Thảo luận:Hồ Tông Hiến

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đọc bài này mới biết có lúc Từ Hải được cho là người Nhật. Thú vị ra phết! --Khốttabít (thảo luận) 15:44, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nụy khấu đâu cứ nhất thiết phải là người Nhật, bên zh có ghi ông này là người An Huy. GV (thảo luận) 15:59, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vậy hả. Cảm ơn GV. --Khốttabít (thảo luận) 16:00, ngày 30 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hồ Tông Hiến vs Hò Tôn Hiến[sửa mã nguồn]

Bài về nhân vật có thật trong lịch sử cần phiên đúng tên. Việc Truyện Kiều gọi là Tôn Hiến không có nghĩa là chúng ta sẽ gọi ông này là Hồ Tôn Hiến. Khonghieugi123 (thảo luận) 17:10, ngày 21 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bạn đã có thắc mắc, chữ 宗 mang âm Tông nhưng vẫn còn âm Tôn mà bạn, chẳng phải vậy mà chúng ta có từ "tôn giáo" 宗教 hay sao ?
Trên tay tôi đang cầm cuốn Truyện Kiều [1], ấn bản 2017 của NXB Trẻ do Ban Văn bản Truyện Kiều - Hội Kiều học Việt Nam hiệu khảo, chú giải. Cuốn sách biên soạn công phu, có sự góp mặt của các nhà nghiên cứu Hán - Nôm, Truyện Kiều có uy tín [2]. Sách được biên soạn công phu và khoa học, áp dụng một số nguyên tắc, trong đó có "Nguyên tắc văn tự học": dựa vào các bản Kiều chữ Nôm chứ không dựa vào bản chữ Quốc ngữ, tuy vậy, có tham khảo qua bản của học giả Trương Vĩnh Ký, do được xuất bản sớm, cách thời đại Nguyễn Du chỉ nửa thế kỷ. Như vậy, các vị biên soạn sách chỉ nhìn mặt chữ 胡宗憲 để đọc.
Trang 328 [3], chuyển tự Quốc ngữ ở trang 329 [4] từ câu 2449-2464 có ghi 胡宗憲 đọc là "Hồ Tôn Hiến".
Các vị trong ban biên soạn là những học giả chuyên môn, có địa vị xã hội, được nhiều người công nhận. Tôi không hề phản đối âm Tông của chữ 宗 nhưng chúng ta nên trên tinh thần kế thừa công trình của người trước hơn là tự thân xây lại những thứ người ta đã nghiên cứu quá nhiều rồi. Kẹo Dừa✌(nhắn cho tôi ^^) 18:41, ngày 21 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Việc tỵ huý chữ 宗 không chỉ cõ kiêng âm, chữ 宗 phải được thay bằng chữ 尊 "tôn" chứ không thể chỉ đọc thành "tôn" là xong. "Tôn giáo" chứ Hán là "尊教", chứ không phải là "宗教". Người ta đã quen nghe, quen thấy cái tên "Hồ Tôn Hiến" rồi nên dù không còn phải tỵ huý nữa, trong bản Truyện Kiều chữ La-tinh vẫn cứ gọi tên nhân vật là Hồ Tôn Hiến, bỏ qua chữ Hán được dùng trong bản chữ nôm. Kepise (thảo luận) 15:35, ngày 10 tháng 11 năm 2019 (UTC)[trả lời]
Việc kị kúy vua Thiệu Trị (Nguyễn Phúc Miên Tông = 阮福綿宗, 1807-1847) để gọi chệch tông (宗) thành tôn hay viết bớt nét là việc của thời Nguyễn. Do đó, việc Trương Vĩnh Ký (1837-1898) phiên 宗 thành Tôn là dễ hiểu. Tôi không phản đối khi các bản dịch sang quốc ngữ sau này gọi nhân vật hư cấu 胡宗憲 trong Truyện Kiều là Hồ Tôn Hiến, và nếu có thể phát triển Hồ Tôn Hiến của Truyện Kiều thành bài riêng trong wikipedia tiếng Việt thì tôi cũng không phản đối. Tuy nhiên, tôi phải một lần nữa nhắc lại với thành viên Thusinhviet rằng đây là nhân vật Trung Quốc có thật và bài này chủ yếu viết về người thật này chứ không viết về nhân vật hư cấu trong Đoạn trường tân thanh/Truyện Kiều. Tất cả những tài liệu mà tôi có (CSDL Unihan, Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, Hán Việt tự điển của Thiều Chửu, Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, Tự điển chữ Nôm trích dẫn của Nguyễn Hữu Vinh và ctv, Hán Việt từ điển trích dẫn của Đặng Thế Kiệt) đều không có âm tôn cho 宗. Chỉ duy nhất VNTĐ của hội Khai Trí Tiến Đức là có đề cập tới việc đọc trệch Tông thành Tôn. Vì thế, khi viết về người thật thì cần phiên cho đúng, không cần thiết phải kỵ húy một ông vua của thời trước. Khonghieugi123 (thảo luận) 15:27, ngày 28 tháng 9 năm 2017 (UTC)[trả lời]