Thảo luận:Dãy núi Hồng Lĩnh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Núi Hồng Lĩnh)

[1]

Tôi nghe nói và nghe hát về núi Hồng Lĩnh nhiều rồi, vậy mà chưa có lần nào được tham quan nơi đây cả. Bạn có ảnh chụp núi Hồng Lĩnh không, đưa lên cho mọi người xem với.Bình Giang 02:57, 10 tháng 9 2006 (UTC)

Tên bài bị sai và cần trợ giúp sửa đổi[sửa mã nguồn]

Núi Hồng Lĩnh (còn gọi là Ngàn Hống) là tên một dãy núi nổi tiếng ở tỉnh Hà Tĩnh nhưng đã bị hiểu lầm (dãy núi này thường được gọi tắt là Núi Hồng Lĩnh). Khẳng định rằng chủ thể là một dãy núi chứ không đơn thuần là một ngọn núi. Để chứng minh sự việc này là đúng sự thật tôi sẽ liệt kê một số nguồn đáng tin cậy để mọi người tiện tham chiếu: [1][2][3][4][5]

@Tuitentai27: Không rõ bạn đang yêu cầu sửa đổi cái gì ở đây? Phiền bạn nói rõ hơn. Hari caaru (thảo luận) 23:40, ngày 21 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chào bạn, có vẻ tôi nói hơi khó hiểu nhỉ đại khái là tôi đang nói về vấn đề tên của bài viết này núi Hồng Lĩnh, đó là một tên bài sai mà đúng của nó phải là Dãy núi Hồng Lĩnh. Vì vậy tôi nhờ người có thẩm quyền sửa lại tên của bài và đã đưa dẫn chứng cụ thể ở dưới. Tuitentai27  23:50, ngày 21 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
@Tuitentai27: Về tên trang thì bạn cũng có thể tự đổi được nhé (chỉ khi nào không tự đổi được thì mới phải đi nhờ). Bạn nhìn phía trên, bên cạnh "Xem lịch sử" và ngôi sao sẽ thấy chữ "Thêm" cùng một mũi tên hướng xuống. Bạn nhấn vào đó sẽ thấy "Di chuyển", ở đó bạn có thể tự đổi tên bài được. Bạn tập làm cho quen nhé! Hari caaru (thảo luận) 23:54, ngày 21 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Tham khảo

  1. ^ “VỀ CHÙA HƯƠNG TÍCH TRÊN DÃY NÚI HỒNG (HÀ TĨNH)” (PDF). Trang web chính thức của Cục Di sản văn hóa Việt Nam. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  2. ^ “Cháy rừng thông trên dãy núi Hồng Lĩnh: Tạm giữ một người đàn ông”. Trang web chính thức của báo Lao Động. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  3. ^ “TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH”. Trang web chính thức của CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THỊ XÃ HỒNG LĨNH. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  4. ^ “Chuyện ghi dưới chân núi Hồng Lĩnh”. Trang web chính thức của báo Nhân Dân. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.
  5. ^ “Hà Tĩnh: Đề xuất trồng mới hơn 50 ha rừng sau vụ cháy rừng lịch sử”. Trang web chính thức của báo Dân Sinh. Truy cập 22 tháng 6 năm 2021.

Giữ nguyên các truyền thuyết và sự tích về dãy núi Hồng Lĩnh[sửa mã nguồn]

Đề nghị giữ nguyên và khôi phục lại phần bài viết về các sự tích, truyền thuyết địa phương: "ông Đùng, bà Đùng đắp núi, đào sông, dạy dân rèn sắt"Chữ xiên"100 con chim Phượng Hoàng bay về tìm chốn đậu khi vua Hùng tìm đất định đô"Chữ đậm vào trong bài viết Dãy núi Hồng Lĩnh. Bởi các truyền thuyết này là truyền thuyết địa phương gắn liền với dãy núi Hồng Lĩnh, không ở vùng nào khác có thể có. Việc đưa các truyền thuyết này vào trong trang là sự tôn trọng đối với văn hóa và truyền thống của địa phương.
Trân trọng! --Trung Tiết (thảo luận) 04:19, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Xác định rõ khoảng cách địa lý từ dãy núi Hồng Lĩnh tới các địa danh.[sửa mã nguồn]

Đã có sự nhầm lẫn về khoảng cách địa lý từ dãy núi Hồng Lĩnh tới các địa danh là thành phố Vinh và thành phố Hà Tĩnh, cụ thể:
1. Huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) được chia cách bởi dòng sông Lam mà điểm cuối của dòng sông này là Cửa Hội. Khi chảy qua đây, sông Lam chỉ rộng từ 500 đến 1500m. Thành phố Vinh nằm ở bờ bắc sông Lam còn bờ nam, trên đất của huyện Nghi Xuân là nơi bắt đầu của núi Hồng Lĩnh. Đứng bên phía thành phố Vinh nhìn sang bên kia sông Lam là đã thấy dãy núi Hồng Lĩnh đứng chắn cả một phương trời. Chính vì sự xuất hiện của núi Hồng Lĩnh ở đoạn này mà khiến cho dòng chảy của sông Lam đang theo hướng Tây Bắc – Đông Nam bị bật ngược trở lên phía bắc rồi mới đổ ra Vịnh Bắc Bộ.
Vì vậy, không thể có khoảng cách từ thành phố Vinh đến dãy núi Hồng Lĩnh là 25km được. Trong bài viết này, chúng ta nên thống nhất lấy khoảng cách 1km từ bên này đến bên kia Cầu Bến Thủy làm khoảng cách xác định giữa thành phố Vinh và dãy núi Hồng Lĩnh.
2. Việc xác định khoảng cách giữa thành phố Hà Tĩnh và dãy núi Hồng Lĩnh phải dược xác định bằng đường chim bay chứ không phải là khoảng cách của đường quốc lộ 1A hay các cột mốc chỉ giới tính theo đường bộ.
Điểm kết thúc của núi Hồng Lĩnh xa nhất về phía nam thuộc địa phận xã Tùng Lộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (18 độ 47 phút bắc và 105 độ 81 phút đông). Nếu lấy từ điểm này tới trung tâm hành chính của tỉnh Hà Tĩnh là UBND tỉnh Hà Tĩnh đo trên google maps thì khoảng cách rơi vào 17km.
Từ các căn cứ trình bày ở trên, tôi đề nghị Wiki thống nhất sử dụng khoảng cách từ thành phố Vinh đến dãy núi Hồng Lĩnh là 1km, khoảng cách từ thành phố Hà Tĩnh đến núi Hồng Lĩnh là 17km.
Trân trọng! --Trung Tiết (thảo luận) 04:18, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Dãy núi hồng lĩnh[sửa mã nguồn]

Đề nghị giữ nguyên và khôi phục lại phần bài viết về các sự tích, truyền thuyết địa phương về "ông Đùng, bà Đùng đắp núi, đào sông, dạy dân rèn sắt", "100 con chim Phượng Hoàng bay về tìm chốn đậu khi vua Hùng tìm đất định đô" vào trong bài viết Dãy núi Hồng Lĩnh. Bởi các truyền thuyết này là truyền thuyết địa phương gắn liền với Dãy núi Hồng Lĩnh, không ở vùng nào khác có thể có. Việc đưa các truyền thuyết này vào trong trang là sự tôn trọng đối với văn hóa và truyền thống của địa phương. Trân trọng! thảo luận quên ký tên này là của Trung Tiết (thảo luận • đóng góp).

Xác đinh chiều dài, chiều rộng của dãy núi Hồng Lĩnh[sửa mã nguồn]

Dãy núi Hồng Lĩnh không thể dài tới 30km được
Hiện nay, chưa có số liệu đo đạc cụ thể về nơi dài nhất và nơi rộng nhất của dãy núi Hồng Lĩnh là bao nhiêu. Tuy nhiên, thông qua công cụ đo khoảng cách của google, chúng ta có thể thực hiện phép đo tới con số gần chuẩn nhất.
Theo phép đo thực hiện vào ngày 14/07/2021 trên ứng dụng Google maps và Google Earth cho ra các kết quả theo đường thẳng như sau:
Chiều dài từ bắc xuống nam:
+ 14,23 km (tính từ chân núi tại cầu vượt thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (18°38'12.6"B 105°42'43.5"Đ) đến dốc Minh Lộc, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh (18°30'33.7"B 105°43'27.0"Đ)).
+ 12,68 km (tính từ chân núi tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (18°37'05.8"B 105°45'38.1"Đ) đến chân núi tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc (18°30'16.1"B 105°45'59.9"Đ)).
+ 13,75 km (tính từ chân núi tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (18°35'38.5"B 105°48'38.3"Đ) đến chân núi tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (18°28'13.1"B 105°48'46.2"Đ)).
Chiều dài từ tây bắc xuống đông nam:
+ 21,44 km (tính từ chân núi tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (18°38'12.6"B 105°42'42.6"Đ) đến chân núi tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (18°30'39.4"B 105°51'57.7"Đ)).
+ 21,63 km (tính từ chân núi tại thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân (18°38'12.6"B 105°42'42.6"Đ) đến chân núi tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (18°28'26.1"B 105°49'26.7"Đ)).
+ 18,32 km (tính từ chân núi tại xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (18°34'30.2" B 105°41'13.0" Đ) đến chân núi tại xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc (18°28'26.1"B 105°49'26.7"Đ)).
+ 20,14 km (tính từ chân núi tại xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (18°34'30.2" B 105°41'13.0" Đ) đến chân núi tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (18°30'41.6"B 105°51'57.3"Đ))
Chiều rộng từ đông sang tây:
+ 13,26 km (tính từ chân núi tại xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân (18°34'11.4"B 105°41'11.9"Đ) đến chùa Kim Linh Sơn tại xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân (18°35'18.7"B 105°48'39.4"Đ)).
+ 16,17 km (tính từ chân núi tại xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (18°31'35.5"B 105°51'56.2"Đ) đến dốc Minh Lộc, phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh (18°31'17.5"B 105°42'44.6"Đ)).
+ 3,15 km (tính từ chân núi tại xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân (18°37'21.7"B 105°42'21.3"Đ) đến chân núi tại xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (18°37'20.4"B 105°44'08.8"Đ).
Như vậy, nơi dài nhất của dãy núi Hồng Lĩnh ghi nhận được không vượt quá 22km và nơi rộng nhất của dãy núi Hồng Lĩnh ghi nhận được không vượt quá 17km.
Vì vậy, chúng ta nên tạm lấy con số 22km làm chiều dài của dãy núi và 17km làm chiều rộng của dãy núi.
--Trung Tiết (thảo luận) 04:18, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

@Trung Tiết:
Wikipedia chỉ chấp nhận thông tin có nguồn dẫn, không chấp nhận nghiên cứu chưa công bố.
Phiền người hiểu biết hơn về mảng này là @Hari caaru: vào hỗ trợ.
Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 04:21, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý với NguoiDungKhongDinhDanh là trường hợp này cứ chiếu theo quy định mà làm, không có nguồn dẫn thì không được chấp nhận. Con trường hợp bị sai số 22 với 30 thì với tôi là quá bình thường, không phải điều gì lạ cả. Hari caaru (thảo luận) 05:13, ngày 14 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]