóng thay đổi bộ mặt của đất nước. Qua cuộc cải cách này sức mạnh tổng hợp của đất nước thụy điển tăng lên đáng kể, trở thành một cường quốc ở bắc âu.

Trong kế hoạch cải cách của Gustaf cần nhấn mạnh những cải cách về quân sự, ông nêu gương đầu tiên ở châu âu về xóa bỏ chế độ binh dịch lính đánh thuê, chuyển sang thực hiện chế độ lính nghĩa vụ. Trong phạm vi cả nước, nam giới từ 15 đến 44 tuổi đều theo luật mười người chọn một người để tham gia vào quân ngũ. Ông đã xây dựng được một đội quân thường trực lên đến 36 ngàn người, được huấn luyện kỹ càng. Ông còn xây dựng binh chủng pháo binh hùng hậu, trong đó pháo dã chiến loại nhẹ là thành phần chính. Loại hỏa pháo này chỉ cần một con lừa hay ngựa là kéo đi được, trong khi đó ở các nước khác chỉ có pháo nặng, phải dùng bốn con lừa hay ngựa mới kéo đi được. Nhằm giảm sức chịu đựng của quân đội, ông đã thành lập câu cấu cung ứng hậu cần kiểu mới, vũ khí và đạn dược do ban quân lương mua, dự trữ trong kho, sau đó cung cấp dần. (hết trang 302)

Trang 303: Trong tác chiến, ông dày công thiết kế chiến thuật đánh theo “tuyến”. Đây là một cách đánh nổi tiếng, tức là thay thế trận đồ hình vuông ngày trước thành hai tuyến, xắp xếp thành đội hình hàng ngang; toàn quân được bố trí theo hai tuyến, mỗi tuyến gồm ba đến sáu hàng, khoảng cách giữa hai tuyến là 200mét, ở giữa hai tuyến bố trí kỵ binh; ở giữa đội hình chiến đấu là bộ binh, hai bên là kỵ binh.

Trong số các trung đoàn bộ binh thì số lượng lính bắn súng hỏa mai chiếm đến 2/3, còn lính sử dụng thương dài là 1/3 (quân đội các nước thì bố trí quân số ngược lại). Ngoài ra thì trang bị pháo thì trong quân đội Thụy điển cứ một ngàn lính thì binh quân được trang bị từ 5 đến 12 cổ hỏa pháo, trong khi đó thì tỉ lệ này ở quân đội các nước khác là từ 4 đến 5 khẩu.

Nhờ cuộc cải tổ này mà quân đội thụy điển bỏ hẳn lối bày trận hình vuông truyền thống có phần lạc hậu nặng nề. Áp dụng chiến thuật “tuyến” tiên tiến. Khi chiến đấu thì đầu tiên bắn hỏa pháo để hình thành màn đạn làm cho cả mặt trận bị chìm ngập trong làm khói, rồi nhân cơ hội này cho kỵ binh xuất kích, tiêu diệt bộ binh địch; tiếp đó cho bộ binh xuất kích, dùng các bắn hỏa lực đồng loạt để sát thương địch, còn kỵ binh thì công kích vào hai bên sườn địch, nhất lọat tiến công. (hết trang 303)

Trang 304: Ưu điểm của chiến thuật này là ở chổ phát huy tối đa uy lực của hỏa pháo và súng kíp, kết hợp khéo léo giữa vũ khí lạnh và vũ khí nóng, hòa nhập các yếu tố cơ động của kỵ binh, sức đội phá của thương dài, khả năng sát thương của súng kíp và hỏa lực của pháo binh thành một sức mạnh tổng hợp.

Chiến thuật tuyến được coi là một bước ngoặt trong lịch sử quân sự. Nhờ sáng tạo ra chiến thuật này mà tiếng tăm của Gustav chấn động cả châu âu và để lại tiếng thơm đời đời trong sử sách. Ngoài ra ông còn xây dựng được hạm đội và đội vận tải mạnh, đưa quân đội thụy điển lên vị trí hàng đầu châu âu.

Sau cuộc cải cách mạnh mẽ đó, đất nước thụy điển dường như thay đổi hẵn diện mạo, khí thế bừng bừng, có thể ví như một mũi tên được lắp sẵn vào cung chỉ chờ lẩy cò là phóng đi.

Năm 1617, g mở đầu cuộc chinh chiến bằng việc tấn công đối thủ truyền thống là nước nga. Quân thụy điển dành thắng lợi vang dội, chiếm được toàn bộ đất đai nằm xung quanh vịnh Phần Lan, cắt đứt con đường nối liền nước Nga vói biển bantích. Sau chiến thắng G đã tuyên bố một cách hào hứng với thuộc hạ của mình rằng: “Từ nay về sau, ước nga chẵng bao giờ còn giám vượt qua khuôn phép nữa”. (hết tr 304)

Trang 305: Năm 1626, tại chiến dịch Volchov, Thụy điển lần đầu tiên đánh tan kỵ binh Ba Lan – vốn được mệnh danh là vô địch thiên hạ, gây xôn xao cả châu âu. Tiếp đó, thụy điển nhanh chóng chiếm được toàn bộ lãnh thổ Lionia và quyết di dân đến lãnh thổ mới này, nhằm thỏa mãn khát vọng của giới quý tộc. G đã nói với giới quý tộc rằng: “có phải các ông suốt ngày kêu la đòi thưởng đất đai phải không? Vậy thì các ông hãy đến những vùng đất mới đó đi, các ông cần bao nhiêu ta ban cho bấy nhiêu. Ta sẽ quan tâm giúpđở các ông, cho các ông miễn thuế và hưởng nhiều đặc quyền

Trong khi g đang vui mừng với chiến thắng, thì tình hình châu âu chuyển biến mau lẹ, Đan mạch thất bị sau chiến tranh ba mươi năm chiến tranh, liên minh thiên chúa giáo đứng đầu là vua đức đang bành trướng thế lực đến bờ Nam biển, uy hiếp nghiêm trọng đến quyền lợi của thụy điển ỏ khu vực này. G biết tự mình không còn có thể đứng ngoài cuộc được nữa. Ông nghĩ cần ra tay trước và quyết tâm mỡ mặt trận tại đức, một đất nước ở cách xa thụy điển. đó là bối cảnh để xuất hiện đoạn văn mở đầu bài này.

Tháng 7 năm 1730, g thống lĩnh đại quân thụy điển khí thế mạnh mẽ rầm rộ tiến sang chiếm được một vùng khá lớn thuộc miền bắc và miền trung nước đức. (hết trang 305

Trang 306: Tháng 9 năm sau, Thụy điển với Sachsen (nay là một bang của nước đức) ký hiệp định liên minh.G dẫn 47.000 quân (có 100 khẩu hỏa pháo) tiến về vùng Leipzig. Ngày 17 tháng 9, liên quân Thụy điển – Sachsen đụng độ kịch liệt vói 6.000 quân (26 khẩu hỏa pháo) tại Bryxiferd – một thị trấn nhỏ nằm ở phía bắc Leipzig. G bố trí đội hình quân thành 2 tuyến còn Diri thống lĩnh liên quân bày trận theo trận đồ hình vuông truyền thống, quân tập trung khác dày đặc. Đầu tiên hai bên công phá nhau bằng đạn pháo. Do ưu thế hỏa pháo hơn hẵn nên quân Thụy Điển đã làm cho liên quân thất bại nặng nề. Sau trận đấu pháo, Diri hạ lệnh cho kỵ binh tấn công, nhưng bảy lần xung phong đều phải tháo lui trước làn đạn súng kíp bắn đồng lọat của bộ binh thụy điển. Tuy nhiên trước sức tấn công mạnh mẽ của quân địch, quân sachsen đã tan rã, phải bỏ chạy, quân thụy điểnmất đi sự yểm trợ ở cánh trái. Diri lập tức khóet sâu lợi thế này, ra lệnh cho quân thọc chéo sang cánh phải, sau đó vu hồi sang cánh trai để nhằm vào sườn cánh trái của quân Thụy điển đang trong tình trạng hở sườn đồng thời ra lệnh cho kỵ binh cánh phải đánh tạt sường mạnh mẽ vào quân thụy điển.

Trước tình thế bất lợi, G vẫn không hề nao núng,ông bình tĩnh điều binh khiển tướng vàcuối cùng cũng xoay chuyển được tình hình.

Trang 307: Trước hết, ông điều bớt binh lực từ tuyến hai lên để tăng cường yểm trợ cho cánh trái, cùng lúc mỡ cuộc tấn công quân địch vào tuyến giữa và cánh phải. Quân Thụy điển dựa vào sức mạnh áp đảo của pháo binh để hạn chế quân địch, yểm trợ cho bộ binh của mình cơ động. Dưới làn đạn dày đặc của quân Thụ Điển, Diri rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan, hoàn toàn đối phó bị động. Lúc đó, lính sử dụng thưong dài của thụy điển bắt đầu xuất kích, dưới sự yểm trợ mạnh mẽ của pháo binh, quân địch chỉ còn chống đỡ một cách yếu ớt, mặt trận bắt đầu hỗn loạn.

Tình hình chiến sự xoay chuyển nhanh chóng, chỉ trong khoảnh khắc, liên quân đã phải nhường thế chủ động sang tay quân thụy điển. Quân thụy điển gần như đã nắm cơ hội giành chiến thắng trong tầm tay.

G biết rằng thời cơ là rất hiếm, chỉ xảy ra trong một thời điểm nhất đinh nên không thể bỏ lõ. Ông lập tức phóng ngựa về bên cánh phải của đội hình, ra lệnh cho một bộ phận kỵ binh nhanh chóng công kích sườn trái quân địch.Còn mình chỉ huy chỉ huy bốn trung đoàn kỵ binh phi lên đồi đánh vào cụm pháo của địch. Tiếp đó ông ra lệnh cho quân dự bị bước vào chiến đấu, pháo bih tiến theo sau lưng bộ bih.Lúc này trên chiến trường ánh đao lấp loáng, khí súng khét lẹt. (hết trang 307

Trag 308: quân đội liên minh thiên chúa giáo bị hỏa lực pháo binh của thụy điển dập cho tan nát. G tay khua đao dẫn đầu toàn quân xông lên giết địch, tả xung hữu đột, tha hồ đâm chém như vào chỗ không người. Tướng sĩ thấy chủ soái xông lên như thế, càng dược kích lệ,ai cũng xông lên hàng đầu, mạnh mẽ như hổ xuống núi, quân địch kêu khóc thảm thiết.

Kịch chiến kéo dài sáu tiếng đồng hồ. bên liên quân thiên chúa giáo bị tiêu diệt 8.000 lính, bản thân Diri cũng bị trọng thương.Ông ta thấy không còn khả năng cứuvãn liền dẫn toàn quân hoảng hốt chạy về Leipig. Thụy điển toàn thắng, bắt sống được 7.000 địch, cướp được cả cờ trận, vũ khí, lưong thực thu nhiều không kể xiết. Đại thắng ở Bryxiferd chấn động khắp châu âu, chứng tỏ ưu thế của thế trận kiêu tuyến của G trong tác chiến, mở ra một trang mới trong lịch sử quân sự. Tiếng tăm của G cũng nôi nhưng sóng cồn,các nhà chiêm tinh hồi đó tặng ông danh hiệu sư tử phương bắc, ông được tôn vinh là minh chủ, kiêm thống soái của liên minh tân giáo.vị vua trẻ say sưa trong ánh hào quang chiến thắng, có phần phiêu lưu mạo hiểm khi ông vạch ra kế hoạch tác chiến, thừa thắng dánh xuống miền nam nước đức, tấn công vào sào huyệt của liên minh thiên chúa giáo, thành phố Bayern (nay gọi là thành phố Bavaria) (hết trang 308)

trang 309: sau đó dọc theo sông Danube tiến công vào áo - là sào huyệt cũ của vưong triều Habsburg, bắt hoàng đế đức phải chịu cúi đầu thần phục.

Năm 1632, G thống lĩnh sáu đạo quân lớn của liên minh tân giáo tiến về phương nam. Tháng 3 năm đó, G đến Nurenberg (còn gọilà Nuremberg). Tháng 4 vượt qua sông Reyke,một lần nữa đánh thăng quân liên minh thiên chúa giáo.Vị tướng già Diri 73 tuổi, sau 50 năm xông pha trận mạc, đến lần này thì bị tử trận.

Tháng 5, quân thụy điển tiến vào Bavaria, nhằm thẳng Munchen tiến phát.

Trong lúc G sắp sửa giành được thắng lợi thì cục diện châu âu thay đổi lớn.Do thắng lợi liên tiếp của quân Thụy điển nên hoàng đế nước đức là Ferdinand II lần thứ hai đã sử dụng dnh tướng Varynstan làm tổng tư lệnh quân đội, nhằm xoay chuyển tình thế.Còn nước Pháp thì e ngại rằng thắng lợi của thụy Điển sẽ dẫn đến tình trạng Tân giáo khống chế nước đức, de dọa đến lợi ích của nước pháp. Vì thế nước pháp tìm mọi cách ngăn chặn bước tiến của quân thuy điển.Ngoài ra, dọc đường tiến quân, quân đội thụy điển cướp phá giết chóc, gây ra phản ứng mạnh mẽ của nông dân đức. (hết trang 309)

Trang 310: G rơi vào tình thế bị đánh từ bốn phía, hết sức bất lợi. Hơn nữa chiến tuyến kéo ra quá dài, binh lực phân tán,chỉ huy khó khăn.Nguyên nhân này khiến cho quân thụy điển mất dần thế chủ động.

Ngày 06 tháng 11 năm 1632, G và Varynstan chạm trán nảy lửa ở Lusen - một địa điểm nằm trong lãnh thổ của Sachsen. Ngày hôm đó, sương mù dày đặc, hai vị danh tướng binh lực ngang tài ngang sức nên đánh nhau khá lâu mà vẫn bất phân thắng bại. Để động viên sĩ khí binh lính, G tự mình xông lên phía trước, dẫn theo đội kỵ bih xung sát mãnh liệt vào quân đức, bất ngờ ông bị trúng đạn, tử trận.Một bậc thầy quân sự đã phải sớm từ giã cỏi đời, lúc dó G mới 38 tuổi. Tướng sĩ trong quân đội thụy điên rất kính yêu vị thống soái của mình vì ông luôn mang lại niềm vinh quang cho họ. Biến đau thương thành sức mạnh,dưới sự cổ vũ của khẩu hiệu: Hãy trả thù cho quốc vương", mọi người cùng gắng sức chém giết. Lúc này một người có thể địch được 10 đối thủ, khí thế không có gì ngăn nổi và họ đã mở được con đường máu, dánh bại lính đánh thuê của Varinstan. Thấy tình thế không ổn, Varintan bỏ lại toàn bộ hỏa pháo, đang đêm rút khỏi chiến trường.

Trong trận này, tuy G bị trúng đạn tử trận, nhưng vi tướng bất khả chíen bại Varynstan cũng được một dịp nếm mùi lợi hại của chến thuật tuyến. Và lần đầu tiên, ông ta phải buộc rút quân, chấp nhận thất bại.(HẾT) --Nhan Lương (thảo luận) 15:23, ngày 28 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Hay, Hay! Theo sách của Kha Xuân Kiều - Hà Nhân Học phải ko?--20 08 (Thảo luận, đóng góp) 02:23, ngày 8 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]