Thảo luận:Hàn Tín

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Tiểu sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Tiểu sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Tiểu sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.

Đọc lại[sửa mã nguồn]

Tôi đã edit bài này cho hợp với tiêu chẩn Wiki hơn nhưng nó có vẻ là một ý kiến (view) hơn là một thông tin. Nhờ những người biết nhiều về đề tài này đọc lại. Mekong Bluesman 06:51, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Đúng. Bài này là một nhận định, mà lại chỉ nhận định về 1 nét trong tính cách của Hàn Tín. Quá lệch! Avia 06:58, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Đồng tình với những đóng góp của các quý vị, tôi đã tham gia chỉnh lý gần như toàn bộ bài viết về Hàn Tín và có thể hy vọng bài viết không còn sơ sài và không thiên lệch. --Trungda 02:53, ngày 21 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nên tập trung viết về sử việt[sửa mã nguồn]

Sử việt là một đề tài tôi nghĩ là còn quá ích. Trong khi đó tài liệu lại cũng nhiều. tui nghĩ nên thông sử ta, mới tới sử Tàu. Ý kiến hơi tự ty dân tộc tí, nhưng thiếp nghĩ cũng nên Vì đa số mọi người ở đây là người Việt cả. --Trungduongm 15:43, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Khổ nổi là ta có quá ít người rành về việc này đang đóng góp tại đây. Bạn cứ xem bài Lịch sử Việt Nam...từ thời Pháp thuộc đến nay lại chiếm hết trên nửa bài, còn các thời trước chỉ được nói sơ qua thôi. Tôi cũng muốn đóng góp vào các đề tài này, nhưng lại không biết gì trừ kiến thức lịch sử VN đến lớp 5 của tôi. Vậy cho nên tôi đang tập trung vào một đề tài tôi biết nhiều hơn, Lịch sử Hoa Kỳ. Nếu anh có kiến thức về lịch sử VN xin đóng góp giùm. Dung Nguyen 18:09, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Ý và Nghiã[sửa mã nguồn]

Theo thiển ý Đúng là chúng ta cần và thiếu quá nhiều bài về Nhân vật Lịch Sử Việt Nam, và nó cũng quan trọng nữa.

Nhưng có lẽ cũng không cần khắc khe với các nhân vật như Hàn tín Trương Lương, Bush,... hãy để cho người viết cung cấp thêm thông tin cái đó chỉ có lợi cho từ điển về về mặt thông tin. Mỗi bài viết đều có giá trị thông tin như nhau đ/v 1 từ điển... cái chính là làm sao khuyến khích đựoc người viết viết về khoa học, lịch sử và những gì của việt nam trước thì càng hay. LĐ

Có hai Hàn Tín?[sửa mã nguồn]

Xin vui lòng cho biết nguồn thông tin. Avia (thảo luận) 07:02, 11 tháng 8 2006 (UTC)

Có hai Hàn Tín? Tôi mới nghe lần đầu. Ðồng ý với Avia : Xin người viết dẫn nguồn. Lê Thy 06:59, 26 tháng 10 2006 (UTC)

Sử ký Tư Mã Thiên, Cao tổ bản kỷ:

Hạng Vũ cho Trịnh Xương trước kia làm huyện lệnh ở đất Ngô làm Hàn Vương để chống lại quân Hán.
Năm thứ hai(205 trước công nguyên )Hán Vương đem quân về hướng đông cướp đất của Tắc Vương Hán, Địch Vương Ế. Hà Nam Vương Thân Dương đều đầu hàng,nhưng Hàn Vương là Xương không chịu. Hán Vương bèn sai Hàn Tín đánh bại Xương. Hán Vương đạt các quận Lũng Tây, Bắc Địa, Thượng Quân, Vị Nam, Hà Thượng, Trung Địa. Ở ngoài Quan Trung đặt quận Hà Nam, lập Tín trước làm thái úy nước Hàn, làm Hàn Vương, ...
(...) Hạng Vũ lại đem binh về hướng tây lấy Huỳnh Dương, giết Chu Hà, Tung Công, cầm tù Hàn Vương Tín ...
(...) Ngày giáp ngọ, Hán Vương bèn lên ngôi Hoàng Đế ... lập vua Hàn trước kia là Tín làm Hàn Vương ...
(...) Mười ngày sau, Cao Tổ phong Hàn Tín làm Hoài Âm Hầu chia đất đai của Tín làm hai nước. ... Cao Tổ bèn xét đến vào công lao của mỗi người cùng các liệt hầu, chặt phù, phong đất, dời Hàn Vương Tín đến Thái Nguyên.
Năm thứ 7 (200 trước công nguyên) Hung Nô đánh Hàn Vương Tín ở Mã Ấp. Tín nhân bàn mưu với chúng làm phản ở Thái Nguyên. ...

Vậy ông này là Hàn Vương, tên Tín, chứ không có gì chắc chắn là họ Hàn. Nếu cũng họ Hàn, có lẽ đã được nói rõ. Tôi đề nghi cắt bỏ đoạn "Có hai Hàn Tín" ra khỏi bài. Avia (thảo luận) 08:46, 7 tháng 11 2006 (UTC)

Chắc chắn là có hai Hàn Tín. Tôi đã giải thích rõ trong bài về nguồn gốc của người trùng tên có xuất thân "quý tộc" kia. Thực ra, họ gốc của ông này, như một số sử sách đề cập, là họ , vì tổ tiên nước Hàn thời Chiến Quốc vốn mang họ Cơ. Nhưng cũng như trường hợp Thương Ưởng, tổ tiên là người nước Vệ nên gọi là Vệ Ưởng, sau do được phong ở ấp Thương nên mới đổi họ Thương; và xa nữa thì tổ tiên nước Vệ (nguồn gốc của ông) lại cũng vốn họ Cơ (cùng họ nhà Chu) nên còn có thể gọi là Cơ Ưởng. Cho nên trường hợp ông Hàn Tín quý tộc này cũng vậy, vì cha ông đã đổi sang họ Hàn khi được phong, sau lại làm vua nước Hàn nên đã nhiều đời người ta quen gọi gia tộc ông là Hàn, không gọi "Cơ" nữa. Gọi Hàn vương Tín tức là vua Hàn tên Tín, cũng như Ngụy vương Báo là vua Ngụy tên Báo.

Tác giả Nguyễn Hiến Lê và Giản Chi, trong bản dịch và chú giải Sử Ký Tư Mã Thiên cũng có một phụ lục, trong đó có liệt kê tên đất, tên người. Các nhân vật được liệt kê cũng có 2 Hàn Tín. Và khi đề cập tới ông Hàn Tín quý tộc này, Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi chú rõ: "đừng nhầm với Hàn Tín, được phong Tề vương, rồi Sở vương, rồi Hoài Âm Hầu". Vậy không còn phải nghi ngờ gì nữa: Có hai Hàn Tín. và thiết nghĩ bài không cần phải chú thích nữa--Trungda 07:49, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Tôi không rõ tại sao bạn Lưu Ly vẫn bắt phải dẫn chứng về ông Hàn Tín thứ hai. Chưa rõ bạn Lưu Ly cần chú thích nội dung nào. Tiếc rằng đến nay chưa có bản dịch Sử Ký Tư Mã Thiên nào đầy đủ ra tiếng Việt. Nếu có ai biết chữ Hán, xin hãy xem nguyên bản Sử ký vì trong Sử Ký, Tư Mã Thiên có chép ông Hàn vương Tín này vào một liệt truyện (có lẽ chung với một nhân vật khác cùng thời Tây Hán). Thậm chí tôi tin rằng một vua chư hầu như Hàn vương Tín còn có thể được chép trong "Hán Thư". Xin hãy bỏ mấy chữ "cần chú thích" trong bài vì điều thắc mắc đã được giải thích rõ.--Trungda 09:09, 30 tháng 11 2006 (UTC)

Hàn vương Tín là dòng dõi của nước Hàn. Do đó ông ta mang họ Hàn là hiển nhiên (ba nước Triệu, Ngụy, Hàn - lấy họ quốc quân làm tên nước) Đào Từ Ngọc (thảo luận) 07:44, ngày 6 tháng 8 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Hàn vương Tín là dòng dõi của nước Hàn. Do đó ông ta mang họ Hàn là hiển nhiên (ba nước Triệu, Ngụy, Hàn - lấy họ quốc quân làm tên nước) Đào Từ Ngọc (thảo luận) 07:45, ngày 6 tháng 8 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Bổ xung thêm một ngài Hàn Tín trong tâm linh Việt Nam[sửa mã nguồn]

-Theo tôi được biết từ nhà ngoại cảm "Cậu Niên"(Tứ Kì Hải Dương) thì trong tâm linh cũng có 1 ông Hàn Tín nữa,ông làm việc ở "tứ phủ",gốc Trung Quốc,ông được gọi là quan cai đầu đồng.ông trông coi việc giam giữ các vong có tội lỗi nặng dưới Tứ phủ. 125.235.48.141 (thảo luận) 17:46, ngày 15 tháng 2 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đặt title bài không đúng[sửa mã nguồn]

Đặt những cái title, thỏ hết, chó bị thịt; rồi oán thù, như phim chưởng. Tôi đề nghị sửa lại bài, đặt dân dã dễ hiểu thôi. Người đọc tự hiểu, sống đừng lòe loẹt.113.188.104.240 (thảo luận) 02:05, ngày 23 tháng 8 năm 2015 (UTC)[trả lời]

Hàn Tín là người gầy gò yếu đuối?[sửa mã nguồn]

Tôi đọc sử ký tư mã thiên, chép rất rõ là Hàn Tín dáng người cao lớn, lại thích đeo kiếm. Do đó nếu bảo Hàn Tín là người gầy gò yếu đuối thì rất vô lý. Chúng ta trích dẫn từ sử nên trích dẫn chính xác Đào Từ Ngọc (thảo luận) 07:47, ngày 6 tháng 8 năm 2019 (UTC)[trả lời]

Lý do chết của Trần Thắng[sửa mã nguồn]

Trần Thắng bị ám sắt