Thảo luận:Kế hoạch CM-12

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản cũ

Kế hoạch CM-12 là phần cốt lõi nhất của một chiến dịch phản gián kéo dài 7 năm từ tháng 9-1981 đến 1988 của công an Việt Nam chống lại các lực lượng gián điệp và biệt kích thâm nhập quan biên giới Tây Nam.

Ngày 11/1/1981, Công an tỉnh Tà Keo (Campuchia) báo cho đồng nghiệp Việt Nam biết có một tên Khmer Đỏ ra đầu thú khai báo rằng y có tham gia dẫn một toán người Việt Nam từ nước ngoài đi qua Campuchia để xâm nhập về hoạt động chống Việt Nam. Qua trực tiếp xét hỏi tên Săm Sua, đoàn Công an An Giang nhận thấy khả năng là tên Săm Sua đã khai báo thật. Ngày 12/1/1981, đồng chí Mười Việt đã báo cáo cho lãnh đạo Bộ nhận định về việc có một toán gián điệp biệt kích mang vũ khí, điện đài xâm nhập Việt Nam.

Tiếp đó, ngày 13/1, Công an Kiên Giang điện báo cáo lãnh đạo Bộ Nội vụ biết về việc có một toán gián điệp, biệt kích xâm nhập. Theo báo cáo của Công an Kiên Giang, ngày 8/1/1981, bộ đội làm kinh tế ở Bình Sơn (Kiên Giang) bắn chết 1 tên gián điệp, biệt kích từ nước ngoài xâm nhập về Việt Nam.

Qua nguồn tin của quần chúng phát hiện, Công an Kiên Giang đã thu được 12 súng AK báng gấp, 7 quả lựu đạn, 2 tay quay máy phát điện dùng cho điện đài và một số quân trang, quân dụng. Đáng chú ý là có một số phù hiệu đề là “Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam”... Có dấu hiệu đây là một tổ chức phản cách mạng đưa quân xâm nhập vào Việt Nam.

Báo cáo của lực lượng trinh sát kỹ thuật cũng phù hợp với những diễn biến toán gián điệp biệt kích xâm nhập trong thời gian cuối năm 1980.

Một kẻ thâm nhập là Trần Minh Hiếu đã khai nhận là một trong số 23 tên gián điệp biệt kích của tổ chức “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam” của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh. Hiếu đã khai quá trình xâm nhập của toán gián điệp. Hiếu cũng khai nơi ẩn náu của tên toán trưởng Lê Hồng Dự. Công an Kiên Giang và Công an Hậu Giang đã tổ chức bắt giữ Lê Hồng Dự tại Cần Thơ. Qua các buổi xét hỏi, Lê Hồng Dự khai báo quá trình xâm nhập của y và những hiểu biết của y về tổ chức phản cách mạng của Lê Quốc Túy - Mai Văn Hạnh. Những lời khai này khớp với lời khai của Trần Minh Hiếu.

Qua lời khai của Lê Hồng Dự và Trần Minh Hiếu, bước đầu công an đã xác định đây là một tổ chức do Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cầm đầu có cơ sở hoạt động ở nước ngoài. Tổ chức này được thành lập vào năm 1976 tại Paris. Đó là “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Nam Việt Nam”.

Thứ trưởng Bộ Công an Cao Đăng Chiếm và ông Nguyễn Phước Tân có mặt tại Cà Mau chỉ đạo kế hoạch CM-12.

Chỉ trong vòng một ngày, công an tóm gọn toán gián điệp biệt kích xâm nhập đêm 15/5/1981. Toàn bộ toán “Minh Vương 2” sa lưới, riêng toán trưởng Nguyễn Văn Thanh bị bắn chết. Tiếp đó, công an tiến ra bờ biển thu giữ toàn bộ 3,5 tấn vũ khí. Đến khoảng 3 giờ chiều 17/5/1981 thì vớt được hết và đưa toàn bộ về đến Công an huyện.


Trên cơ sở kết quả khai thác bọn xâm nhập, tổng hợp các nguồn tin, lãnh đạo Bộ Công an phán đoán địch sẽ tiếp tục tổ chức xâm nhập bằng đường biển. Vấn đề là chúng ta chưa biết đích xác địch sẽ xâm nhập vào thời gian nào, khu vực bờ biển tỉnh nào. Do đó, Công an các tỉnh ven biển từ Khánh Hòa đến Kiên Giang đều phải triển khai các phương án sẵn sàng đón bắt bọn xâm nhập.

Sau khi tung toán “Minh Vương 1” xâm nhập Việt Nam không thành, Lê Quốc Túy quyết định tung toán “Minh Vương 2” xâm nhập Việt Nam bằng đường biển, tiếp tục thực hiện ý đồ tung quân vào rừng U Minh, xây dựng “căn cứ” và tăng cường hoạt động ở thành phố. Kế hoạch này hình thành trong đầu của Túy. Ý đồ của Lê Quốc Túy là sẽ đưa vào Việt Nam 10 tấn vũ khí và chiến cụ cùng với một toán quân nhằm mục đích trước mắt là thành lập “mật khu kháng chiến”. Để thực hiện kế hoạch có tên là “Chiến dịch Hồng Kông 1”, Lê Quốc Túy nhờ nước ngoài tạo điều kiện về chỗ neo đậu và cấp các thủ tục giấy tờ cho quân của Túy hoạt động.

Được T.V.V (K12) giới thiệu K64 là người Cà Mau, am hiểu vùng này và có thể lập kế hoạch xâm nhập được, cho nên Túy cho điều K64 từ “Mật cứ Tự Thắng” về trung tâm.

K64 là một người khá nhạy cảm, anh đoán được ý đồ của Túy và Hạnh là muốn đưa vũ khí và quân xâm nhập bằng đường biển nhưng chưa biết đưa vào vùng nào. Vì muốn thoát khỏi cái “án tử hình” treo lơ lửng do bị nghi là cộng sản, K64 chủ động gợi ý với Mai Văn Hạnh nên tổ chức xâm nhập vùng Cà Mau và nói thêm là muốn xâm nhập thì phải có người địa phương quen thuộc vùng này. Trong toán “Minh Vương 2” có hai người cùng quê với K64 là K59 và K61. Buổi chiều hôm đó, Mai Văn Hạnh cùng nhóm này bàn kế hoạch xâm nhập vùng biển.

Nhiệm vụ của toán “Minh Vương 2” là xây dựng cơ sở và phát triển lực lượng ở trong nước theo kế hoạch “Hồng Kông 1”. Chúng được giao những nhiệm vụ cụ thể là sau khi đã xâm nhập Việt Nam thì tổ chức tiếp nhận người và vũ khí từ nước ngoài chuyển về các chuyến sau, đưa khối lượng vũ khí đó về các địa bàn hoạt động. Toán này còn có nhiệm vụ tổ chức phá hoại, ám sát cán bộ ở các mục tiêu: trụ sở các cơ quan của đảng, chính quyền, công an, bộ đội, nhất là Tổng lãnh sự quán Liên Xô tại TP HCM, các cơ sở công nghiệp, điện, nước, kho xăng Nhà Bè, cầu cống, các trại cải tạo... Chúng dự kiến sẽ dùng tiền thuê bọn bụi đời, bọn tù được thả về, ngụy quân ngụy quyền cũ; giao vũ khí, mìn để bọn này làm những việc phá hoại.

Toán “Minh Vương 2” do Nguyễn Văn Thanh mang ám danh “K44” làm toán trưởng. Hắn là một sĩ quan quân đội Sài Gòn trốn cải tạo. Chịu trách nhiệm “chỉ huy trưởng” toán “Minh Vương 2”, Thanh có nhiệm vụ liên lạc và giữ liên lạc với những “giới chức” trong nước, giới thiệu những “giới chức” đó với những “cán bộ” mà “trung ương” phái về. Ngoài ra, hắn còn được Túy giao những nhiệm vụ đặc biệt, những “tín vật”, ám hiệu để bắt liên lạc với các cơ sở của Túy ở Sài Gòn, kể cả nơi nhận tài liệu theo một đường dây chuyển ngân đen ở số nhà X đường Hoàng Phố, quận 8, TP HCM. Vai trò của tên Thanh rất quan trọng...

Ngày 12/5/1981, chiếc tàu của bọn Túy – Hạnh chở 16 tên gián điệp biệt kích khởi hành từ R đi xâm nhập Việt Nam. Cùng đi có một chiếc tàu hải quân nước ngoài hộ tống. Khi đến hải phận quốc tế, K12 chuyển sang tàu nước ngoài và quay trở về. Chúng dự định đổ bộ vào vàm sông Ông Đốc - vùng quê của K64.

Trong một phiên liên lạc, Lê Quốc Túy từ trung tâm ra lệnh cho Nguyễn Văn Thanh thủ tiêu HK121 và HK125 vì nghi là cộng sản. Tên Nguyễn Văn Thanh thi hành mệnh lệnh ngay và hất xác hai người này xuống biển. Sau đó, chúng cho tàu xâm nhập vùng biển Cà Mau.

Nhưng chúng không biết rằng, thế trận an ninh nhân dân của ta đã được triển khai.

  • * *

Ngày 14/5/1981, Cơ quan trinh sát kỹ thuật phát hiện một tàu lạ ở hải phận Việt Nam và nhận định: bọn Lê Quốc Túy đã tổ chức xâm nhập bằng đường biển. Kết quả phát hiện có tính chất mở màn này lập tức được báo cáo lên Bộ Nội vụ và Ban chuyên án.

Lúc này đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng đang ở TP HCM. Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm rất phấn khởi báo cáo với Bộ trưởng và nhanh chóng chỉ thị cho các lực lượng An ninh triển khai ở vùng biển Minh Hải - Kiên Giang. Nguồn tin kỹ thuật đã giúp Ban chuyên án không chỉ đạo dàn trải quân dọc biên giới nữa mà tập trung phía biển Kiên Giang - Cà Mau và khẳng định lần này chúng xâm nhập bằng đường biển.

Suốt dọc bờ biển từ Hà Tiên đến Cà Mau dài 350km đã được canh phòng chặt chẽ. Mạng lưới cảnh giác đã giăng kín.

  • * *

Đúng 21 giờ ngày 15/5/1981, chiếc tàu của bọn gián điệp biệt kích cập bờ biển khu vực Bãi Ghe gần vàm sông Ông Đốc (Minh Hải). Bọn gián điệp biệt kích được lệnh lên bờ. Chúng lục đục xuống tàu, lội bì bõm. Chúng nặng nề đi theo hướng tây, tính vượt đầm lầy vào U Minh.


Trời đã dần dần sáng rõ. Thấy tình thế không ổn, Nguyễn Văn Thanh ra lệnh phân tán theo từng nhóm và hẹn nơi tập kết. Mạnh tên nào tên nấy tìm nơi ẩn nấp.

K64 đã tính toán một nước cờ mà chỉ riêng một mình anh biết, không hề nói cho ai. Anh quyết định sẽ ra đầu thú lập công chuộc tội và mong muốn được trở về với vợ con, gia đình. Và thế là K64 ra đầu thú tại Cơ quan Công an huyện Trần Văn Thời, tỉnh Minh Hải. Trước Cơ quan An ninh, anh đã thành khẩn thú nhận mọi tội lỗi của mình và đồng bọn, khai rõ mục đích ý đồ của “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Nam Việt Nam...”.

Chỉ trong vòng một ngày sau, ta đã tóm gọn toán gián điệp biệt kích xâm nhập đêm 15/5/1981. Toàn bộ toán “Minh Vương 2” bị sa lưới, riêng toán trưởng Nguyễn Văn Thanh bị bắn chết.

Sau đó, lực lượng của ta tiếp tục ra bờ biển thu giữ toàn bộ 3,5 tấn vũ khí. Đến khoảng 3 giờ chiều 17/5/1981 thì vớt được hết và đưa toàn bộ về đến Công an huyện.

Vào đêm 16/5, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm gọi điện thoại cho đồng chí Nguyễn Phước Tân và yêu cầu đến nhà riêng ngay vào lúc nửa đêm. Đồng chí Cao Đăng Chiếm nói:

- Minh Hải vừa báo cáo có bọn xâm nhập. Đúng là của đám Túy - Hạnh, có mang theo vũ khí, điện đài. Có một số tên ra đầu thú. Ta đã bắt được tất cả. Tôi cử Hai Tân xuống Minh Hải thực hiện kế hoạch “tương kế tựu kế”, dùng địch đánh lại địch.

Đồng chí Cao Đăng Chiếm chỉ nói ngắn như vậy. Đồng chí Nguyễn Phước Tân hiểu đó là mệnh lệnh.

Khoảng 2 giờ sáng, đồng chí Nguyễn Phước Tân cùng đồng chí Thi Văn Tám, lúc đó là cán bộ của Tổ An ninh cùng đi. Nhận được chỉ thị của đồng chí Cao Đăng Chiếm, Cơ quan trinh sát kỹ thuật cũng cử cán bộ đi Minh Hải ngay sáng hôm đó.

Đồng chí Nguyễn Phước Tân, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, năm 1986 được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là một cán bộ an ninh lão luyện, dày dạn kinh nghiệm đấu tranh với địch. Ông sinh năm 1930, quê ở Đồng Tháp. Tham gia hoạt động cách mạng từ thời thanh niên, ông được lãnh đạo An ninh khu Tây Nam bộ điều động về làm nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy công tác điệp báo từ năm 1959.

Năm 1968, ông được Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam rút lên tổ chức và chỉ đạo một mạng lưới điệp báo an ninh ở ngay trung tâm Sài Gòn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ sau tết Mậu Thân 1968, đồng chí Nguyễn Phước Tân là người chỉ huy trực tiếp của cố Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Ngọc, một cán bộ tình báo hoạt động trong lòng địch, sau này là Thiếu tướng Công an. Trong kế hoạch CM-12, đồng chí Nguyễn Phước Tân được lãnh đạo Bộ Nội vụ giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác đấu tranh với địch.

Ngày 22/5/1981 tại TP HCM, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm chủ trì cuộc họp để quyết định kế hoạch này. Dự cuộc họp có các đồng chí Nguyễn Phước Tân, Lê Tiền và Hồ Khiết. Tại cuộc họp này, chuyên án CM-12 chính thức được quyết định mở màn. Hai chữ cái CM lấy hai chữ cái đầu của Cà Mau, còn 12 là ngày xuất phát của toán gián điệp biệt kích là 12/5/1981.

Ngày 23/5/1981, đồng chí Cao Đăng Chiếm xuống Cà Mau để chỉ đạo công việc. Địa điểm điện đài của “Tổ đặc biệt” được bố trí tại một căn nhà dành cho cán bộ công an của trại giam Rạch Ruộng. Căn nhà lá này nằm ở bìa trại. Một căn nhà khác được dành cho đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm làm việc và nghỉ ngơi cách đó chừng 10 mét

Do phạm vi, đối tượng đấu tranh của CM-12 đã vượt tầm cỡ một “chuyên án”, mặt khác, do các đối tượng đấu tranh lại không đơn thuần là gián điệp biệt kích mà còn mang tính chính trị hết sức nhạy cảm, nên đến đầu tháng 6/1981, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng gọi đây là “Kế hoạch CM-12”. Trong phiên liên lạc đầu tiên với trung tâm địch dưới danh nghĩa là "Tổ đặc biệt" vào lúc 21giờ ngày 25/5/1981, ta chỉ gửi một bức điện ngắn có nội dung như sau: "Tất cả đều an toàn và công tác đang xúc tiến. Vũ khí đã chôn giấu xong. Cần thêm cán bộ thành và tiền bạc. Hẹn 20 giờ ngày 28/5/1981 lên máy". Trung tâm của địch cũng chuyển cho "Tổ đặc biệt" một bức điện: "Tàu đã về tới B. vô sự. Ngày giờ khởi hành chuyến thứ nhì sẽ cho biết sau. Tổng đài sẽ trực máy theo giờ quy định".

Phiên liên lạc đầu tiên thành công.

Đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm rất vui, khen ngợi các cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này. Đêm hôm đó tất cả cùng được thưởng thức một nồi cháo gà thật ngon lành. Anh em cảm thấy sung sướng vì công việc bước đầu đã thành công.

Sau khi anh em về nghỉ, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Nguyễn Phước Tân bàn bạc về những công việc sắp tới. Đồng chí gợi ý là ta phải thiết kế một kế hoạch, chọn bãi đổ, làm “mật cứ” giả... Rồi cần phải đấu tranh với các mảng của địch trong nội địa như thế nào, làm sao cho địch bộc lộ hết những cơ sở của chúng ở trong nước...

  • * *

Sau thắng lợi ban đầu là thực hiện việc liên lạc giữa CM-12 và “Tổng hành dinh” đã được “nối”, cơ quan an ninh bàn kế hoạch đón chuyến xâm nhập mới của địch. Kế hoạch được vạch ra rất khẩn trương và được báo cáo lên đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng. Sau đó vài hôm, ngày 29/5, Bộ trưởng có ý kiến chỉ đạo và nêu rõ 4 điểm cần chú ý nghiên cứu kỹ và bố trí kế hoạch thực hiện cho chu đáo. Đồng chí Bộ trưởng còn chỉ đạo cụ thể về cách tổ chức đón bắt địch xâm nhập.

Do phạm vi, đối tượng đấu tranh của CM-12 đã vượt tầm cỡ một “chuyên án”, mặt khác, do các đối tượng đấu tranh lại không đơn thuần là gián điệp biệt kích mà còn mang tính chính trị hết sức nhạy cảm, nên đến đầu tháng 6/1981, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng gọi đây là “Kế hoạch CM-12”.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ nêu yêu cầu của Kế hoạch CM-12 là: Thu hút, đánh bắt hết các lực lượng xâm nhập theo kế hoạch của ta. Thông qua bọn Túy - Hạnh để bóc gỡ lực lượng bí mật của chúng ở trong nội địa. Từ công tác đấu tranh phản gián trong Kế hoạch CM-12 ta cần nắm cho được toàn bộ âm mưu của các thế lực thù địch với cách mạng nước ta. Bảo đảm an toàn tuyệt đối an ninh của đất nước, kiên quyết không để cho địch phá hoại. Nâng cao trình độ năng lực chiến đấu của lực lượng an ninh. Từng bước rút kinh nghiệm về tổ chức công tác an ninh trong quá trình đấu tranh.


Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh (dấu khoanh tròn) cùng những gián điệp biệt kích khi ở nước ngoài.


Trong thời gian này, một mặt ta vẫn tiếp tục chuẩn bị về việc đón nhận chuyến xâm nhập tiếp theo của bọn gián điệp biệt kích, đồng thời tiến hành các biện pháp điều tra đối với các mảng khác trong nội địa có liên quan đến CM-12 như cụm Lê Quốc Quân, cụm Lê Chơn Tình và cụm Hồ Tấn Khoa trong đạo Cao Đài. Tổ An ninh K4/2 được giao nhiệm vụ chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị, công an các địa phương liên quan như thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, An Giang... đấu tranh với các chuyên án có liên quan. Yêu cầu bảo đảm bí mật đối với công tác đấu tranh với CM-12 rất cao, nhưng ta lại phải đấu tranh với nhiều chuyên án có liên quan, phạm vi khá rộng, có nhiều đối tượng, vì vậy nhiệm vụ lại càng khó khăn gấp bội.

  • * *

Trong khi đó, các yêu cầu của “chủ tịch” Lê Quốc Túy đều được “tổ công tác đặc biệt” thi hành một cách “nghiêm chỉnh” nhưng cũng làm cho Túy hiểu là không phải hoàn toàn dễ dàng.

Để có lực lượng trực tiếp tham gia đấu tranh trong chuyên án này, đồng chí Trần Phương Thế, tức Tám Thậm, Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an Minh Hải được chọn vào vai NK-A1, nghĩa là “Kinh Kha số 1” ở trong nước. Để tránh lộ bí mật, ta thường gọi NK-A1 là A1, tên thường dùng khi hoạt động của anh Tám Thậm là Hai Tài, còn bọn biệt kích thường gọi là Hai Râu vì anh Tám Thậm vốn có bộ râu quai nón rất đẹp.

Đồng chí Tám Thậm lúc đó mới ngoài ba mươi tuổi, tính điềm đạm, cẩn thận và chắc chắn. Trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí làm hiệu thính viên, chữ viết rất đẹp. Địa bàn Cà Mau thì anh rất thông thuộc. Nếu có các tình huống xuất hiện ngoài dự kiến của Ban lãnh đạo kế hoạch anh cũng có đủ khả năng để xử lý khi cần thiết. Tuy nhiên, đồng chí Tám Thậm chưa hoạt động trong lòng địch, kinh nghiệm hoạt động bí mật chưa nhiều, chưa sử dụng ngôn ngữ trong chế độ cũ thường dùng trước đây.

Mặt khác, ở Minh Hải, rất nhiều người biết mặt đồng chí Tám Thậm, ta không loại trừ một số người vượt biên hoặc bọn biệt kích có thể nhận biết, nhất là trong trường hợp Túy, Hạnh yêu cầu ra nước ngoài để huấn luyện, hội họp... Nhưng đồng chí Tám Thậm có ngoại hình phù hợp với “vai” được giao, nhất là khi anh để râu quai nón, rất dễ ngụy trang và có thể khắc phục những “nhược điểm” ấy. Đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm tỏ ý hài lòng về sự lựa chọn này.

Người đóng vai NK-A2 là đồng chí Hồ Việt Lắm (hiện nay là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ), lúc đó là Phó Công an huyện phụ trách An ninh của Công an huyện Trần Văn Thời.

Đồng chí Mười Lắm cũng là người địa phương này, am hiểu ngọn nguồn sông lạch và là người đã được đào tạo về nghiệp vụ trinh sát. Một số cán bộ của Tổ An ninh K4/2 như Nguyễn Khánh Toàn, Vũ Thành Hà, Trần Tôn Thất, Trần Lương Tư..., khi cần có thể thực hiện các vai được phân công. Đồng chí Nguyễn Văn Xíu, tức Ba Tài cũng được chọn đưa vào kế hoạch với vai phụ tá điện đài và lo cơm nước, bảo vệ...

Các đồng chí này đều phải làm việc trong điều kiện giữ bí mật tuyệt đối. Thậm chí, họ hàng và người ngoài không biết các đồng chí này còn làm việc cho công an nữa...

  • * *

Trong các bức điện gửi cho “Tổ đặc biệt”, Lê Quốc Túy cho biết ý đồ của y là định đưa vào 3 chuyến trong tháng 9/1981 với khối lượng vũ khí khoảng 40-50 tấn. Ngày 25/8/1981, trung tâm địch gửi một bức điện hỏi “Tổ đặc biệt” là “trong đêm có thể đổ hai bãi cùng một lúc được không, khoảng 15 tấn 2 tàu”. Cũng trong bức điện này chúng còn yêu cầu K64 chuẩn bị một địa điểm an toàn tạm trú cho “6 cán bộ thành”.

Như vậy là có thêm tình huống địch sẽ cho một toán gián điệp biệt kích xâm nhập trong chuyến này. Công việc chuẩn bị của ta không chỉ đón “hàng” mà còn bắt bọn gián điệp biệt kích, tổ chức khai thác để phục vụ công tác nghiệp vụ tiếp theo.

Trong phiên liên lạc vào lúc 21 giờ 30 phút ngày 31/8/1981, trung tâm địch thông báo cho “Tổ đặc biệt” 2 tàu xâm nhập sẽ khởi hành vào ngày 6/9/1981. Qua biện pháp trinh sát khác, chúng ta cũng nắm được quá trình chuẩn bị, tên tuổi cụ thể số “cán bộ thành” sắp xâm nhập và chỉ huy chuyến xâm nhập này là T.N.C, có ám danh là K19.

Trong những ngày hạ tuần tháng 8/1981, công việc chuẩn bị rất khẩn trương. Sau khi nghiên cứu kỹ, ta quyết định chọn các bãi đổ cho Kế hoạch CM-12 ở vùng phía tây mũi Cà Mau chứ không ở phía đông. Vùng biển phía tây vừa có nhiều luồng lạch và thường lặng sóng. Bãi đổ ở khu vực này không sình lầy nhiều như vùng phía đông.

Kế hoạch được báo cáo lên đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và được đồng chí Bộ trưởng phê duyệt.

Chiều 7/9/1981, đồng chí Cao Đăng Chiếm và đồng chí Nguyễn Phước Tân từ TP Hồ Chí Minh đi xuống Minh Hải. Các đồng chí Sáu Phương, Ba Dũng, Sáu Sáu, Tám Phú, Hoài Việt, Năm Xinh, Hai Minh từ công an các tỉnh đã có mặt tại trại Cây Gừa. Đồng chí Nguyễn Phước Tân thông báo tình hình và phân công từng đồng chí chuẩn bị khai thác đối tượng khi chúng bị bắt.

Đúng như ta dự đoán, “Tổ đặc biệt” nhận được điện của trung tâm địch gửi, cho biết khoảng 20 giờ ngày 9/9 tàu sẽ đến bãi đổ.

Lực lượng của ta đã triển khai theo phương án chiến đấu thứ nhất. “Tổ đặc biệt” chuẩn bị ra bãi biển. Các đồng chí Thi Văn Tám, Trần Phương Thế, Hồ Việt Lắm và một số chiến sĩ Công an Minh Hải đã chuẩn bị đủ vỏ lãi để “nhận” người và không quên mang theo 6 chiếc khóa số 8.

Biển tốt. Gió nhè nhẹ. Đúng 19 giờ 10 phút ngày 9/9/1981, hai chiếc tàu đã vào đến bờ biển Minh Hải. So với thời gian dự định, chúng vào sớm gần một tiếng đồng hồ. T.N.C (K19) quyết định cho hai chiếc tàu neo cách cửa sông ông Đốc khoảng 2.000 mét chờ các “chiến hữu” ra đón. Sau khi phát và nhận tín hiệu, hai bên gặp nhau và trao đổi những điều cần thiết. K19 ra lệnh cho bọn ở trên tàu ném “hàng” xuống biển. Phải mất hơn 3 tiếng mới thả “hàng” xong. K19 bàn giao thư và quà của Lê Quốc Túy gửi cho “Tổ đặc biệt”. Việc vớt vũ khí tương đối vất vả, mãi tới tối 10/9/1981 mới xong và chất lên ba chiếc tàu.

Trong lúc đó, 6 tên “cán bộ thành” đi theo người của “Tổ đặc biệt”. Cả toán đi được khoảng 4km thì đến một con kinh. Ở đây đồng chí Mười Lắm chỉ huy 12 chiến sĩ an ninh của ta đã mai phục bắt gọn 6 tên biệt kích. Diễn biến trận đánh rất nhanh, gọn, không một tiếng súng nổ.

Chiến công này có ý nghĩa rất quan trọng và quyết định đối với kế hoạch CM-12 sau này. Có thể gọi đây là chiến công đầu trong Kế hoạch CM-12. Lãnh đạo Bộ đánh giá cao thành tích của lực lượng tham gia đấu tranh với chuyên án. Thắng lợi này nâng cao tinh thần và càng củng cố niềm tin vào kế hoạch đánh địch tiếp theo.

Bộ trưởng Phạm Hùng đã báo cáo về Kế hoạch CM-12 cho các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước như đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn, đồng chí Trường Chinh, đồng chí Phạm Văn Đồng và đồng chí Lê Đức Thọ. Bộ Chính trị rất phấn khởi và căn dặn cần phải thận trọng, kiên quyết làm thất bại âm mưu của địch, nhưng đồng thời không để địch phá hoại ta trong quá trình thực hiện Kế hoạch CM-12.

  • * *

Kế hoạch CM-12 tiếp tục giành được những thắng lợi quan trọng. Tháng 3/1982, Mai Văn Hạnh có ý định xâm nhập Việt Nam và thông báo cho “Tổ đặc biệt” biết qua bức thư của y, trong đó có yêu cầu liên lạc với Huỳnh Vĩnh Sanh và một số đầu mối khác, bố trí cho họ xuống gặp Hạnh tại Minh Hải.

Người của ta tiếp cận được với Huỳnh Vĩnh Sanh và Lê Quốc Quân, thông báo ý kiến của Hạnh. Cả hai rất phấn khởi và nhận lời sẽ đi “căn cứ” gặp Hạnh. Đồng chí Lê Tiền chỉ đạo thực hiện kế hoạch đưa Huỳnh Vĩnh Sanh và Lê Quốc Quân xuống gặp Mai Văn Hạnh trong chuyến xâm nhập tới. Chúng ta cũng có kế hoạch khéo léo khai thác thật kỹ Huỳnh Vĩnh Sanh để nắm được nội dung mà ông ta sẽ trao đổi khi gặp Mai Văn Hạnh.

Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 lập kế hoạch đón, đưa, bố trí Mai Văn Hạnh vào nội địa và đặt ra yêu cầu đối phó với việc kiểm tra của Mai Văn Hạnh làm sao để Hạnh tin tưởng vào “Tổ đặc biệt” và các “cơ sở”, qua đó, buộc chúng bộc lộ lực lượng ngầm, âm mưu, kế hoạch hành động sắp tới của chúng. Đồng chí Phạm Hùng thấy báo cáo hợp lý và phê duyệt kế hoạch của Ban chỉ đạo CM-12.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ nhận định rằng, việc tổ chức thực hiện kế hoạch đón Mai Văn Hạnh vào kiểm tra thành công sẽ có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất quyết định Kế hoạch CM-12 tiếp tục hay không. Bởi vì nếu Hạnh vào thấy tình hình khả quan thì sẽ báo cáo lại cho Túy tiếp tục hành động. Mặc dù tính cách của Túy và Hạnh xung khắc với nhau nhưng Túy lại rất tin Hạnh và cần Hạnh.

Đúng như kế hoạch của Túy – Hạnh và ta đã khéo léo “tương kế tựu kế”, Mai Văn Hạnh xâm nhập Việt Nam trong một chuyến tàu mà ta đã biết trước và tổ chức “đón tiếp” khá chu đáo. Trong thời gian Mai Văn Hạnh ở Minh Hải, ta bố trí cho Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân gặp y.

Do chuẩn bị chu đáo và các cán bộ, chiến sĩ an ninh cũng như người của ta thực hiện tốt kế hoạch nên Mai Văn Hạnh và đồng bọn rất phấn khởi, tin tưởng vào “Tổ đặc biệt” và “các lực lượng ngầm” ở trong nước. Mặc dù Mai Văn Hạnh tỏ ra rất xảo quyệt, dùng thủ đoạn kiểm tra chéo, hỏi riêng từng người về một sự việc, nhưng do ta đã có kế hoạch đối phó rất bài bản nên y không nghi ngờ gì. Trái lại, y rất tin vào “Tổ đặc biệt”.

Lúc Huỳnh Vĩnh Sanh gặp Mai Văn Hạnh ở Minh Hải, Sanh phấn khởi nói với Hạnh:

- Tôi không thể tưởng tượng được là chúng mình lại được gặp nhau ở đây. Tôi nói thiệt, gặp anh ở đây là thắng lợi rồi. Trên thế giới không có tổ chức nào làm được điều này - ý của Huỳnh Vĩnh Sanh là nói đến các tổ chức phản động người Việt lưu vong hoạt động chống phá cách mạng nước ta không có được đám nào làm nổi việc này.

Do tàu của địch bị sự cố và phải khởi hành chuyến tiếp theo chậm hơn một ngày, nên ta để Hạnh ở thêm một ngày nữa ở trong nước. Sáng hôm sau, Mai Văn Hạnh và anh em mình “từ giã” ông bà Sáu Tiệm cơ sở của ta bố trí cho Hạnh ở trong thời gian ở "quốc nội". Lại xuống ghe đi theo đường Kinh Xáng Bạc Liêu, qua Cà Mau rồi đến Rạch Ruộng. Đến Rạch Ruộng thì có các đồng chí Bảy Thất, Ba Tài ra đón. Các đồng chí này trong vai là cơ sở “Tổ đặc biệt”. Một cái chòi được dựng trong rừng là của ông bà Năm Tài.

Cái chòi này được giao cho đồng chí Mười Lắm chịu trách nhiệm chuẩn bị và đảm bảo an ninh trong thời gian diễn ra các hoạt động của kế hoạch. Đến gần 4 giờ chiều thì ghe tới rừng lá. Sau khi cơm nước xong cả toán ngủ lại một đêm ở trong chòi. Hôm sau khoảng 4 giờ chiều mới lên đường ra bãi biển.

Sau khi biết Mai Văn Hạnh vào trong nước an toàn, ngày 16/4, Lê Quốc Túy điện cho Mai Văn Hạnh yêu cầu Hạnh chỉ đạo “Các K trong quốc nội phải trực lo sẵn sàng đón rước C4 trong vòng tháng tới. C4 sẽ đón C5 khi trở về để bàn gấp chuyện này”. Như vậy là Túy cũng nóng lòng được vào Việt Nam như Hạnh.

Đến khoảng 20 giờ ngày 19/4/1982 thì tàu đón Hạnh do Trần Văn Bá chỉ huy xâm nhập vào bờ biển Minh Hải. Khi thấy tín hiệu của tàu xuất hiện, Mai Văn Hạnh mừng ra mặt. Phía ta có hai tàu ra đón, trong đó có một chiếc chở Mai Văn Hạnh. Chuyến này, địch đem gần 10 tấn vũ khí gồm đạn AK và B40. Do đồng chí Thi Văn Tám có sáng kiến dùng ống khóa lớn móc vào hai khoeo ở cột buộc dây neo của hai con tàu nên việc nhận “hàng” gọn gàng và đỡ nguy hiểm hơn trước rất nhiều.

Kế hoạch đưa đón Mai Văn Hạnh được thực hiện thắng lợi. Đây là một thành công quan trọng, tạo được niềm tin cho bọn đầu sỏ để tiếp tục duy trì Kế hoạch CM-12 theo chủ trương của lãnh đạo Bộ Nội vụ.


Chúng ta đã nắm được âm mưu và ý đồ của Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh trong việc chống phá cách mạng Việt Nam và ảo tưởng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Lúc đầu, chúng chỉ đặt ra mục đích “giải phóng” miền Nam Việt Nam, nhưng sau đó được sự hậu thuẫn của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế, Túy và Hạnh điều chỉnh ý đồ chiến lược đầy tham vọng. Lê Quốc Túy đổi tên “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Miền Nam Việt Nam” thành “Mặt trận thống nhất các lực lượng yêu nước giải phóng Việt Nam”.

Qua bức điện của Túy gửi cho CM-12, chúng ta thấy y cũng rất phấn khởi và rất muốn vào “quốc nội” như Mai Văn Hạnh để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của chúng. Ngày 10/5/1982, Lê Quốc Túy điện cho biết là: “C4 và C5 sẽ vào cuối tháng với 12K và 8,5 tấn phân gồm 630 cục đá. Chương trình 5 hôm, ngoài việc gặp với các tổ, mỗi tổ 3 giờ, phải dự trù nửa ngày cho C.5 S.G ( Lê Quốc Quân - TG) và bác Tư (Huỳnh Vĩnh Sanh – TG). Riêng cậu út và thím Ba một ngày. Nếu có thể bố trí cho tổ N.C.B, A.Đ. và C.T lưu lại trong suốt thời gian nói trên. Sắp đặt không cho các tổ biết nhau. Sẽ xác định trước vài hôm ngày tới”.

Sau khi quán triệt sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và căn cứ vào thực tế, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 bàn rất kỹ và thống nhất kế hoạch đối phó với địch trong thời gian tới. Đồng chí Lê Tiền, Tổ phó Tổ An ninh K4/2 được đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm cử ra Hà Nội báo cáo về kế hoạch đối phó của ta và xin chỉ thị của Bộ trưởng.

Thiếu tướng Lê Tiền, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, tham gia cách mạng từ lúc còn nhỏ, làm liên lạc cho Ủy ban Kháng chiến Liên khu 1, sau đó chuyển sang ngành công an. Trước khi vào miền Nam chiến đấu năm 1961, ông đã là Trưởng phòng Bảo vệ chính trị của Công an tỉnh Vĩnh Phúc. Khi vào miền Nam, ông chiến đấu ở chiến trường miền Tây Nam Bộ rồi ở miền Đông Nam Bộ. Ông có trí nhớ rất tuyệt vời và có tác phong làm việc cực kỳ tỉ mỉ, thận trọng. Cùng với đồng chí Nguyễn Phước Tân, đồng chí Lê Tiền là những trợ lý đắc lực của đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm trong công tác an ninh.

Ngày 12/5/1982, đồng chí Lê Tiền bay ra Hà Nội. Bộ trưởng sắp xếp làm việc với đồng chí Lê Tiền vào buổi tối hôm đó, từ 7 giờ tối đến 9 giờ. Cùng dự có cả đồng chí Thứ trưởng Trần Đông. Đồng chí Lê Tiền báo cáo với đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng về nhận định về tình hình và kế hoạch đấu tranh của ta, trong đó có việc gây trở ngại để chưa cho Túy và Hạnh vào.

Sau khi hỏi thêm một số chi tiết, đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng và đồng chí Thứ trưởng Trần Đông trao đổi, nhận định tình hình, cân nhắc các tình huống có thể xảy ra, cuối cùng đồng chí Bộ trưởng kết luận như sau: Trong kế hoạch này ta nắm chặt toàn bộ lực lượng địch xâm nhập, vũ khí, phương tiện... Một phần lớn lực lượng nội địa của địch thông qua ta để móc ráp, tuy ta chưa biết hết mạng lưới ở dưới nhưng đã biết được một số tên nòng cốt của từng mạng lưới. Cho nên Túy và Hạnh vào dù có quyết định những chủ trương liều lĩnh nào đó, ta vẫn có đủ cách đối phó, địch có triển khai thêm lực lượng vào các địa bàn mới ta cũng có kinh nghiệm bắt chúng sử dụng theo ý định của ta. Bọn nội địa có thể có tên hung hăng, manh động, nếu thấy có nguy hiểm ta vẫn có thể chủ động đánh tỉa, bắt giữ, gây khó khăn, không để chúng hành động được. Cũng có thể có lúc địch nghi ngờ điều này, điều khác, ta phải làm cho địch tin bằng cách lý giải của ta. Có thể có lúc địch tạm dừng để xem xét, kiểm tra sau đó vẫn bắt buộc tiếp tục kế hoạch. Do đó, hiện nay ta nên kiên định kế hoạch đấu tranh, cho Túy và Hạnh vào để làm rõ thêm âm mưu, tổ chức và hành động sắp tới của chúng.

Đây là quyết định rất táo bạo nhưng được suy tính kỹ lưỡng trong việc cho cả Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng vào, hơn nữa lại không kết thúc Kế hoạch CM-12 ngay mà vẫn cho hai tên đầu sỏ trở ra nước ngoài. Đồng chí Bộ trưởng cũng chỉ đạo cụ thể về kế hoạch đấu tranh của ta. Tuy nhiên, theo kế hoạch của địch, ta phải đối phó với hai vấn đề khá hóc búa như có cho chúng mang tiền giả vào hay không? Khi Túy và Hạnh vào kiểm tra có nên bắt hai tên đầu sỏ này hay chưa?

Lúc đầu Bộ trưởng Phạm Hùng không cho mang tiền giả vào. Phương án là có thể dùng lực lượng không quân ném bom tiêu diệt hai tàu B1 và B2 trên đường vào. Bộ trưởng Phạm Hùng có trao đổi phương án này với Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Nhưng sau khi cân nhắc các yếu tố thì thấy có thể ảnh hưởng đến kế hoạch chung nên phương án này bị huỷ bỏ. Cuối cùng, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ đạo chấp nhận cho đưa tiền giả vào chỉ thị là bằng mọi giá kiên quyết không để lọt ra ngoài.

Vấn đề thứ hai thì qua tính toán, ta mới chỉ “hút” vào, bắt giữ và tiêu diệt khoảng gần 100 tên, trong khi đó ở trung tâm địch còn đang tuyển mộ thêm lực lượng, do vậy quyết định kiên trì mục tiêu chiến lược đã đề ra là “thu hút toàn bộ lực lượng của địch”, buộc chúng phải đưa hết lực lượng ở nước ngoài xâm nhập về theo kế hoạch của ta, tổ chức bắt gọn các toán gián điệp biệt kích, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện. Vì vậy, lãnh đạo Bộ quyết định vẫn cho Túy và Hạnh trở ra sau khi “làm việc” để tính toán thực hiện chủ trương chiến lược.

Sau đó, đích thân Bộ trưởng Phạm Hùng vào TP HCM, kiểm tra công tác chuẩn bị “đón” Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Đặc biệt, trong chuyến này, theo kế hoạch của địch là đưa tiền giả (hàng đặc biệt) vào. Do đó, công việc nhận “hàng” lần này được bàn rất kỹ, nhất là số hàng “đặc biệt”. Công tác hậu cần phục vụ chiến dịch này được bảo đảm chu đáo, từ tàu thuyền, xe cộ, xăng dầu, lương thực, kinh phí, thuốc men. Mặt khác, trong Kế hoạch CM-12, chủ trương “dùng địch đánh địch” kể cả việc khai thác nguồn tài chính, một số cơ sở vật chất của địch cung cấp cho lực lượng “quốc nội” mà thực chất là của ta để đánh lại địch rất có hiệu quả.

Phải nói rằng, vào thời kỳ bao cấp, đất nước còn khó khăn, việc tổ chức được như thế là cả một vấn đề. Hơn nữa, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước cũng rất quan tâm đến vấn đề này. Có lần đồng chí Phạm Hùng báo cáo với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng về quá trình tổ chức đấu tranh với địch trong Kế hoạch CM-12, người đứng đầu Chính phủ ta lúc đó đã nói là sẵn sàng ưu tiên cho lực lượng an ninh, nếu cần thiết thì sẽ chi cả kinh phí đặc biệt của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng để đảm bảo cho kế hoạch đánh địch thắng lợi.

Tất cả các bộ phận được phân công đều triển khai nhiệm vụ một cách khẩn trương và Ban chỉ đạo phân công từng đồng chí chỉ huy kiểm tra và báo cáo kết quả chuẩn bị. Mọi việc cũng đã sẵn sàng để đón “C4, C5”.

Vào ngày 23/5/1982, CM-12 có nhận được một bức điện của Trung tâm địch cho biết: “C4 đến trước với 10 cán bộ thành... C5 vào sau 2 ngày với phân bố như đã hứa. Mọi tổ chức để gặp nhau với tất cả các tổ và giới chức. Phải cẩn thận ai cũng có thể bị Cộng sản theo dõi”.

Việc C4 và C5 không cùng vào là tình huống nằm ngoài dự kiến của ta, vì vậy ta kiên quyết không để chúng thực hiện ý định này. Lấy lý do “rất khó bố trí tiếp đón và bảo đảm an ninh di chuyển đến nơi làm việc”, ta yêu cầu cả Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng vào một lúc và nhắc lại đề nghị phải vào trước 21 giờ. Đề nghị này được đáp ứng. Ngày 25-5-1982, trung tâm thông báo cho Tổ đặc biệt “C4 và C5 sẽ tới tối 1/6 như trù liệu, sẽ có 600 gói hàng và 10 cán bộ thành”. Tuy nhiên, thực tế không diễn ra như mong muốn của ta và cả Lê Quốc Túy. Tàu của Mai Văn Hạnh đi nước khác về trễ hơn dự kiến, Túy liên tục hẹn vào tối 2 rồi 3/6 và cuối cùng ấn định chắc chắn là tối 4/6/1982 sẽ vào. Ngày 3/6, Túy sang tàu B2 cùng với Mai Văn Hạnh xâm nhập Việt Nam. Một toán gián điệp biệt kích gồm 11 tên (chứ không phải 10 tên như chúng thông báo) do T.N.M (K18) làm toán trưởng cùng vào trong chuyến này.

Sáng 4/6, anh em trong Tổ đặc biệt đi từ “nhà thiếc” – nơi đặt “sở chỉ huy tiền phương” của ta ra huyện Trần Văn Thời. Chiều thì đến nơi và ra chốt chỉ huy. Trời tối dần. Biển tím ngắt. Gió thổi mát rười rượi. Thời gian nặng nề nhích từng phút một. Đúng 21 giờ 30 phút, từ trong màn đêm, đèn tàu địch xuất hiện và nháy sáng theo quy định. Khi tàu ta cập được vào tàu địch, Trần Văn Bá ra đón. Bọn gián điệp biệt kích nằm im và chĩa súng vào tàu của ta đề phòng bất trắc. Trần Văn Bá lên tiếng chào anh Hai (Tám Thậm) và K64 sau đó dẫn tới chỗ Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh để giới thiệu “anh Hai” với “Chủ tịch”. Lê Quốc Túy thông báo sơ bộ về “thuốc nổ đặc biệt” (tiền giả), vũ khí và toán của K18 trong chuyến này. Đồng chí Tám Thậm “báo cáo” cho “Chủ tịch” và “Chú Năm” biết về lịch trình đi vào việc tiếp nhận “hàng” và toán của K18. Túy và Hạnh chăm chú lắng nghe, vẻ hài lòng. Cả hai đều bận đồ bà ba màu đen như nhiều ông già Nam Bộ. Sau đó, Túy và Hạnh được anh Tám Thậm và K64 đưa vào nội địa theo kế hoạch.

Đưa Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đi xong thì ta cũng “nhận” quân của toán T.N.M (K18). Cả toán gồm 11 tên được đưa vào hầm chiếc tàu và một chiếc ghe rồi đi thẳng vào cửa sông ông Đốc, sau đó đến địa điểm đã bố trí sẵn. Trong khi đó, đồng chí Mười Lắm cùng lực lượng thủy thủ của ta đi trên ghe nhận “hàng”. Đồng chí Thi Văn Tám chỉ huy việc đưa “hàng” về địa điểm tập kết tại cầu Sập, cách thị xã Bạc Liêu vài kilômét, bàn giao cho đồng chí Ba Bút nhận. Tiền giả địch mang vào rất giống tiền thật. Trong chuyến này, địch còn đưa vào 637 thùng thuốc nổ cực mạnh, ta cũng thu giữ an toàn.

Ngày hôm sau, đồng chí Phạm Hùng chỉ thị là bằng mọi biện pháp, bằng mọi cách đối phó, giữ ngay số tiền giả. Nếu đã đưa cho bọn chúng chở về thành phố thì phải tổ chức xét và lấy lại cho bằng được tất cả và giữ cả người.

  • * *

Trong thời gian Túy và Hạnh ở “quốc nội”, ta cho A.Đ từ TP HCM xuống Minh Hải gặp lại người tình cũ. Đó là một phụ nữ trạc ngoài 40, còn chút nhan sắc. Thị chỉ mang theo một giỏ sầu riêng. Túy và cô bồ cảm động, mừng rỡ, ôm nhau một cách tự nhiên. A.Đ nói: "Được báo là em đi, chứ dọc đường không chắc là gặp anh ở đây. Không ngờ lại gặp anh ở Cà Mau". Lê Quốc Túy hể hả: "Thấy không? Anh nói là anh làm mà. Anh làm là thành công. Hôm nay gặp đây là bước đầu của sự thắng lợi đó em". Cả hai ngồi tâm sự trên chiếc giường nhỏ rất thân tình.

Còn Mai Văn Hạnh lặng thinh, có ý chờ đợi người tình của mình. Nhưng C.T không tới. A.Đ đưa cho Năm Hạnh bức thư của C.T. Hạnh lấy kính ra và đọc rất kỹ bức thư. Sau đó y đi ra ngoài và không nói gì.

Các ngày sau đó, ta bố cho Túy, Hạnh gặp lại Huỳnh Vĩnh Sanh, Lê Quốc Quân và một số cơ sở của ta theo kế hoạch. Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh trực tiếp nghe và có vẻ hài lòng với báo cáo của các tổ. Túy khen việc các tổ làm được là những "thắng lợi" bước đầu, sắp tới sẽ giải quyết yêu cầu cho các tổ. Túy nói việc cấp tiền và vũ khí sẽ do “Tổ đặc biệt” giải quyết. Sau đó Lê Quốc Túy khoe là đã đi vận động nhiều nước, kể cả CIA. Nào là “Mặt trận” bây giờ “tiếng tăm lừng lẫy”. Túy chê lực lượng của Hoàng Cơ Minh “không là cái gì” và nói khoác nếu Hoàng Cơ Minh muốn về nước thì Túy cho quá giang về. Lê Quốc Túy hứa cấp cho Lê Quốc Quân 500.000 đồng. Quân mừng lắm. Việc này Túy “chỉ thị” cho “Tổ đặc biệt” thực hiện.

Ta buộc phải đưa 500.000 tiền giả cho Lê Quốc Quân. Tuy nhiên, ta cũng đã có kế hoạch phá án TQ-42. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ trưởng, lấy lý do Quân mang tiền giả ta bắt y trên đường về. Mười ngày sau đó, CM-12 điện thông báo cho Lê Quốc Túy biết là Quân đã bị bắt vì “xài tiền giả”.

Đến chiều 11/6, tàu của ta đưa Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh trở ra vàm Mỹ Bình. Trong khi đó, một con tàu đánh cá đi qua chiếc tàu chở Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Tất nhiên là Túy và Hạnh không biết trên tàu đó có những ai. Được sự đồng ý của đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm, các đồng chí Trưởng ty Công an các tỉnh từ Vũng Tàu đến Minh Hải để chứng kiến việc ta tổ chức cho Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh xâm nhập theo kế hoạch, đồng thời đây cũng là dịp để các đồng chí chỉ huy công an ven biển tham quan chiến trường, có thể rút kinh nghiệm cho việc đấu tranh chống xâm nhập. Các đồng chí Sáu Ngọc (Giám đốc Công an TP HCM), Chín Nghĩa (Tây Ninh), Tư Nam (Bà Rịa - Vũng Tàu), Ba Trắng (Cửu Long), Mười Việt (An Giang), Ba Thành (Bình Dương), Tư Chiểu (Long An), Sáu Huấn (Tiền Giang), Võ Thái Hòa (Đồng Tháp), Hai Hồng (Kiên Giang) đã tham gia chuyến đi này.

Trời tối dần. Vào khoảng 19 giờ, bóng đêm buông xuống. Lúc đó, 2 tàu địch từ nước ngoài vào cũng vừa tới. Chuyến này địch cho xâm nhập một toán quân nữa gồm 12 tên do Đ.Q.B chỉ huy và đưa thêm 9 tấn vũ khí, gồm 450 thùng đạn B40 vào. Ta tiếp nhận và tổ chức bắt giữ chúng theo kế hoạch được chuẩn bị từ trước một cách chủ động. Còn Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh thoả mãn lên tàu trở lại Thái Lan sau một chuyến xâm nhập “thành công”.

Đêm tối mênh mông nhưng yên tĩnh.

Trong một cuộc hỏi cung, vốn rất thèm thuốc lá mà Đ lại quen hút thuốc lá ngon, nên khi đồng chí Ba Gừng, cán bộ của Công an Minh Hải đưa gói thuốc lá cho Đ hút, còn ông lại lấy trong túi một gói thuốc rê ra quấn hút, Đ rất cảm động. Từ đó, anh không còn mặc cảm và tự hại mình nữa. Đ chấp nhận khai báo và tự nguyện làm việc cho ta. Qua các biện pháp nghiệp vụ và nghiên cứu các “chỉ thị” của “chủ tịch” Lê Quốc Túy, chúng ta đã biết được mục tiêu chiến lược của địch là tìm mọi cách để “giải phóng” miền Nam và sau đó là toàn bộ Việt Nam “khỏi tay Cộng sản (?!)”.

Để thực hiện mục tiêu đó, kế hoạch của chúng được chia ra làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ năm 1977 đến năm 1980: Nhiệm vụ của giai đoạn này là móc nối tìm quan thầy để tranh thủ sự giúp đỡ, viện trợ về tài chính, phương tiện, vũ khí, xây dựng căn cứ, tuyển mộ và tổ chức huấn luyện để xây dựng và phát triển lực lượng. Đồng thời tìm cách móc nối với các tổ chức, đảng phái phản động trong nước để bàn kế hoạch phối hợp hành động.

Giai đoạn 2: Từ năm 1980 đến năm 1984. Đây là giai đoạn chủ yếu nhằm tổ chức xâm nhập người, vũ khí và phương tiện về trong nước, xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng trong nước, tiến hành các hoạt động phá hoại, tổ chức chiến tranh du kích.

Giai đoạn 3: Bắt đầu từ năm 1985. Nhiệm vụ của giai đoạn này là tiến hành các hoạt động vũ trang, cướp chính quyền ở từng vùng, chủ yếu là các vùng núi, vùng biển. với phương châm lấy “nông thôn bao vây thành thị” kích động quần chúng nổi dậy, tổ chức thành lập chính phủ, dùng đài phát thanh tranh thủ dư luận quốc tế và kêu gọi các nước giúp đỡ... để tiến tới chiến tranh giành chính quyền trong cả nước.

Trên thực tế Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh cùng một số tay chân đắc lực đã phần nào thực hiện được giai đoạn 1. Túy đã “móc” liên lạc với các viên chức tình báo một vài nước lớn và nhận được sự hậu thuẫn nhất định. Với sự trợ giúp của lực lượng tình báo quân đội một nước trong khu vực Đông Nam Á Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh đã lập được “Tổng hành dinh” ở thủ đô và xây dựng một căn cứ huấn luyện tại nước này. Trong các năm 1981, 1982 đồng thời với việc huấn luyện, chúng ráo riết thực hiện các chuyến đưa người xâm nhập về nước để xây dựng cơ sở, căn cứ.

Trong kế hoạch của chúng, dựa vào sự thỏa thuận từ năm 1975 với các tổ chức, đảng phái phản động lợi dụng đạo Cao Đài, Hòa Hảo... Lê Quốc Túy có ý đồ tổ chức đưa người và vũ khí về trang bị cho những tổ chức đó. Kế hoạch của Túy, triển khai thành lập 3 “quân khu”: “quân khu” A (miền Tây), “quân khu B” (miền Đông), “quân khu” Sài Gòn - Gia Định và một “Liên tỉnh xứ”, đồng thời phát triển các tổ chức phản cách mạng, nắm nhân sĩ, chuẩn bị lực lượng chính trị, hình thành bộ máy chính quyền, chờ thời cơ nổi dậy cướp chính quyền một số nơi, tiến tới giành chính quyền trong cả nước.

“Tương kế tựu kế”, trên cơ sở kế hoạch của địch, ta đã thành lập “quân khu A” với căn cứ ở Minh Hải và “quân khu Sài Gòn - Gia Định”. Còn việc triển khai thành lập “quân khu B” được “triển khai” sau chuyến xâm nhập 9/9/1981 của địch. Tất nhiên, cũng như “quân khu A”, “quân khu B” chỉ là giả. Địa bàn “quân khu B” và các hoạt động của các toán này được ta tính toán kỹ để đối phó với địch, làm cho chúng tin tưởng.

Thông qua CM-12, ta phát hiện được âm mưu của địch là muốn xây dựng một căn cứ mật ở vùng Đồng Nai - Bà Rịa. Thời kỳ đó, tỉnh Đồng Nai còn gồm cả Bà Rịa -Vũng Tàu, nghĩa là có cả bờ biển. Ý đồ của Túy là muốn thiết lập một “bãi đổ” cho các chuyến xâm nhập ở vùng biển này. Không những thế, Túy còn muốn mở rộng ra cả miền Trung để đổ quân, vũ khí cho “Liên tỉnh xứ”. Lê Quốc Túy còn có kế hoạch đưa T.N.M (K18), một trong những “Kinh Kha” lớp đầu tiên “Minh Vương 1” vốn là một sĩ quan quân đội Sài Gòn, về “quân khu B” hoạt động, sau đó sẽ đưa M lên vị trí chỉ huy các lực lượng quân sự của Túy -Hạnh ở trong nước.

Trong Kế hoạch ĐN-10, ta sử dụng toán “6 cán bộ thành” xâm nhập ngày 9/9/1981, tức là chuyến xâm nhập đầu tiên của địch theo kế hoạch của ta. Toán này do T.Đ (K55) làm toán trưởng và T.H.M.(K66) làm hiệu thính viên. Lê Quốc Túy rất tin tưởng K55. Đây là một thanh niên khá lanh lợi nhưng cũng có cá tính mạnh. Sau khi mới bị bắt, lúc đầu K55 rất “cứng đầu”, không chịu khai báo và quyết định tự tử. Nhưng cán bộ, chiến sĩ công an trại Cây Gừa kịp thời phát hiện và cứu sống anh ta. Sau khi được bồi dưỡng phục hồi sức khỏe, Đ đã thực sự cảm động trước tấm lòng của những cán bộ công an chăm sóc cho mình. Trong một cuộc hỏi cung, vốn rất thèm thuốc lá mà Đ lại quen hút thuốc lá ngon, nên khi đồng chí Ba Gừng, cán bộ của Công an Minh Hải đưa gói thuốc lá cho Đ hút, còn ông lại lấy trong túi một gói thuốc rê ra quấn hút, Đ rất cảm động. Từ đó, anh không còn mặc cảm và tự hại mình nữa. Đ chấp nhận khai báo và tự nguyện làm việc cho ta.

Theo sự phân công của lãnh đạo Bộ và lãnh đạo Tổ An ninh K4/2, đồng chí Lê Tiền phụ trách công tác đấu tranh với các chuyên án trong nội địa và Kế hoạch ĐN-10. Tham gia công tác quan trọng này có đồng chí Nguyễn Khánh Toàn và một số cán bộ từ công an các tỉnh được điều động về như đồng chí Nguyễn Đông Phương (Sáu Phương, nguyên là Phó giám đốc Công an tỉnh Sông Bé trước đây, nay là Giám đốc Sở Thương mại – Du lịch Bình Phước). Công an Đồng Nai cũng cử một số cán bộ an ninh giỏi, tham gia Kế hoạch ĐN-10. Tuy được phân công chuyên trách các mảng như vậy, nhưng trên thực tế, mỗi khi có các chuyến xâm nhập, các đồng chí Lê Tiền, Nguyễn Khánh Toàn... cũng trực tiếp tham gia chỉ đạo hoặc các công tác đón bắt.

Thực hiện Kế hoạch ĐN-10 nhằm khống chế việc mở rộng phạm vi hoạt động của địch, ta chọn một địa điểm thích hợp ở Xuyên Mộc, Đồng Nai. Ban chỉ đạo Kế hoạch chọn 4 cán bộ trinh sát có kinh nghiệm vào các vai “phụ việc” cho toán K55.

Mặt khác, thông qua đường liên lạc của CM-12 với “Tổng hành dinh”, ta đã khéo léo buộc địch phải đưa quân và vũ khí xâm nhập ở Cà Mau để có thể kiểm soát cho chắc và đỡ vất vả. Mặt khác, thực hiện sự chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ, ban chỉ đạo Kế hoạch ĐN-10 chuẩn bị chu đáo, cho bộ phận điện đài của “quân khu B” lên máy liên lạc với trung tâm. Ngày 16/8/1982, ta tổ chức phiên liên lạc đầu tiên của điện đài ĐN-10. Chúng ta cho K66 lên máy theo quy ước đã được “Tổng hành dinh” trao cho toán K55. Trong phiên liên lạc này, ta cho đài ĐN-10 gửi một bức điện cho trung tâm dưới danh nghĩa K55. Nội dung như sau:

“K55 kính trình, HK132 an toàn đang thiết lập căn cứ và phát triển lực lượng. Điều kiện lên máy khó khăn. Hẹn 20 giờ 15 phút ngày 25/8 liên lạc lại. Nếu không gặp sẽ lên máy vào 21 giờ ngày 28”.

Trung tâm gửi một bức điện thông báo là từ nay điện đài ĐN-10 liên lạc với “Tổng đài” theo quy ước “đã gửi cho K66”.

Phiên liên lạc đầu tiên của ĐN-10 thành công. Trung tâm địch không hề nghi ngờ gì cả. Hơn thế, Túy - Hạnh lại còn tỏ ra đắc thắng vì đã mở rộng phạm vi hoạt động và phát triển được thêm lực lượng. Như vậy là cùng một lúc ta duy trì hai điện đài liên lạc với “Tổng hành dinh” của địch ở nước ngoài. Kế hoạch CM-12 được phát triển. Tuy nhiên, để làm cho bọn Túy - Hạnh hiểu được là hoạt động bí mật ở vùng Đồng Nai - Bà Rịa không dễ dàng nên ngay trong phiên liên lạc đầu tiên ta đã cho biết tình thế khó khăn của ĐN-10 và báo cho trung tâm biết là điện đài của toán K55 chỉ nên liên lạc với trung tâm sau 10 ngày nữa.

Đúng ngày 25/8/1982, theo hẹn, ta cho đài ĐN-10 lên máy bắt liên lạc với trung tâm địch. Cũng vẫn với giọng điệu là đang gặp khó khăn, nên ta cho K55 báo cáo với “Tổng hành dinh” như sau:

“Hiện nay Cộng sản kiểm soát gắt để bảo vệ lễ 2/9 nên chưa gặp được các tổ để nhận tin. Đang thiếu tài chánh, số đã cấp chưa dám xài vì sợ lộ. Do thiếu tiền và phương tiện nên hoạt động rất hạn chế. Hẹn 20 giờ ngày 6-9 liên lạc lại”.

Trong phiên liên lạc này, trung tâm địch gửi một bức điện cho toán K55 có nội dung:

“Khoảng giữa tháng 9 có 15K vào do K55 di chuyển, có K14. K14 hoàn toàn thuộc hệ thống hành chánh vận chuyển và truyền tin của toán K55. Trong giai đoạn này K14 chỉ được bổ nhiệm một số việc quân sự của tỉnh Biên Hòa - Xuân Lộc. Phải cố gắng nghiên cứu dùng đường thủy chuyên chở hàng hóa với K64. Phải điều nghiên đường biển từ K64 tới Xuyên Mộc dùng ghe loại 5 hoặc 6 tấn để chuyển hàng khi biển yên. Theo dõi lộ trình của tàu vận tải Liên Xô trên sông Đồng Nai từ Vũng Tàu vào Sài Gòn, dùng B40 bắn chìm để làm gián đoạn dòng sông. Một số mục tiêu phá hoại dự định K55 phải ráng nghiên cứu để thực hiện trong đầu năm tới. Khi Đại đội HK132 có căn cứ an toàn phải tiếp vận chất nổ và vũ khí đầy đủ để tiến tới những mục tiêu đã ấn định”.

Qua bức điện này, chúng ta thấy bọn Túy - Hạnh đang rất muốn gây tiếng nổ để phô trương thanh thế. Chúng đặt hy vọng nhiều vào toán K55. Vì vậy cần phải tính toán cẩn thận về việc đối phó với địch trong Kế hoạch ĐN-10. Tổ An ninh K4/2 và Công an tỉnh Đồng Nai tích cực triển khai kế hoạch này.

Trong thời gian này, ta biết địch đang thúc giục các đối tượng trong nội địa khẩn trương triển khai kế hoạch hành động. Tuy nhiên, ta cũng đang thực hiện đối sách ngăn chặn và gây cho địch hiểu được những khó khăn để chúng chùn lại ý đồ phá hoại. Đặc biệt, thông qua CM-12 và các đầu mối khác, kể cả ĐN-10, một trong những mục tiêu trước mắt của ta là làm cho Túy - Hạnh từ bỏ việc sử dụng tiền giả.

Cũng như CM-12, “mật cứ” của ĐN-10 cũng chỉ là những mật cứ ảo mà ta dựng nên để cho Túy - Hạnh tưởng như thật. Những “kế hoạch phát triển lực lượng”, “xây dựng cơ sở” của toán K55, trong Kế hoạch ĐN-10 chỉ là đồ giả. Nhưng để làm cho địch tin là thật lại không phải dễ và phải thực hiện chu đáo, cẩn trọng, kín kẽ từng li từng tí.

Trong thời gian này, địch dự kiến sẽ đưa quân về tăng cường cho khu vực miền Đông. Ngày 6/9/1982, ta cho đài ĐN-10 lên máy và hỏi lại trung tâm về việc Lê Quốc Túy dự định đưa 15 tên nữa vào thì bố trí ở đâu? K14, tức B.S sẽ ở nơi nào là chính để “K55 lo sắp xếp trước và cần biết sớm thời gian vào để kịp phối hợp với K64 đón nhận”.

Nhưng sau đó, thông qua điện đài CM-12, địch báo cho “Tổ đặc biệt” là chiến dịch tới đến đầu năm 1983 mới thực hiện được. Chiến dịch này được dự kiến là thực hiện trong ba tháng liên tục. Trong phiên liên lạc ngày 21/9, trung tâm địch cũng thông báo cho ĐN-10 biết là chiến dịch xâm nhập tạm ngưng và chỉ thị là không nên xài “hàng đặc biệt” vào lúc này.

Như vậy là những động tác của ta nhằm ngăn chặn địch chỉ đạo sử dụng tiền giả đã có kết quả. Tuy nhiên, Lê Quốc Túy vẫn chỉ thị cho ĐN-10 tiếp tục nghiên cứu, nắm tình hình để tổ chức phá hoại ở khu vực miền Đông để “tiếp tay cho sự vận động ngoại giao của C4”. Lê Quốc Túy đang rất muốn có “sự biến” ở trong nước để chứng minh rằng lực lượng của y ở trong nước là có thật và đang hoạt động có hiệu quả, tiếp tục phô trương thanh thế, hòng kiếm thêm viện trợ và sự ủng hộ của các thế lực quan thầy. Mặt khác, y cũng muốn qua những hoạt động đó để lên mặt với các đối thủ cạnh tranh của chúng ở nước ngoài. Cùng thời gian này, Túy cũng chỉ thị cho CM-12 tiến hành phá hoại để gây tiếng vang và hỗ trợ cho hoạt động tuyên truyền, vận động của chúng ở bên ngoài.

Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 quán triệt nguyên tắc là bảo vệ tuyệt đối an ninh, không để địch phá hoại. Ban chỉ đạo soạn thảo các bức điện gửi cho Lê Quốc Túy, tất nhiên là dưới danh nghĩa của K55 nêu những khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu của “Tổng hành dinh”. Mặt khác, trước sự thúc bách phá hoại của địch, ta cũng nghiên cứu các phương án gây ra một vài vụ nổ mà không ảnh hưởng đến an ninh nhưng giữ được niềm tin của bọn đầu sỏ đối với Kế hoạch CM-12 và Kế hoạch ĐN-10. Sau này ta thực hiện một vụ nổ phá hoại giả tạo tại ngoài hàng rào nhà máy nước ở Thủ Đức vào ban đêm. Sau đó, ta cho K55 báo cáo qua đài ĐN-10 và một số đầu mối phản động nội địa thông báo cho Túy biết. Lê Quốc Túy rất phấn khởi, tổ chức họp báo ở nước ngoài và điện khen toán K55.

Quá trình thực hiện Kế hoạch ĐN-10 đã tạo được niềm tin cho Túy - Hạnh và trên thực tế, ta đã tạo ra được một lối rẽ để thực hiện kế hoạch thu hút lực lượng của địch ở nước ngoài về. Quá trình thực hiện Kế hoạch ĐN-10 thể hiện sự sáng tạo và quyết đoán trong cách đánh địch của lực lượng An ninh Việt Nam, góp phần ngăn chặn không cho địch chuyển sang giai đoạn phá hoại mới...


Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên lạc với Hồ Tấn Khoa, người của ta đóng vai liên lạc của Túy và đã thực hiện thành công việc “móc nối” với Hồ Tấn Khoa. Chính vì vậy, Hồ Tấn Khoa đã bộc lộ lực lượng bí mật mà ông ta cho tổ chức thành lập để chống phá cách mạng.

Cuối tháng 12/1981, Bộ trưởng Phạm Hùng gọi Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm từ miền Nam ra Hà Nội để họp về Kế hoạch CM-12 trong hai ngày 29 và 30. Cùng dự cuộc họp quan trọng này có đồng chí Thứ trưởng Trần Đông, phụ trách công tác an ninh.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm báo cáo tình hình diễn tiến của Kế hoạch CM-12 gồm các vấn đề đối phó với hoạt động xâm nhập mới của địch, hoạt động của các tổ chức địch trong nội địa có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh, và dự kiến một số tình hình tiếp theo. Thứ trưởng Trần Đông nêu một số ý kiến về chủ trương đối phó với địch, nhất là đối với hai tên đầu sỏ này.

Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo Bộ Nội vụ rất chú trọng đến việc bóc gỡ các tổ chức phản cách mạng ở trong nước. Về chủ trương này, Bộ trưởng Phạm Hùng nhắc lại ý mà ông đã báo cáo với Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị nhất trí.

Bộ Chính trị nhận định rằng, các thế lực đế quốc và phản động quốc tế câu kết với nhau chặt chẽ và có ý đồ chống phá cách mạng nước ta. Tuy nhiên, họ cũng thấy “lấy lại” Việt Nam là khó nên cố tình gây rối loạn, xáo động ở Đông Dương, âm mưu lâu dài của họ vẫn là tổ chức bạo loạn, lật đổ bằng hoạt động gián điệp biệt kích và kết hợp với bọn phản động ở trong nước. Đây là cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch đối với cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.

Bộ trưởng Phạm Hùng nhấn mạnh: "Muốn giải quyết tốt Kế hoạch, trước hết phải đánh giá tình hình cho đúng rồi mới quyết định. Phải quan sát các đầu mối khác, giải quyết các ẩn số đặt ra và phải làm sao cho “nó” thấy là chưa đến lúc mở chiến dịch hoạt động. Tiếp tục đấu tranh có hiệu quả chống địch xâm nhập, chống địch phá hoại kinh tế. Đặc biệt phải sử dụng CM-12 với tần suất tối đa nhằm biết được âm mưu, tổ chức, chủ trương hoạt động cụ thể của địch. Phải “cắt” cho được những tổ chức có dính líu đến CM-12. “Nó” muốn làm cho ta rối thì ta cũng phải cho “nó” thấy là không phải dễ...

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, Tổ An ninh phối hợp với công an các tỉnh tổ chức đấu tranh bóc gỡ bọn phản động ở trong nội địa có liên quan đến Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Sau khi bắt Lê Quốc Quân, ta phá án TQ-42 một cách có hiệu quả. Đóng góp rất lớn vào kế hoạch này là Công an TP HCM.

Nắm được kế hoạch của địch, ta chủ động phá tổ chức phản động “Mặt trận quốc gia Việt Nam” do Lê Quốc Quân cầm đầu (Chuyên án TQ42). Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh, tác động y báo cáo với trung tâm địch ở nước ngoài để chúng tự thấy do tổ chức của Quân bị phá vỡ nên không thể tiến hành sử dụng “hàng đặc biệt” cũng như kế hoạch đã định.

Kết quả là Sanh đã nhân danh “Chủ tịch quốc nội” yêu cầu và trung tâm địch đã chính thức ra lệnh tạm hoãn việc sử dụng “hàng đặc biệt”, tạm hoãn việc phá hoại vào cuối năm 1982. Huỳnh Vĩnh Sanh đã ra lệnh cho bọn bên dưới “án binh bất động” để bảo toàn lực lượng. Vì vậy ta chủ động ngăn chặn các hoạt động phá hoại của địch, bảo vệ được an ninh chính trị ở TP HCM và các tỉnh miền Nam.

  • * *

Trong số các chuyên án ở trong nước có liên quan đến CM-12 có hai chuyên án lớn mang bí số TK-90 và H-82. Chuyên án TK-90 đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài mà chúng có tổ chức cái gọi là “Thiên khai huỳnh đạo”. Còn Chuyên án H-82 chính là tổ chức trong nội địa do Huỳnh Vĩnh Sanh cầm đầu.

Trong các đầu mối của Lê Quốc Túy xây dựng ở trong nước, Hồ Tấn Khoa, Bảo đạo Cao đài Tây Ninh có vai trò rất quan trọng. Hồ Tấn Khoa, sinh năm 1898, quê quán ở xã Bình Lập, huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Khoa được thực dân Pháp tin dùng và cho làm nhiều chức tước.

Năm 1939 được thăng phẩm Đốc phủ sứ, một chức ngang với tỉnh trưởng sau này. Năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, đưa Hồ Tấn Khoa làm tỉnh trưởng Châu Đốc. Cách mạng Tháng Tám thành công, Hồ Tấn Khoa vẫn được cách mạng sử dụng và bố trí làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến sau đó là Chủ tịch Ủy ban hành chánh tại Châu Đốc.

Đến ngày kháng chiến bùng nổ, Hồ Tấn Khoa không tham gia mà lên Sài Gòn, chạy vào Tòa thánh Cao Đài ở Tây Ninh và gia nhập đạo này. Đến năm 1954 y được phong chức Bảo đạo, vì vậy thường được gọi là Hồ Bảo đạo.

Năm 1956 Bảo Thế bị anh em Diệm - Nhu đàn áp, Hồ Tấn Khoa theo Hộ pháp Phạm Công Tắc sang Phnôm Pênh sống lưu vong ở đó với tư cách là “tị nạn chính trị”. Sau khi Phạm Công Tắc chết, Hồ Tấn Khoa thay Phạm Công Tắc điều hành Hội thánh Cao Đài ở Campuchia.

Năm 1961, Quốc trưởng Campuchia Norodom Sihanouk tổ chức một hội nghị quốc tế hòa bình ở Đông Dương. Lê Quốc Túy được Trần Văn Hữu cử làm đại diện về tìm gặp Hồ Tấn Khoa để bàn việc tổ chức tiếp đón nhóm Trần Văn Hữu và nâng uy tín của Trần Văn Hữu tại hội nghị này.

Sau hội nghị, Trần Văn Hữu về Pháp, còn Lê Quốc Túy ở lại Phnôm Pênh khoảng một tháng và thường xuyên đến gặp Hồ Tấn Khoa. Trước khi Lê Quốc Túy về Pháp thì Túy và Hồ Tấn Khoa có hứa hẹn với nhau là sau này sẽ cùng nhau hoạt động nếu có cơ hội. Sau đó, thỉnh thoảng Lê Quốc Túy gửi bưu thiếp cho Hồ Tấn Khoa để duy trì liên lạc.

Năm 1970, Lon Nol được Mỹ hậu thuẫn tổ chức cuộc đảo chính Norodom Sihanouk. Việt kiều ở Campuchia bị tàn sát đẫm máu. Hồ Tấn Khoa được Mỹ dàn xếp với Nguyễn Văn Thiệu cho về Sài Gòn.

Khi Hồ Tấn Khoa về Sài Gòn buổi chiều thì sáng hôm sau một viên chức hàng đầu của Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đã đến “thăm” ông ta. Sau này, Hồ Tấn Khoa khai rằng, người Mỹ đó có nói với ông ta y là bạn của Lê Quốc Túy.

Trong bối cảnh chính quyền Sài Gòn sắp sụp đổ hoàn toàn, ngày 27/4/1975, tại nhà Đỗ Cao Minh, Đại tá quân đội Sài Gòn, con rể của Hồ Tấn Khoa đã diễn ra một cuộc gặp được dàn xếp từ trước. Viên Bí thư thứ nhất Sứ quán Mỹ và Lê Quốc Túy đến gặp Hồ Tấn Khoa. Túy và người Mỹ nọ hỏi Hồ Tấn Khoa có muốn xuất ngoại không thì sẽ thu xếp cho đi. Nhưng Hồ Tấn Khoa nói y đã già rồi nên ở lại.

Túy đề nghị Hồ Tấn Khoa ở lại trong nước tổ chức lực lượng Cao Đài phá hoại chính quyền cách mạng. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, mặc dù được chính quyền cách mạng tôn trọng, nhưng Hồ Tấn Khoa vẫn tiếp tục thực hiện ý đồ chống phá cách mạng.

Y đã chỉ đạo cho tay chân các tổ chức phản động có liên quan đến đạo Cao Đài như Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập “Hội đồng hòa giải quốc tế”, còn Chí Mỹ với Bạch Hùng lập tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo”...

Lãnh đạo Bộ Nội vụ và Tổ An ninh K4/2 giao cho đồng chí Hồ Khiết tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh với mảng Hồ Tấn Khoa. Đồng chí Hồ Khiết có công lớn trong việc phối hợp với Công an Tây Ninh tổ chức thực hiện kế hoạch do lãnh đạo Bộ Nội vụ giao. Đồng chí Hồ Khiết, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ chính trị 1, là một cán bộ an ninh lão thành, được đào tạo kỹ về công tác phản gián và là người có không ít kinh nghiệm trong công tác an ninh.

Lợi dụng Lê Quốc Túy đã cho người móc nối liên lạc với Hồ Tấn Khoa, người của ta đóng vai liên lạc của Túy và đã thực hiện thành công việc “móc nối” với Hồ Tấn Khoa. Chính vì vậy, Hồ Tấn Khoa đã bộc lộ lực lượng bí mật mà ông ta cho tổ chức thành lập để chống phá cách mạng.

Đặc biệt, Hồ Tấn Khoa đã giới thiệu hai tổ chức vũ trang nòng cốt của lực lượng phản động lợi dụng đạo Cao Đài để yêu cầu Lê Quốc Túy cung cấp vũ khí, phương tiện hoạt động. Đó là tổ chức “Thiên khai Huỳnh đạo” do tên Bạch Hùng cầm đầu, lập căn cứ trên núi Bà Đen và xây dựng lực lượng vũ trang bí mật ở nhiều tỉnh Nam Bộ có tín đồ Cao Đài.

Một tổ chức khác là “Hội đồng hòa giải quốc tế” để hỗ trợ cho hoạt động của “Thiên khai Huỳnh đạo” do Truyền trạng Võ Văn Nhơn và Hồ Vũ Khanh lập ra. Sau khi bắt được liên lạc với Lê Quốc Túy, Hồ Tấn Khoa cùng đồng bọn có âm mưu gây bạo loạn và lật đổ chính quyền cách mạng vào tết Quý Hợi - 1983. Và dần dần qua các lần gặp gỡ của “đặc phái viên”, ta đã nắm được hệ thống tổ chức và lực lượng vũ trang ngầm của chúng ở 11 tỉnh Nam Bộ. Âm mưu của chúng khi được trang bị vũ khí đầy đủ sẽ đứng lên cướp chính quyền.

Để thực hiện quyết định trên, ngày 17/11/1982, đồng chí Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm và đồng chí Lê Tiền lên Tây Ninh họp với lãnh đạo Tỉnh ủy và Công an Tây Ninh bàn kế hoạch đấu tranh với bọn phản động lợi dụng đạo Cao Đài.

Dự họp có đồng chí Hai Bình, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Ngô Quang Nghĩa, Giám đốc Công an tỉnh. Sau khi nhận định, đánh giá tình hình, các đồng chí đã đề ra kế hoạch phá án đối với các tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài. Kế hoạch này cũng được tính toán rất kỹ, không để lộ bí mật và ảnh hưởng tới Kế hoạch CM-12.

Thực hiện kế hoạch tấn công hai bước, trong thời gian đầu năm 1983, ta tổ chức phá các vụ án đấu tranh với bọn phản cách mạng lợi dụng đạo Cao Đài. Kết quả thực hiện bước 1: ta đã bắt 714 tên và gần 100 tên tự thú, đầu thú. Qua phân loại có 41 tên cấp trung ương, 122 tên cấp tỉnh, 171 tên cấp huyện, số còn lại là tay sai cốt cán. Bước 2 được thực hiện trong 7 địa phương (Tây Ninh, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Minh Hải).

Phát huy thắng lợi về việc phá tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài Tây Ninh và theo kinh nghiệm dùng kết quả của việc phá TQ42, ta đã tác động “Tổng hành dinh” có hiệu quả. Lần này Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 quyết định dùng việc phá tổ chức phản động lợi dụng đạo Cao Đài Tây Ninh để tác động đẩy lùi ý đồ hành động của bọn Túy – Hạnh, trong đó có việc làm cho chúng từ bỏ ý định đưa quân về bằng đường bộ.

  • * *

Trong các mạng lưới nội địa của bọn Túy - Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh đóng vai trò rất quan trọng. Huỳnh Vĩnh Sanh, nguyên là đại úy quan thuế thời ngụy, bạn thân của Mai Văn Hạnh. Từ trước và sau ngày 30/4/1975, Sanh đã gặp Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy bàn bạc kế hoạch phối hợp hành động chống phá cách mạng.

Sau giải phóng, Sanh được bọn địch bố trí ở lại miền Nam hoạt động. Y bí mật móc nối, tập hợp lực lượng trong giới trí thức, công chức cũ, ngụy quân ngụy quyền lập tổ chức để chống phá cách mạng. Nhưng bề ngoài y lại khéo léo che đậy nên được cử làm tổ trưởng dân phố.

Thực hiện chỉ đạo của Túy, Hạnh, Huỳnh Vĩnh Sanh còn nhằm vào số cán bộ chính quyền, trí thức đang nắm giữ các chức vụ để móc nối, âm mưu xây dựng tổ chức của Sanh thành chỗ dựa chủ yếu về chính trị khi bọn Túy, Hạnh cướp được chính quyền. Qua công tác điều tra, ta còn phát hiện Sanh đang cầm đầu một tổ chức phản cách mạng tại TP HCM và có quan hệ chặt chẽ với bọn phản cách mạng ở miền Trung.

Vì vậy, ta đã xác lập chuyên án H82 trong Kế hoạch CM-12. Trong các chuyến bí mật về nước (tháng 4 và 6/1982), Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy đều gọi Huỳnh Vĩnh Sanh xuống Minh Hải bàn bạc kế hoạch hoạt động, đồng thời giao cho y chuẩn bị nhân sự “Chính phủ lâm thời” khi lật đổ chính quyền cách mạng, lập chế độ mới của chúng.

Tháng 7/1982, sau khi xác định được tính chất, vị trí quan trọng của Huỳnh Vĩnh Sanh và tổ chức của y trong kế hoạch CM-12, lãnh đạo Bộ Nội vụ chủ trương: Thông qua Huỳnh Vĩnh Sanh để tìm hiểu và làm rõ hơn âm mưu ý đồ của địch ở trong nước, tiếp tục phát hiện các đầu mối lẻ và các lực lượng của Huỳnh Vĩnh Sanh trong nội địa, khống chế, tác động không cho chúng hoạt động phá hoại và phát triển lực lượng vũ trang.

Thực hiện chủ trương của Bộ, ban chuyên án vạch kế hoạch đấu tranh cụ thể và huy động một số cán bộ của Công an TP HCM như các đồng chí Hai Sơn, Trương Hòa Bình (hiện là UVT.Ư Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an), Nguyễn Chí Dũng (hiện là Thiếu tướng, Giám đốc Công an TPHCM), Nguyễn Chí Thành, Lê Thanh Bình (hiện đều là Đại tá, Phó Giám đốc Công an TP HCM)... tham gia trực tiếp đấu tranh với chuyên án này. Bộ phận đấu tranh Chuyên án PK07 có liên quan trực tiếp tới Huỳnh Vĩnh Sanh ở Phú Khánh và các tỉnh miền Trung cũng được triển khai.

Để chủ động ngăn chặn các hoạt động manh động của địch, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 chủ trương phá toàn bộ bộ Chuyên án PK07 ngay sau khi phá toàn bộ Chuyên án D781 tại Đồng Nai. Thực hiện kế hoạch phá án, ngày 20/5/1983, ta đồng loạt bắt 8 tên trong cánh của Nguyễn Chuyên ở địa bàn Phú Khánh và các đối tượng ở Nghĩa Bình, Bình Trị Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ta khéo léo làm cho chúng hiểu rằng nguyên nhân “đổ bể” là do đồng bọn của chúng khai báo dây chuyền từ Đồng Nai đến TP HCM ra các tỉnh miền Trung. Sau này, thông qua Kế hoạch CM-12, ta đã bóc gỡ và vô hiệu hóa 10 tổ chức phản cách mạng trong nước có liên quan đến tổ chức của Lê Quốc Túy – Mai Văn Hạnh ở miền Nam. Làm thất bại âm mưu lớn của thế lực thù địch sử dụng bọn phản động lưu vong, bọn phản động trong nội địa, với ý đồ ngoài đánh vào, trong nổi dậy.

Với kết quả đấu tranh một cách có hiệu quả đối với các mảng nội địa của địch, ta đã ngăn chặn được ý đồ chuyển giai đoạn của địch, đồng thời vẫn giữ được Kế hoạch CM-12 theo chủ trương chiến lược đã đề ra.

Trong một cuộc họp Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12, Bộ trưởng Phạm Hùng chỉ thị: Cần phải nâng nhiệm vụ của CM-12 lên tầm cao mới trước sự phát triển của tình hình. Chủ trương và cũng là nguyên tắc đối với Kế hoạch CM-12 trong giai đoạn mới là duy trì, sử dụng Kế hoạch CM-12, tạo cho địch tin CM-12 tồn tại, nhưng tuyệt đối không cho địch phát triển, hành động theo ý đồ của chúng.

Thứ trưởng Cao Đăng Chiếm triển khai ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ và nhắc một số vấn đề cần chú ý khi tiến hành đấu tranh với các đầu mối ở nội địa là: Kế hoạch CM-12 đến nay trở thành kế hoạch có tính chất quốc gia và liên quan tới quan hệ đối ngoại, do đó mọi việc làm phải chú ý bảo vệ, giữ gìn, thúc đẩy Kế hoạch CM-12 phát triển, không được làm việc gì lộ bí mật.

Thực hiện kế hoạch thông qua CM-12 và ĐN-10 ngăn chặn ý đồ phá hoại của địch, ta đã cho “báo cáo” với trung tâm là trong thời gian này tình hình trong nước rất khó khăn và lồng vào đó tin tức nhằm vô hiệu hóa một số đối tượng xâm nhập mà ta đã bắt giữ. Chẳng hạn, ĐN-10 báo cáo: “Trình Chủ tịch thêm tin cẩn. Từ nay đến tết, Cộng sản tăng cường hoạt động mạnh để bảo vệ mục tiêu quan trọng, mở các cuộc truy lùng sâu các bìa rừng, xét hỏi và kiểm tra gắt gao giấy đi đường, xét nhà; nhiều trạm kiểm soát kinh tế, bắt dân vào hợp tác. Cho đến nay toán vẫn chưa liên lạc được với tổ HK168 và HK143. Từ khi HK168 cưới một gái điếm thì càng trốn tránh nhiệm vụ. Đại đội HK132 đã bám và sống nhờ vào sự che chở và tiếp tế của dân chúng”.

Ban chỉ đạo thông qua “Tổ đặc biệt” ở Minh Hải gửi một bức điện có nội dung đề đạt với “chủ tịch” Lê Quốc Túy về việc thực hiện kế hoạch “Khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983”. Bức điện viết: “Gần đây, qua một số chỉ thị rõ ràng của Chủ tịch, Tổ đặc biệt đã bàn thảo với B4 (bí số Túy đặt cho Huỳnh Vĩnh Sanh - TG) + các toán và rút ra hai yếu tố cần cho mốc khởi động toàn quốc vào tháng 6/1983 như sau:

1- Nếu tổ phối hợp chiến lược theo chủ trương của Mặt trận thì Đông Dương là một chiến tuyến đồng nhất về nhiều phương diện. Nếu tháng 6/1983 ta khởi động toàn miền Nam, kể cả Campuchia thì chúng tôi thấy quá vội vàng và đơn lẻ chăng? Vì thiếu sự phối hợp của miền Bắc và Lào thì Cộng sản vẫn còn nơi hậu thuẫn làm bàn đạp đàn áp chúng ta.

2- Phải được sự đồng lòng hưởng ứng của toàn dân lẫn các đảng phái, tôn giáo. Theo Tổ + B4, việc thu phục dân chúng và những phe nhóm trong nước phải chuẩn bị một cách chu đáo, kiên nhẫn vì không chỉ Mặt trận mình, các nhóm chống Cộng mà thôi... Có một số lực lượng trong nước chống Cộng có thành tích và sức mạnh lớn nhất nhưng chưa nghe Chủ tịch đề cập đến. Ngoài ra, việc kết hợp với các nhóm bên ngoài sẽ giúp thêm trong nước hoàn tất nhiệm vụ tạo một ảnh hưởng bao quát trong nhiều tầng lớp toàn quốc để khi hành động sẽ gây tác dụng rộng lớn hơn. Nhưng thời gian qua chỉ thấy Chủ tịch nhắc đến nhóm ông Quang + tướng Là mà thôi. Chúng tôi mong được biết ý kiến Chủ tịch trong vấn đề này”.

Đây là một bức điện mang nhiều ý nghĩa và nhằm vào hai mục tiêu chủ yếu là ngăn chặn ý đồ chuyển giai đoạn 2 của địch và gợi cho Lê Quốc Túy bộc lộ thêm các đầu mối của chúng ở trong nước và cả ở nước ngoài mà ta chưa biết. Tất nhiên là lời văn phải phù hợp với giọng điệu của lực lượng nội địa và đề cao “chủ tịch”.

Đúng như phán đoán và tính toán của ta, bức điện đã gợi trúng các vấn đề và Lê Quốc Túy đã “thông báo” cho “Tổ đặc biệt” những tin tức quan trọng mà ta đang cần nắm thêm. Trong bức điện trả lời sau đó, Lê Quốc Túy cho biết: “Hiện nay Nguyễn Văn Thiệu đang làm bình phong cho Hoàng Cơ Minh, Nguyễn Văn Là, Nguyễn Ngọc Huy và với sự hậu thuẫn của nước ngoài sắp sửa thành lập chính phủ lưu vong. Bọn Hoàng Cơ Minh đang tìm đường về nước nhưng bị Thái chặn lại. Bọn Thiệu đã công khai đả kích mặt trận mình vì mình từ chối không làm con mồi cho chúng ở trong nước.

Việc đoàn kết toàn dân là mục đích của mình nhưng đừng quên là mình không chấp nhận những thành phần của chế độ cũ. Đường lối của Mặt trận là đánh đổ Cộng sản, tiêu diệt chế độ phong kiến và làm lại nước Việt Nam với những người mới.

Ở Mỹ cộng đồng người Việt và nhóm Công giáo theo cố Tổng thống Ngô Đình Diệm ngày trước đã chuẩn bị sẵn sàng ủng hộ Mặt trận mình chống lại bọn Thiệu. Ngoài ra những sự phối hợp của mình đã có ở trong nước, nếu có đoàn thể nào thì mình sẵn sàng thu nạp họ... Tuần tới C4 và C5 sang đàm đạo với các nước lớn và trong tháng 2 tới sẽ có hẹn với Phó tổng thống Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn...”.

Nội dung bức điện của Lê Quốc Túy đã nói lên được nhiều điều quan trọng mang tính chiến lược mà ta đang cần tìm hiểu về âm mưu của các thế lực thù địch cũng như của bọn Túy - Hạnh.

Trên cơ sở các nguồn tin và tài liệu cũng như diễn biến tình hình, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 dự kiến hoạt động của địch trong năm 1983 và năm 1984. Quán triệt chủ trương và phương hướng lãnh đạo Bộ đã chỉ thị, Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 nhanh chóng triển khai công tác chuẩn bị để đối phó với chiến dịch xâm nhập mới của địch. Đồng thời, Tổ An ninh K4/2 và công an các tỉnh phía Nam cũng tích cực thực hiện kế hoạch trinh sát và đấu tranh với các mảng nội địa của địch.

Trung tâm địch thông báo cho “Tổ đặc biệt” là “Chiến dịch mới” sẽ có tất cả 5 chuyến “chở toàn than và củi”, ý chúng là có cả vũ khí và quân “Tổng hành dinh” cho biết cứ mỗi chuyến sẽ có 10 K (tức là gián điệp biệt kích) vào, khi Mai Văn Hạnh “hành quân” xong sẽ để lại cho Tổ đặc biệt 2 “cá” tàu) và số thủy thủ luôn.

Ta lấy lý do là lúc đầu trung tâm nói chiến dịch bắt đầu từ giữa tháng nhưng nay thay đổi vào cuối tháng nên gây khó khăn cho Tổ đặc biệt vì phải thông báo lại cho thủy thủ và các toán khác. Đồng thời, ta yêu cầu trung tâm địch phải cho biết cụ thể hơn về kế hoạch xâm nhập trong thời gian tới.

Lê Quốc Túy yêu cầu: “NKA1 + K64 cần cho C4 biết tới cuối năm có thể tuyển được 1.000 NK không? K27 phải nghiên cứu bành trướng hệ thống phá hoại, bằng mọi cách phải thực hiện được một vài phá hoại lớn ở Sài Gòn. Vì tình hình chính trị và ngoại giao bắt mình phải thực hiện việc này trong năm nay”. Đồng thời, Túy cũng gửi điện ĐN-10 thúc giục nghiên cứu thực hiện kế hoạch vận chuyển vũ khí, tuyển thêm quân và phá hoại.

Trong năm 1983, chúng có kế hoạch tổ chức 5 chuyến xâm nhập để đưa thêm vũ khí, phương tiện và số quân còn lại. Tương kế tựu kế, trong năm 1983, ta cho tiến hành tiếp nhận chiến dịch vận chuyển quân, vũ khí, hàng và tổ chức tiếp nhận theo kế hoạch.

Đối với nội địa chúng dự kiến sắp xếp như sau: Vùng ven biển: giao cho K64 phụ trách tổ chức kiểm soát. Khi Mai Văn Hạnh vào nội địa sẽ tổ chức phương án cụ thể để khống chế và kiểm soát chặt chẽ vùng biển ngăn ngừa các nhóm khác lợi dụng đưa người của chúng vào nội địa. Xây dựng thêm căn cứ ven biển để phục vụ cho công tác hậu cần, huấn luyện và mở rộng tầm hoạt động, trước mắt củng cố các cơ sở ở Minh Hải và mở thêm địa bàn hoạt động mới ở Kiên Giang.

Vùng chiến khu A: giao cho NKA1 (tức đồng chí Trần Phương Thế) phụ trách, có nhiệm vụ tổ chức lực lượng khoảng 1.000 người rải rác đều các tỉnh, tăng cường phát triển lực lượng tình báo, hệ thống kinh tài... Dùng hàng “đặc biệt” mua chuộc cán bộ để phát triển lực lượng trong nội bộ Cộng sản, lực lượng này là đội quân hợp pháp có nhiệm vụ nằm tại làng xã. Khi có điều kiện tổ chức đánh chiếm, cướp chính quyền ở các tỉnh miền Tây.

Vùng Vĩnh Bình giao cho K18 phụ trách, có nhiệm vụ xây dựng vùng Vĩnh Long, Trà Vinh thành địa bàn hoạt động quân sự. Chúng dự kiến sẽ bổ sung cho vùng này thêm 20 tên nữa, bổ sung HK24 làm phụ tá cho K18. Lê Quốc Túy có ý đồ lợi dụng bọn phản động trong dân tộc Khmer ở Trà Vinh để xây dựng căn cứ.

Mở thêm quân khu C: Đưa K94 cùng 5 cán bộ thành về vùng Rạch Giá phát triển lực lượng mở quân khu C gồm các tỉnh Rạch Giá, Hà Tiên, Long Xuyên, Châu Đốc và Sa Đéc. Chuẩn bị mở thêm một bãi đỗ mới từ cầu số 2 đến Hòn Đất, Rạch Giá dùng để tiếp nhận vũ khí vì ở đây thuận lợi hơn, trong tương lai có thể thay thế bãi đỗ ở Minh Hải.

“Quân khu” Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn có nhiệm vụ tăng cường tổ chức tình báo và hoạt động phá hoại trước mắt tiến hành phá hoại các mục tiêu quan trọng như Nhà đèn Chợ Quán, Nhà hát Thành phố... Chuẩn bị kế hoạch móc nối các lực lượng trong nội địa mà chúng sẽ giới thiệu trong các chuyến xâm nhập tới.

Vùng Cao Đài và quân khu B giao cho HK122 phụ trách, tăng cường phát triển lực lượng, móc nối và trang bị cho lực lượng vũ trang của Võ Văn Nhơn chuẩn bị điện đài làm đầu mối mới để liên lạc trực tiếp với trung tâm.

Vùng miền Trung: các cơ sở miền Trung giao cho H82 nghiên cứu xây dựng, phát triển thêm lực lượng. Đưa hàng “đặc biệt” mới và cũ ra miền Trung tổ chức hệ thống kinh tài, trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang cánh miền Trung.

Kế hoạch nói trên của địch đã nằm trong dự kiến của ta và chúng ta đã có kế hoạch đối phó cụ thể.

Ban chỉ đạo Kế hoạch CM-12 yêu cầu trung tâm địch chi viện thêm tiền để giải quyết một số khó khăn của “Tổ đặc biệt”. Thực ra, mục đích chính là gián tiếp nêu khó khăn để ngăn chặn ý đồ chuyển giai đoạn của địch, đồng thời làm cho chúng thấy nhu cầu về tiền của lực lượng nội địa là hợp lý.

Trong thời gian này, qua một số gián điệp biệt kích mới xâm nhập ta biết được S, tức K14 rất bất mãn với Lê Quốc Túy và Mai Văn Hạnh. Túy nghi ngờ K14 đang tìm đường để chuyển sang gia nhập tổ chức phản động lưu vong khác. Lê Quốc Túy muốn trừ khử K14.

Theo số gián điệp biệt kích xâm nhập khai báo, thì trong số những tên ban đầu mà Túy tuyển ở Thái Lan có một cô gái. Đó là T.K.H. Thị là người Khmer ở Trà Vinh. Vốn là một giáo viên tiểu học, nhưng H. lại muốn có một cuộc sống giàu sang ở nước ngoài nên đã vượt biên. Nhưng H. cũng không được đi định cư ở nước thứ ba vì không có người thân bảo lãnh. Khi S. vào trại của HCR tuyển người cho Túy, S. đã lôi kéo được H. tham gia tổ chức phản cách mạng này. Lúc đầu, H. được phân công làm y tá, sau đó H. lọt vào con mắt “háo ngọt” của “Chủ tịch” Lê Quốc Túy. Vì vậy khi S. đưa H. về, Túy sử dụng thị như là thư ký đồng thời là người tình của mình ở "Tổng hành dinh". Trong khi đó, H. cũng lại có tính lăng nhăng, cùng một lúc quan hệ trăng gió với S. và một số tên khác ở “Tổng hành dinh” như một ả điếm. Túy biết chuyện này và đã điều S. đến căn cứ huấn luyện làm “chỉ huy trưởng” “Mật cứ Tự Thắng”. Khi được mật báo là S. có ý định tìm cách nhảy sang tổ chức của Hoàng Cơ Minh, Lê Quốc Túy quyết định sẽ trừ khử anh ta.

Bộ trưởng Phạm Hùng có chỉ thị hướng xử lý đối với trường hợp K14 khi vào Việt Nam là bắt giữ, cho anh ta biết ý đồ của Lê Quốc Túy muốn giết nhưng ta đã cứu để tính toán kế hoạch lâu dài và cũng thể hiện chính sách nhân đạo của cách mạng.

Đúng 20 giờ ngày 23/3/1983, 2 tàu địch xâm nhập vào Vàm Đồng cùng thuộc tỉnh Minh Hải, ta cho 2 tàu ra tiếp nhận. Trong chuyến này có 10.788kg vũ khí, số hàng hóa và 4.000 đôla tiền mặt cùng 3 tên gián điệp biệt kích trong đó có K14 và 2 tên khác là K104 và HK201. Ta tổ chức tiếp nhận vũ khí và tiền, đồng thời bố trí kế hoạch bắt giữ ba tên gián điệp biệt kích xâm nhập, đặc biệt là đối với S.

Đúng như ta đã biết qua các nguồn tin, trong chuyến xâm nhập này của địch, Lê Quốc Túy đã có gửi một chỉ thị đặc biệt cho K64 là thực hiện lệnh tử hình K14. Nhưng ta thực hiện kế hoạch bắt giữ K14 và thực hiện theo sự chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Phạm Hùng. Cách xử lý của ta đối với S. thể hiện tính nhân đạo cao cả của cách mạng.

Số liệu

Nhiều quá: thu "132,278 tấn vũ khí, 299.750.000 đồng tiền giả...", không biết số chiến lợi phẩm này phải dùng bao nhiêu container, dùng bao nhiêu tàu, bao nhiêu toa xe chở mới hết đây. Xin xem lại và sửa giùm, cả số tiền cũng có vẻ quá nhiều.Rotceh 01:19, ngày 14 tháng 7 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Theo tôi số đấy là hợp lý, vì số vũ khí hơn 100 tấn được vận chuyển bằng tàu (không phải đến cả trăm nghìn tấn đâu!). Còn về số tiền thì khó kiểm tra, nhưng tôi đã từng được xem những đồng tiền đấy và nhớ số lượng rất lớn, riêng số trưng bày đã phải đóng thành cả thùng. Sau đấy thì có đợt đổi tiền năm 1985 10 ăn 1, nên số lượng không còn nhiều như trước.Bring Vietnam to the world (thảo luận) 02:59, ngày 14 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nguồn chết

Bài này chỉ có 1 nguồn chết không biết có thể xóa không? Iulamgiha nói chuyện 02:11, ngày 23 tháng 5 năm 2018 (UTC)[trả lời]