Thảo luận:Nguyễn Phúc Cảnh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
Trung bìnhBài viết được đánh giá tương đối quan trọng.

Bài này tôi đang viết lại. Thành viên nào đó đã dán bài mà không có ý kiến của tôi, nên tôi xin phép bảo quản viên cho xóa phần thảo luận này. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 07:12, ngày 7 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Quan hệ ngoại giao Việt Mỹ và Nguyễn Phúc Cảnh[sửa mã nguồn]

Hôm nay mới đọc được cuốn này Ngoại Giao Giữa Việt Nam Và Các Nước Phương Tây Dưới Triều Nguyễn (1802 - 1858). Nó có mô tả trong thời gian Nguyễn Phúc Cảnh cùng Bá Đa Lộc sang Pháp, người mà sau này là tổng thống Mỹ Jefferson đã sai người đến gặp để xin giống lúa cạn về trồng, ông Cảnh đồng ý nhưng về sau quên mất không thực hiện; đây có thể được xem là lần tiếp xúc đầu tiên (không chính thức) cấp nguyên thủ của Mỹ và Việt Nam.

Ai có tài chính xin mua sách (hay mượn gì đó) viết cái chi tiết này, rất thú vị. Magg 15:26, ngày 17 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chức vị/danh hiệu hoàng tử có vẻ không phù hợp[sửa mã nguồn]

Vì ông Cảnh qua đời trước lúc Gia Long xưng đế, nên tôi cho rằng chức vị hoàng tử/thái tử có vẻ không phù hợp lắm (trừ khi ghi rõ là truy phong). Cách gọi hoàng tử là sau này khi vua cha lên ngôi mà dân chúng gọi. Tôi cho rằng nên ghi rõ là vương tử Việt Nam, và tước hiệu là vương tử thừa kế/thế tử của Nguyễn Ánh (hoặc chúa Nguyễn); không rõ cái nào chính xác hơn. Mời mọi người cho ý kiến.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 17:21, ngày 22 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Cứ gọi bằng tên là Nguyễn Phúc Cảnh là khỏi thấy "khó xử". Một số người con của Bảo Đại sinh ra khi ông này đã hết ngôi vua nhưng dân gian cứ quen gọi "hoàng tử, công chúa" cũng là sai lầm.--Trungda (thảo luận) 07:53, ngày 24 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Truy thụy hiệu Thái tử/Công chúa khá phổ biến ở TQ, nhưng ở Việt Nam thì hình như chỉ có Hoàng tử Cảnh. Xem danh sách con trai của Đường Huyền Tông, có 3 con trai thụy hiệu Thái tử. Hay thụy hiệu của Lý Kiến Thành là Lệ Thái tử.--Hiếu 15:43, ngày 24 tháng 3 năm 2017 (UTC)[trả lời]