Thảo luận:Lý Văn Phức

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Việt Nam di sứ quán[sửa mã nguồn]

Trong chuyến tham gia sứ bộ sang Trung Quốc năm Tân Mão 1831, có các quan nhà Thanh là nhóm Trần Khải bị bão đánh giạt thuyền vào vùng biển của Việt Nam. Ông nhận lệnh triều đình làm trưởng phái đoàn sang Phúc Kiến giao trả nhóm ấy. Khi tới sứ quán thấy biển đề "Việt Nam di sứ quán" ông nhất định không vào và nói: "Nước ta không phải là man di, nên ta không vào chỗ này". Các quan Thanh phải xóa các chữ ấy và quan sở tại là Hoàng Trạch Trung phải tới xin lỗi, để lại hàng chữ "Việt Nam quốc sứ quán công quán". Chừng ấy ông mới tỏ vẻ thân thiện giao hữu, rồi lại làm bài thơ "Di biện" làm cho các quan nhà Thanh thán phục và bỏ đi thái độ khinh mạn. Tương truyền bài thơ dịch như sau:

"Di" vốn là "cung" hợp với "qua"
Nước Nam văn hiến tợ Trung Hoa
Tự xưa tên nước rành ra đó
Viết bậy là "di" há chẳng ngoa?

Tuy nhiên, tra trong các sách tôi dùng để tham khảo thì không có chi tiết này. Đề nghị người cung cấp cho biết đã dựa vào sách nào, nguồn nào để tôi dán lại vào trang chính. Cảm ơn. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:00, ngày 6 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Đã tìm thấy ở đây . Tuy nhiên, website này không ghi là đã căn cứ ở nguồn nào. Do vậy, độ tin cậy hơi thấp. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 21:29, ngày 6 tháng 3 năm 2011 (UTC)[trả lời]