Thảo luận:Học viện Hậu cần (Việt Nam)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

- Ngày 18 tháng 3 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ra Quyết định 86/TTg giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Học viện Hậu cần (cùng 3 học viện khác thuộc Bộ Quốc phòng: Học viện Quân sự cấp cao, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị - Quân sự).

- Ngày 7 tháng 2 năm 1994, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định công nhận trình độ đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp đại học cho học viên tốt nghiệp Học viện Hậu cần.

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Tại sao lại có sự vô lý như thế nhỉ. Năm 1994 mới đủ trình độ đào tạo đại học. Thế mà năm 1987 đã được giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học. Có sự nhầm lẫn nào chăng.195.19.48.182 19:18, 19 tháng 10 2006 (UTC)

Từ điển bách khoa quân sự (2004)ghi như vậy trong phần phụ lục cuối sách. Có lẽ Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận trình độ tương đương, còn trước đó là bặc cao đẳng hoặc chỉ giới hạn trong ngạch quân sự? 8 trường quân sự khác: Trường SQLQ 1, Trường SQLQ 2, SQ Phòng hóa, Đặc công, Công binh, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Trường SQCHKT Thông tin phải đến ngày 21-9-1998 mới được Chính phủ công nhận đào tạo bậc đại học.--Nguyễn Việt Long 04:29, 21 tháng 10 2006 (UTC)
Có lẽ Từ điển bách khoa quân sự ghi nhầm năm vì Quyết định 86/TTg nghĩa là Chính phủ (TTg=Thủ tướng) chứ không phải Hội đồng Bộ trưởng (HĐBT). Tôi sửa lại là năm 1997.--Nguyễn Việt Long 05:06, 21 tháng 10 2006 (UTC)

Chỉ có 3 Học viện: Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Khoa học Quân sự, Học viện Quân y là trường Đại học từ khi nó ra đời rồi nên không phải công nhận nữa. Các Học viện và trường sĩ quan khác thì nâng cấp dần từ trường bổ túc cán bộ--> trung cấp quân sự --> cao đẳng quân sự --> đại học quân sự. thảo luận quên ký tên này là của 195.19.48.157 (thảo luận • đóng góp).

các thầy ơi cho e hỏi. Nếu e không xét tuyển vào ngành hậu cần. E có thể thi về bên hậu cần dân được không ạ.(nganh y không ạ)