Thảo luận:Mahatma Gandhi

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chào các bạn, tôi đang soạn dịch bài này offline (từ nhiều nguồn mặc dù sườn là bản tiếng Anh EN), nói trước để khỏi dẫm chân nhau vừa đau vừa phí thời gian. --Baodo 01:25, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Civil disobedience[sửa mã nguồn]

Ai dám dẫm chân nhà ngôn ngữ học Ấn thì là Gan cóc tía tui "hổng dám đâu". Nhung tui chỉ chọt 1 câu hỏi xem:

"phương tiện bất hợp tác" -- Tui thì nghe đâu người ta (đài BBC) gọi cái này là "đấu tranh bất bạo động". Zậy cái nào dúng hơn? Nhớ nói tại sao nhé! Tui hông thèm phán Anh dùng sai (bởi vì tui đâu có biết Ất Giáp gì để phán!)

70.247.36.243 07:25, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

civil disobedience: (công dân) bất hợp tác/phục tòng, chủ nghĩa bất hợp tác. --Baodo 08:36, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
to obey: to do what is commanded by a person or law or instinct etc. (Oxford Universal Dictionary); do đó trong tiếng Việt có nghĩa "tuân theo", "tuân lệnh" hay "phục tòng" như Baodo viết bên trên. Tôi không thấy nghĩa "hợp tác" (co-operate). Tôi nghĩ là cụm từ "đấu tranh bất bạo động" là cụm từ "lịch sử" hơn là được dịch từ civil disobedience; nó được sinh ra vì Gandhi đấu tranh bằng cách ngồi một chỗ (doing yoga?) hơn là ném đá, đốt hình tượng, la hét, đốt vỏ bánh xe và xe, đập phá nhà... Mekong Bluesman 10:54, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi tạm không thảo luận tiếp vì tách chữ ra khỏi văn cảnh để tranh luận là vô ích - như một vài thảo luận vừa qua cho thấy. Tôi chỉ nói là khi chọn từ, chọn thuật ngữ, tôi rất thận trọng. Nhưng thêm vào đó là phải lưu ý đến nghĩa trong ngữ cảnh, trong một lĩnh vực nhất định. Trong trường hợp Gandhi tôi dịch "civil disobedience" như đã ghi bên trên. Sẽ bàn tiếp khi viết xong bài. @Mekong Bluesman: Tôi đã nghiên cứu Gandhi, chủ đề "Satyagraha" hơn nửa năm tại Heidelberg, đã "phải" đọc Hind Swaraj, tạp chí Young IndiaThe Collected Works of Mahatma Gandhi. --Baodo 14:33, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

OK. Baodo nói đúng "vì tách chữ ra khỏi văn cảnh để tranh luận là vô ích". Tôi, khi viết bên trên, chỉ đưa thêm lối nhìn thứ ba vào cách dịch cụm từ "civil disobedience", cũng như giải thích tại sao có khi nó được "tương đương hóa" (my own neologism!) với cụm từ "đấu tranh bất bạo động", một cụm từ mà ngay chính tôi cũng đã được nghe. Tôi muốn nói rõ là trong câu viết bên trên của tôi, tôi không nói là cách dịch nào là "đúng". Tôi chỉ có thắc mắc. Xin Baodo, và mọi người, đừng hiểu lầm tôi. Mekong Bluesman 16:07, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Tôi không hiểu lầm lời của Mekong Bluesman, hoặc của ông LĐ, bảo đảm :) và cũng đừng hiểu lầm câu trả lời của tôi. Om Śānti! --Baodo 21:32, ngày 16 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

"disobedience" là "bất phục tùng", đúng. Avia (thảo luận) 03:23, ngày 13 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Part-time job[sửa mã nguồn]

He applied for a part-time job as a teacher at a Bombay high school but was turned down.: part-time không hẳn là nửa ngày (bán nhật) mà có tính chất bao quát hơn. Part-time tất nhiên là ít hơn "trọn ngày", nhưng có thể ít hoặc nhiều hơn nửa ngày. Nhờ Docteur Rieux tìm chữ thích hợp hơn ngoài... nửa ngày. (Có lẽ tôi chi li quá :D... thấy hợp tai thế nào thì hãy sửa vì điểm này không quan trọng lắm). --Baodo 23:21, ngày 10 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
part-time job dịch là công việc bán thời gian. Avia (thảo luận) 03:11, ngày 13 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

High school[sửa mã nguồn]

"High school" là trường trung học. Ở Việt Nam tùy theo thời kỳ, gọi là "trường cấp III", "phổ thông trung học", nay gọi là "trung học phổ thông". Hình như chưa bao giờ gọi là trường cao trung. Ở Trung Quốc mới gọi là "trường cao trung". Avia (thảo luận) 03:23, ngày 13 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đề mục "Ám sát" nên chăng chúng ta đổi đi một chút thành "Bị ám sát" hoặc "Cuộc ám sát" vì theo thiển ý của tôi có lẽ sẽ phù hợp với ngữ cảnh của bài viết hơn. tieu_ngao_giang_ho1970 10:34, ngày 17 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]