Thảo luận:Huyền Trân Công chúa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ai đẹp như tiên?[sửa mã nguồn]

Về sắc đẹp của Huyền Trân, sử Đại Việt không nói tới nhưng anh trai Huyền Trân, vua Trần Anh Tông nổi tiếng là người có diện mạo đẹp như tiên.

Ai đẹp như tiên?? Huyền Trân hay Trần Anh Tông? Nguyễn Hữu Dng 02:17, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đọc vậy không hiểu sao?--Docteur Rieux 02:23, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi đọc hiểu câu nói Trần Anh Tông đẹp như tiên, nhưng bài này lại nói về Huyền Trân, và tôi chưa nghe người đàn ông nào được mô tả là "đẹp như tiên", cho nên thắc mắc. Nguyễn Hữu Dng 02:31, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng hiểu là vua Trần Anh Tông đẹp như tiên, đúng hay sai? Nguyễn Hữu Dụng, tại sao đàn ông không đẹp như tiên? Tôi nghĩ là "tiên" đâu mang giống cái đâu. Mekong Bluesman 03:59, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Chắc vây. Nhưng tôi chưa từng nghe một người đàn ông nào được mô tả là "đẹp như tiên" (pretty as a fairy). Có thể nó được phổ biến, nhưng tôi chưa có tiếp xúc nhiều với tiếng Việt cho nên chưa thấy. Nguyễn Hữu Dng 04:17, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Tôi nghĩ là tại tính từ "đẹp" thường được dùng cho phụ nữ. Tôi chỉ có câu hỏi về phần "như tiên" vì, theo tôi biết, "tiên" có cả hai phái nam và nữ -- Bát Tiên còn có nhiều ông hơn bà nhưng tôi không biết mấy ông bà đó (cả mấy trăm tuổi, theo truyện kể) có "đẹp" không. Mekong Bluesman 21:11, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Có lẽ cái này là để chỉ Trần Minh Tông, cháu gọi Huyền Trân bằng cô, chứ không phải Trần Anh Tông. Theo Toàn thư, khi Minh Tông mới lên ngôi, sứ Nguyên đến Đại Việt có nhận xét thế tử An Nam hình dáng nhẹ nhàng "như thần tiên"!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 15:57, ngày 19 tháng 12 năm 2016 (UTC)[trả lời]

Trần Khắc Chung[sửa mã nguồn]

Trần Khắc Chung không phải võ tướng. Năm 1303, ông được vua Trần Anh Tông ban chức Nhập nội hành khiển (tương đương Tể tướng=Thủ tướng ngày nay). Việc tư thông xem ra hơi hàm hồ, cho dù chính sử cũ đã ghi, nhưng nên biết là ĐVSKTT là viết sau này (khoảng giữa thế kỷ 15 trở đi). Các lý do như sau:

  • Trần Khắc Chung (TKC) tên thật là Đỗ Khắc Chung (sau được ban Quốc tính), trong ĐVSKTT đề cập tới ông từ năm 1280 dưới họ, tên này. Khi ông sang đón Huyền Trân thì ít nhất ông cũng ở độ tuổi 45-50, trong khi công chúa Huyền Trân có lẽ chỉ 18-20 tuổi. Ở cương vị như Tể tướng và cũng đã lớn tuổi, không lẽ ông ta không sợ mất đầu sao mà lại dám "tư thông" cùng công chúa mới sinh con so.
  • Trong ĐVSKTT cũng như KĐVSTGCM đều ghi (có lẽ là chép lại của ĐVSK) là "..hai người tư thông với nhau, trùng trình ở trên mặt biển, lâu lắm mới về đến kinh sư. Hưng Nhượng vương Quốc Tảng lấy làm ghét lắm, hễ thấy Khắc Chung liền mắng rằng: "Họ tên người này là "Trần Khắc Chung", đối với nước nhà có điều không tốt, có lẽ nhà Trần sẽ mất về người này chăng?". Khắc Chung thường phải sợ mà lánh mặt..", nhưng đều viết các sự kiện đó trước tháng giêng, mùa xuân năm 1308, trong khi TKC đi đón công chúa tháng 10 năm 1307. Vậy lâu là bao nhiêu tháng.
  • Xem thêm kiến giải của Hồ Đắc Duy ở đây.

Rất nhiều trang Web ghi là viên tướng trẻ TKC, vậy bao nhiêu tuổi thì được coi là lớn tuổi, nếu như người xưa hầu như khó sống cao tuổi như ngày nay.Vương Ngân Hà 05:46, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trong kháng chiến chông quân Nguyên lần thứ 2 (năm 1285), Trần Khắc Chung đã được nhắc tới với vai trò xứ giả. Như vậy khi Huyền Trân lấy Chế Mân (1306) thì Trân Khắc Chung không thể là một viên tướng trẻ được.--Docteur Rieux 21:18, ngày 05 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thể loại mẹ[sửa mã nguồn]

Tôi đã bỏ thể loại Công chúa và thể loại Lịch sử Việt Nam vì thể loại Công chúa là mẹ của thể loại Công chúa Việt Nam và thể loại Lịch sử Việt Nam là mẹ (hay bà ngoại) của thể loại Nhà Trần. Mekong Bluesman 22:45, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Dùng ngôn ngữ kiểu gì mà đọc lên thấy cứ mẹ và mẹ hoài, bó tay chú 84.19.57.254 03:37, ngày 1 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lời đồn[sửa mã nguồn]

Tôi vừa dời một đóng góp của một thành viên vô danh vì hình như đó là một ý kiến:

Lời đồn này phần nhiều là không thật.
1. Đỗ Khắc Chung được ban quốc tính, đổi thành Trần Khắc Chung vào năm 1289, vì đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285. Giữa hai người (Khắc Chung và Huyền Trân) vì thế có một khoảng cách tuổi tác không nhỏ.
2. Trần Khắc Chung xuất thân tầm thường, lại ở địa vị cao đương thời thường chỉ có ở các quý tộc nhà Trần. Khắc Chung lại là kẻ quyền lược, không ngại dùng thủ đoạn tàn nhẫn để đạt được mục đích, vì thế Khắc Chung cũng có lắm kẻ thù. Nhưng khi Khắc Chung còn sống, không mấy người đủ gan để chống đối, chứ đừng nói đến việc thốt nên lời.
3. Chiêm Thành chậm trễ việc thực hiện nghi thức hỏa táng là vì công chúa đang có thai, sau đó công chúa đã sinh con so. Vì vậy, sức khỏe công chúa quá kém cùng với việc phải đi đường biển là nguyên nhân khiến cuộc hành trình này chậm trễ.

Nguyễn Hữu Dng 16:18, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tin đồn trong dân gian hiện nay cũng chẳng thấy dẫn nguồn nào; ngoài ra còn nói rõ chẳng có sử sách nào ghi. - Trần Thế Trung | (thảo luận) 16:36, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Việc Trần Khắc Chung tư thông với Huyền Trân Công Chúa có 9/10 là chỉ là tin đồn thất thiệt, thiết nghĩ cũng không nên quan tâm nhiều. Cái tôi muốn hỏi là, Huyền Trân Công Chúa theo như thành viên THD dẫn ra ở trên thì "có thai" và "đã sinh con". Vậy có tài liệu nào nói về đứa con đó ko? số phận nó ra sao? là con của Chế Mân (tức là người Chăm, vậy xã hội thời đó coi việc đó ra sao? 84.19.57.254 03:37, ngày 1 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Sử sách và thực tế[sửa mã nguồn]

Theo tôi được biết.Luật lệ của Chiêm thành vào thời Chế mân (và nhiều triều đại theo Muslim khác) thì khi vua chết chỉ có hoàng hậu chính cung là bị đưa lên giàn hỏa tức thị không phải là Huyền Trân. Việc VN đưa quân sang bảo vệ tính mạng chỉ có thể là một cái cớ để ép hoàng gia Chiêm đang gặp khó khăn. (15.235.153.107 14:42, ngày 13 tháng 4 năm 2007 (UTC))[trả lời]

Luật cái con khỉ. Xin cho dẫn chứng luật đó nằm ỏ đâuu. 222.254.129.87 (thảo luận) 12:36, ngày 15 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]