Thảo luận:Nhà Lê sơ

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phân biệt[sửa mã nguồn]

Tác giả nên viết thêm để độc giả phân biệt “Nhà Hậu Lê” trình bày ở đây khác với "Nhà Tiền Lê" do Lê Hoàn lập ra trong giai đoạn lịch sử trước của Việt Nam.

Nhà Hậu Lê Trung hưng khi Nguyễn Kim dựng Lê Trang Tông không phải bắt đầu năm 1531 mà phải là năm 1533. Ở đây tác giả đã nhầm và xin hãy chỉnh lý. --Trungda 02:11, ngày 20 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tuấn tú[sửa mã nguồn]

Không rõ thường dân "tuấn tú" là ý gì, vì sao tuấn tú lại được vào quốc tử giám học? Có lẽ là các con nhà nghèo nhưng học giỏi được chọn vào học thì đúng hơn là tuấn tú xinh đẹp.
Theo quan điểm của nhà Nguyễn thì nhà Hậu Lê kéo dài cho tới khi Nguyễn Anh lên ngôi vua năm 1802?

Trong đài BBC có các bài phân tích về chuyển giao công nghệ quân sự giữa Hoa Việt, họ cho rằng khi người Việt biết sử dụng súng thần cơ khi cướp được súng và bắt được quân Minh thì người Việt đã xóa đi lợi thế về vũ khí của quân Minh để dành được độc lập cũng như phát huy ưu thế trước quân Chiêm Thành. Người Việt đã tán xạ vào thuyền của Chế Bồng Nga, giết được vị vua tài giỏi này và nhờ đó mà chiến thắng quân Chiêm THành đang đánh phá dữ dội thành Thăng Long.

Họ cũng cho rằng trong giai đoạn lịch sử Anh Việt thời gian này có sự tương đồng, nhưng Vua nước Anh sau khi đặt ra pháp luật thì tự đặt mình vào trong đó và chịu sự chi phối của pháp luật, khác với vua Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông soạn ra bộ luật Hồng Đức chỉ để trị dân, còn mình và các vua con thì ở trên luật pháp, nếu tốt thì dân được nhờ còn "biến chất" như vua lợn, vua quỷ thì tha hồ ăn tàn phá hại đất nước mà chẳng có pháp luật nào dám sờ tới.

Họ cũng cho rằng việc không quy định con trưởng có quyền thừa kế khác với vua Anh, cộng với nạn đa thê, làm các bà vợ vua ở các vùng miền khác nhau, tạo bè kết cánh cùng họ ngoại và quan lại trong triều tranh dành thế lực, tranh giành ngôi vua gây rối loạn đất nước. Quyền vua quá to, không bị thần quyền tôn giáo hạn chế, không có nghị viên kiềm chế tạo ra chế độ độc tài thối nát, các quan lại có chức quyền chỉ mong tranh gìành đưa lên vị vua trẻ tuổi cùng vùng miền, dòng họ để có đặc quyền, đặc lợi. Thậm chí vua càng nhỏ tuổi, càng nhu nhược, họ lại càng mừng, càng thích vì dễ bề kiềm chế mà đục khoét, lộng hành. Như vậy bộ luật Hồng Đức mà người ta thường hay ca ngợi là nhân đạo, là tiến bộ là bộ luật thiếu sót, hai mặt. Luật này vừa nhân đạo và tiến bộ công bằng với dân, vừa nhu nhược, bao che, vừa dành đặc quyền, đặc lợi cho vua và các quan là nguyên nhân làm triều Lê suy tàn và đất nước đi vào bất ổn liên miên, người dân chịu cảnh chiến tranh cát cứ của các dòng họ Trịnh Nguyễn cũng do bộ Luật lạc hậu này mà ra.

Các bạn nghĩ sao về bộ luật Hồng Đức và vua Lê Thánh Tông?Xuxi 08:41, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Mời bạn đưa thông tin này vào bài Luật Hồng ĐứcLê Thánh Tông (bài này đang có người cho là còn thiếu trung lập). Nhớ đưa nguồn thông tin. Cảm ơn bạn. Nguyễn Hữu Dng 09:02, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Chà, đọc qua đoạn BBC ở trên thấy tức cười (vừa tức vừa buồn cười) quá. Nhận xét chủ quan không dựa trên hoàn cảnh lịch sử cả về không gian lẫn thời gian, kết luận mà không dựa trên dẫn chứng.

  • "không quy định con trưởng có quyền thừa kế" là tồi? nói thế nào chà được? cạnh tranh để phát triển hoặc đấu tranh gây rối loạn
  • "nạn đa thê" văn hóa truyền thống châu Á nó thế, phải đợi mấy trăm năm sau mới có luật hôn nhân gia đình qui định một-vợ một chồng. so sánh với văn hóa một vợ một chồng của thiên chúa giáo là khập khiễng. Vì đây là vấn đề văn hóa chứ không phải vấn đề của Lê Thánh Tông. Người ta là con đẻ của thời đại và hoàn cảnh.
  • "các bà vợ ở các vùng miền..." nói thế nào chả được? cát cứ bè phái hay là tăng tình đoàn kết với địa phương?
  • "không có nghị viên...độc tài..." lại nữa, đây là châu Á ở thế kỷ 15 chứ có phải Châu Âu ở thế kỷ 18 đâu!
  • "...đục khoét, lộng hành..." được mấy thời không có nạn này mà đổ tội cho một bộ luật? Cụ thể là điều luật nào khuyến khích hoặc dung túng cho chuyện này?
  • "vừa dành đặc quyền, đặc lợi cho vua và các quan", xin nhớ đây là thời kỳ VN bắt đầu quân chủ tập quyền mạnh, thời Trần vua quan vẫn còn cá mè một lứa với dân lắm. Thời Lê, khi chính thể phong kiến vừa bắt đầu đi vào giai đoạn tập trung quyền lực thì như vậy là hợp lý, không thì đáng ra phải đối cháy giai đoạn để tiến lên chủ nghĩa tư bản chắc? Lúc này VN vẫn đang ở thể kỷ 15!
  • "là nguyên nhân làm triều Lê suy tàn và đất nước đi vào bất ổn liên miên..." nếu không có bộ luật này thì luật khác có thể làm tình hình khác đi như thế nào? Kết luận rất là áp đặt. Nghe như kiểu "tại Nguyễn Kim đẻ ra Nguyễn Hoàng nên làm cho Nam Bắc phân tranh".

Tôi chỉ thấy mỗi việc so sánh với luật cùng thời của vua Anh là được, nếu như luận đó cùng thời trong lịch sử, nhưng xin lấy nguồn dẫn chứng cụ thể kiểm chứng được. Tmct 08:41, 19 tháng 9 2006 (UTC)

Oẹ ! Sự “văn minh” của phương Tây là thế đó. Ông Mác rất đúng khi nói chủ nghĩa tư bản bắt mọi dân tộc phải văn minh...--Li Xiaolong (Thảo luận) 10:15, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

:Các đồng chí nên cẩn thận với những bài viết từ BBC, mới đọc có vẻ rất khách quan nhưng hàm chứa giọng điệu chống phá và xuyên tạc rất thâm độc. Bọn mắt xanh mũi lõ đó thì biết gì về tryền thống và văn minh Đông Á chúng ta mà cao giọng dạy đời.Đại Nam Việt (thảo luận) 06:33, ngày 27 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Wiki tồn tại dựa trên các nguồn khác nhau, không nên đem cái gọi là văn minh Đông Á ra để bảo thủ với quan niệm của minh. ASM (thảo luận) 12:15, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Đúng vậy, mỗi nơi đều có văn minh, ko riêng gì Đông Á. Ai nói với bạn Đại Nam Việt rằng người phương Tây ko hề biết văn minh Đông Á. Còn, tôi nhận thấy ko phải lúc nào BBC cũng khách quan :))--Meiji-tenno (Thảo luận, đóng góp) 12:18, ngày 25 tháng 1 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Có nên phê phán vua Lê Thánh Tông và Luật Hồng Đức?[sửa mã nguồn]

Tôi chưa đọc bài trên BBC nhưng đã xem nội dung thảo luận trên của bạn Xuxi và cũng nhận thấy nội dung này thiếu tính trung lập. Mặt khác, phải nói rằng bài này mang nội dung phân tích về đặc thù lịch sử Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung.
Đoạn so sánh giữa Việt Nam và Anh có lẽ là phân tích về sự khác nhau trong luật pháp của phương Đông và phương Tây, không thể dùng để phê phán Luật Hồng Đức. Còn chuyện các vua chúa đứng ngoài pháp luật là chuyện thường thấy của thời phong kiến phương Đông ("pháp luật không tính tới người tôn quý"), theo tôi có lẽ bạn nên viết thành bài riêng về vấn đề này (ví dụ: lịch sử Luật pháp hay So sánh đặc thù Luật pháp phương Đông và phương Tây chẳng hạn), chứ không nên nêu ra tại bài này, vì nó không đúng chủ đề. Đưa nó vào bài Lê Thánh Tông để nói về những điểm dở cũng không phù hợp.
Vấn đề bạn Xuxi nêu ra về liệu nhà Lê có kéo dài đến năm 1802 hay không, cho thấy bạn chưa nắm chắc về lịch sử Việt Nam. Nhà Lê được tính đến năm 1802 chẳng qua là ý chí của riêng Nguyễn Ánh, ông ta dùng niên hiệu Cảnh Hưng của vua Lê Hiển Tông trong vùng ông ta cai quản (Nam Bộ) để tỏ ra mình không công nhận niên hiệu Quang Trung của Tây Sơn Thái Tổ Nguyễn Huệ mà thôi. Tôi đã giải thích rõ trong phần “Nhận định” về nhà Hậu Lê này (trong lòng Nguyễn Ánh không có nhà Lê).
Tôi thấy một lần nữa mình lại đúng với quan điểm đã trình bày tại phần thảo luận về nhà Tây Sơn có tên: “Có nên dịch sử ta và sử Tàu từ bài tiếng Tây?” Người phương Tây có nhiều bài viết về phương Đông, nhưng một số bài trong đó thiếu tính khách quan, nguyên nhân một mặt do chưa có kiến thức đầy đủ về phương Đông hoặc viết về phương Đông nhưng lại tư duy theo kiểu phương Tây mà áp vào để đánh giá. Những cách làm này không phù hợp.
Người phương Đông và phương Tây đều có quyền tự hào về lịch sử của mình. Việc phê phán triều đại Lê Thánh Tông và Luật Hồng Đức, một triều đại được xem là phát triển cao nhất của phong kiến Việt Nam và “sản phẩm” của nó cho thấy dụng ý thiếu khách quan của bài này. Phải chăng tác giả định nói rằng thời hoàng kim của phong kiến Việt Nam còn thế thì những thời khác càng chẳng ra gì. Theo tôi, quan điểm này cần được xem xét kỹ vì nó đánh giá không đúng về không chỉ riêng thời Lê Thánh Tông và nhà Hậu Lê mà còn cả lịch sử Việt Nam và thậm chí sử phương Đông, vì phong kiến Trung Quốc cũng có những đặc thù như vậy.
Đặc thù của phương Đông và phương Tây có khác nhau nhiều. Triều đại Lê Thánh Tông so với phương Tây cùng thời đúng là có những điểm không bằng, nhưng xét trên tương quan của phương Đông là thịnh trị, đáng ca ngợi. Cũng như chúng ta so sánh, bây giờ người nghèo vẫn có thể có máy vi tính dùng, hơn hẳn hoàng tử con vua Lê hay con vua James bên Anh thời đó, làm có máy vi tính mà dùng? Không lẽ vì vua James vì chưa biết dùng máy tính mà bị coi là dốt ư? Đặc thù của phong kiến là cha truyền con nối, không lẽ các vua phong kiến vì không chịu để dân bầu như bây giờ thì phê phán tuốt là tham quyền cố vị ư? Do đó, đặc thù của phong kiến phương Đông là ưu tiên truyền ngôi cho con trưởng, không thể vì thế mà phê phán. Cũng tương tự, ta thấy tại Nhật Bản, người ta nhất định giữ quan điểm truyền ngôi cho con trai mà không truyền ngôi cho con gái và may sao, hoàng gia Nhật lại vừa có hoàng tử, bởi vậy họ càng có lý do bảo vệ quan điểm của mình. Đông Tây khác nhau, ngay cả đến thế kỷ 21 vẫn như vậy đấy, huống chi là thế kỷ 15?
Hoặc cứ cho rằng phương Tây lúc đó tiến bộ hơn Lê Thánh Tông, nhưng việc giao lưu thông tin thời đó rất hạn chế, đâu cho phép vua Thánh Tông biết để tham khảo, học tập cách làm của người Anh?
Hãy thử đặt giả thiết rằng, có một hành tinh mà các nhà khoa học của chúng ta chưa từng nhìn thấy được, nhưng người ở đó lại rất biết chúng ta, nhờ trình độ khoa học của họ. Và họ cười rằng: “Chao ôi! Cái máy tính Pentium 4, ở chỗ chúng ta đã vứt đi từ 500 năm trước rồi, thế mà con người trên hành tinh thứ 3 của hệ Mặt Trời (tức Trái Đất) đến tận thế kỷ 21 này vẫn coi nó là hiện đại!” Bạn nghĩ sao về câu nói của họ? Có nên trách các nhà khoa học trên hành tinh chúng ta không? Rõ ràng ai cũng biết là không. Vậy cũng không nên trách vua Lê Thánh Tông nếu ông chưa tham khảo được cái tiến bộ của người Anh khi đó. Thời ấy phương Đông và phương Tây như hai thế giới khác lạ, nhất là phương Đông biết về phương Tây lại càng ít.
Tôi đã nói rõ trong bài viết này về những thành tựu và hạn chế của nhà Hậu Lê trong bài viết một cách khách quan. Tôi không mang họ Lê, không “ăn lộc” nhà Lê như các sử thần trước đây nên cũng không có lý do gì để bảo vệ cho nhà Hậu Lê một cách khiên cưỡng, duy ý chí. Nhà Lê không chỉ có vua thánh mà có cả vua quỷ, vua lợn. Không ai phủ nhận điều đó và tất cả đều hiểu rằng: những vị vua không biết tu thân tích đức nên mới bị đặt tên như vậy và hậu quả thân chết ngôi mất, tự các vị đó gánh chịu. Cũng như ta thấy vua Charles I bên Anh bị Cromwell xử tử và vua Louis 16 của Pháp (những nước phương Tây phát triển sớm) bị những người làm cách mạng 1789 hành hình đó thôi. Như vậy là chẳng riêng gì những nước "lạc hậu", ngay cả những nước "văn minh" hơn vẫn có vua tồi và bị xử đích đáng.
Không rõ bạn Xuxi đề cập tới các thường dân “tuấn tú” trong đoạn nào của bài viết nào. Nếu mấy chữ đó nằm trong đoạn nói về thời Xây dựng đất nước của nhà Hậu Lê mà tôi tham gia soạn thì có lẽ đó là do sơ suất của tôi, do sao chép từ bài Lê Thánh Tông, mới rút gọn lại mà chưa kịp chỉnh lý cho chu đáo. Còn nếu bạn lấy từ bài của đài BBC thì tôi cho rằng cách dùng từ của tác giả bài này chưa chính xác và một lần nữa cho thấy không nên bám theo những bài (của phương Tây) này làm cơ sở tin với chủ đề văn hoá, lịch sử phương Đông, vì ngay dịch thuật đã có vấn đề, càng dễ gây hiểu lầm về nội dung và những cuộc tranh luận không cần thiết.
Tóm lại, theo tôi, tư liệu bạn Xuxi có được không hẳn là hoàn toàn vô ích, vẫn có thể dùng để soạn bài về một nội dung khác, chủ đề khác (chẳng hạn như tôi đã nói ở trên) chứ không dùng được vào nội dung bài này.--Trungda 01:44, 19 tháng 9 2006 (UTC)

Niên biểu nhà Hậu Lê bắt đầu khi nào?[sửa mã nguồn]

Đại Việt Sử ký Toàn thư tính nhà Hậu Lê từ khi Lê Lợi khởi nghĩa năm 1418 vì ông đã xưng vương, nhưng lúc đó nhà Minh còn cai trị nước ta nên lấy năm 1428 là năm Lê Lợi lên ngôi hợp lý hơn. Trong bảng biểu nhà Hậu Lê tôi thấy tính vua Thái Tổ Lê Lợi từ năm 1425, như vậy chưa chính xác. Năm 1425, hoặc 1426 (tùy vào các nguồn sử sách), Lê Lợi lập Trần Cảo lên ngôi để đối phó với nhà Minh mà thôi, bản thân ông chỉ xưng là Vệ quốc công (bài Lê Lợi đã nói rõ), do đó nếu không tính Lê Lợi từ 1418 thì phải tính từ 1428, không thể tính từ 1425--Trungda 09:19, 18 tháng 9 2006 (UTC)

Tôi lấy thông tin 1425 từ Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Tôi đã sửa theo ý bạn nếu năm 1428 chính thống hơn. Nguyễn Hữu Dng 14:06, 18 tháng 9 2006 (UTC)

"Thường dân tuấn tú"[sửa mã nguồn]

Sơ suất này tôi đã trình bày trong phần thảo luận bài Lê Lợi--Trungda 07:18, 19 tháng 9 2006 (UTC)

Lê Chiêu Thống[sửa mã nguồn]

Cần xem lại câu lời nhận xét này về vua Lê Duy Kỳ. Vua Lê Chiêu Thống (Lê Duy Kỳ) làm gì có chống ngoại xâm, quân Mãn Thanh do Tôn Sỹ Nghị vào Thăng Long là ông ta mời về chứ. Nhận xét như thế này hóa ra vua Quang Trung - Nguyễn Huệ là kẻ ngoại xâm à, nhận xét nhận xét thế này mà cũng được Vi.Wiki đăng lên à?!.

Nhận định đúng về vua Lê Chiêu Thống nên đối chiếu tương tự với trường hợp Kiều Công Tiễn (Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân) mời quân Nam Hán về giúp đánh Ngô Quyền, Ngô Nhật Khánh (cháu Ngô Quyền) mời quân Champa về đánh nhà Đinh, hoặc Nguyễn Ánh mời Xiêm, Pháp về đánh nhà Tây Sơn thảo luận quên ký tên này là của 58.186.148.27 (thảo luận • đóng góp).

Không rõ bạn thành viên có IP 58.186.148.27 thảo luận khi nào. Dường như bạn muốn nói tới câu nhận định cuối cùng trong bài. Ý của câu này là: cha ông chống ngoại xâm mà được nước, con cháu lại đi gọi ngoại xâm về mà phải chết đất khách quê người (nói thêm: khiến cho Nguyễn Huệ có danh chính để xưng đế). Cái ý đó chính là thuận ý mà bạn thảo luận trên đây (ví Duy Kỳ với trường hợp Kiều Công Tiễn, Ngô Nhật Khánh) chứ không khác gì cả. Ý nói thêm của câu này là: Cái "cầu ngoại viện" thì Kỳ giống Khánh và Tiễn, còn "chết nước người" thì Kỳ giống họ Khúc, họ Hồ, Hàm Nghi... Câu trong bài cũng không phức tạp, bạn đọc kỹ có thể hiểu ra nghĩa đồng thuận. Không rõ tại sao lại có bạn thành viên xoá câu này đi. Tôi khôi phục lại.--Trungda (thảo luận) 09:19, ngày 3 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bộ máy nhà nước thời Lê Thời Tổ không có các bộ Binh, Hình. Vậy thì công việc quân sự và tư pháp do cơ quan nào quản lí.Xin được các bạn chỉ giáo giúp về vấn đề này--203.160.1.74 (thảo luận) 07:31, ngày 16 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nước ta[sửa mã nguồn]

Bài này chú thích ko có, chủ yếu chỉ có chú giải như lấy từ sách nào...mà cũng ko ghi rõ trang, ai dịch, năm nào? Lại còn dùng cả "nước ta"? Buồn cho chất lượng bài này quáNgười hùng cô đơn (thảo luận) 11:00, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có 1 đoạn về chính sách kinh tế do Thành viên:Võ Nhật Minh soạn được đưa vào, bạn thành viên này chưa thạo việc soạn bài nên có sai sót như vậy.
Thời thuộc Minh thì dân mình khổ, cả chục cuốn nói vậy ko đếm hết, ngay cả Trần Trọng Kim còn nói thế. Nếu bới đống sách "LS VN" các phiên bản ra thì cao hàng mét! Có chỗ đó mà Kayani cũng đòi chú làm gì? Tôi dùng tạm cuốn của ông Kim vì chả có thời giờ mà đi tìm sách lật trang cho ra mấy cái điều gần như là định lý, triệu người thuộc lòng. Bạn là GV sử lại cũng thắc mắc cái đó nữa thì...--Trungda (thảo luận) 11:31, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thời Tây Sơn chắc ko khổ hả Trungda?Người hùng cô đơn (thảo luận) 11:39, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Câu hỏi này tôi ko trả lời vì rất lạc đề. Tôi phải nghi ngờ 1 thày giáo mà có những phát biểu thiếu logic như vậy. Bạn vẫn ko bỏ được cái hận Tây Sơn, mang đi bất cứ đâu. Mà Tây Sơn có đánh Minh đâu? Đang nói thuộc Minh người Việt khổ, đừng bàn việc khác!--Trungda (thảo luận) 11:45, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nói thật là mình cũng không hiểu câu hỏi của Kayani. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 11:49, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bài có chú, sao bạn đặt biển "ko có chú nào"?--Trungda (thảo luận) 11:47, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đáng lẽ phải đặt "cần thêm chú thích", vì nó nhưng chưa đủ. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 11:49, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sở dĩ ko có những chú thích như vậy vì bài ko thuộc diện chủ đề "nhạy cảm" và cũng ko thuộc diện tranh cãi, các sách sử khá thống nhất. Nếu có tình tiết nào cảm thấy khúc mắc hãy đặt biển, còn những thông tin mà "dân sử" đều thuộc kiểu như "Lê Thánh Tông anh minh, nước thịnh trị", hoặc "Lê Hiển Tông bù nhìn", xin đừng đòi chú thích làm gì vì những người nói khác đi chỉ có thể là ko biết gì về sử; mà nếu ko biết, xin hãy đọc để thâm nhập môn sử!--Trungda (thảo luận) 11:57, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hôm nay sách ghi thống nhất, mai thì công bố cái mới, phủ định cái cũ => cũ bị xóa sạch. Bởi vì muốn cho bài của trungda có giá trị thêm nên tôi mới yêu cầu để có thể ghi cả mới lẫn cũ. Nói thật, trên wiki bài dài như vậy mà dưới 20 cái chú thích thì tôi ko đọcNgười hùng cô đơn (thảo luận) 12:03, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC) Chính xác là ko dám đọc (chứ ko phải tôi "chảnh")Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:09, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cẩn tắc vô áy náy, ở Vn mình cũng có khá nhiều "trí thức" không biết những thông tin "bình dân" như thế này, thí dụ các pạng đi thi đại học môn sử mà bị 0 điểm chả hạn. Nói thẳng, Trungda thử đọc một số bài kiểm tra của các pạng ấy, viết thấy ngu không thể tả. Với lại, trường hợp này chắc hiếm, nhưng có thể có 1 ông người nước ngoài biết tiếng Việt nhưng ít rành sử Việt. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 12:09, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không hẳn thế, hễ có viết dù chỉ 1 chữ trong bài thì thường cũng cho 0,5. Trừ phi bỏ giấy trắng thì mới ăn con "0" (hết cứu!)-Mà giá tiền công chấm 1 bài thi Đại học trước là 3.000, nay chẳng biết có tăng lên ko nữa, vật giá gì mà chán quáNgười hùng cô đơn (thảo luận) 03:41, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu ai chưa biết đến mức như Mikhail Alexandrovich nói thì ko nên đòi chú, như nhiều bài toán học hay kinh tế hiện nay, người "ngoại đạo" sẽ đòi chú từng công thức một, có khi công thức tính diện tích hình tròn cũng phải chú!--Trungda (thảo luận) 10:42, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thấy chỗ nào nghi không phải thì Kayani cứ ghi fact vào, đừng để cả cái biển nữa. Đây có phải là Ánh và Huệ đâu mà lo trái quan điểm?--203.160.1.74 (thảo luận) 18:27, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chắc sẽ fact nhiều và cả cái tiêu bản nữa.Người hùng cô đơn (thảo luận) 03:37, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đừng đòi những thông tin thông thường, chỉ những chỗ nhạy cảm hay nghi hoặc. Nếu Kayani nghi ngờ vì đọc ở sách nào đó thấy nói khác về một vấn đề gì đó hãy đặt fact vào đó, và hãy nêu chuyện này vào thảo luận.--Trungda (thảo luận) 10:48, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đời sống và văn hoá thời Hậu Lê[sửa mã nguồn]

Hiện tôi tính ghi thêm 1 số mặt về đời sống dân chúng như nhà cửa, quần áo,...nhưng không rõ phải ghi vào đâu cà? Hay viết 1 mục mới?Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:08, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

chắc là mục mới... nhưng nói về đời sống, văn hoá,... của người dân trong một giai đoạn lịch sử dài như vậy có được không ? Với lại sợ trùng với đời sống văn hoá của người dân trong thời kỳ chúa Trịnh, chúa Nguyễn cầm quyền, vì khúc sau của nhà Hậu Lê thì nhà Lê chả làm được gì cả. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 13:51, ngày 6 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Văn thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc thể hiện niềm tự hào dân tộc khí phách anh hùnh và tinh thần bất khuất của dân tộc???-Cái này là của ai vậy? Trungda có biết ko? Sao nghe bốc mùi... dân tộc chủ nghĩa thế?Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:44, ngày 9 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thành viên:Võ Nhật Minh lấy từ sách giáo khoa sử, không lẽ thày giáo Kayani không hay? Đó là nhận xét chính thống; văn thơ Trung Quốc cũng không thiếu bài tự hào sức mạnh đại Hán, ca tụng công đức vua chúa, đó là lẽ thường có gì mà kêu bốc mùi?--Trungda (thảo luận) 13:48, ngày 9 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Những vấn đề này cũng chẳng ai nói xuôi ngược nhiều, nếu thấy ở đâu nói khác hãy thắc mắc, đừng động cái xin chú... Mà lẽ ra thày Kayani có điều kiện tiếp cận các loại sách của NXB GD, vơ đâu chả ra nguồn về những vấn đề này. Ko thích sách Marxist chăng? :D Vậy thì chịu thôi. Tôi cũng chỉ biết lấy nguồn loại đó ra chú thôi.--Trungda (thảo luận) 15:09, ngày 9 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bởi vì tôi thừa biết mức độ tin cậy của SGK thế nào nên mới phải nói. Nếu các bác cho là nguồn của SGK là chính xác thì tôi đem cả bộ của Trung học lên wiki cho các bác bỏ chạy luôn vì...thối quáNgười hùng cô đơn (thảo luận) 05:44, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cứ chờ xong bài nhà Nguyễn đi, tôi sẽ viết thêm cho các bác thấy dân Việt dưới thời này ra saoNgười hùng cô đơn (thảo luận) 05:47, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đào Duy Anh có ghi khá nhiều về những mặt ko tốt của nhà Lê chứ ko như các bác Sử bây giờ, vẽ ngay 1 bức tranh màu hồng, chỗ nào cũng phát...cảNgười hùng cô đơn (thảo luận) 05:50, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

OK, tốt thôi. Trong tay tôi không sẵn nhiều tư liệu. Kayani hãy bổ sung, đây mới có Lê sơ, nếu thêm được KT - xã hội thời Lê trung hưng (miền bắc thôi) thì tốt quá.--Trungda (thảo luận) 06:38, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu như Trungda ko phàn nàn gì thì tôi sẽ thong thả...cho vài gáo nước lạnh vào đây. Có gì đắc tội...các bác bỏ qua nhé!Người hùng cô đơn (thảo luận) 09:07, ngày 10 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

OK, tôi có phàn nàn gì đâu. Các triều đại hầu hết đều có tham ô như vậy. Kayani cứ bổ sung, nguồn "ngon" là được. Thời Lê Thánh Tông có thấy chép hình ảnh nào được như "đêm ko đóng cửa, ko nhặt của rơi" giống thời Mạc Đăng Doanh đâu... Vấn đề là cách nhìn của sử gia và "thịnh trị" chỉ là so sánh tương đối với những thời "tồi tệ" khác thì khá hơn, thế thôi.--Trungda (thảo luận) 10:02, ngày 11 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về đoạn từ sách của William Dampier[sửa mã nguồn]

Kayani có bổ sung vào đoạn "Công thương nghiệp" một số ý từ sách của William Dampier. Nhưng vấn đề là ông này đến Thăng Long năm 1688, cũng là thời Lê, nhưng là Lê trung hưng, còn đoạn đó của bài lại đang nói về nhà Lê sơ, dừng lại ở 1527. Những gì ông này miêu tả (2 vạn nhà, mái, tường...) đều là cảnh sau thời Lê Thái Tổ - Thánh Tông tới 200 năm. Nên chăng viết tiếp về KT-XH thời Lê trung hưng và dùng đoạn của Dampier vào đó?--Trungda (thảo luận) 13:50, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trong này Trungda ghi chung luôn, tôi có thấy Công thương nghiệp tách ra 2 mục cho thời Lê sơ và Lê Tr Hưng đâu, sao mà ghi ra được?Người hùng cô đơn (thảo luận) 14:16, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Trong khi chưa có phần mới về kinh tế - xã hội thời Lê trung hưng, tôi tạm xoá mấy chỗ này và mang ra đây, sau này bổ sung sẽ dùng đến.--Trungda (thảo luận) 16:25, ngày 20 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có 1 số nhà xây bằng gạch và lợp ngói.[1] Kinh thành có 2 lâu đài rất tầm thường được dựng bằng gỗ. Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.[2]

Vụ án Lệ Chi Viên[sửa mã nguồn]

đề nghị xem lại cách lý giải của bài viết về vụ án LỆ Chi Viên,hoàn toàn ko có bằng chứng và dẫn chứng cụ thể,toàn là lập luận theo cách suy nghĩ riêng của tác giả bài viết.Bạn nói me của vua nhân tông đã ra tay giết Thái Tông,có bằng chứng ko,có sử liệu hay tài liệu nào đáng tin cậy ko,suy luận của bạn cũng rất mơ hồ,làm thế nào giết được vua Thái Tông,bằng cách nào, thảo luận quên ký tên này là của Ngocls92 (thảo luận • đóng góp).

Bạn hãy xem chi tiết bài Vụ án Lệ Chi Viên.--Trungda (thảo luận) 09:41, ngày 3 tháng 6 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lê Đế Duy Phường[sửa mã nguồn]

Sao ông này không có đến một cái thụy hiệu Phế Đế hay gì đó đế nhỉ? Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 07:34, ngày 15 tháng 8 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vì ko ai đặt cho. Việc ko có miếu hay thụy hiệu ko phải là hiếm. Oanh liệt như Lê Hoàn còn ko có triều đại nào đặt cho cái tên miếu - thụy đó thôi.--Trungda (thảo luận) 17:41, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Danh sách các vua nhà Hậu Lê[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì bài naỳ dài quá,mà về danh sách các vua thì không cho các vua không được coi là chính thống như Lê Do,Lê Bảng,Lê Quang Trị,Giám quốc Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận (không làm vua),Lê ...có lẽ chỉ có thế-vào bảng.Mà các thuỵ hiệu của Lê trung hưng thiếu hơi nhiều chữ,tiêu biểu Lê Mẫn Đế còn thuỵ hiệu nữa là Xuất Đế và Nghị Đế chưa đưa vào bảng... Tôi xin nêu hai ý kiến : 1)có thể tách danh sách này ra làm bài riêng huặc 2)thêm các vua không được công nhận và những tổ tiên cha ông nhà Lê được truy tôn vào.Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 16:00, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng có quan diểm đưa những Lê Quang Trị, Lê Bảng, Lê Do vào bảng, vì đương thời họ được lập làm vua. Việc họ tồn tại cùng các vua khác đâu khác gì bối cảnh Chiêu Tông và Cung Hoàng cùng làm đế trong 3 năm? Nhà Bắc Ngụy vẫn tính cả những vua do các quyền thần lập cùng lúc. Riêng Lê Duy Cận chỉ làm giám quốc, đến "vương" cũng ko xưng, nên không đưa vào. Nhưng tuyệt đối không thể xếp chung những vị không làm vua bao giờ như Lê Sùng, Lê Tân vào bảng này, cũng như không bao giờ có thể coi các chúa Nguyễn trước Nguyễn Ánh là các hoàng đế. Tôi nhắc lại lần nữa với bạn Vũ Hoàng Sơn, liệu bạn có định viết bài về cụ, cha, ông của Lê Lợi và Mạc Đăng Dung không?? Họ cũng được truy tôn làm hoàng đế cả đấy. Có cả Mạc Đĩnh Chi nữa, bạn có định đề nghị chính quyền đổi tên phố Mạc Đĩnh Chi thành phố ABC hoàng đế hay không??--Trungda (thảo luận) 17:33, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Những ông không làm vua lấy 1 phút nào (chỉ dựa hơi nhờ có con cháu làm vua mà được truy tôn) thì không thể đưa vào. Ví như Mạc Đĩnh Chi, người ta biết đến ông trong vai trò của một trạng nguyên triều Trần nhiều hơn là so với cái gọi là vua XYZ nào đó do nhà Mạc truy tôn. Vũ Hoàng Sơn đừng làm những gì "ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái" như thế. 123.27.32.203 (thảo luận) 17:54, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vậy thì tốt hơn nữa ta nên đưa thêm vào bài một thế phả nhà Hậu Lê từ ba huặc 2 đời trước Lê Lợi bởi vì còn dòng dõi Lê Trừ,và cũng để hoàn thiện về danh sách các vua.Nhưng tôi vẫn thấy các vua Lê trung hưng thiếu rất nhiều chữ trong thuỵ hiệu,cần đưa thêm.Tôi sẽ dùng phông màu khác huặc liên kết trang để nhấn mạnh.Xin đưa ra ý kiến.Vũ Hoàng Sơn (Thảo luận) 02:20, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Vuhoangsonhn hãy nghiêm túc, và nhớ bài này là về nhà Hậu Lê (1428 - 1789), chứ ko phải là về dòng họ Lê. Nếu bạn muốn đem gia phả ra, thì xin mời định nghĩa nhà Hậu Lê, với năm khởi đầu chừng độ chục năm trước 1428, và năm cáo chung thì ít nhất là sau... 1832 (sau 1789 chưa đủ). Thân mến!--Antiokhos III Đại đế (Thảo luận) 15:30, ngày 18 tháng 10 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi mới sang zh wiki và thấy một số bài lạ. Không biết vị trên là ai mà wiki zh ghi đây là 1 vua nhà Lê. Ngoài ra bên đó còn viết sai năm trị vì của rất nhiều vua Việt Nam. Tôi không phải là việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng nhưng mong ai đó quan tâm xem giúp bài trên.--Hoàng Sơn 12:06, ngày 12 tháng 2 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Tên gọi[sửa mã nguồn]

Các bác có ai biết tại sao lại gọi là Lê Sơ và Lê Trung Hưng không, các bác giải đáp giúp nhá, cảm ơn các bác nhiều.Saidclub3 02:28, ngày 3 tháng 7 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Lê sơ: là triều do các vua nhà Lê thành lập ban đầu, có nghĩa là ban đầu. Lê trung hưng là triều do các vua nhà Lê lập sau này sau khi vương triều đầu tiên đã mất, trung hưng có nghĩa là đã suy tàn rồi nhưng lại đứng lại được

Nhân tiện giải thích khái niệm cho bạn này, thì tôi cũng mạn phép tách bài nhà Hậu Lê thành 2 bài là Lê sơLê trung hưng. ASM (thảo luận) 11:29, ngày 25 tháng 3 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Yêu cầu đưa ra tư liệu trước khi ghi vào bài[sửa mã nguồn]

1/ Chiangmai, Ayutthaya, Malakka, tài liệu nào bảo các nước này trở thành chư hầu của Đại Việt thời Lê Thánh Tông? Toàn Thư năm 1480 chỉ chép rằng nhà vua ban lệnh bảo các quan tiếp đón và dè chừng việc các sứ thần nước này do thám nội tình đất nước. Nếu cứ bảo cử sứ giả tới thì phải là chư hầu thì thật là đi vào trò hề thời nhà Nguyễn, liệt cả Anh, Pháp vào danh sách chư hầu của Việt Nam chỉ vì họ từng sai sứ đến đây.

2/ Toàn Thư và bài viết của ông Sun Lai đều chỉ xác nhận Đại Việt tấn công Champa, Bồn Man, Lan Xang. Ông Sun Lai dựa vào Minh Sử, bổ sung thêm Vân Nam và Na thuộc Lan Xang. Ngoài ra không hề nghe đá động gì tới Sukothai, Chiangmai hay Ayutthaya. Toàn Thư đang chép chuyện đánh Lão Uqa chỉ nói rằng đánh Lão Qua đến sông Kim Sa thì nhận thư của Miến mới đến đã áp sát biên giới Miến nên rút. Hoàn toàn không nhắc gì đến Xiêm La cả, trong khi nhà Lê Sơ có thể không biết các tiểu quốc Thái nhưng họ rõ là biết Thái là xứ nào. Không lý gì họ có đánh mà lại không ghi vào sử, lại ghép Thái chung vào Lão Qua được. Bên trang Lê Thánh Tông có đặt nghi vấn có thể sử gia đời sau khảo cứu nhầm, tưởng sông Trường Sa ghi trong Toàn Thư lần đó là sông Trường Sa bên Tàu, nên suy diễn thành ra sông Kim Sa là con sông chẻ đôi nước Miến Điện ngày nay. Nghi vấn này cần được chú ý.


--Thành viên:yevon 02:11, ngày 14 tháng 5 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Lê Sơ và Hậu Lê là một?[sửa mã nguồn]

Ngay câu đầu đã làm mình thắc mắc rồi. Theo kiến thức mình học, sau nhà Lê (Sơ) là nhà Mạc, rồi sau mấy năm chinh chiến mới quay trở lại nhà Lê, phân biệt bằng cách gọi là Hậu Lê. Có phải không ạ? Nhưng câu đầu lại nói tên gọi khác của Lê Sơ là Hậu Lê... . Lynnpeirin (thảo luận) 09:57, ngày 30 tháng 6 năm 2019 (UTC)[trả lời]

tớ không rõ – 117.4.246.177 (thảo luận) 07:25, ngày 15 tháng 11 năm 2023 (UTC)[trả lời]

Bản đồ[sửa mã nguồn]

@Trương guy: Chào bạn, bạn có thể đưa ra dẫn chứng chính xác cho bản đồ mà bạn đăng tải được không? Cái tên Miến Điện protectorate thực sự nghe rất lạ. Tôi có kiếm đọc cuốn sách của Ben Kierna nhưng chưa tìm được những dữ liệu tương ứng.-- 09:44, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Bạn không cần phải kiếm, không hề có chuyện đó đâu.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 17:22, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
A Một số người Việt Nam tôi biết mắc chứng cuồng chủ nghĩa dân tộc, tôi đọc qua nhiều sách sử Việt Nam chưa bao giờ biết có nội dung nào mà Miến Điện thuộc bảo hộ của Đại Việt, mà quan hệ "bảo hộ" là từ ngữ liên quan đến chủ nghĩa đế quốc từ châu Âu trong vài thế kỷ gần đây, cái mỹ từ mà các cường quốc châu Âu tạo ra khi họ chiếm các nước phương Đông, chứ thời bấy giờ trong quan hệ các nước phương Đông ai mà dùng nghĩa "bảo hộ", bảo hộ là bảo hộ cái gì ? và bảo hộ khỏi cái gì ? Lịch sử chỉ ghi chép các tiểu quốc lịch sử ở Miến Điện ngày nay từng triều cống vua Việt Nam, nhưng chưa chắc làm xác thực, vì vua Việt Nam với Trung Quốc lẫn mấy ông chép sử đương thời chắc là bị ảo tưởng, người ta đi sứ tặng quà là có ý nghĩa bang giao, nhưng mấy ông vua nhận quà cứ nghĩ người khác triều cống mình. Giống như trường hợp thương nhân Bồ Đào Nha tặng quà vua Minh để câu nệ được thương mại, thế là họ ghi vào sử nhà Minh rằng người Bồ Đào Nha triều cống, và tên Bồ Đào Nha nằm trong danh mục các quốc gia triều cống Trung Quốc với cái hàm nghĩa nước thần phục. Hết sức vớ vẩn. @Trương guy: cuồng chủ nghĩa dân tộc Việt Nam như cái gì đó to tát cũng được, quyền của bạn, nhưng phải chính xác chứ đừng bịa ra tự lừa bản thân và lừa vạn người về điều không hề tồn tại. Tự lừa dối chính lịch sử dân tộc Việt Nam không khiến Việt Nam trở nên vĩ đại.  Đ Ô N G - M I N H  nói với tôi 17:15, ngày 16 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đông Minh Mình thấy cái hình của mình không có gì là không chính xác cả. Cái hình của bạn A kia mới là sai bét bét, sai ngay từ cái tựa đề rồi:"Map of the ... dynasty..." gì đó. Trời ơi nước Việt Nam mình chứ đâu phải tàu đâu mà triều đại=quốc gia. Cái bản đồ thì vẽ sai bét, thiếu Hoàng Sa Trường Sa; thiếu tên các nước, các địa danh lẫn thủ đô và đô thị lớn; bản đồ ngày xưa nước ta với Lào chắc gì đã được như biên giới ngày hôm nay? Vớ vẫn hết sức lại còn đòi xóa công sức của mình nữa.
@Chinaman mình thấy tên bạn toàn chữ tàu, bạn nên quay về cái ổ hoa hẹ "vùng văn hóa Đông Á" của bạn đi. Người Việt mình không cần những kẻ ngoại bang như bạn đến để dạy học đâu.
Trương guy (thảo luận) 07:32, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trương guy: Đọc thảo luận của bạn nhưng chỉ thấy bạn đánh trống lảng, không chịu tập trung trả lời chủ đề chính. Cái tôi yêu cầu bạn chứng minh, là dữ liệu trong bản đồ kia bạn lấy từ đâu ra. Bạn đưa ra dẫn nguồn là Ben Kiernan (2017), Việt Nam: A History from Earliest Times to the Present. Oxford University Press nhưng không hề đưa ra số trang, nên không ai có thể kiểm chứng được là bản đồ bạn vẽ có chính xác hay không. Bản đồ có ghi "Miến Điện protectorate", một thuật ngữ rất rất lạ, mình đọc rất nhiều chính sử Việt Nam, tuyệt nhiên chưa thấy sách nào đề cập tới. Còn về cái bản đồ nhà "Map of the Later Lê dynasty" có gì sai à? Nó tương tự c:Category:Maps of the Habsburg Monarchy, mà Habsburg Monarchy cũng đâu phải là quốc gia như bạn nói? Tựu chung nó cũng chỉ là thuật ngữ chưa được thống nhất cách viết. Với lại trước khi học vẽ bản đồ, bạn cần phải học được cách phân biệt giữa "location map" và "administrative map". "Location map" chỉ dùng để miêu tả vị trí của một cái nào đó, trong trường hợp này là lãnh thổ quốc gia, không bao gồm mấy dữ kiện như tên nước láng giềng, địa danh,… như trong một "administrative map". Bạn đang hiểu sai, hoặc đang nhầm lẫn rằng bản đồ cứ phải auto là cần cái này cái kia.
Ngoài ra, việc bạn muốn thể hiện quan điểm bài trừ văn hóa Trung Quốc lên Việt Nam, không ai cấm bạn cả, miễn là bạn chứng minh được những điều mà bạn bằng các nguồn chính thống, hàn lâm. Thay vì làm những việc như vào trang thảo luận tranh vẽ vua Trần Anh Tông rồi bình luận một câu cộc lốc là "vua Tàu", bạn nên khiếu nại ở các nguồn chính thống này TTVH, VnExpress, Đài tiếng nói Việt Nam hoặc gửi thư khiếu nại lên chủ tịch nước, vì trong phủ chủ tịch có treo một bức thế này. "Vua Tàu" mà, sao chủ tịch nước lại treo trong phủ chủ tịch nhỉ? Còn trường hợp bạn liên tục xóa thông tin "giống Tàu" trong bài Trang phục Việt Nam, nếu bạn chứng minh được điều ngược lại, rằng trang phục thời Lý, Trần, Lê,… khác "Tàu, thì không ai lùi được sửa đổi của bạn cả (nếu khác Tàu thì chắc là người Kinh thời đó cởi trần đóng khố phải không nhỉ). Tóm lại, nếu không chứng minh được những gì mà bạn đăng, sửa đổi của bạn sẽ bị lùi. Thân mến!-- 14:54, ngày 18 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Mình thấy @Chinaman đang cổ gắng hán hóa và xuyên tạc sự thật tại wiki Việt Nam, nên nhớ wikipedia là kho kiến thức online của người Việt chứ không phải của người tàu. Chỉ cần xem cái hình bản đồ của bạn đã cắt sén hết quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là tôi biết bạn là thuộc thể loại rồi. Thôi thì mình hết bàn cãi nữa nhé!
Trương guy (thảo luận) 06:59, ngày 20 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
@Trương Hữu Nhật Tưởng bạn lập trường ra sao, hoá ra cũng chỉ quanh đi quẩn lại được mỗi một câu này. Thông tin trên Wikipedia đặc biệt phải trung lập, dẫn chứng rõ ràng. Wikipedia là của cả nhân loại chứ không phải của riêng một nhóm người, càng không phải nơi để các thanh niên thể hiện chủ nghĩa sô vanh, yêu nước nửa mùa. Về vụ bản đồ không có đảo, như tôi đã giải thích ở trên, bản đồ đó là location map, lược bỏ rất nhiều chi tiết. Bản đồ hành chính thì bạn có thể xem bài nhà Nguyễn, miêu tả chi tiết từ các cù lao trên sông đến cả hải đảo. Có lẽ bạn vẫn không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Tôi cũng đã nói rất rõ, nếu bạn không đưa ra được bằng chứng chứng minh, sửa đổi của bạn sẽ bị lùi. Trường hợp liên tục tái phạm, bạn sẽ bị cấm. Thân mến!—-Chinaman 08:17, ngày 20 tháng 9 năm 2020 (UTC)[trả lời]
  1. ^ William Dampier: Một chuyến Du hành đến Đàng Ngoài 1688 NXB Thế Giới tr 64
  2. ^ William Dampier: Một chuyến Du hành đến Đàng Ngoài 1688 NXB Thế Giới tr 66