Thảo luận:Lục địa

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
?Bài viết chưa được đánh giá chất lượng.
?Bài viết chưa được xếp độ quan trọng.

Trang này mang nghĩa là (land) hay (continent) trong tiếng Anh vậy?--Tân Sơn Nhất/HCMC (thảo luận) 08:11, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ánh xạ 1-1 giữa hai ngôn ngữ nhiều khi là không thể. Continent tiếng Anh không hoàn toàn đồng nhất với châu lục (của địa chính trị) + đại lục (của địa lý tự nhiên) trong khi lục địa và đại lục là hai khái niệm của địa lý tự nhiên, lại gần nghĩa với en:Landmass hơn. Meotrangden (thảo luận) 09:27, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Vậy không biết bài en:Continent khi dịch (nếu cần thiết - Vì thấy ở mục wikipedia:bài thỉnh cầu của wikimedia) sang tiếng Việt thì lấy tên là gì vậy bác Meotrangden.--Tân Sơn Nhất/HCMC (thảo luận) 09:42, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Khi hiểu theo địa chính trị thì continent trùng với châu/châu lục, khi hiểu theo địa tự nhiên thì trùng với đại lục. Cách hiểu trong tiếng Việt giống như của tiếng Trung. Để dễ hình dung ta có: châu Á = một phần của đại lục (lục địa) Á-Âu + các đảo cận kề (như các đảo của Nhật + Philippines + Indonesia v.v) trong khi châu Phi = đại lục Phi + các đảo (như Madagascar + v.v). Greenland là một lục địa nhưng không phải đại lục. Tóm lại đại lục là một lục địa lớn, châu = [một/toàn phần] đại lục + đảo. Meotrangden (thảo luận) 09:48, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn bác, tôi cũng thấy rằng các thuật ngữ này có nguồn gốc Hán-Việt nên ngữ nghĩa không khác nhau nhiều. Tuy nhiên khi thử mở liên kết sang các wiki khác thì thấy: 1)châu lục --> zh:洲 (châu?); 2) zh:洲 (châu?)--> en:continent (ý này không quan trọng vì nó là zh mà) mà continent miêu tả ở đây thì gần với ý nghĩa tự nhiên hơn. Thêm nữa là continental shelf -->thềm lục địa. Ngoài ra còn các thuật ngữ khác như: sườn lục địa, chân lục địa (như trong chương trình địa lý được giảng dạy ở trường học) nên tôi thấy thuật ngữ lục địa là gần nhất.--Tân Sơn Nhất/HCMC (thảo luận) 13:19, ngày 10 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nội dung không nguồn gốc[sửa mã nguồn]

Từ khi nào mà đảo Greenland được coi là lục địa? Đảo và lục địa là hai khái niệm khác nhau. Tôi xin xóa nội dung không rõ nguồn gốc này. Madagascar có biệt danh là lục địa thứ 8, tuy nhiên đây chỉ là biệt danh do khách du lịch đặt ra, thực tế nó vẫn là đảo chứ chưa được công nhận là một lục địa. Còn khái niệm giữa đại lục và lục địa là giống nhau, không hề có nguồn từ điển nào nói phân biệt dựa vào kích thước cả. Khác nhau là tiếng Việt gọi là lục địa, còn tiếng Trung thì gọi là đại lục. – Netnhim1 (thảo luận) 14:54, ngày 10 tháng 10 năm 2023 (UTC)[trả lời]