Thảo luận:Kiến An

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Hành chính Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Hành chính Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Hành chính Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Lịch sử Kiến An[sửa mã nguồn]

Vùng Kiến An là nơi có địa hình đồng bằng phù sa do các con sông Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc, Thái Bình bồi đắp nên xen các đồi núi sót: Cựu Viên, Kha Lâm, Phù Liễn.

Sau khi bình định xong Việt Nam, Pháp cắt các huyện ven biển của Hải Dương lân cận cảng Ninh Hải là: An Dương, Nghi Dương, An Lão (thuộc phủ Kiến Thuỵ) và một phần huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên) lập Nha Hải Phòng 海防衙, ngày 11/9/1887 đổi là tỉnh Hải Phòng. Đến 19/7/1888 Pháp ép Đồng Khánh nhượng Hải Phòng để xây dựng thành phố bằng Sắc lệnh do Tổng thống Pháp Sadi Carnot kí. Sau đó, ngày 31/01/1898, toàn quyền Đông Dương tách Tf Hải Phòng ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lị về Phủ Liễn. Ngày 05/8/1902 tỉnh Hải Phòng đổi thành tỉnh Phù Liễn sau đó ngày 17/2/1906 thành tỉnh Kiến An 建安. Từ đó, thành phố Hải Phòng là thành phố thuộc địa (nhượng địa) do Pháp lập Toà Đốc lý trực tiếp cai trị, Kiến An là tỉnh Bảo hộ (protectorat) vẫn duy trì bộ máy vua quan phong kiến cai trị thuộc xứ Bắc Kỳ (Tonkin, theo Hòa ước Quý Mùi hay Hiệp ước Harmand, 25/8/1883) bên cạnh Tòa Công sứ do người Pháp nắm quyền. Danh xưng “Kiến An” khởi xuất từ đây và là địa danh chỉ cấp tỉnh.

Trong kháng chiến, tháng 11 năm 1946, hợp nhất với Hải Phòng thành liên tỉnh Hải-Kiến. Tháng 12 năm 1946 tách lại như cũ. Năm 1949, tỉnh Kiến An thuộc Liên khu 3 và có 5 huyện (Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dương, Kiến Thụy) với 89 xã, trong đó chỉ còn vùng Tiên Lãng là địch không lấn chiếm được trọn vẹn, các làng xã khác hầu như thuộc vùng tề, chịu nhiều càn quét. Ngày 4/3/1950, trả lại huyện Thủy Nguyên từ tỉnh Quảng Yên về cho Kiến An bởi Sắc lệnh số 31/SL.

Sau hòa bình, ngày 26/9/1955, khi cấp hành chính Liên khu kể từ ngày 1 tháng 12 năm 1958 được bãi bỏ bởi Sắc lệnh số 92/SL ngày 24/11/1958 thì Kiến An là tỉnh trực thuộc trung ương (cấp dưới là huyện, ).

Ngày 27 tháng 10 năm 1962 Quốc hộiNghị quyết “Hợp nhất thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên là thành phố Hải Phòng”. Từ đó địa danh “Kiến An” không còn để chỉ tên tỉnh nữa mà có thời chỉ thị xã (từ 10/1962), rồi cấp huyện (Quyết định số 71/QĐ-CP ngày 05/3/1980 của HĐCP), trở lại thị xã (theo Quyết định số 100/HĐBT 06/6/1988 của Hội đồng Bộ trưởng) sau dùng chỉ quận (từ 1997).

171.229.55.37 (thảo luận) 02:48, ngày 16 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]