Thảo luận:Hồng ngọc

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Địa chất
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Địa chất, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Địa chất học. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Hồng ngọc hay đá đỏ, ruby trong tiếng Việt đều hiểu là Ruby tiếng Anh. Chưa nghe thấy ai nói ngọc đỏ cả.

Sapphire thì tôi thấy người ta gọi là saphia, xaphia. Nó có màu giống màu xanh lam (blue) sẫm. Còn ngọc bích thì những thứ bày bán trong các tiệm kim hoàn, đá quý đều có màu giống màu xanh lá cây sẫm (bluish green). Có thể xem thêm trang này Lấp lánh sắc xanh ngọc bích

Từ điển Việt - Anh cũng giải thích từ bíchbluish green.

User:Vương Ngân Hà

Sao từ điển này lại dịch "ngọc bích" là emerald nhỉ. Chính nó cũng lại dịch sapphire là ngọc bích.
Tôi còn nhớ trong quyển "Chuyện kể hóa học" của Liên Xô in hồi xưa có nói đến chuyện hoàng đế Neron bạo chúa xem đánh nhau tại đấu trường bằng 1 thấu kính bằng ngọc bích. Mà thôi , trí nhớ thì không tính. Có điều xưa nay tôi vẫn tưởng ngọc bích là emerald. Tmct 12:53, 3 tháng 9 2006 (UTC)
  • Công ty Bảo Tín Minh Châu gọi emerald là ngọc bích này.
  • Còn trang này (cùng là của 24h.com.vn như anh Vương Ngân Hà dẫn) thì gọi ngọc lam là sapphire - nhìn ảnh thì thấy chắc chắn không phải sapphire.
Tmct 13:00, 3 tháng 9 2006 (UTC)

Theo tôi nghĩ, ngày trước các thuật ngữ được sử dụng cho các loại ngọc người ta chỉ quan tâm đến màu và sắc của ngọc chứ chưa biết nhiều về tính chất bên trong, và lưu truyền từ đời này sang đời khác thành thói quen. Ngày nay, với công nghệ phát triển cùng một loại khoáng vật có rất nhiều tên gọi khác nhau nên khi sử dụng tên gọi nên kèm theo tên tiếng Anh để người đọc không nhầm lẫnTuhan (thảo luận) 07:51, ngày 2 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi có nghe người ta nói hồng ngọcnước mắt Phật, nhưng không biết là dựa theo truyền thuyết nào? 118.71.183.55 (thảo luận) 00:25, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]