Thảo luận:Lễ cưới người Việt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bản quyền[sửa mã nguồn]

Bài viết có một số đoạn được chép nguyên vẹn từ [1], [2]. Xin vui lòng kiểm tra lại thông tin bản quyền cho bài viết. -- Trần Đăng Khoa (Thảo luận) 19:47, ngày 04 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thủ tục lễ cưới của những người theo đạo Thiên Chúa thì tham khảo ở đâu? Newone 08:56, 22 tháng 11 2006 (UTC)

Xem lại vấn đề đăng ký kết hôn. Từ đầu năm 2006, chỉ có chứng nhận của tổ trưởng tổ dân phố nơi mình cư trú (thường trú), còn chỉ người trong lực lượng vũ trang (quân đội, công an) mới chứng nhận vào đăng ký kết hôn theo cơ quan.Khương Việt Hà

@@@Lễ cưới người Việt - đây là 1 đề tài thuộc lĩnh vực Phong tục & Tập quán của Việt Nam. Nên chú ý nguồn gốc lịch sử của đất nước, cha ông từ ngàn xưa. Tôi là Tô Ngọc Hùng phụ trách trang [www.cuoihoivn.com] xin có vài dòng lưu ý Quý Vị cẩn thận với tư liệu của mình khi đưa lên Internet (phải có chứng cớ, nguồn gốc rỏ rệt). Thí dụ: trang Cưới Hỏi Việt nam đều căn cứ, trích dẫn từ quyển sách "Hôn Lễ - Lễ Tục Cưới Gã" của tác giả VIÊN TÀI - HÀ TẤN PHÁT, do Nhà xuất bản Hồng Dân 254 Đại lộ Khổng Tử (Chợ Lớ cũ) Đô thành Sàigòn 1962... Quyển sách này cũng được tra cứu từ các nguồn: Đạo Phật, Đạo Khổng, Mạnh Tử, và Thọ Mai Gia Lễ từ cuối triều đại Nhà Nguyễn. Mong Quý Vị Lưu Ý @@@ thảo luận quên ký tên này là của 118.68.52.56 (thảo luận • đóng góp).

Trang phục[sửa mã nguồn]

Tập tin:Wedding dress taiwan western.jpg
Trang phục cưới Á Đông tại Đài Loan

Chú rể: mặc quần áo complet, cài hoa trước ngực.

Cô dâu: có thể mặc váy theo mốt châu Âu (màu trắng hoặc màu kem) hoặc mặc áo dài truyền thống của Việt Nam (màu đỏ hoặc màu hồng)

Để mang tính đặc sắc, bài này nên sử dụng ảnh một lễ cưới có sử dụng các trang phục thời trước đây thì "thuần Việt" hơn (ví dụ: áo dài khăn xếp + áo tứ thân). Ai có ảnh nào đó đạt tiêu chuẩn thì thay vào cho phù hợp. Truong Manh An 15:24, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Trông cũng chả khác nhau mấy! Biết đâu, cô gái ấy lại chả là người Việt chưa biết chừng, mấy chục vạn nàng dâu Việt, "thân gái dặm trường" nơi hòn đảo của Tàu Tưởng mà! Chả lẽ lại post lên mấy cái ảnh chụp hôm cưới, ăn hỏi vừa rồi, chả phải lo gì vấn đề bản quyền! Khương Việt Hà

Mặc dù hoàn toàn có thể hiểu được, nhưng câu này vẫn chưa ổn: "Trong tâm thức người Việt thì lễ cưới chứ không phải tờ hôn thú có giá trị pháp lý cao nhất". "Giá trị pháp lý" liên quan đến "luật", chứ không phải là "lệ". Để tôi sửa lại chút cho trong sáng hơn. Khương Việt Hà 16:41, ngày 25 tháng 3 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Mục Liên kết ngoài này rất cần cho các đôi bạn trẻ tham khảo, nhưng nó là trang quảng cáo nên tôi cắt đưa vào đây:

Thủ tục[sửa mã nguồn]

Người viết bài này chắc vẫn chưa hết kinh hoàng hậu hôn nhân nên cho rằng Chụp ảnh cưới ngoại cảnh là thủ tục. Thật tội nghiệp. Lưu Ly 13:33, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đó là tùy theo định nghĩa của từ "thủ tục". Nếu "thủ tục" là những gì người ta thường làm trong khoảng 100 năm gần đây thì chụp ảnh cưới có thể là một "thủ tục"; nếu yếu tố thời gian cần phải lâu hơn 100 năm thì nó chỉ là một ... cách chạy theo phong trào. Mekong Bluesman 15:16, ngày 5 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]


Ảnh Song Hỉ[sửa mã nguồn]

Biểu tượng Song hỉ xem ra vẫn là nhị hỉ (hai cái chữ hỉ), chưa thành song hỉ với sự gắn liền nhau có tính cách điệu cao độ của hai chữ hỉ. Rất tiếc, mạng nhà tôi cả tuần nay trục trặc, rớt liên tục, sửa mãi chưa xong, nếu ổn có lẽ tôi sẽ đưa lên ảnh một số chữ Song Hỉ đẹp hơn chút chút. Chờ Bác Lưu Ly cấu trúc lại và viết lại cho nó đỡ loằng ngoằng, khi Lưu Ly dời bảng đi thì anh em vào sửa thêm sau. Khương Việt Hà 04:16, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình như nó đã dính lại với nhau thành 1 rồi nhé. Lưu Ly 13:52, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Đám cưới ngày xưa[sửa mã nguồn]

Có ai tìm được một cái ảnh đám cưới ngày xưa không nhỉ? Tôi nhớ từng nhìn thấy 1 cái ảnh có cô dâu mặc áo dài, vấn tóc đi giữa, đi quanh là 6 cô phù dâu, 2 cô đi trước, 2 cô đi sau, 2 cô đi hai bên.

Cũng đọc đâu đó rằng thời Nguyễn, ở Huế, làm cô dâu trong đám cưới là dịp duy nhất để một cô gái dân thường mặc mầu vàng và trang phục kiểu hoàng hậu. Tmct 13:19, ngày 8 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xưa cũng có thể có nhưng từ từ, ai đó sẽ kiếm. Tôi đang dụ dỗ thằng bạn cho ảnh nó, nó cũng có áo dài, khăn đóng, nhưng nó chưa đồng ý. Lưu Ly 13:51, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tập tin:Http://farm4.static.flickr.com/3217/2985766105 16e15b464c.jpg?v=0

Đám cưới đặc biệt(?)[sửa mã nguồn]

Phần đám cưới kể từ đám cưới không có chú rể/cô dâu đến hết có nội dung hoàn toàn không phù hợp, chủ yếu bao gồm các tiêu đề nhỏ từ báo online không thích hợp cho việc khảo cứu. Đề nghị xóa bỏ. Ngọa Long 13:51, ngày 16 tháng 10 năm 2007 (GMT+10)

Tại sao chỉ có đen hoặc trắng mà lại không có xám.Lưu Ly 10:45, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi phục hồi và sửa chữa vài ý, nhưng không xoá. Có thể những đám cưới đó làm một số người không đồng tình, nhưng đó là sự thật. Nó không phải chỉ thêm thông tin cho bài, mà nó muốn nói rằng, không có một công thức chung, một quy luật nào cho việc cưới hỏi buộc mọi người phải tuân theo cả, mà tuỳ thuộc điều kiện, hoàn cảnh và quan niệm của con người về văn hoá cũng như phong tục.... Lưu Ly 15:36, ngày 13 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Trong văn học có chuyện chú rễ không đi đám cưới mà chỉ có đại diện chú rễ là một khung hình thật lớn (Nghị Hách?). Bài này nói về lễ cưới thật vui nhưng cần nhắc tới thách cưới, gã bán, mai mối, tảo hôn, "môn đăng hộ đối", đám cưới nàng hầu, vợ hai, vợ ba... là phần lớn lễ cưới người Việt thời xưa. Cũng chưa nhắc đến lễ cưới "kháng chiến" mà chú rễ mặc áo lính, cưới xong rồi là anh đi. Ở Miền Nam trước 75 còn có lễ cưới cho vợ hai, vợ ba , còn miền Bắc sau năm 1954 thì có một thời lấy vợ con nhà cơ bản, có chỉ thị về việc cán bộ đảng viên không được thông gia với người nước ngoài, Việt Kiều bằng không thì ..., còn lễ cưói cô dâu Việt mà nhà gái chỉ cầm có vài trăm USD và sau đó ít lâu bị các chú rễ Hàn Quốc, Đài Loan đui què mẻ sứt hoặc tâm thần đánh, đá, giam cầm tới chết nữa, lễ xem mặt cô dâu ở trong tủ kính. Lưu Ly cũng nên ghi lại những cảnh đáng buồn về lễ cưới khác. Bánh Ướt 01:27, ngày 14 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Vì sao lại chỉ Lưu Ly nên ghi, mà một người khác, như Bánh Ướt lại...ngồi chơi. Tôi nghĩ bàn phím của tôi và Bánh Ướt nó cũng giống nhau mà :D.Lưu Ly 07:48, ngày 14 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Đám cưới vui thì Lưu Ly viết, đám cưới buồn Bánh Ướt ghi, không giống nhau chút nào. Nạn cưới vợ cho người bị bệnh đao, tâm thần vẫn còn, nạn tảo hôn của người dân tộc vẫn còn, may mà còn chưa có nạn cưới vợ cho ma như người Tàu (mua thây ma chôn chung vào mộ của người thân chết đã lâu làm vợ bé). Một chuyện buồn khác nay đã bớt là cưới hộ khẩu. Nhiều cô cậu phải cưới vợ, chồng thành phố vì cái hộ khẩu Hà Nội để có việc làm. Nhiều cô sau khi ly dị bị mang tiếng đã có đời chồng mà lở dở chuyện tình cảm vì cái chuyện hộ khẩu thành phố. Nhiều cô dù đã trả gấp đôi số vàng 4 chỉ theo thoả thuận mà không ly dị được, cũng như không cắt cái hộ khẩu Quận 4 được, để lấy người yêu, vì cái ông tướng thất nghiệp dữ dằn kia còn đòi thực hiện quyền làm chồng (hờ) mới chịu cho ly dị. Hu hu.Bánh Ướt 09:41, ngày 14 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thôi. Bỏ đi những cái "đặc biệt" vì nó mang tính thời sự, nhất thời. Lưu Ly (thảo luận) 02:57, ngày 6 tháng 11 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Bài thỉnh cầu[sửa mã nguồn]

Đã định đưa lên mục wikipedia:Bài thỉnh cầu, nhưng ở đấy ít người để ý quá, nên phải đưa lên đây mời mọi người viết bài về hai đối tượng chính trong lễ cưới: cô dâuchú rể. 203.160.1.72 (thảo luận) 03:31, ngày 15 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Định nghĩa Lễ cưới[sửa mã nguồn]

Cưới là một phạm trù triết học dùng để chỉ một buổi lễ quan trọng, chính thức...