Thảo luận:Hồ Học Lãm

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vuhoangsonhn đã xóa thảo luận này của 123.23.50.37 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 09:38, ngày 20 tháng 8 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Họ Hồ (cùng với các họ Triệu, họ Hoàng) về khai thác vùng đất Thổ Đôi Trang-nay gọi là Quỳnh Đôi-Nghệ An, từ đầu thế kỷ XIV. Cho đến khoa thi chữ nho cuối cùng ở nước ta, họ Hồ đã có gần 60 tiến sĩ, phó bảng và hơn 100 cử nhân. Nhiều người trong họ Hồ cũng là tướng lĩnh cầm quân, có người làm quan đến Binh bộ Thượng thư. Tiêu biểu là Hồ Bá Ôn, Án sát Nam Định, bị thương nặng và hy sinh trong cuộc chiến đấu chống giặc Pháp giữ thành.

Hồ Bá Ôn có em trai là Hồ Bá Trị kết duyên với cô Trần Thị Trâm, thường được gọi là bà Lụa, sinh năm 1860, trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Hồ Bá Trị hy sinh trong một trận chống cự bọn phản loạn. Khi đó cô Trần Thị Trâm mới 25 tuổi, một nách hai đứa con trai, đứa lớn là Hồ Xuân Kiêm và đứa thứ hai là Hồ Xuân Lan (Hồ Học Lãm) mới đầy 24 tháng. Năm 1906, một cuộc chia tay lịch sử đã diễn ra tại vùng đất địa cầu của Tổ quốc ta. Bà Lụa xé chiếc khăn, bảo con là Hồ Học Lãm, đã 22 tuổi, rằng: “Cái khăn này được dệt ra là để rửa mặt cho con người. Con sinh ra là để rửa nhục đất nước. Con ra đi chuyến này sẽ gặp khó khăn, nhưng không được bỏ việc giữa đường”...

Đến Trung Quốc, Hồ Học Lãm được Phan Bội Châu cử đi học Trường võ bị “Chấn Vũ” tại thủ đô Tô-ki-ô (Nhật Bản) cùng với một số học sinh khác. Trong lớp học này, Tưởng Giới Thạch đã làm quen với anh thanh niên có tên là Hồ Hinh Sơn, tên bí mật của Hồ Học Lãm. Lãm học rất giỏi và còn thường giúp cậu quý tử họ Tưởng vốn coi việc ăn chơi hơn là dùi mài sách vở. Khi Chính phủ Nhật Bản trục xuất tất cả học sinh Việt Nam, Hồ Học Lãm, trở lại trường quân sự Trung Quốc. Tưởng Giới Thạch cũng tiếp tục vào học trong trường cùng Hồ Học Lãm...

Tốt nghiệp ra trường vào năm 1911, cũng là năm Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc thành công. Phan Bội Châu và các nhà yêu nước Việt Nam lại tập hợp nhau tại Quảng Châu, thủ phủ của Chính phủ Tôn Trung Sơn, thành lập Việt Nam Quang phục hội. Xét hoàn cảnh cá nhân và vì lợi ích lâu dài cho Quang Phục hội, Phan Bội Châu đồng ý để Hồ Học Lãm vẫn ở trong quân đội, chuẩn bị lực lượng, chờ đón thời cơ. Hồ Học Lãm đã trở thành một cán bộ quân sự rất có uy tín trong giới chức Trung Quốc, được tiến cử về làm việc tại Cục tác chiến với quân hàm cấp tướng. Sau khi Tưởng phản bội, Hồ Học Lãm vẫn giữ được vị trí của mình để phục vụ cách mạng. Khi nhóm Lê Hồng Sơn, Lê Quảng Đạt, Lê Duy Điếm và Hồ Tùng Mậu thành lập An Nam Cộng sản Đảng tại Hồng Kông, Hồ Học Lãm được mời tham gia, nhưng ông từ chối vì đã trên dưới 50 tuổi và “cứ để tôi ngoài Đảng, có thể giúp đỡ, phục vụ Đảng được nhiều hơn”.

Khi Tưởng tổ chức càn quét vào khu Xô viết của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Lê Thiết Hùng đã chuyển lời đề nghị của Nguyễn Ái Quốc tới Hồ Học Lãm, mong ông bằng mọi cách giúp đỡ Đảng bạn. Hồ Học Lãm đã không phụ lòng tin cậy của Nguyễn Ái Quốc. Ông nói: “Hình hài, thể xác tôi lúc này là Quốc dân đảng Trung Quốc, nhưng trái tim, tâm hồn tôi thuộc về cách mạng, về Tổ quốc Việt Nam”. Vào năm 1935, Hồ Học Lãm chủ trương thành lập một tổ chức yêu nước mới với tên gọi “Việt Nam độc lập đồng minh”. Năm 1936, Đại hội thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh Hội” đã được tổ chức ngay trong nhà Hồ Học Lãm. Hội còn ra một tờ báo lấy tên là “Việt Thanh”, trụ sở cũng do ông Hồ Học Lãm thuê giúp tại Nam Ninh và lo chi phí mọi vấn đề tài chính cho báo... Chính nhờ có tổ chức này mà những năm 40 về sau, Đảng ta có thể lợi dụng tính chất hợp pháp của Hội Đồng minh, tiến hành một loạt những công tác của Đảng. Năm 1938-1940, trên đường tìm cách về nước, Nguyễn Ái Quốc đã mấy lần tìm gặp và trao đổi với Hồ Học Lãm. Khi biết tin Quốc dân Đảng Trung Hoa có âm mưu thành lập tổ chức “Hoa quân nhập Việt”, Hồ Học Lãm đã tìm cách báo cho Mạnh Văn Liễu (Phùng Chí Kiên) để trình bày với Nguyễn Ái Quốc, trù tính cách đối phó. Dựa theo đề nghị của Hồ Học Lãm, trên cơ sở “Hội Đồng minh” đã có từ năm 1936, Đảng ta chủ trương thành lập một tổ chức của Hội Đồng minh là “Biện sự xứ” của “Việt Nam Độc lập Đồng minh hải ngoại” do Hồ Học Lãm làm chủ nhiệm và Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng) làm phó chủ nhiệm. Tiếp đó, một Hội văn hóa Việt-Trung có tên “Trung Việt văn hóa công tác đồng chí Hội” được thành lập, cũng do Hồ Học Lãm làm Chủ nhiệm.

Đầu năm ấy, theo chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, ở Tĩnh Tây đã tiến hành một đại hội thành lập “Việt Nam dân tộc giải phóng đồng minh Hội”. Đại hội này nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, cách mạng Việt Nam hải ngoại và trong nước để cứu nước. Đại biểu Đảng ta đã mời cụ Hồ Học Lãm tới dự Đại hội với tư cách là một nhà yêu nước lão thành, Hội trưởng Hội Đồng minh cũ. Vì bệnh tình, không đến dự được, Hồ Học Lãm đã gửi thư đến chúc mừng Đại hội, đề ngày 20-3-1941. Trong bức thư đầy tâm huyết, Hồ Học Lãm đã tổng kết mấy chục năm hoạt động, yêu cầu những người kế tục phải “có tinh thần đoàn kết và mỗi ngày một đoàn kết thêm lên. Có đoàn kết mới có lực lượng. Cơ hội này rất tốt cho chúng ta, chúng ta phải cùng nhau bắt tay bước lên con đường tranh đấu”.

Cuối năm 1942, nhận được tin báo từ trong nước gửi sang cho biết “lão đồng chí Hồ Chí Minh bị mất tích ở biên giới”, gia đình Hồ Học Lãm xác định được “lão đồng chí Hồ Chí Minh ấy chính là Nguyễn Ái Quốc”. Hồ Diệc Lan, con gái lớn của Hồ Học Lãm, là vợ của Lê Thiết Hùng (người được Bác Hồ cử vào quân đội Tưởng), đã tạo ra nhiều cơ hội để tìm hiểu, nắm tin tức của Hồ Chí Minh. Bà Khôn Duy (vợ Hồ Học Lãm) cùng chồng đã vận động các nhà chức trách thả Hồ Chí Minh. Vào những ngày đầu năm 1943, được tin đã tìm được Nguyễn Ái Quốc, Hồ Học Lãm rất mừng. Ông muốn đi thăm Nguyễn Ái Quốc chỉ đang ở cách ông vài trăm ki-lô-mét. Nhưng sức khỏe ông ngày một xấu đi. Ông mất ngày 8 tháng 3 năm Quý Mùi, tức là vào ngày 12 tháng 4 năm 1943, hưởng thọ 60 tuổi. Thiếu tướng Lê Thiết Hùng có lần kể rằng: “Bác Hồ đã có ý định khi cách mạng thành công sẽ mời ông Hồ Học Lãm về làm Chủ tịch nước”... Điều đó nói lên sự khiêm tốn của Bác, đồng thời là sự đánh giá cao của Bác về ông Hồ Học Lãm. Tháng 8 năm 1945, Hồ Chủ tịch đã cử người đi đón bà Khôn Duy và hai con gái. Ngày 25-6-1946, ba mẹ con bà về đến Tổ quốc. Bà Khôn Duy tham gia công tác ở địa phương cùng Diệc Lan. Diệc Lan mất vào năm 1947. Bà Khôn Duy ra Hà Nội ở với Hồ Mộ La là giảng viên thanh nhạc. Bà đã mất vào năm 1980.

Hồ Học Lãm, một bông sen trong hồ, một tấm gương yêu nước cách mạng, một đảng viên không mang thẻ Đảng, sẽ mãi mãi sống cùng với các thế hệ những người Việt Nam yêu nước, thương dân.


Vuhoangsonhn đã xóa thảo luận này của 222.253.226.56 vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:51, ngày 15 tháng 1 năm 2011 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Trần Hữu Dực[sửa mã nguồn]

Tôi sửa lại là Trần Hữu Dực (Tri phủ) Để không nhầm với ông Trần Hữu Dực (cùng tên), Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Việt Nam sau này --Двина-C75MT 06:46, ngày 22 tháng 7 năm 2017 (UTC)--[trả lời]