Thảo luận:Nhà Nguyễn/Lưu1

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nguyễn Văn Tường[sửa mã nguồn]

O^ng Ng V Tu+o+`ng la` ai ma` ghe^ go+'m the^'? 128.195.18.173 21:21, 25 tháng 4 2005 (UTC)

Là 1 trong 3 ông phụ chính đại thần. Avia (thảo luận) 02:47, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Năm ở ngôi và niên hiệu[sửa mã nguồn]

Theo Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim và Niên biểu Việt Nam của Vụ Bảo tồn bảo tàng:

  • Vua Gia Long mất năm 1819, đến mùng 1 tháng giêng âm lịch năm sau (1820) hoàng tử Đảm mới lên ngôi, đặt niên hiệu là Minh Mạng.
  • Vua Minh mạng mất năm 1840, đến mùng 1 tháng giêng âm lịch năm sau (1841) hoàng tử Miên Tông lên ngôi, đặt niên hiệu là Thiệu Trị.
  • Vua Thiệu Trị mất năm 1847, tháng chín âm lịch, đến tháng mười cùng năm thì hoàng tử Hồng Nhậm lên ngôi, đặt niên hiệu là Tự Đức, nhưng niên hiệu sang mùng 1 tháng giêng năm sau (năm âm lịch) mới được sử dụng.
  • Vua Hàm Nghi rời kinh thành ra Tân Sở năm Ất Dậu 1885, Pháp lập vua Đồng Khánh lên ngôi, niên hiệu mới cũng được tính ngay từ đó. Chiếu chỉ, sách sử của triều đình ghi ngay là Đồng Khánh Ất Dậu, (năm tiếp theo ghi là Đồng Khánh nguyên niên (năm đầu)), còn ở vùng kháng Pháp thì vẫn ghi niên hiệu Hàm Nghi đến khi vua bị bắt.

Avia (thảo luận) 09:50, ngày 03 tháng 3 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nhà Tây sơn[sửa mã nguồn]

Không có nhà Tây sơn vì thiếu sử liệu? Vuonglenghi 10:26, 27 tháng 7 2006 (UTC)

Nhà Nguyễn hay chúa Nguyễn?[sửa mã nguồn]

Tôi thấy nội dung bài này chỉ nói về các chúa Nguyễn chứ không phải về nhà Nguyễn như tiêu đề của bài. Bài chỉ dừng lại ở đoạn chúa Nguyễn Ánh thành lập nhà Nguyễn, như vậy mới chỉ có phần sơ khởi, ví như viết về Lê Lợi mà chỉ có cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác giả cần bổ sung về tình hình tổng quát (lịch sử, kinh tế, quân sự...) các triều vua Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại. Còn phần "Lịch sử" của bài này, có lẽ nên chuyển sang bài "Chúa Nguyễn" vì đề cập tổng quát đến các chúa Nguyễn.--Trungda 09:33, 25 tháng 9 2006 (UTC)

Tán thành chuyển nội dung phần "Lịch sử" sang bài Chúa Nguyễn. Avia (thảo luận) 02:51, 24 tháng 10 2006 (UTC)

Theo ý kiến của tôi, khái niệm Nhà Nguyễn phải bao gồm các Chúa Nguyễn (9 đời) và các Vua Nguyễn (13 đời), mà khởi đầu từ ngày Nguyễn Kim mất (1545) cho đến ngày Bảo Đại thoái vị năm 1945, thời gian này là 400 năm.Doclap173 08:32, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một thể chế nhà nước chỉ được công nhận như là một triều đại (nhà, như nhà Lý, nhà Trần v.v) khi những người đứng đầu nó tự xưng làm vua hay hoàng đế. Các chúa Nguyễn chưa bao giờ tự xưng mình như vậy mà luôn tự xưng là thần dân của các vua Lê (ngay cả Nguyễn Ánh trước khi xưng làm vua còn sử dụng niên hiệu của nhà Lê). Do vậy, các chúa Nguyễn không thể gộp chung vào nhà Nguyễn được. Vương Ngân Hà 08:46, ngày 9 tháng 10 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Hoàn toàn đồng ý, nhà Nguyễn không bao gồm thời kỳ chúa Nguyễn - ngay trong phần giới thiệu đã có nói như vậy rồi! Nếu có nói thì chỉ trình bày ở mức sơ khởi. Knight Wolf (thảo luận) 19:05, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phúc hay Phước[sửa mã nguồn]

Trong tên các vua chúa nhà Nguyễn, tại sao lúc thì Phúc (VN Gia phả ghi là Phúc), lúc thì Phước? Phúc có sai không mà có người đi đổi hết Phúc thành Phước nhỉ? Tmct 10:36, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC) Phúc hay Phước đều đúng, tôi họ Nguyễn, bên nội của tôi là chi Nguyễn Phước, bên nội là chi Nguyễn Văn (có gia phả tại nhà thờ tộc họ tại Quảng Nam). 125.214.57.155 09:42, ngày 30 tháng 6 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chữ "Phúc" đọc thành "Phước" để tránh chữ "Phúc" trong họ Nguyễn Phúc của vua chúa nhà Nguyễn. Xem thêm Chúa Nguyễn, phần Kiêng huý. Lưu Ly 12:31, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chuyện kị húy thì tôi cũng biết. Nhưng nếu là lí do đó thì các chữ "Phúc" trong tên các vua chúa Nguyễn phải được giữ nguyên là Phúc chứ? Chẳng lẽ "kị húy ta nên chính ta cũng đổi nốt"? Thế thì phải kị tiếp "Phước" (vì nay các chúa có tên "Phước") à? (Tôi đang hỏi về chuyện nhiều tài liệu viết tên các vua chúa Nguyễn là "Nguyễn Phước gì đó" và có người đã đi đổi tên các vua chúa Nguyễn tại wiki từ Phúc sang Phước). 12:42, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC)

  • Nếu viết Phước thì không ai bắt bẻ (ngoại trừ bạn thắc mắc), cái đầu của họ còn nguyên và nhiều khi có nhuận bút (an toàn 100%).
  • Nếu viết Phúc, biết đâu còn "đảo chính" ===>"chế độ mới" áp dụng luật "phạm huý" thì "tru di tam tộc" hay "tru di cửu tộc" thì toi.v...
Nếu là bạn thì bạn chọn từ nào? Lưu Ly 13:01, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn vẫn chưa hiểu ý của tôi rồi.

Vì theo "luật cấm chữ Phúc" thì bà con thoải mái đặt con tên là Nguyễn Phước rồi tha hồ chửi nó mà không sợ phạm húy. Người ta vặt cổ bà nào vén váy ra ngõ chửi thằng Phúc nào đó chứ có cấm bà ấy chửi thằng Phước đâu! Nếu tên các chúa là Nguyễn Phước gì đó, thì còn kị thế nào được nữa?

Tôi hiểu việc kị húy là thế này: vì các ông chúa nhà Nguyễn trong tên có chữ Phúc, nên bắt bà con không được dùng chữ Phúc nữa, mà phải thay vào đó phải dùng chữ Phước, để không ai có cơ hội dùng chơi chữ để nói phạm đến các ông ấy, và chỉ mình ông ấy được quyền có chữ Phúc thôi. Không ai được nói động đến chữ Phúc nghĩa là không ai có thể nói động đến các ông ấy.

Đúng không nào? Tmct 15:33, ngày 18 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi đã sửa lại tất cả các Nguyễn Phước quay về Nguyễn Phúc. Tmct 15:34, ngày 19 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Việc sử dụng Phúc hay Phước cũng như một số từ khác đã được anh Cao Tự Thanh (học giả Hán Nôm) luận bàn nhiều trong quyển "Mười năm nghiên bút". Độc giả có thể tìm hiểu thêm trong quyển sách này. Có những cuộc khảo sát ngôn ngữ không căn cứ thực tế, chỉ căn cứ trên một sự việc rồi suy luận sự thay đổi phát âm của một chữ nào đó là do kỵ húy thì rất gượng ép. Thực tế có những chữ Đàng Trong phát âm khác hẳn Đàng Ngoài như: Phúc/Phước, Nhậm/Nhiệm, Thì/Thời, Chu/Châu, Tùng/Tòng, Nhân/Nhơn... thì không thể gán cho chúng đều là kị húy được. Do chữ Hán không ghi âm nên gây không ít khó khăn cho những người phiên ra Quốc Ngữ sau này. Muốn phiên cho đúng danh xưng cần phải căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, địa lý vào thời điểm phát sinh danh xưng đó. Không phải lúc nào cũng căn cứ vào Kỵ Húy. Vua Bảo Đại trên giấy tờ lấy họ tên là Nguyễn Phước Vĩnh Thụy. Có lẽ vì bị phế truất thành thường dân nên ông cảm thấy không còn xứng đáng với chữ Nguyễn Phúc chăng? Tran Than 15:06, ngày 28 tháng 1 năm 2007 (UTC)[trả lời]

  1. Kế nhiệm "Nhà Nguyễn" là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Vì khi "Đế quốc Việt Nam" được thành lập, Bảo Đại vẫn còn làm vua, chỉ khi Bảo Đại thoái vị mới chấm dứt "Nhà Nguyễn" lẫn "Đế quốc Việt Nam".
  2. Tại sao trong bài chỉ nói về lịch sử hình thành của triều đại, chúng ta nên viết tiếp tục lịch sử của Nhà Nguyễn cho đến lúc Bảo Đại thoái vị. 96.229.179.106 22:55, ngày 1 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Xem lại năm sinh mất chính xác của các vua[sửa mã nguồn]

  • Tác giả ghi là không đủ tư liệu, sẽ bổ sung sau
Các năm được bôi đậm là tác giả chú thích nói rằng sách hiện nay thường hay sai vì phép chuyển lịch âm dương, và trong bài này cũng sai nốt.
Nguồn: Trần Đức Anh Sơn (2004). HUẾ Triều Nguyễn một cái nhìn, Nhà xuất bản Thuận Hóa, tr.75-76

Thỉnh cầu ai thêm vào cái bảng ở cuối bài.--Kuang (thảo luận) 12:43, ngày 12 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn là người uy tín khi viết về những chủ đề Huế. Tác giả cũng đã có chú thích, và wiki có thể xem đây là nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, "đúng tuyệt đối" thì không nguồn tin nào có thể được khẳng định, do đó, nếu có thông tin khác dẫn từ những nguồn uy tin khác cung có thể đưa vào. Quyết định cuối cùng là của người đọc. Lưu Ly (thảo luận) 14:04, ngày 12 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Thêm vô phần năm ở cái bảng dùm được không? Chẳng lẽ cứ một sinh mất là mỗi chú nhìn không có đẹp, hay Lưu Ly viết giùm vào đi phần cuối của bài này khó trình bày quá.--Kuang (thảo luận) 09:38, ngày 13 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Theo tôi, nên dùng tiêu bản "Vua nhà Nguyễn" và chỉ cần giới thiệu tên các vị đó mà thôi, tiêu bản sẽ được dùng tại cuối mỗi bài viết. Chỉ nên ngắn gọn vì chi tiết đã có tại từng bài. Lưu Ly (thảo luận) 09:57, ngày 13 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xem chi tiết tại Thảo luận Thành viên:Kayani#Nhà Nguyễn: Trung lập và chép. Tmct (thảo luận) 14:07, ngày 4 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đã chỉnh lại. mà ko rõ tôi viết như thế này có ai có ý kiến đóng góp chi ko? Có thiếu cái mục gì ko? Phân phối độ dài và khối lượng kiến thức? Có nên chia nhỏ bài ra ko-Thấy bài có vẻ dài quáNgười hùng cô đơn (thảo luận) 03:45, ngày 7 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cơ sở nào để Hình:Une cérémonie de mariage au Tonkin.jpg được gán tên "Une cérémonie de mariage au Tonkin" và dịch là "Một lễ cưới tại Bắc Kỳ" ?Lưu Ly (thảo luận) 12:17, ngày 11 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn hiểu ý nghĩa của câu đó chứ?Người hùng cô đơn (thảo luận) 11:46, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Cứ mỗi đóng góp của Kayani là kéo theo một loạt các yêu cầu sửa đổi, bổ sung, đề nghị, thảo luận...chán thật.
Trả lời câu "Bạn hiểu ý nghĩa của câu đó chứ?" là một câu hỏi: Kayani biết người truyền hình đó lên thiếu gì chứ? Lưu Ly (thảo luận) 13:39, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thuận Hóa và Quảng Nam[sửa mã nguồn]

Theo tôi hiểu thì ban đầu Nguyễn Hoàng chỉ được phong làm trấn thủ Thuận Hóa (Bình Trị Thiên bây giờ) và sau đó được kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Thuận Hóa ngay từ thời đó ở phía Bắc Quảng Nam chứ không phải bao gồm cả Quảng Nam. Không biết người viết có thể tìm tư liệu trong Đại Nam Thực lục tiền biên để bổ chính cho được chính xác hơn không. Nếu được vậy thì sẽ đúng hơn. Cảm ơn. Freelance (thảo luận) 04:41, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chép nguồn[sửa mã nguồn]

Nhận thức về triều đại Nguyễn của Phan Thuận An.

  1. Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam,Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB KHXH,Hà Nội, 1971, tr. 368-386
  2. ^ Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam,Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB KHXH,Hà Nội, 1985, tr 11
  3. ^ Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam,Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB KHXH,Hà Nội, 1985, tr 15
  4. ^ Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam,Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB KHXH,Hà Nội, 1985, tr 17
  5. ^ Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam,Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB KHXH,Hà Nội, 1985, tr 29
  6. ^ Vài suy nghĩ về vị thế xứ Huế và vị thế lịch sử của nó, Trần Quốc Vượng, tạp chí Sông Hương, Huế, số 25, 1987, tr. 75.

Tôi đang cầm trong tay cuốn Lịch sử Việt Nam của Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam này, tôi mời anh Kayani chép giùm 4 câu đầu trang 11 và 4 câu đầu của trang 17, nếu có thể cho tôi biết trang 16 nội dung của nó là gì để cho tôi biết rằng anh Kayani có nó và đọc nó.

Các chú thích cần ghi lại:

  1. Việt Sử Toàn Thư-Phạm Văn Sơn tr 412 (thiếu nhà xuất bản và năm xuất bản),
  1. GÓP PHẦN NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA NHÀ NGUYỄN (1802 – 1945) GS. Trần Thanh Đạm Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 41 ngày 30/10/2008 tôi yêu cầu số trang của chính bài báo này, vì tôi cho rằng Kayani đã chép nó từ GÓP PHẦN NHẬN THỨC VỀ VAI TRÒ LỊCH SỬ CỦA NHÀ NGUYỄN (1802 – 1945) GS. Trần Thanh Đạm Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh số 41 ngày 30/10/2008, dĩ nhiên anh này có thể dùng nguồn của CPV nhưng hình như muốn ra oai "ta có đọc sách" nên không để liên kết trực tiếp.
  1. Việt Nam-Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại-Nguyễn Đình Đầu, NXB Trẻ tr 98
  1. Việt Nam Sử Lược-Trần Trọng Kim CHƯƠNG VI Chế độ và tình thế nước Việt Nam đến cuối đời Tự Đức 1. Cách tổ chức chính trị và xã hội (bản của nhà xuất bản nào? năm xuất bản? in lần thứ bao nhiêu)
  1. Nguyễn Thế Anh-Kinh tế & Xã hội VN dưới các vua triều Nguyễn NXB Văn Học tr 91 (năm xuất bản)

Kayani sẽ có 7 ngày để tìm sách đọc lại, sau 7 ngày tôi sẽ xóa các đoạn từ Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam,Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB KHXH,Hà Nội, 1985 (cuốn này thẳng thắn mà nói thì nó không có giá trị gì cả vì đúng như Kayani có nói rất là cực đoan) và Việt Sử Toàn Thư vì các đoạn khác tôi có thể giúp sửa được. Hiện tôi vẫn chưa đọc lại xem cái bản trực tuyến của Việt Sử toàn thư có khác gì cái bản hiện tại không, vì tôi tin rằng đây là một màn chép nguồn sửa hai ba chữ kinh điển của Kayani.--Kuang (thảo luận) 09:12, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Giá trị hay ko thì nó vẫn đã được in ra, thứ 2 là tôi cũng sẽ sửa nguồn lại, tôi cho rằng Kuang đang bao che cho cái ủy ban này nhéNgười hùng cô đơn (thảo luận) 11:45, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mà wiki có trách nhiệm phản ánh mọi quan điểm về 1 vấn đề, bất kể theo xu hướng nào, wiki ko cho phép bịt mõm. Thứ nữa là chưa có ai "có gan" dám nói sách của cái Ủy ban này không có giá trị gì cả trừ Kuang ra. Nếu Kuang ra ngoài đường mà thử chê bai...dám sẽ vô khám Chí Hòa ngồi chơi đấy. Ngay cả GS Ng Đình Đầu cũng ko dám chửi thẳng nó nữa, chỉ nói lòng vòng trong sách của ổng thôi.Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:25, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đừng thảo luận lòng vòng, tôi hỏi Kayani có trực tiếp đọc các cuốn trên hay không, nếu có hãy thực hiện lời của tôi, đừng vòng vo, nếu không thấy trích dẫn thì sau 7 ngày nữa tôi sẽ xóa như đã nói.--Kuang (thảo luận) 13:05, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Viết thêm[sửa mã nguồn]

Tôi sẽ viết thêm bài này, nhưng vì thời gian có hạn (sẽ phải đi tìm sách) nên một hôm sẽ viết dài ngắn vào các đề mục đã đưa ra. Mong các bạn quan tâm đừng vội xóa.--Kuang (thảo luận) 10:53, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kuang tự ý xóa các sắp xếp mà ko qua thảo luận? Tại sao Gia long và Minh mạng có mục riêng mà 11 ông kia ko có? Thứ nữa là các thời này chính sách cai trị ít có sự thay đổi. Tôi cho là phân chia theo từng ngành như quan chế, nông nghiệp, Thủ công nghiệp thì hợp lý hơnNgười hùng cô đơn (thảo luận) 11:49, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Các mục như KH KT, Văn hóa, dân số Kuang đẩy hết lên các mục nhỏ phía trên đi, thương mại, pháp luật đều chỉ mục nhỏ mà mấy chi tiết này lại là mục lớn thì ko cân lắmNgười hùng cô đơn (thảo luận) 12:08, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mà sao Kuang tự ý cắt xén loạn xạ thế? Tôi ko còn nhận ra bài của mình nữa. Kuang có thấy tôi sửa bài nào mà thay luôn cả cấu trúc của người ta chưa? Tôn trọng thành quả của nhau chứ, sao tôi viết thế này, Kuang càn quét qua thế nọ sạch sẽ cả?Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:16, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về việc ghép 2 cái nhận định tiêu cực và tích cực thì là chính xác, tôi ủng hộ cách chia này. Sholokhov chia ra 2 mục khác nhau sẽ rất khó so sánhNgười hùng cô đơn (thảo luận) 12:29, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi ko còn nhận ra bài của mình nữa, đây là cái thông lệ nào trên Wikipedia cho phép người viết chính có thể sở hữu bài viết vậy, Kayani có thể dẫn ra được không?--Kuang (thảo luận) 13:20, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi nói thêm cái vụ viết về một triều đại như thế này: tôi rất thường hay đọc sách về các triều đại, châu Âu châu Á đều có đủ cả. Tất cả các sách tôi đọc được đều viết theo một kiểu kinh điển như thế này:
==Lịch sử==
===Thành lập===
===Triều vua A=== (thịnh trị, hoặc nổi bật nhất)
===Triều vua B=== (có hay không cũng được)
===Sự kiện A=== (chiến tranh, bị xâm lượng, nạn đói)
===Suy vong===
==Tổ chức chính quyền==
==Văn hóa xã hội== (giáo dục, tôn giáo...)
==Khoa học kỹ thuật==
==Dân số==
Kayani có thể tìm đọc ngay những cuốn như Việt Sử xứ đàng trong, hay sử Marxist theo cách gọi của Kayani của Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Khắc Thuần đều theo cái trình bày kinh điển này vì nó sẽ tạo giảm giác hứng thú cho người đọc làm cho người ta đọc hết và quan trọng nhất là đẹp (ngay phần mục lục). Nếu Kayani muốn thì cứ hồi sửa thành kiểu rối loạn cho đúng ý mình và bỏ qua các ý kiến của tôi như phiên bản của Kayani cho bài ráng xấu thì ráng chịu, và tôi sẽ không dám sửa nữa vì quá biết cá tính hay bất chấp của thày giáo Kayani mà tôi lại không có nhiều thời gian cứ vào là chỉ lo giám sát Kayani mãi được (hy vọng thày không dạy học trò mình cùng một kiểu trình bày như thế này nhé, tội nghiệp chúng nó lắm). Tôi sẽ đợi tới khi Kayani nói về kiểu đề mục này là đúng hay là sai để có cơ sở mà viết bài.
Ngoài ra đề nghị Kayani hãy chứng tỏ mình có những sách Lịch sử Việt Nam 1985, và các cuốn của Trần Quốc Vượng như cách tôi đã đưa ra. Nguồn xuất bản từ hội nhà văn hoàn toàn không thỏa các đặc điểm giống như nguồn của VietBao (có trụ sở nhưng không có phóng viên, chưa hề thấy một nguồn đáng tin cây khác dùng nguồn này) đồng thời không hề thuộc một trong các trường hợp sau đây: các nhà xuất bản đại học; sách giáo khoa đại học; tạp chí, tập san, và sách xuất bản tại các nhà xuất bản được kính trọng; và các tờ báo chính thống do đó nó không thể là nguồn đáng tin cậy được. Đừng bàn vòng vo vụ bịt mồm bịt mõm gì ở đây, hãy trả lời những gì tôi hỏi.--Kuang (thảo luận) 16:02, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu Kuang có cuốn đó trong tay thì chính bản thân Kuang cũng có thể biết rằng Hội nhà văn trích ra đúng hay sai. Kuang nên tìm cách đóng góp, bổ sung thay vì xóa bỏ vì lý do "ko uy tín" chẳng hạn.Người hùng cô đơn (thảo luận) 02:08, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sách của Tr Hữu Quýnh của NXB Giáo Dục thuộc diện "nguồn đáng nghi" đó KuangNgười hùng cô đơn (thảo luận) 02:17, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nguồn đáng nghi ngờ là nguồn có tiếng xấu về việc kiểm tra sự kiện. Các nguồn như vậy bao gồm các trang web và các nhà xuất bản thể hiện các quan điểm được thừa nhận rộng rãi là cực đoan, có tính chất quảng cáo, hoặc dựa nhiều vào các tin đồn và các quan điểm cá nhân. Chỉ nên dùng các nguồn đáng nghi để kiểm chứng cho các tuyên bố về chính các nguồn này.

Tôi không ủng hộ hành động chép nguồn của người khác, do đó tôi không giúp Kayani tôi chỉ hỏi Kayani có đọc quyển này hay không. Ngoài ra, các bản sách từ sau năm 2000 đều nhẹ đi rất nhiều rồi (tuy còn viết thiếu xót) chỉ cần viết bổ xung cho đủ. Ngoài ra tối giờ tôi đang bàn về cái nguồn vô địch Phạm Văn Sơn và Ủy ban gì đó của Kayani đề nghị bạn trả lời vô cái này (hẳn nhiên tôi sẽ rất tôn trọng Kayani, tôi sẽ không xóa hết mà thay thế vào đó là Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim để kể diễn biến, tuyệt đối không có một lời bình luận; tôi thẳng thắn là tôi vô cùng căm ghét việc biến một bài viết nhất là về lịch sử trên Wikipedia thành cái nơi chửi khéo chế độ này, ủng hộ chế độ kia; Kayani cho tôi nói thẳng rằng nhà Nguyễn chắc chắn chẳng biết cả Việt Nam Cộng hòa hay Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là ai để liên tục nhét lời bình luận của các hai chế độ này vào). Cảm ơn.--Kuang (thảo luận) 02:37, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thể hiện các quan điểm khác nhau, sao Kuang nghĩ là tôi chửi khéo. Họ (Ủy ban) có gan làm thì phải có gan nghe nhận xét của hậu thế chứ? Lịch công tác tuần sau của tôi rất nặng, e là khó viết thêm gì trong cả tuần. Nếu có gì thắc mắc này nọ, ý kiến này nọ tôi nghĩ mọi người nên nói nhanh nhanh. Về sách vở Kuang yêu cầu thì tôi sẽ tra lại sau.Người hùng cô đơn (thảo luận) 03:21, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi không che dấu: tôi chỉ muốn đề nghị Kayani tìm ra quan điểm để mà viết vào, có thì hẵn dùng không có thì thôi, Kayani sao kém kiên nhẫn vậy?. Tôi vẫn thắc mắc về nguồn ủy ban này ủy ban kia và nguồn Phạm Văn Sơn. Hết.--Kuang (thảo luận) 03:27, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nó (VSTT) nằm trong 1 quyển mà tôi đã photo từ 1 bác đồng nghiệp già của tôi. Hiện ở VN vẫn chưa thấy ai cho phép in quyển này. Sách dày 386 trang, ko rõ ai xuất bản (tờ bìa sau tôi ko có photo)Người hùng cô đơn (thảo luận) 03:31, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nếu vậy tôi sẽ thế bằng Việt Nam sử lược, Kayani có đồng ý không?--Kuang (thảo luận) 03:36, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi tán thành, nhưng Kuang trước đây có nói Tr Trọng Kim "ăn gian" cho nhà Nguyễn? Có lẽ Kuang thay thế những đoạn nào Tr Trọng Kim viết "trung lập" thôi, thân quá ko nên. Tôi có 1 cuốn của Đào Duy Anh viết ngoài Bắc năm 1955 mới tái bản gần đây. Do thời này quan niệm Mác xít chưa xuất hiện mấy trong sử học nên tôi nghĩ ông này có thể góp thêm ít tư liệu.Người hùng cô đơn (thảo luận) 05:26, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mà Kuang hẳn phải rất căm ghét tôi nên mới từ chối ko giúp đỡ tôi trong vụ cái Ủy ban KHXH...? Ngay như các ý kiến của Ng Phan Quang vốn rất cực đoan mà Trungda vẫn trích ra, tôi cũng phải chịu vì ko cách chi bắt bẻ được tính chất cực đoan của nó. Người hùng cô đơn (thảo luận) 05:26, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chuyện cũ rích bỏ qua đi, tôi nghĩ ông Quang già yếu rồi không viết sách phê nhà Nguyễn nữa đâu, nhất là sau đợt hội thảo vừa qua. Tôi vất vả chống chép nguồn thôi. Việc Kayani nói tôi căm ghét gì đó, tôi trả lời hoàn toàn không có, cái mà tôi không muốn thấy một bài về lịch sử Việt Nam thành chỗ đấu khẩu giữa quan điểm hai miền, gây suy giảm chất lượng bài. Nếu Kayani thấy quá cần thì viết một bài dạng Nhận xét về nhà Nguyễn thay thế tôi nghĩ có lẽ phù hợp hơn.
Trần Trọng Kim chỉ bênh ở những nhận định chứ không bênh ở chi tiết, có gì ông viết nấy, tôi nghĩ có thể xác lập tính xác thực cao được nếu không nhét nhận định. Kayani nên phân biệt rõ giữa chi tiết và nhận định như thế này: ông A mua một quả táo giá 1$ (đây là chi tiết) còn nhận định vào nó như thế này: ông A mua hớ một quả táo giá 1$.
Phân biệt rõ, và Kayani nên nghĩ lại cách dùng nguồn khi mà Phan Thuận An là con rể trong hoàng tộc tôi nghĩ khó viết với một quan điểm của người thứ 3 được. Tôi có các cuốn của Tôn Thất Bình Thy Long đầy đủ đây nhưng tôi không dùng cũng vì cái lý do tương tự trên. Có thể dùng nguồn không trung lập để viết thành trung lập nhưng tôi nghĩ cứ hạn chế xài thì hơn.
Lịch sử về nhà Nguyễn Kayani đừng quá cực đoan, hiện nay nội dung đã rất gần với nội dung ngày xưa rồi. Nếu Kayani không tin có thể tìm đọc các cuốn từ 2008 trở đi, viết rất tốt, thậm chí các chi tiết kiểu vụ đồ sát Hoa Kiều của Tây Sơn đã được lờ mờ nhắc tới trong sách của cả NXB Giáo Dục. Vì thế SGK tương lai sẽ rất khác.--Kuang (thảo luận) 05:54, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kàkà, ông Quang già yếu rồi không viết sách phê nhà Nguyễn nữa-Ông ấy vẫn tiếp tục chửi dù hết dám lộ liễu như trước. Tôi mới thấy nhà sách có bán 1 cuốn mới nè, bìa màu đỏ, chẳng rõ tên nữa.Người hùng cô đơn (thảo luận) 07:35, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ai sẽ viết ?[sửa mã nguồn]

Tôi đang viết, Kuang cũng tính tham gia, vậy ai sẽ viết khi 2 người viết chồng chéo đè lên nhau?Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:35, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ba người, mình cũng đang viết đây Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 12:39, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Theo tôi, khi nào có đủ tư liệu rồi hãy viết luôn một lần, khi nào tìm được nữa thì sửa tiếp. Kuang không nên sửa cấu trúc bài lung tung khi chưa có tư liệu để viết. Người đọc thà rằng đọc phiên bản cũ mà thông tin rõ ràng hơn là đọc phiên bản mới của Kuang chỉ được mỗi cái cấu trúc Knight Wolf (thảo luận) 19:14, ngày 12 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mà ai lại đẩy hết hình ảnh sang phải, vừa mất cân đối lại làm tách ra rất nhiều ô trống? bài này có rất nhiều hình, nếu các bạn để hình lớn quá sẽ rất choáng chỗ đấyNgười hùng cô đơn (thảo luận) 02:12, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bỏ bớt mấy hình đi, quá nhiều hình không có tốt cho bài, người đọc sẽ bị rối mắt khi đọc.--Kuang (thảo luận) 03:00, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Không hẳn thế, tôi nghĩ là nó sẽ có giá trị minh họa cho bài hơnNgười hùng cô đơn (thảo luận) 03:16, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mà Kuang sẽ viết gì về Gia Long và Minh mạng? Những việc 2 lão này làm đều đã phân chia vào các tiểu thể loại nhỏ rồi?Người hùng cô đơn (thảo luận) 03:28, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn Kuang đã viết thêm nhưng có khá nhiều phân đoạn trùng với các tiểu mục bên dưới. Kuang có thể lược bớt các đoạn bị trùng ko? Về phân bổ thì tôi thấy 3 ông vua chỉ nên nhấn mạnh về sự kiện lịch sử, các chính sách cai trị như thuế má, giáo dục, quốc phòng....thì các tiểu mục nhỏ có sẵn rồi Người hùng cô đơn (thảo luận) 05:43, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Kayani có thể mở rộng ra tiếp từ sách Kinh tế VN thời nhà Nguyễn viết càng chi tiết càng tốt, tôi đã khái lược bớt viết ra chỉ để cho người đọc thấy các chi tiết thay đổi theo thời kỳ của các vị vua. tôi không đi vào phân tích và ghi rõ như thế nào (Kayani có thể xem như chính sách điển thổ nổi tiếng của Gia Long tôi cũng chỉ ghi nó nổi tiếng thôi, nếu người đọc muốn tìm hiểu sẽ xuống mà coi). Viết về nhà Nguyễn khá là khó vì thường xuyên có chen ngang của các sự kiện chứ nó không có theo một chiều dọc nhất định, và chủ đề ưa thích xưa nay của tôi củng là viết về cá nhân các vị và chiến tranh chứ ít viết về cả một thời kỳ.--Kuang (thảo luận) 05:59, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phần Nhà Nguyễn#Dân số tôi nhờ Kayani viết giúp (thấy trong phần infobox có), nếu có thể hãy đưa luôn các số liệu về đinh khẩu vào.--Kuang (thảo luận) 06:02, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài viết hiện nay có rất nhiều chi tiết có giá trị nhưng còn hơi lộn xộn, có lẽ 2 tuần nữa khi các vấn đề của tôi đã xong và các đóng góp đã tạm ổn định thì tôi sẽ tiến hành rút gọn lại các chi tiết trùng lắp và tách ý ra viết các bài chuyên biệt về nhà Nguyễn. Kuang có thể thấy là tôi không bênh nhà Nguyễn khi các vấn đề tham nhũng, tính bảo thủ và kiềm chế thương mại, ức hiếp thợ thủ công tôi vẫn ghi (hiện nay tôi vẫn chưa viết về việc các lực lượng chống Pháp của nhà Nguyễn thường xuyên đi ăn cướp của dân-Cái này từ từ viết sau vậy).Người hùng cô đơn (thảo luận) 06:46, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chỉ cần Kayani ghi nhớ một điều đừng dùng bài để chửi bóng gió giới sử học hiện giờ (thường hay bắt đầu bằng theo A, theo B). Gió chiều nào họ phải phất chiều đấy. Nếu Kayani ham muốn vấn đề này, có thể viết kiểu Nhận xét về nhà Nguyễn, tôi rất hoan nghênh.--Kuang (thảo luận) 06:49, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Việc rất cần Kayani làm lúc này là viết gọn lại cái đoạn thực dân Pháp đánh Việt Nam, tôi đã rất cố gắng nhưng không thể nào viết nối ý vô nổi vì nó chi tiết quá mức cần thiết. Tuy rất uổng như tôi đã phải bỏ qua các chi tiết như có vị vua đi chân trần khi Pháp ép rời ngôi, Pháp tới phong vua biến mất... Nếu Kayani làm việc này tôi có thế rút gọn lại nhiều đoạn bên trên cho nó cân bằng.--Kuang (thảo luận) 06:53, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hay Kuang viết luôn 1 bài về vụ quân Pháp đánh từ 1858. Tôi thấy en.wiki có 2 bài về các chiến dịch Nam Kỳ và Bắc Kỳ của PhápNgười hùng cô đơn (thảo luận) 07:01, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi có chửi ai đâu, do cùng 1 chuyện nhưng nhận định tùy người lại khác-VD ông A mua 1 trái táo giá 1 $, ông B nói A mua mắc quá, C lại nói A mua thế là rẻ. Tôi đành ghi rõ tên cả 2 bác, cái nào của B, cái nào của C cho mọi người rõ. Sự kiện thì miễn, tôi có ghi bao giờ? Trungda thì lại rất kết cái chuyện ghi nhận định mà lại ko ghi chú ý này của ông nào...gì cả. Chán bác này lắm.

Cùng chính sách quân điền phát ruộng cho dân cày như nhau nhưng sách GV của tôi lại ghi nhận định nhà Lê vì muốn duy trì "công bằng XH, cho nhân dân hạnh phúc" còn nhà Nguyễn lại để cho "nhân dân nộp thuế, duy trì bộ máy quan lại PK bóc lột"-Thật là bó tay! Bởi vậy mới phải ghi nhận định của ai đó màNgười hùng cô đơn (thảo luận) 06:57, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hè hè, nói bóc lột thì đúng là hơi quá, nhưng rõ ràng chính sách quân điền thời Nguyễn không thể nào đạt được mục đích "công bằng XH, cho nhân dân hạnh phúc" như thời Lê nữa. Kayani để ý tỉ lệ ruộng tư/công thời Nguyễn là thấy liền hà: ruộng tư quá cha còn ruộng công thì có tí xíu. Mà ruộng tư nằm trong tay những người nào ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 17:00, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bạn quên là miền nam triều đình cho dân khẩn hoang vô tư sao? Thời Lê tôi có 2 mẫu ruộng ngoài bắc, 1 công 1 tư => Ruộng công = 50 %, tư = 50 %. Sang thời Nguyễn cho dân xuống mở thêm miền nam, dân có thêm 2 mẫu ruộng tư mới khai hoang => tổng cộng 4 mẫu, 1 mẫu công và 3 mẫu tư => 25 % ruộng công => tỷ lệ ruộng công giảm => Bóc lột?

Chưa kể là thời Tây Sơn cho dân chúng mua ruộng công vô tư để lấy tiền xài, Tr Hữu Quýnh hình như "quên" mất vụ này (nhưng sách của Ng Thế Anh thì nhớ!)Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:55, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

vì vậy mình mới nói chính sách quân điền không phải là bóc lột, bản thân việc chia lại ruộng công cho đều không bao giờ là bóc lột cả. Nhưng cái đáng nói ở đây là, việc quân điền trong hoàn cảnh này không thể nào đem lại "công bằng xã hội, cho nhân dân hạnh phúc" cả, vì tỉ lệ ruộng tư là quá lớn còn ruộng công thì nhỏ. Mà ruộng tư nằm trong tay ai, nó được rải đều hay là nằm trong tay một dúm người nào đó ? Và những người sở hữu nhiều ruộng tư là do đổ mồ hôi, sôi nước mắt hay là do cưỡng chiếm mà có ? Những cái đó không thể giải quyết chỉ bằng quân điền không thôi. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 17:50, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cái đó là của mấy tay Mác Lênin, ca ngợi công hữu toàn dân. nếu công hữu hết ruộng chắc chẳng ai còn dám khai hoang nữa. một dúm người thực ra là đa số gia đình Nam Kỳ đều có ruộng rất lớn, gấp 3-4 lần dân Bắc Kỳ chứ cái gọi là địa chủ...thật là...Nếu Sho thích nghiên cứu 1 cách đàng hoàng, khách quan thì khuyên thật lòng-Quăng cuốn sách của Tr Hữu Quýnh đi. Nó tuy ko chửi bới nhưng vẫn còn cắt xén, xuyên tạc, chế biến loạn xạ cả lên. 1 thiểu số nhỏ ko đáng kể đi cướp ruộng thì nó nói cứ như là toàn bộ dân Nam Kỳ đều là địa chủ, nông dân đều bị bóc lột...lung tung. Nghe đâu NXB GD đã soạn cuốn LSVN mới và chuẩn bị quăng cuốn của Tr Hữu Quýnh vào kho tới nơi rồi. Người hùng cô đơn (thảo luận) 12:41, ngày 18 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cước chú[sửa mã nguồn]

Hình như có 1 số chú thích của tôi do dày đặc quá đã được xóa, tôi nghĩ nên giữ lại vì chỗ đó là những đoạn có thể gây lộn xộn sau này đó. thế nào cũng có kẻ cho factNgười hùng cô đơn (thảo luận) 07:06, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mà Kuang kiểm tra lại sách của cái ủy ban để còn gỡ tiêu bản chứ, mình để hoài sao được?Người hùng cô đơn (thảo luận) 07:08, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi đề nghị tách phần lịch sử từ 1858 về sau ra riêng. Các sử gia thông thường cũng chỉ viết sử nhà Nguyễn từ 1802-1858, quan chế, cai trị...đều ghi ra trong phần này. Từ 1858 về sau lại là 1 phần riêng nữa. Như:

  1. Việt Nam Sử lược của TT Kim ghi Chương I - Nguyễn-thị Thế Tổ tới Chương V - Dực Tông và Chương VI - Chế độ tình thế nước Việt Nam cuối đời Tự Đức rồi mới ghi tới Chương VII - Nước Pháp lấy Nam Kỳ
  2. Việt Sử Toàn Thư của PV Sơn thì ghi Chương 22 - Nhà Nguyễn nhưng chỉ tới Thiệu Trị, từ Tự Đức về sau thuộc về phần Việt Nam Mất Độc Lập Về Tay Pháp
  3. Đào Duy Anh thì tách ra theo 2 mục lớn là Sự phục hưng của NN PK-Nhà Nguyễn và Bước suy vong của NN PK
  4. Nguyễn Thế Anh thì cũng chia sách KT nhà Ng làm 2 cuốn Nguyễn Thế Anh-Kinh tế & Xã hội VN dưới các vua triều Nguyễn (nói là dưới triều Nguyễn nhưng cũng chỉ tới 1858) và Nguyễn Thế Anh-VN thời Pháp đô hộ NXB Văn Học.
  5. SGK lớp 7 cũng tách ra 2 phần như Ng Thế Anh, phần nhà Ng chỉ nói tới 1858 thì dừng. Sau lại viết tiếp thời Pháp đánh.

Như vậy, nếu theo các ông này thì chúng ta nên chia 3 ông vua xong sang các tiểu mục quan chế, quân đội...sau đó mới bắt đầu đề mục về cuộc tấn công của Pháp năm 1858 => 1945. Dù sao các tiểu mục quan chế, thương mại đều chỉ tới trước khi Pháp đánh, sau đó thì người Pháp cai trị thay đổi rất nhiều...

Mong nhận được ý kiến của các bạn quan tâm để đi tới đồng thuận vì từ thứ 2 là tôi đã rất bận rồi-Bác Kuang, bác Sho cho ý kiến mau mau nhéNgười hùng cô đơn (thảo luận) 07:27, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Thấy cũng có lý. Nhưng phải để rõ ràng một tí đễ dễ theo dõi, có lẽ từ đầu nên nêu việc này. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 17:05, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Kayani có thể chia lại phần lịch sử, nhưng không đem phần Pháp xuống. Như trường hợp của Trần Trọng Kim, ông cũng theo lối này khi ông tả Gia Long -> 1858 /chuyển/ Pháp vào nước Nam. Dĩ nhiên cả phần chính quyền nhà Nguyễn, hoàn toàn chưa có hoàn tất, lẽ ra trên mỗi mục cần thiết đều phải có giai đoạn chính sách về A B C trong thời Pháp thuộc (tôi sẽ viết thêm ở phần Nhà Nguyễn#Văn học làm ví dụ cho Kayani). Kayani có thể không nhận ra cái thiếu xót này, ví dụ ở mảng Giáo Dục, việc thời thuộc Pháp bỏ mất thi cử kiểu truyền thống cũng đã khiến một ông nho sĩ nào đó phải la lên "bỏ bút lông, đi gắt bút chì", rồi "Ông Đồ" đầy đau đớn; quá trình bùng phát của chữ quốc ngữ sau thời Pháp. Cái này, Kayani cần chú ý không lầm với cả Đông Dương mà chú trọng thu hẹp lại ở vùng Trung Kỳ vì đây là vùng triều Nguyễn vẫn tồn tại với đầy đủ bộ máy quan lại, dù chỉ trên hình thức. Đưa phần Pháp xuống không thể thực hiện được cái bổ sung này, chưa kể lịch sử các vua tới đó thì dừng rất không đẹp
Hầu Kayani viết về nhà Nguyễn cần phải kiên nhẫn không thể nhanh hết trong ngày một và ngày hai, đây là giai đoạn hơn trăm năm nhưng rất rất dài; tôi mỗi khi đọc đều có cảm giác nó dài hơn cả nhà Lê.--Kuang (thảo luận) 17:38, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Hoặc có cái giải pháp này có thể chấp nhận được: Kayani có thể viết lại phần Pháp đánh cho gọn hơn được không? Tầm 1,5 trang giấy A4 font Time New Roman cỡ 13 với không quá 5 hình minh họa (tôi nghĩ Kayani có thể làm được, cứ chọn ra các hình tiêu biểu, bỏ bớt các ông Tây đi tôi sẽ dịch mấy ông Tây từ tiếng Anh về) tôi nghĩ có thể xếp đặt lại được. Đồng thời nếu muốn thực hiện việc này, Kayani cần phải viết bài Pháp thuộc hoàn chỉnh với một mục "Nhà Nguyễn trong thời Pháp thuộc" với đầy đủ các mục về quân đội, chính quyền, giáo dục, văn hóa... để người đọc có cái đọc tiếp không thì rất không hay cho người đọc khi nhà Nguyễn chỉ tồn tại tới thập niên 1880? OK?--Kuang (thảo luận) 17:47, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về phần trước 1858 tôi vẫn chưa xong mà, nếu thêm quân đội, ngoại giao và xâm lăng Chân lạp thời Minh mạng là sẽ rất dài và sẽ ko chênh lắm so với phần Pháp tấn công.

Kayani cứ hoàn thiện phần Pháp thuộc, phần trước 1858 mình sẽ bổ sung dần dần. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 17:58, ngày 13 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nên thu gọn lại 1 ít nhe Sho. Như phần thủ công nên tóm tắt lại chừng 4/10 so với bây giờ do đây là phần ít quan trọng. Nếu viết trọn vẹn thể nào cũng sẽ có người la "ăn cắp bản quyền" của Tr Hữu QuýnhNgười hùng cô đơn (thảo luận) 06:42, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôi thấy chuyển thế này:Lịch sử nhà Ng =>hết thời Th Trị. Quan chế, quân đội.....Từ Tự Đức =>1945. Nhận định, đánh giá. HếtNgười hùng cô đơn (thảo luận) 06:33, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Phần về quân đội, chính quyền, giáo dục, văn hóa...dưới thời Pháp thì rất mờ nhạt, tống hết qua Pháp thuộc là xong. Sẽ thu gọn phần Pháp invasion cho nhỏ hơn khi quay trở lại sau 2 tuần nữaNgười hùng cô đơn (thảo luận) 06:33, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mà tôi quên mất 1 thứ quan trọng. nếu các bạn điều đình được với Tmct để kéo dài thời gian khóa nick của tôi từ 1 tuần lên 1 tháng thì tôi mới viết tiếp được (vì 2 tuần nữa tôi mới có thể viết tiếp mà tmct hăm là 1 tuần nữa thì khoá). Tôi rất e ngại là trong tuần tới khi Tmct khóa nick của tôi thì chắc các bạn đành phải tự viết hết toàn bộ vậy và thảo luận kiểu nào cũng thành công cốcNgười hùng cô đơn (thảo luận) 12:48, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nhà Nguyễn thời Pháp tuy mờ nhạt nhưng không phải là không có gì đáng kể. Ví dụ như kiến trúc Lăng Khải Định cũng là một nét đặc sắc cho thời kỳ này, Kayani nên nhìn vào chỗ nổi bật chứ không nên nhìn toàn cảnh không.

Kayani cần phải tự làm việc này, trước tôi đã vận động cho quá trình mở lại của Kayani cũng như đã cảnh báo cho Kayani rất nhiều lần. Tmct cũng vậy, Kayani có thể thấy lúc mở khóa cho Kayani không ít người vô chửi bới lung tung như Tmct vẫn đem danh dự của mình ra để thực hiện, nhưng đáp lại một cái, theo ý kiến cá nhân tôi, thì Kayani không có thay đổi gì cả. Nếu Kayani vẫn thực sự muốn hãy vào nói với Tmct, một cách thẳn thắng và thành thật có gì cứ nói lại hết (đừng vòng vo giống như nhiều thảo luận trên đây và cả trong thảo luận), chứ tôi không thể giúp nói lại được cho Kayani nữa đâu; việc mình làm hãy cố gắng tìm phương khắc phục.--Kuang (thảo luận) 21:12, ngày 14 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Việt sử toàn thư của Phạm Văn Sơn tôi có hỏi lại thì do tác giả tự xuất bản năm 1961, in ở Thư Lâm ấn thư quán, cuốn này cũng được xác định là một nguồn đáng tin cậy do nhiều sách khác đã dùng nó làm nguồn dẫn. Nếu Kayani ghi rõ đây là bản cũ trước 1975 (có khoảng trên 800 trang) không phải nguồn từ một trang web nào đó thì có thể dùng được.--Kuang (thảo luận) 06:44, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Năm xuất bản[sửa mã nguồn]

Việt Nam-Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại-Nguyễn Đình Đầu, NXB Trẻ tr 98

Nguyễn Thế Anh-Kinh tế & Xã hội VN dưới các vua triều Nguyễn NXB Văn Học tr 11-12

Cuốn Quốc hiệu và Cương vực qua các thời đại nên bổ sung chính xác vì bản 2005 có khác một chút so với bản 2007 (tôi hiện không giữ cuốn này).--Kuang (thảo luận) 06:22, ngày 16 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ngoại giao[sửa mã nguồn]

Ai làm mất hết 1 đoạn ngoại giao với nhà Thanh rồi ta?Người hùng cô đơn (thảo luận) 03:08, ngày 22 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài viết chọn lọc[sửa mã nguồn]

Bài này khá dài, mong mọi người vào viết bổ sung nốt vài phần còn dang dở để có thể mang ra làm ứng cử viên bài Wikipedia chọn lọc. Newone (thảo luận) 04:24, ngày 25 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bài này còn rất nhiều vấn đề. Hiện nay tôi chưa thể soạn tiếp vì 2 cuốn sách về nhà Ng của giáo sư Ng Thế Anh tôi đã đem đi cho mượn rôì. Chờ vài bữa nữa vậy. Có nhiều đoạn cũng còn viết dông dài và lại trùng lắp (chưa kể bản quyền) còn cần biên tập lại nữa. bạn ráng chờ vậy- Chán wiki, muốn nghỉ mà công việc còn dở dang thế đấy!Người hùng cô đơn (thảo luận) 04:36, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đừng đừng, cứ viết tiếp, thấy vi phạm thì cứ sửa nhé. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 04:47, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đáng chán nhất là có nhiều đoạn nhận định, kiểm tra thì y như rằng đúng chóc từ anh Tr Hữu Quýnh, muốn "quýnh" cho anh này mấy cái quá. Sho làm ơn đừng viết bài này nữa cho tới khi kiếm được sách khác khách quan hơn được ko-Cảm ơn nhiều.Người hùng cô đơn (thảo luận) 15:03, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thì mấy hôm nay mình có viết cái chi đâu ? Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 21:57, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bỏ bớt các đoạn cần phải biên tập lại của anh Quýnh, mong đừng ai soạn thêm gì, chờ tôi gom sách lại viết tiếp vậy.Người hùng cô đơn (thảo luận) 15:20, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hiềm một nỗi là, các con số, số liệu, thông tin chi tiết mà bỏ thì tiếc quá. Với lại cũng có mấy đoạn ông Quýnh viết cũng khá trung lập, có vài chỗ cũng khen, những chỗ ấy để nguyên cũng không sao. Mikhail Alexandrovich (thảo luận) 21:57, ngày 2 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ko lẽ khen giữ laị, chê bỏ đi, thế thì càng ko ổn. Nên gọt hết, từ từ chúng ta sẽ chỉnh lại sau. Với lại thông tin quá chi tiết cũng rôí. Mà nhận định của bác này cũng ko ổn. Như bác này nói thuế nặng, thế nào là nặng? Tỷ giá thời đó thế naò? Làm sao biết thu bao nhiêu % thuế trên thu nhập mà nói nặng hay nhẹ? Nếu chỉ dựa vào 1 quan, 2 quan hơn nhà Lê thì tỷ giá mỗi thời mỗi khác, tiền thời Tự Đức 1 quan chỉ bằng 60 % thời Gia Long (khoảng mức đó, ko nhớ chắc) thì nếu Tự Đức tăng thuế 40 % để bù => Tự Đức bóc lột "nhân dân" hơn Gia Long?Người hùng cô đơn (thảo luận) 06:47, ngày 4 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cái sách gì người ta thấy hay thì người ta cho vào, sao Kayani cứ chỉ đạo người ta không được dùng cái sách mà không ai cấm thế nhỉ?91.204.161.125 (thảo luận) 08:20, ngày 4 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chửi xéo, chửi thẳng[sửa mã nguồn]

Viết về cái Ủy ban KHXH năm 1971 ko phải là tôi chửi xéo các ông ấy mà chỉ là để chặn trước, sau này đừng có ai ôm mấy cuốn "điên điên khùng khùng" đó rồi chỉnh sửa lại bài này theo xu hướng "quan điểm luận" Mác-Lênin như kiểu Cách mạng Anh thôi. Bác Kuang cứ vì vụ này mà giận tôi mãi. Chán! Mong bác thông cảm 1 tí...Người hùng cô đơn (thảo luận) 06:52, ngày 4 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ai cho thày cái quyền chặn mọi người dùng cái sách đó hả thày Kayani? Ngoài thày ra thì ở đâu phán mấy cuốn đó là "điên điên khùng khùng"? thày vẫn không nhớ wiki là của cộng đồng à? 91.204.161.125 (thảo luận) 08:26, ngày 4 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thích thì bác cứ đưa mấy cuốn chửi bới nhà Ng hồi năm 71 với 85 vào đi cho bà con cùng cười.Người hùng cô đơn (thảo luận) 10:28, ngày 4 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bác buồn cười nhỉ. tôi không có quyển đó đâu, nhưng ai muốn chọn ra cái gì hay ở đấy thì cứ dùng chứ.91.204.161.125 (thảo luận) 04:07, ngày 5 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Quan điểm lịch sử của đảng CSVN về nhà Nguyễn (nhà Nguyễn cực kỳ phản động...) được ghi ở đây: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&Itemid=35&id=363 quan điểm này vẫn được dùng trong các sách giáo khoa năm 2009. Xin các bác cho vào đi để bà con cùng xem, vì đây cũng là một mảng lịch sử của dân tộc, quan điểm này ảnh hưởng cả vài thế hệ con cháu chứ không ít.

Cần sắp xếp[sửa mã nguồn]

Lâu lâu trở lại với sử Việt Nam, tôi xin có ý kiến:

Bài này đã có quy mô và dung lượng thông tin tốt, tuy nhiên mấy phần đầu chưa thật hợp lý. Phần "Lịch sử" không nên kể từng triều vua, bởi những thành tựu (hay thất sách) của các vua này cần được chia, nhặt ra đưa "dần" vào các phần dưới: Kinh tế, hành chính, quân sự, khoa cử, chính sách tôn giáo... Bởi vì, từng triều vua đã có bài chi tiết về mỗi người, không cần thiết biến những đoạn đó thành những bài từng ông vua thu nhỏ. Với cách viết hiện nay có những thông tin bị lặp: chẳng hạn Việc ngoại giao hay quân sự lặp một số thông tin đề cập trong thời Minh Mạng... Nên tránh những đoạn như kể chi tiết sự kiện trong 1 triều vua với đạo Thiên chúa năm 1845 thời Thiệu Trị... mà đưa vào phần đối ngoại hoặc tôn giáo (gì đó) bên dưới...--Trungda (thảo luận) 00:59, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mục lục rất dài, xem xuống bên dưới mới thấy có 1 số chỗ phân chia cũng chưa hợp lý:
Mở đầu nói nhà Nguyễn có 3 phần: (1) Giai đoạn độc lập, (2) bị xâm lược và (3) thuộc địa, nhưng bên dưới lại nhét cuộc xâm lược của Pháp (tương đương với 2) vào "Các phong trào chống triều đình", thậm chí Triều Nguyễn thời Pháp thuộc (tương đương với 3) còn bị lu mờ nữa, bị nhét vào 7.3.5.
Theo tôi nên xếp lại: chỉ nên chia 2 thời: (1) độc lập từ Gia Long đến Tự Đức và (2) thuộc địa: tính từ khi bị xâm lược. Trùng thời Tự Đức? Không sao, không trùng. Thời Tự Đức sẽ được chia làm 2: trước và sau khi bị Pháp đánh, để phục vụ cho cách phân chia này. Chúng ta đang viết sử nhà Nguyễn một cách khái quát chứ không theo lệ biên niên từng triều vua, do đó không phụ thuộc vào cái mốc sống chết của từng vua.
Thêm ít nữa: Các phong trào chống triều đình chỉ bao gồm các cuộc khởi nghĩa, không thể cho "Pháp xâm lược" vào đó. Mà trong các cuộc nổi dậy, không thể để Lê Văn Khôi chiếm 1 mục riêng. Trần Trọng Kim dành cho Khôi 1 mục, nhưng ngang hàng với cuộc nổi dậy của Khôi còn có mục cho cuộc nổi dậy của Nông Văn Vân, Lê Duy Lương...
Tóm lại là thông tin tương đối đủ, chỉ cần sắp xếp lại sẽ "ngon" hơn.--Trungda (thảo luận) 01:22, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Khá nhiều chỗ tôi có cảm giác được copy từ bản pdf cuốn Việt Sử Toàn thưViệt Nam sử lược, bởi những câu văn rất không wiki như: gọi vua bằng ngài; "chúng ta", "điều đó cho thấy"... và cũng cần chỉnh lại--Trungda (thảo luận) 18:06, ngày 10 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Còn nhóm của Lê Duy Phụng lại không thấy có? Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất Bắc Kỳ thì phải có chứAssistant (thảo luận) 16:20, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Di sản hay thành tựu?[sửa mã nguồn]

Phần "Di sản" đề cập cả đến công thống nhất và ổn định quốc gia. Thiết nghĩ đây là thành tựu. Di sản chỉ có những phần nêu bên dưới: vật thể và phi vật thể. Tôi chuyển mấy nội dung này vào "nhận định".--Trungda (thảo luận) 15:58, ngày 11 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có 1 số thông tin tuy có nguồn gốc nhưng lại quá dài và lạc đề, cần phải thu gọn lại. Như các đoạn về kinh tế, quan chế tôi nghĩ nên lập 1 bài riêng vì nhà Nguyễn là 1 thời kỳ rất gần với thời nay, thông tin rất nhiều. Nếu gom cả vào 1 bài thì sẽ rất dàiAssistant (thảo luận) 16:17, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đề nghị Assistant giải thích cho từng thông tin chứ không thể nói chung chung như vậy. Có nhiều đoạn bị xóa nhưng tôi không thấy lạc đề ở chỗ nào. Quá dài không phải là vấn đề quan trọng vì có thể tách bài. Hơn nữa, khi xóa bớt cho ngắn thì cần có giải thích tại sao xóa A mà không xóa B.
Tôi phục hồi về bản của Sholokhop. Đề nghị Assistant không tiếp tục xóa nội trước khi giải thích kĩ cho từng điểm và có sự đồng thuận. Cảm ơn.
Tmct (thảo luận) 20:16, ngày 21 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không phải là chỉ có xoá mà tôi còn viết thêm nhưng khi bạn phục hồi thì lại mất hết.Assistant (thảo luận) 02:35, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Các đoạn có vấn đề[sửa mã nguồn]

  • Có một điều đáng chú ý là bộ phận trông coi Hoàng gia, cả dân sự và quân sự, khá phức tạp.[1] Cái này là mang tính nhận xét cá nhân. Nếu thích thì nói "hoàn thiện", "chi tiết". Không thích thì "phức tạp"-Nên bỏ. Wiki không cần những ý kiến kiểu này. Phần trước chỉ ghi chép các cơ quan, không có nhận xét => chấp nhận được.
  • Quan lại nhà Nguyễn ban đầu là những công thần từng theo Nguyễn Ánh chống Tây Sơn, trong đó có cả những người Pháp như Chaigneau, Vanier, ngoài ra còn có một số cựu thần nhà Lê hoặc đỗ đạt thời Lê, ví dụ Nguyễn Du. Về sau, nhà Nguyễn tuyển thêm quan lại thông qua các kỳ thi. Năm 1807 có khoa thi Hương đầu tiên, năm 1822 có khoa thi Hội đầu tiên, sau đó các kỳ thi được tổ chức đều đặn. Tuy nhiên số thí sinh không đông, nên nhiều khi nếu chỉ lấy những người đỗ đạt để bổ làm quan thì không đủ.[2] Một điều thú vị là, theo lệ "tứ bất", các kì thi thời nhà Nguyễn không lấy bất cứ Trạng nguyên nào.-Chi tiết nhỏ quá, nên cắt qua bài quan chế nhà Nguyễn
  • Năm 1811, vua Gia Long ra đạo dụ "Nghiêm cấm lại dịch và kẻ giữ kho không được kiếm cớ làm khó dễ dân để yêu sách, nếu đễ tai hại cho dân thì giết không tha." Ngoài ra, Gia Long và Minh Mạng đã thẳng tay trừng trị rất nhiều viên quan to "nhúng chàm", trong đó có ít nhất 11 Trấn thủ và Hiêp trấn bị cách chức hoặc bị xử tử.[2] -Nhận xét về tình hình quan lại tham ô và nhũng nhiễu người dân, năm 1807 viên quan người Pháp Chaigneau đã nói: "Dân chúng vô cùng đói khổ, vua quan bóc lột thậm tệ. Công lí là một món hàng mua bán, kẻ giàu có có thể công khai sát hại người nghèo và tin chắc rằng với thế lực đồng tiền, lẽ phải sẽ về tay chúng." Năm 1827, vua Minh Mạng bực tức vì quan lại "coi pháp luật như hư văn, xoay sở nhiều vành, cốt chỉ lấy tiền, không được thì buộc tội". Năm 1850, vua Tự Đức than vãn: "Quan vui thì dân khổ, ích người trên thì tốn kẻ dưới... đưa quà cáp xin xỏ làm cái thang bước lên quan trường, hoặc bắt đóng góp khắc bạc làm của cải cho mình tiêu dùng, những tệ ấy không kể xiết." Các quan ngự sử cũng đã nhiều lần đề nghị "túc thanh quan lại". Người dân thì nhận xét: "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan".[2] -Viết quá dài, mất cân đối trầm trọng so với các mục khác-Hay ta sẽ viết bài Tham nhũng nhà Nguyễn?
  • người đầu tiên là Nguyễn Văn Nhàn) và toàn quyền điều hành: "...đều được tùy tiện mà làm rồi sau mới tâu...". Giúp việc có 3 Tào: Hộ tào kiêm chức của Công phòng, Binh tào kiêm chức của Lại phòng, Hình tào kiêm chức của Lễ phòng. Nói chung các trấn được giữ như cũ, đối với các trấn ở Đàng Ngoài ban đầu do Trấn thủ đứng đầu, giúp việc có hai Ti: Tả thừa gồm 3 phòng Lại, Binh, Hình; Hữu thừa gồm 3 phòng Hộ, Lễ, Công.[1][3]
  • Năm 1804, đối với các dinh trấn ở Đàng Trong, vua Gia Long bỏ các ti Xá tai, Lệnh sử để thống nhất với Đàng Ngoài. Ngoài ra còn 3 đạo Long Xuyên, Kiên Giang, Thanh Bình (chưa nâng thành trấn) chỉ đặt một ti nắm luôn cả sáu phòng Lại, Binh, Hình, Hộ, Lễ, Công. Năm 1808, năm trấn cực nam (sau trở thành 6) cũng hợp thành một Tổng trấn với tên gọi Gia Định thành, cũng có Tổng trấn (người đầu tiên là Nguyễn Văn Nhân), 3 Tào và hệ thống quan chức giống như Bắc Thành.[1][3]
  • Như vậy, qua việc cố gắng thống nhất cấu trúc chính quyền địa phương, nước Việt Nam thời Gia Long vẫn tồn tại hai khu vực gần như độc lập ở miền Bắc và miền Nam. Hơn nữa, cấu trúc chính quyền ở Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ vẫn còn có những khác biệt, chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Điều đó sự quản lý một đất nước thống nhất và quyền lực của chính quyền Trung ương. Để giải quyết việc này, Gia Long đã cho sửa sang và xây đắp thêm các hệ thống đường giao thông trên toàn quốc và xây dựng một hệ thống trạm dịch để chuyển các văn thư, giấy tờ, mệnh lệnh; cho đặt đến 98 trạm trên cả nước, đến thời Minh Mạng con số này còn tăng thêm nhiều, tới 147. Tuy nhiên, đây chỉ là một giải pháp quá độ, như lời vua Minh Mạng: "quyền nghi tạm đặt", và sự quản lý của triều đình đối với các địa phương vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn do sự thiếu thống nhất này.[1]
  • Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ hết các tổng trấn, đổi các dinh, trấn trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên. Thừa Thiên, nơi chứa kinh đô Phú Xuân là phủ trực thuộc Trung ương. Như vậy là cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.[1][3]
  • Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc (mỗi người phụ trách 2-3 tỉnh và chuyên trách 1 tỉnh) và Tuần phủ (dưới Tổng đốc, phụ trách chỉ 1 tỉnh). Giúp việc có Bố chánh sứ ti lo về thuế khóa, hộ khẩu, hành chính; Án sát sứ ti lo về an ninh, luật pháp. Phụ trách về quân sự có chức lãnh binh. Tất cả các quan chức đứng đầu tỉnh đều do chính quyền Trung ương trực tiếp bổ nhiệm, và thường là võ quan cao cấp (về sau nhà Nguyễn mới bổ dụng thêm các quan văn).[1][3] Ở đây ta thấy hệ thống chính quyền được phân biệt rõ rệt giữa Trung ương và địa phương, và trong hệ thống này nhà vua, người đứng đầu đất nước, nắm nhiều quyền lực hơn hẳn so với các thời kỳ trước[1].

Đến thời Minh Mạng, để nhất thể hóa các đơn vị hành chính trong cả nước, năm 1831-1832 nhà vua thực hiện một cuộc cải cách hành chính lớn, theo đó bỏ hết các tổng trấn, đổi các dinh, trấn trấn thành tỉnh. Đây là lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở Việt Nam. Năm 1831, Minh Mạng đổi các trấn từ Quảng Trị trở ra thành 18 tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Yên, Sơn Tây, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Hưng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng. Vùng còn lại ở phía Nam được chia làm 12 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Phiên An, Biên Hòa, An Giang, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên. Thừa Thiên, nơi chứa kinh đô Phú Xuân là phủ trực thuộc Trung ương. Như vậy là cả nước được chia làm 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.[1][3]


Cái này là đủ viết thêm 1 bài khác rồi, đọc hết chắc cũng nhức đầu....Viết về những cái cơ bản và xuyên suốt thôi. Những cái quá độ chỉ nên ghi vài dòng vắn tắt. Các tỉnh thì phải giữ lại vì nó kéo dài và ảnh hưởng tới cách phân chia ngày nay nữa.


  • Ở đây ta thấy hệ thống chính quyền được phân biệt rõ rệt giữa Trung ương và địa phương, và trong hệ thống này nhà vua, người đứng đầu đất nước, nắm nhiều quyền lực hơn hẳn so với các thời kỳ trước[1]. -Ta thấy là ai thấy? Áp đặt quan điểm của tác giả chăng?

Tất cả những việc làm đó đã góp phần điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp nói chung và nội thương nói riêng[4]-Tại sao đoạn này Tất cả những việc làm đó đã góp phần điều kiện rất thuận lợi lại bổ sung cho đoạn trên "Việc thống nhất đất nước vào đầu thế kỷ XIX là một điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phục hồi .....Cả thảy 98 trạm. Còn từ Bình Thuận trở vào phía nam đến Hà Tiên thì phải đi đường thủy."[5] Khi chúng từ 2 sách khác nhau? Lạ quá.

  • Họ được tổ chức theo chế độ công tượng, làm việc theo ban (hoặc 6 tháng hay 1 năm)[6], và được triều đình cấp một phần ruộng khẩu phần khá lớn, gần như binh lính[7]. Lương bổng gồm gạo và tiền, cao thấp tuỳ theo công việc nhưng công việc rất nặng nhọc và chịu sự giám sát gắt gao của các đốc công[6], ruộng khẩu phần thì xương xẩu do ruộng tốt đã bị cường hào cưỡng chiếm làm ruộng tư. -Ai cũng bị lấy ruộng hay chỉ 1 số người-Lại không rõ ràngAssistant (thảo luận) 02:52, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]
  • Mặc dù vậy, do tính chất tập trung, tay nghề của người thợ rất cao và các sản phẩm làm ra đều có chất lượng tốt. -lại nhận xét cá nhân, các sản phẩm làm ra đều có chất lượng tốt-Tốt cỡ nào...chế đồ được thì cũng chưa chắc là chất lượng OK
  • do được tiếp xúc với nền công nghiệp cơ khí phương Tây và cũng là do yêu cầu của Nhà nước, tinh thần sáng tạo của người thợ thủ công Việt Nam trong các công xưởng đã được kích thích và họ đã sáng chế được nhiều máy móc tiên tiến và có chất lượng vào thời đó-Do bọn vua chúa kêu họ xem mẫu và làm lại thì có. Tinh thần sáng tạo gì ở đây?
  • Hơn nữa thuế khá nặng: theo quy định năm 1823 các thổ tù phải nộp tới 10 vạn cân đồng đỏ, còn thuế sắt hàng năm cũng lên tới 8970 cân[8]. Việc khai mỏ được chia làm 4 lực lượng-Thuế cũng thay đổi theo thời gian, tuỳ theo từng mỏ, sao lại lấy năm cao nấht ra àm đổ đồng hết vậy. Tôi có sách về vụ này, sẽ viết bổ sung sau.
  • Trong tình hình kinh tế nông nghiệp Việt Nam thời đó thì ruộng đất vẫn là tư liệu sản xuất chủ yếu của đại đa số người dân và là nền tảng cơ bản của nền kinh tế, vì vậy nhà Nguyễn khi lên nắm quyền cũng đã tập trung giải quyết vấn đề ruộng đất cho người dân. Có điều, vương triều Nguyễn đã gặp phải khá nhiều thách thức lớn. Ví dụ: năm 1803 quan lại Bắc Thành báo cáo rằng đến cuối thời Lê, ruộng đất đã bị "cường hào kiêm tinh mỗi ngày một quá"[9] hoặc khi nhà Tây Sơn bỏ các luật cũ, "dân gian nhiều người đổi ruộng công thành ruộng tư, cũng có kẻ tạ sự việc công mà cầm bán ruộng công". Hơn nữa, do sổ sách mất mát nhiều, nên "cách ghi chép không được thực", "dân xiêu tán nhiều, ruộng đất bị làng bên chiếm đoạt"[10].
  • Vì vậy, ngay từ năm 1803, vua Gia Long đã cho tiến hành một đợt đo đạc ruộng đất rất quy mô và lập "địa bạ" của các xã. Sau nhiều lần làm đi làm lại, cuối cùng năm 1820 bộ Hộ chính thức báo cáo: diện tích ruộng đất cả nước là 3.076.300 mẫu và 26.750 khoảnh. Đến thời Minh Mạng, lại lập thêm địa bạ nơi các xã chưa làm và cuối cùng, sau đợt đo đạc ruộng đất Nam Kì năm 1836, việc đo đạc ruộng đất của Đại Nam xem như hoàn tất. Năm 1840, bộ Hộ báo cáo: toàn lãnh thổ Đại Nam có 4.063.892 mẫu ruộng phải trả thuế, riêng Lục tỉnh Nam Kỳ có hơn 630.075 mẫu. Trong số hơn 4 triệu mẫu ruộng phía trên có 3.396.584 mẫu tư điền và công điền, trong số 3,3 triệu này lại có đến 2.816.221 mẫu tư điền và chỉ có 580.363 mẫu công điền, chiếm tỉ lệ 17%[10].
  • Rõ ràng, việc ruộng tư áp đảo so với ruộng công là một thực tế của Đại Nam thời đó, không chỉ ở Nam Kì mà ngay ở Bắc Kì cũng có nhiều xã hầu như không hề có ruộng công. Tất nhiên, không phải phần lớn ruộng tư đều tập trung vào tay một số ít địa chủ như trước và cũng không thể nói là phần lớn ruộng tư này nguồn gốc là do kiêm tinh trái phép ruộng công. Thật ra thì hiện tượng những địa chủ cực lớn có rất nhiều ruộng tư không còn trong thời Nguyễn. Tuy nhiên, một thực tế là vẫn còn rất nhiều nông dân không có ruộng đất hoặc vẫn phải trông chờ vào khẩu phần ruộng công quá ít ỏi. Vì vậy năm 1803 quan lại Bắc Thành đã từng đề nghị sung công một phần lớn ruộng tư[9] nhưng triều đình Nguyễn chưa chấp nhận cách này, mà xóa bỏ ruộng đất công thì chắc chắn không thể được. Cuối cùng triều đình quyết định tìm giải pháp ở chế độ quân điền.
  • Ngay khi mới lên ngôi, vua Gia Long đã phải ra lệnh cấm bán ruộng đất công và quy định chặt chẽ việc cầm cố loại công điền công thổ này để bảo đảm đất cày cho mọi người nông dân. Đạo dụ năm Gia Long thứ 2 (1803) có ghi rõ:"Theo lệ cũ thì công điền công thổ cho dân quân cấp, đem bán riêng là có tội, do đó nhân dân đều được lợi cả. Từ đời Tây Sơn bỏ hết luật cũ, dân gian nhiều người đổi ruộng công làm ruộng tư, cũng có kẻ tạ sự việc công mà cầm bán ruộng đất công...Phàm xã dân có công điền công thổ đều không được mua bán riêng, làm trái là có tội. Ai mua nhầm thì mất tiền..."[11] Năm 1804 Gia Long ban hành phép quân điền, theo đó mọi người đều được chia ruộng đất công làng xã, trong đó các vương tôn quý tộc được chia 18 phần, quan nhất phẩm là 15 phần, rồi cứ tuần tự hạ dần cho đến dân nghèo là 3 phần. Và, cũng theo lệ, các quan lại có phẩm hàm được ưu tiên chia trước, sau đó là đến binh lính và cuối cùng là dân thường.[10] Năm 1831, Minh Mạng nhắc lại nguyên tắc trên.
  • Tuy nhiên, việc quân điền không có tác dụng như triều đình mong đợi do tỉ lệ ruộng tư quá áp đảo, chỉ quân điền ruộng công thì cũng không thay đổi bao nhiêu về tỉ lệ ruộng đất. Hơn nữa mỗi làng vẫn cứ chia ruộng theo tục lệ riêng của mình và kết quả là nhiều dân nghèo vẫn không có đủ ruộng đất. Đặc biệt ở Bình Định, theo báo cáo của ông Vũ Xuân Cẩn, tổng đốc Bình-Phú thì năm 1838 ở đây chỉ có 5000 mẫu ruộng công nhưng lại tới 17000 mẫu ruộng tư, mà ruộng tư thì bọn hào phú chiếm cả, người nghèo gần như không có gì. Còn Thương thư bộ Hộ Hà Duy Phiên báo cáo rằng công điền là 6-7 ngàn mẫu nhưng tư điền thực ra lại tới 7 vạn mẫu, mà "nhà hào phú kiêm tính đến một hai trăm mẫu, người nghèo không một thước, một tác đến nỗi phải làm đầy tớ cho người". Thậm chí vì số ruộng công quá ít mà "các quan viên không cứ chức phẩm cao thấp đều xin thôi dự cấp".[10]


Hình như đã có đoạn ghi tóm gọn vụ này. Mà sao có vẻ chép lại nguyên xi không thêm bớt thế nhỉ? Chờ kiếm lại cuốn đại cương đã.

Thứ nữa là 1 số câu khi nói "xâm lược" theo tôi là tỏ 1 thái độ chưa khách quan lắm. nên dùng "xâm lăng" hay "tấn công" sẽ xuôn tai hơn. Ông Trần Văn Giàu khi viết về thời Pháp tấn ơông cũng đề là "Chống xâm lăng" mà.Assistant (thảo luận) 03:02, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về các đảng phái chính trị thì lạc đề vì đây là bài nhà Nguyễn. Chỉ nên nói những hpoạt động gì của các ông vua triều nguyễn hay các ông quan trong thời kỳ Pháp thuộc thôi. các đảng phái nên cho sang bài Pháp thuộc hay Lịch sử VN từ 1858-1945Assistant (thảo luận) 03:04, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]


Mong các bác cho biết ý kiến, cái nào nên bổ sung vào lại?Assistant (thảo luận) 06:01, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Rất hoan nghênh ý kiến của Assistant. Tôi ủng hộ quan điểm làm gọn lại bài viết, không nhất thiết cho hết những gì trong sách có và không nhất thiết cho hết những gì quá chi tiết vào bài. Quan điểm tổng quát xuyên suốt là cần thiết, như tôi vẫn hay bàn từ trước - chỉ tập trung vào chủ đề đang viết. Những gì chi tiết hơn có thể đề cập trong bài riêng.
Tuy nhiên, vì bài đã rất dài, để cho mọi người có thể theo dõi đoạn nào ở mục nào, Assistant nên "đánh dấu" rõ hơn, với nội dung trích có thể để nghiêng hoặc đưa vào ngoặc kép hay cho lùi vào... để dễ nhìn và theo dõi, từ đó mới có ý kiến cụ thể. Hiện giờ gần Tết không có nhiều thời gian để rà kỹ từng đoạn, tạm thời tôi nêu vài ý kiến:
1. Vũ vương là chữ do Nguyễn Phúc Khoát tự xưng. Bởi Khoát xưng Vũ nên cái âm Vũ này mới phải kiêng và "dân gian" phải đọc thành . Do đó cần trả lại chữ vương cho Khoát.
2. Đoạn nói về các tỉnh thời Minh Mạng, nên giữ vì đó là một mốc lịch sử. Việc đề cập đủ tên các tỉnh là chi tiết cần thiết.
3. Các Đảng phái sao lại kể nhiều: trước đây Kuang, Kayani và Sholokhov dừng lại khi đang soạn dở dang phần kết thúc của nhà Nguyễn. Sở dĩ tôi đưa họ vào để thấy rằng: nhà Nguyễn hoàn toàn làm "phỗng", không có vai trò gì trong việc đưa VN thoát khỏi cảnh đô hộ. Ở đây chỉ kể tên các đảng phái ra chứ không hề nói họ hoạt động qua quá trình thế nào mà chắc mọi người đều biết: riêng giai đoạn 1919-30 và 1930-45 người ta đã soạn đủ 2 quyển LS VN dày hơn 500 trang mỗi cuốn. Nhắc đến họ trong vài dòng thực ra là buộc phải nói, nếu không sẽ là thiếu: bỗng dưng vì sao mà VN độc lập? Có chính phủ Trần Trọng Kim thay Nội các Phạm Quỳnh, nhưng vì sao sau đó Chính phủ này lại không phải "tác giả ghi bàn" của việc độc lập VN và kết thúc nhà Nguyễn? Tôi vốn rất sợ "lạc đề" và dài dòng trong các bài viết nhưng việc nói các đảng phái trong trường hợp này là để nói đủ kẻo thiếu. Nói quá tắt thì "gãy thông tin" người đọc không thạo trong lĩnh vực LS không hiểu ra sao.
Tạm thời 3 ý kiến như vậy, có thời gian bàn tiếp.--Trungda (thảo luận) 07:33, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Như tôi hiểu thì "xâm lăng" hay xâm lược là 1; chỉ có 2 chữ này khác với "tấn công" mà thôi. Thay chữ thì vẫn như vậy--Trungda (thảo luận) 09:36, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đoạn nhận định[sửa mã nguồn]

Về nhận định của Nguyễn Hào Hải: cần xem lại vì mấy lý do.

1. Nguyễn Hào Hải (khá vô danh nhỉ) cho rằng: khi Pháp sang mà VN còn lạc hậu thế thì đến Tây Sơn cũng thua. Vâng, nhưng sao tác giả lại đặt 1 câu dạng "điều kiện không có thật" thế nhỉ? Tác giả có biết rằng: chẳng những Nguyễn Huệ, mà cả Nguyễn Ánh và con Ánh là Đảm rất coi trọng học phương Tây không? (trong bài có nói rất rõ phần Quân sự nhà Nguyễn). Chẳng qua là do đến thời Tự Đức - ông này quay trở lại con đường phương Đông nên bị lạc hậu về quân sự. Cái thời Tây Sơn mất và thời bị Pháp đánh đã rất xa nhau (> 50 năm), sau thế hệ của ông Huệ, ông Ánh, có trời mà biết những người kế tục làm gì. Tôi đặt giả thiết: cháu Huệ, con Toản lại giỏi hơn cả Ánh thì sao? Có khi có chính sách khác thì sao? (nói thêm: Ai trực tiếp có mặt ở thời điểm lịch sử đó thì phải có trách nhiệm, thế thôi; nếu không thì "nhường ngôi" cho người khác đi để người khác đứng ra chịu trách nhiệm mất nước cho!!!:D)

2. Muốn dùng ý kiến này, có thể dừng lại ở mấy chữ "trình độ lạc hậu" để có thêm 1 ý kiến cho rằng điều đó là tất yếu, thế thôi. Và đưa lên trên cho cùng "nhóm" với ý kiến của Phạm Văn Sơn. Sa vào mấy chữ nói về Tây Sơn thì đã quá đà. Biết đâu nếu Tây Sơn hạ được Nguyễn thì trước 1858 nó lại bị 1 triều đại khác lật đổ thì sao? Mà biết đâu với chính sách của mình, Tây Sơn (hoặc cái triều đại thay Tây Sơn đó) lại tránh được việc Pháp đánh năm 1858 thì sao? Hoặc là xâm lược muộn hơn thì sao?? vv... Nhiều giả thiết lắm đó ông Hào Hải!--Trungda (thảo luận) 08:13, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chính xác, nhưng chắc bác cũng đồng ý là chưa chắc gì Quang Trung, Quang Toản và con cháu ông này phát triển theo phương Tây. Bằng cớ là Quang Trung cũng tổ chức chính quyền theo xu hướng Nho giáo truyền thống như việc mời các Nho sĩ có tiếng tăm như Nguyễn Thiếp, Ngô Thì Nhậm...ra làm quan và tổ chức bộ máy lãnh đạo theo kiểu cũ đó thôi.
Mà biết đâu với chính sách của mình, Tây Sơn (hoặc cái triều đại thay Tây Sơn đó) lại tránh được việc Pháp đánh năm 1858 thì sao?-Cái này cũng chính xác, vì Quang trung hăm he tấn công quân Thanh để "đòi" lại 2 tỉnh Lưỡng Quảng. Hậu quả...mọi người cũng sẽ hiểu. Lịch sử là dựa trên quyết định của những cá nhân mà. Dù sao thì đây cũng là 1 ý kiến không phải không có lýAssistant (thảo luận) 10:46, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi đã nói rằng có trời biết những người sau ông Huệ và ông Ánh làm gì. Tôi ko định sa vào Tây Sơn nữa lạc đề. Cụ (Ánh) và ông (Đảm) đi trước hay như thế (về quân sự) mà cháu (Nhậm) còn không theo thì biết làm sao? Tóm lại là điều Nguyễn Hào Hải nói rất chủ quan và không dùng hết được, chỉ có thể trích vài chữ mà thôi.--Trungda (thảo luận) 14:39, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ý kiến của Sholokhov[sửa mã nguồn]

"bộ phận trông coi hoàng gia khá phức tạp": Nếu vậy thì các ý kiến của giáo sư Phan Huy Lê, Nguyễn Phan Quang,... phía dưới cũng là nhận xét cá nhân của các ông ấy và cần phải bãi bỏ ? Tại sao assistant không tìm nguồn chứng minh bộ phận trong coi hoàng gia là không phức tạp, thay vì xóa một câu nói có nguồn rõ ràng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Nếu đã có nguồn thì mấy chữ "phức tạp" gây tranh luận này không thành vấn đề, có thể để được.--Trungda (thảo luận) 02:18, ngày 23 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Quan chế : Ừ, tôi đồng ý với assistant ở chỗ này. Thú thật là tôi mắc bệnh dài dòng, cái gì cũng muốn đưa thật chi tiết vào. Cảm ơn đã nhắc nhở. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Thủ công nghiệp:Assistant hãy tìm cho tôi nguồn nào nói người thợ thủ công không sáng tạo, không chế tạo được đồ chất lượng tốt, không chịu sưu cao thuế nặng, chứ nguồn của tôi là có nguồn rõ ràng và assistant không nên xóa những cái có nguồn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Thuế khai mỏ: Đồng ý, tôi chờ assistant. Viết mau mau nhé. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ruộng đất:OK. Tôi sẽ chờ assistant. Mà nói chép nguyên xi thì tôi phản đối nhé. Tôi chưa thấy có đoạn nào "tóm gọn" vụ này, chỉ có đoạn nói Gia Long ban phép quân điền chứ không nhắc đến tình trạng ruộng đất và những khó khăn của triều đình Nguyễn khi giải quyết ruộng đất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:42, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Kết cấu[sửa mã nguồn]

Tôi thấy hiện tại kết cấu có những mục quá nhỏ, chữ rất bé; mà trong cái mục "bé" đó lại có nội dung khá dài chữ không ngắn. Mọi người thử nghĩ xem nên sắp đề mục ra sao. Có cần thiết chia nhỏ đến thế không?--Trungda (thảo luận) 09:42, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Mục nào vậy, bác có thể nói rõ ra cho mọi người góp ý không?Assistant (thảo luận) 10:49, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Trừ phần khai hoang, còn lại những mục 4 chữ số đều dài. Có nên đẩy vài phần 3 chữ số lên 1 nấc?--Trungda (thảo luận) 14:55, ngày 22 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đoạn bổ sung "Nguyên nhân mất nước"[sửa mã nguồn]

Assistant mới bổ sung phần "Nguyên nhân mất nước" theo ý kiến của Trần Xuân An. Có mấy vấn đề cần bàn:

  1. Đến thời điểm tôi viết thảo luận này, chú thích đó dẫn đến 1 liên kết chết
  2. Tài liệu của Lê Tiến Công (mà Trần Xuân An phản bác) là một công trình tốt nghiệp cử nhân, có đáng đứng cạnh những ý kiến của người cỡ Phan Huy Lê hay Phạm Văn Sơn hay Nguyễn Phan Quang không? Tôi sợ những khoá luận đại học như vậy "hơi bị nhiều" và còn nhiều chỗ đáng nói (chắc chắn trong hội đồng chấm sẽ bàn xuôi ngược)
  3. Dù rằng có liên kết được thì ý kiến mà Xuân An phản bác Tiến Công cũng được đăng trên 1 web cá nhân, phải chăng là công trình chưa công bố?
  4. Một vướng mắc nữa về ý kiến bổ sung của Xuân An bên dưới, sau khi phản bác Tiến Công: Xuân An lại vơ cả trách nhiệm của giáo dân và "bộ phận lớn nhân dân ngoài bắc" có chung trách nhiệm với nhà Nguyễn trong việc mất nước!!! Tôi không biết ông An nói nghiêm túc hay đùa, mà phải chăng vì cái ý kiến kiểu đùa này của An mà nó chưa /không được in thành sách? Nó khác gì cái kiểu nói của Nguyễn Hào Hải mà tôi đã bàn bên trên?

Tức cười! Tại dân Bắc khởi nghĩa làm nhà Nguyễn bị phân tán nên (ko đủ sức đánh Pháp nên) mới mất nước!! Sao kỳ cục zậy? Nếu truy trách nhiệm kiểu đó thì có phải tại chúa Nguyễn "bố láo" dám chống chúa Trịnh nên nhà Lê mới không thống nhất được đất nước không (dơ tay chịu trói???)? Có phải tại Tây Sơn "hỗn hào" đánh Thăng Long nên vua Lê mới phải rước quân Thanh không (sao chúa Trịnh không rước ai)? Có phải tại dân Bắc phản bắt Cảnh Thịnh nên Tây Sơn mới mất không? Có phải tại Tây Sơn "ngỗ ngược" đánh chúa Nguyễn nên Nguyễn Ánh mới phải gọi người Pháp vào không? Truy cứu xa nữa thì có phải Chiêm Thành và Chân Lạp mất đất là do chúa Trịnh dồn ép chúa Nguyễn quá không (dân Chiêm kiện Trịnh!!!)?

Sao nhà Nguyễn không tự hỏi: mình làm gì mà để dân chống nhiều thế? Lại có người đi thanh minh giùm bằng cái cách không giống ai!!

Bởi vì cái tính tự phụ, cho mình là trung tâm văn hoá, không muốn cho đám miền Nam, miền Trung "ngu dốt", "sống chung với lũ man rợ Chân Lạp, Chiêm Thành" cai trị của dân Bắc đấy. Sao dân miền Nam (vụ Khôi là vì lý do cá nhân), miền Trung ko chống triều Nguyễn mà dân Bắc nổi lên ào ào, như thằng giặc Lê Duy Phụng cà chớnAssistant (thảo luận) 12:58, ngày 2 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi rất ngán ngẩm đọc các ý kiến nửa thật nửa đùa kiểu như vậy. Vài ngày nữa:

  1. đường dẫn vẫn không thông, đề nghị xoá; hoặc:
  2. Không có nội dung nào bổ sung chi tiết hơn, rõ ràng hơn hơn, đề nghị xoá;
  3. Chỉ dùng đựơc khi nào Trần Xuân An in được những nội dung này thành sách.--Trungda (thảo luận) 16:15, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Xin nêu ý kiến của một nhà nghiên cứu trên báo Thể thao văn hoá dịp cuối năm 2008, ngay sau khi Hội thảo "xem lại nhà Nguyễn" vừa kết thúc. Theo đó, tác giả cho rằng: chúng ta rất cần tỉnh táo, không phải cứ trước đây "nhất định chê" (nhà Nguyễn) thì bây giờ phải nói "nhất định khen" - hoàn toàn ngược lại mới là được, là đúng. "Minh oan" giúp bằng mọi giá, mọi cách nói cũng là 1 biểu hiện của cái sự "nhất định khen" cho ngược với cách nói trước kia. Điều GS Lê nói đã đúng và đã đủ (dài), dường như chả còn thiếu gì. Ai cũng hiểu cần khách quan hơn với nhà Nguyễn, nhưng không có nghĩa là cứ "nói đỡ" bằng mọi kiểu mà xuôi.--Trungda 16:28, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

hihi, lại cái nguồn vỉa hè quán cóc ở đâu thế nhỉ?79.174.64.146 (thảo luận) 17:57, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đang đọc ý kiến của mấy người có "tầm", đọc các ý kiến "tầm thấp" của Công và An rất buồn cười. Thực chất là bài góp ý cho 1 SV sắp tốt nghiệp. Tôi đã xoá mấy đoạn đó.--Trungda (thảo luận) 01:44, ngày 2 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Về ý kiến của Phan Phát Huồn mà Assistant (được xác định là Kayani) bổ sung:

Quân dân Việt Nam phải thảm bại trước các chiến thuyền Pháp đến xâm lược vào thế kỷ XIX...Sự thất bại đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là tinh thần đoàn kết của dân tộc đã bị rạn nứt. Nguyên nhân thứ hai là triều đình Huế cùng với sĩ phu Văn Thân, Cần Vương quá lạc hậu không chịu nghe theo những đề nghị tiến bộ và thiết thực của giới Công giáo mà đại diện là Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ và Trương Vĩnh Ký. Lý do nào đã gây nên tinh thần đoàn kết dân tộc bị rạn nứt? Câu trả lời chính xác vẫn không ngoài vấn đề chia rẽ lương và giáo. Lẽ tất nhiên người Pháp đã khai thác triệt để kẽ hở này để đánh chiếm và cai trị Việt Nam ngót một trăm năm.

Assistant - Kayani vẫn tiếp tục phong cách vặn nguồn:

  1. Theo chú thích thì ở Giáo sử Việt Nam XB năm 1958, Chương 28 (!), nhưng chắc chắn rằng Assistant đã lấy ở chỗ này hoặc một nơi nào đó tương tự nên ko có số trang tại chú thích.
  2. Đọc chương 28 thì đoạn trên do Assistant "chế lại" từ Phan Phát Huồn. Bản thân ông Huồn không hề có đoạn nào viết nguyên văn như trên, vậy mà Assistant lại viết theo kiểu "trích dẫn ngoặc kép" (!)
  3. Trang 10 chương 28 trên (bản pdf), ông Huồn chỉ trích văn thân và Cần vương (1 câu rời, ko hề dính tới đoạn trên do Assistant chế lại) "ko nghe theo đề nghị tiến bộ của Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ..."; nhưng Assistant thêm mấy chữ "... thiết thực của giới Công giáo mà đại diện là...".
  4. Mấy câu cuối không rõ nằm ở chỗ nào của chương 28 đó. Tôi ko muốn mất nhiều công hơn để dò tìm vì cách làm của Kayani đến nay vẫn không hề thay đổi.

Điều đó khiến cái gọi là "đoạn trích ý kiến của Phan Phát Huồn" bị xoá.--Trungda (thảo luận) 16:32, ngày 3 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Lịch sử[sửa mã nguồn]

Trong ngành này, thế kỷ thứ 19 sẽ được ghi là Thế kỷ XIX chứ không bằng số 19, cũng như Napoléon I chứ ko phải Napoléon 1-bác nào đã sửa xin vui lòng lưu ýAssistant (thảo luận) 12:58, ngày 2 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cho hỏi 1 tí[sửa mã nguồn]

Các bác sao không nhập phần ngoại giao của Lào và Cam làm 1 cho gọn. 2 nước này chỉ là những nước nhỏ, chẳng ảnh hưởng gì mấy tới VN cả118.68.105.151 (thảo luận) 03:43, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Sẵn cái em nhớ Garnie mang cấp bậc trung tá mà? Sao lại đại tá nhỉ?118.68.105.151 (thảo luận) 04:03, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn cứ chữa và nêu nguồn là được thôi mà.--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 16 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đoạn mới bổ sung từ Olivier Tessier[sửa mã nguồn]

Bạn thành viên mới bổ sung 1 đoạn trong phần các cuộc nổi dậy chống triều đình từ Olivier Tessier:

"Tuy kinh đô của đất nước mới thống nhất được di dời vào Huế, các vua đầu triều Nguyễn vẫn bày tỏ mối quan tâm đặc biệt nhằm phục hồi tình hình kinh tế-xã hội ở Bắc Hà, đã bị buông lỏng sau nhiều thập kỷ chiến tranh và tan tác. Để tỏ rõ quyền uy khắp mọi miền, triều Nguyễn lo việc xây dựng lại cầu, đường, bến sông, nhưng cũng dựng lên những thành lũy theo kiểu Vauban để trấn áp khởi nghĩa của nông dân. Đấy là một trong những nghịch lý của nửa đầu thế kỷ XIX: việc thiết lập một chế độ quân chủ chuyên chế đòi hỏi phải hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của châu thổ sông Hồng, việc tăng cường kiểm soát dân chúng bằng một bộ máy quan liêu tham nhũng đã gây nên sự bất bình ngày càng tăng của nông dân khiến trong nhiều trường hợp họ đã nổi dậy. Cho nên, các thủ lĩnh nông dân như Phan Bá Vành, các quan lại còn luyến tiếc nhà Lê, đã lôi kéo hàng ngàn nông dân nghèo và cầm cự trong sáu năm (1821-1827) chống lại binh lính ở vùng biển Quảng Yên (Sơn Nam). Nếu các cải cách hành chính của Minh Mạng nhằm lập lại trật tự trong nước, đã tạo nên một thời kỳ lắng dịu, thì cuộc khủng hoảng dưới triều Tự Đức lại mở rộng để lên đến đỉnh cao năm 1850 với việc tràn qua của các phe đảng Trung Hoa tránh sự đàn áp sau cuộc khởi nghĩa của Thái Bình Thiên Quốc "

Thiết nghĩ đưa vào như vậy hơi dài, chỉ nên lấy từ đoạn được đánh dấu nghiêng bên trên: "việc tăng cường kiểm soát dân chúng bằng một bộ máy quan liêu tham nhũng...". Những câu phía trên hầu như ko liên quan và ko ảnh hưởng tới "câu chuyện" về những cuộc nổi dậy.--Trungda (thảo luận) 07:31, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Có liên quan chứ, vì để kiểm soát nên mới có bộ máy nặng nề, bạn cứ như là kể tội nhà Nguyễn vậy. Một câu nguyên vẹn mà bị mất khúc đầu hay đuôi sẽ bị biến dạng và đảo nghĩa nhiều đấy118.68.202.98 (thảo luận) 16:42, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ đưa đoạn tổng số cuộc khởi nghĩa và đoạn cuối, các thành phần bị ảnh hưởng nặng và dễ nổi dậy nhất (để chuẩn bị bổ sung cho bài "giặc Phụng"). Các đoạn khác do thành viên IP đưa vào tôi không chịu trách nhiệm. Rotceh (thảo luận) 09:02, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Ok, tôi sẽ chỉnh.--Trungda (thảo luận) 09:08, ngày 18 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tăng cường bộ máy sau khi lên nắm quyền là bình thường, ko cần phải dẫn ra. Vấn đề là nhà Nguyễn đã dùng 1 bộ máy "quan liêu và tham nhũng" nên dân mới phản kháng. Điều này Olivier Tessier vạch ra chứ tôi ko có ý định kể tội nhà Nguyễn.

@118.68.202.98: Hãy đăng nhập và sửa bài. Nên chọn những gì sát thực với chủ đề. Bài đó vốn chỉ tập trung nói về vấn đề xây dựng hạ tầng của nhà Nguyễn, ko tập trung vào chủ đề "dân nổi dậy". Đừng copy nguyên 1 đoạn dài.--Trungda (thảo luận) 04:14, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi không rõ đăng ký thế nào. Thứ nữa là bạn nên thấy, ông TS đã cho thấy rõ, do triều Nguyễn muốn phục hồi kinh tế Bắc Hà, xây dựng lại hạ tầng nên xây dựng 1 bộ máy nặng nề, bởi vậy nên mới một trong những nghịch lý của nửa đầu thế kỷ XIX. Một bộ máy nặng nề là nguyên nhân phát sinh tham nhũng, từ đó dẫn tới loạn. Nhắc lại cho bạn thấy rõ-vấn đề xây dựng hạ tầng ở Bắc hà -> bộ máy nặng nề -> làm phát sinh tham nhũng -> dân bực mình, nổi loạn -> nghịch lý của TK XIX. nếu bạn chỉ ghi phát sinh tham nhũng -> dân bực mình, nổi loạn => thiếu và làm lệch ý118.68.2.76 (thảo luận) 05:17, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ko chuẩn xác. Nhiều triều đại cũng muốn "phục hồi", "củng cố", "ra oai" khi mới lên (Lý, Trần...) nhưng bộ máy ko nặng nề và ko tham nhũng nên ko gặp phải vấn đề này. Cái lỗi của nhà Nguyễn là ko có cách dựng 1 bộ máy cai trị hiệu quả mà vẫn ko tham nhũng và ko nặng nề. Nói ra những vấn đề bên trên nữa thì quả là dông dài.
Bạn sửa bài và thảo luận thành thạo như vậy mà lại ko biết đăng ký thành viên thì thật khó tin.--Trungda (thảo luận) 07:49, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn có biết là nhà Lý- Trần viết sử kém cỏi thế nào không? Không có quốc sử quán, không có cơ quan chuyên môn chép sử-ko nặng nề và ko tham nhũng-ko nặng nề vì nó quá thô sơ, quan phục nhà Lý- Trần cũng không có, ai thích gì mặc nấy, tới thời Hồ mới có tiêu chuẩn hoá. Trước thời Lý thì thậm chí quan cũng ko có đi giày mà đi chân đất. Lương cũng chẳng có mà chỉ trả bằng gạo. Chỉ với vài trăm trang của Đại Việt Sử ký Toàn thư cho cả mấy ngàn năm lịch sử thì làm sao ghi chép lại chi tiết như Đại Nam thực lục cả trăm quyển (mà chỉ trong hơn 100 năm) để mà biết tham nhũng ghê thế nào? Bộ máy Lý-Trần hiệu quả và trong sạch dữ nên loạn cũng nổi lên rào rào đấy chứ. Đăng ký thì tôi chưa thấy ở chỗ nào nhưng thảo luận thì có coi và mò ra rồi118.68.201.163 (thảo luận) 11:54, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi nhắc lại: Cái nặng nề và tham nhũng là Olivier Tessier nói. Hễ cứ xây dựng chính quyền là bộ máy sẽ nặng nề? Hễ cứ có quan là quan tham nhũng? Bạn có nguồn nào chứng minh những thứ vừa nói ko (Lý Trần thô sơ, Hồ mới tiêu chuẩn hóa)? Nếu ko thì ko nên tiếp tục tranh luận như vậy.
Tôi sẽ hồi sửa những nội dung không hợp lý bằng những thứ lập luận như vậy. Wiki luôn rộng mở để các thành viên đăng ký và ko khó khăn gì để tìm ra chỗ đăng ký, đừng cố ý tỏ ra không biết cách đăng ký. Nếu cần thiết, tôi sẽ khóa bài để hạn chế những thành viên IP và thành viên mới.--Trungda (thảo luận) 01:42, ngày 20 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bạn đang cãi tay ngang 1 cách kỳ lạ, tôi cảm thấy để chấm dứt cuộc tranh cãi lòng vòng này thì tốt nhất là bỏ luôn ý kiến của ông...đó vì nó không rõ ràng. Dù sao tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình là tham nhũng thời nào cũng có, kể cả các triều trước.118.68.201.16311:22, ngày 21 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

"tham nhũng thời nào cũng có": nguồn nào nói?? Nguồn nào nói về tham nhũng thời Hùng Vương, nhà Tiền Lý, họ Khúc, nhà Ngô, nhà Đinh??--Trungda (thảo luận) 18:13, ngày 21 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Phần đầu[sửa mã nguồn]

Các bạn đọc phần đầu,nhà Nguyễn bị đô hộ hay Việt Nam bị đô hộ?--*khi người ta trẻ* (thảo luận) 05:26, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Đó là cách nói ngắn gọn. Đầy đủ thì phải nói cả 2 giai đoạn: 1. Nhà Nguyễn giai đoạn VN độc lập và 2. Nhà Nguyễn giai đoạn VN bị Pháp...
Nhà Nguyễn là chủ nước, khi bị Pháp đánh và đô hộ thì nhà Nguyễn cũng trong số "bị đánh và bị đô hộ".
--Trungda (thảo luận) 08:06, ngày 19 tháng 2 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Dài dài dài[sửa mã nguồn]

Bài này được bổ sung đã quá dài, nhiều nội dung cần tách thành bài riêng. Chỉ riêng phần nhận định hay kinh tế (thậm chí những tiểu mục trong "kinh tế"...) đã có thể chuyển thành các bài độc lập.

Thứ nữa, các thông tin đưa vào nặng về lượm nhặt, không có tính khái quát và liền mạch. Do đó cần thu gọn lại.

Riêng phần văn học: vốn nằm trong thời kỳ độc lập nhưng lại kể sang cả giai đoạn văn học thuộc địa. Nếu tự nhiên "bổ" 1 mục "văn học" vào giai đoạn thuộc địa thì lại ko tương xứng với các kết cấu của những mục lớn khác... Cần cân nhắc kết cấu lại.--Trungda (thảo luận) 04:14, ngày 24 tháng 3 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Bài này tôi không cho là dài, nhà Nguyễn là thời kỳ rất gần, tư liệu nhiều là đương nhiên. Thông tin lượm lặt nên mới có nhiều chiều khác nhau, đúng theo tinh thần wiki, khác xa nhiểu bài về các triều đại nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê chỉ theo 1 chiều hướng duy nhất là khen ngợi hết lời123.20.137.232 (thảo luận) 12:44, ngày 11 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Không phải dài mà là quá dài. Viết lan ma lan man, thấy thông tin gì cũng cho vào. Wiki mở đến mức có thể viết về Giao thông Cần Thơ, Nông nghiệp thời Lý... vậy thì lý do gì mà bài này dài thế. Với những bài tư liều nhiều, viết ngắn mà bao quát với khó. Dài thì khó gì.--203.160.1.56 (thảo luận) 12:56, ngày 11 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Dài lắm rùi, phải chia ra các bài cỡ vừa.--222.252.114.224 (thảo luận) 19:33, ngày 11 tháng 7 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Quan hệ với Xiêm La và Chân Lạp[sửa mã nguồn]

Có cần phải bổ sung thêm cuộc chiến với Xiêm La 1841-1845 (thời vua Thiệu Trị) về vấn đề Chân Lạp không.Ti2008 (thảo luận) 15:27, ngày 20 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h i Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên đclsvn11
  2. ^ a b c Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 1, NXB Giáo dục, TPHCM 2005, trang 441-442
  3. ^ a b c d e Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đào Tố Uyên, Phạm Văn Hùng, Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858, NXB ĐH Sư phạm, TPHCM 2004, trang 256-257
  4. ^ Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 1, NXB Giáo dục, TPHCM 2005, trang 453
  5. ^ Việt Nam Sử lược-Trần Trọng Kim PHẦN V Cận Kim Thời-Đại Nhà Nguyễn (1802-1945) CHƯƠNG I Thế Tổ (1802-1819)
  6. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên đclsvn1
  7. ^ Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Đào Tố Uyên, Phạm Văn Hùng, Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đến 1858, NXB ĐH Sư phạm, TPHCM 2004, trang 264
  8. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên đclsvn3
  9. ^ a b Đại Nam thực lục', tập III, Hà Nội 1963, trang 121-122
  10. ^ a b c d Trương Hữu Quýnh (chủ biên), Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh, Đại cương lịch sử Việt Nam - tập 1, NXB Giáo dục, TPHCM 2005, trang 446-447
  11. ^ Nguyễn Thế Anh-Kinh tế & Xã hội VN dưới các vua triều Nguyễn NXB Văn Học tr 91

Cuốn Đại cương Lịch sử cổ trung đại Việt Nam của NXB giáo dục (chứ ko phải Đại cương LS VN của Trương Hữu Quýnh), bìa màu xanh lá cây hơi nhạt, của ông Nguyễn Khắc Thuần, có ghi ở những trang cuối cùng các nội dung trích trong bài. Trang 329 và 330 chính là 2 trang cuối sách. Làm sao IP dám nói là viết bịa? Mở sách đó ra coi chưa vậy? Tôi sẽ lùi lại sửa đổi và khóa nửa bài này.--Trungda (thảo luận) 11:06, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thầy Kay lại a kay nên quậy phá đây.--222.252.108.94 (thảo luận) 11:09, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Ồ, xin lỗi. Tôi nhầm với cuốn ĐCLSVN tập II của Đinh Xuân Lâm chủ biên. Mong các bác thông cảm, tôi thấy chú thích hình như không có ghi rõ lắm118.68.38.29 (thảo luận) 14:46, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Hoàng triều[sửa mã nguồn]

Từ hoàng triều chỉ do các sử gia sử dụng để chỉ triều đại mà họ đang phục vụ - triều đại đương thời.

  1. Đại Việt sử ký toàn thư viết "Kỷ nhà Lý", "Kỷ nhà Trần"... riêng nhà Hậu Lê đương thời gọi là "Kỷ Lê hoàng triều";
  2. Đoạn cuối tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí được các dịch giả chú: "Từ đây (Nguyễn Ánh xưng hiệu) tác giả dùng từ "hoàng triều" để chỉ nhà Nguyễn và "Ngụy Tây" để chỉ Tây Sơn".

Do đó những sửa đổi từ "vương triều Nguyễn" thành "hoàng triều Nguyễn" của bạn Duyệt phố chưa chính xác vì nhà Nguyễn không còn. Tôi chỉnh lại.--Trungda (thảo luận) 10:48, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi chỉ thay hoàng-triều cho vương-triều vì nhà Nguyễn xưng là hoàng-đế chứ không xưng vương nên câu chú-thích dùng "vua thứ X vương triều Nguyễn" là sai. Bạn đưa ra cách dùng hoàng-triều là chỉ hạn-chế trong khi dòng-tộc đương-kim trị-vì thì cũng ok nhưng cũng không đúng hẳn vì có những triều-đại lên nắm quyền nhưng chỉ xưng vương, Nhà Ngô là thí dụ. Nếu có sử-gia nào triều nhà Ngô chép sử cũng không dùng hoàng-triều. Từ nhà Đinh trở đi vua ta mới xưng hoàng-đế mà. Duyệt-phố (thảo luận) 17:29, ngày 6 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Không chính xác. Nhà Tiền Lý-Đinh-Lý-Trần-Mạc cũng xưng hoàng đế, nhưng ngày nay có sách nào gọi "hoàng triều" không bạn? Nhờ bạn dẫn nguồn giúp bằng sách hiện đại gọi các triều đại Tiền Lý-Đinh-Lý-Trần-Mạc là "hoàng triều" thì tôi chịu bạn. Bằng không, hãy thừa nhận sự thật mà tôi đã nêu. Không chỉ nhà Nguyễn biết xưng hoàng đế đâu bạn ạ (tôi chưa muốn nhắc Hậu Lê cũng xưng hoàng đế vì có Đại Việt sử ký toàn thư gọi vương triều này là hoàng triều do nó được soạn thời Lê - sợ bạn lại nhầm vì đây là sách cổ; còn Tây Sơn cũng xưng hoàng đế mà tôi chưa nêu ra, do họ là kẻ thù của Nguyễn - dẫn ra sợ mang tiếng ủng hộ Tây Sơn để hạ Nguyễn).--Trungda (thảo luận) 17:27, ngày 7 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cám ơn bạn dẫn-giải. Tôi đồng-ý với bạn là khi nói hoàng-triều ta nên hiểu là bản-triều, triều-đại đang trị-vì nhưng ít ra ở Hải-ngoại danh-từ hoàng-triều cũng dùng như đồng-nghĩa với "imperial". Đây là một bài báo ở hải ngoại [1] nhắc đến hoàng-triều nhà Trần. Tôi không ở VN nên sách vở chỉ dựa vào những gì ở Hải-ngoại mà thôi. Dù vậy tôi cũng không phản-đối khi bạn gỡ bỏ "hoàng-triều". Ý chính của tôi là từ-ngữ "vương-triều nhà Nguyễn" dùng trong bài là sai, cũng như ta không gọi "vương-triều nhà Minh" hay "vương-triều Mông-Nguyên". Duyệt-phố (thảo luận) 07:05, ngày 10 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Bác đã ko ở VN thì đừng bảo VN ko nói "vương triều nhà Nguyên", "vương triều nhà Minh". Nói thể chẳng ai phản đối đâu.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 16:24, ngày 14 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]
Tôi hay đọc sử thì thấy có nhiều vua Tây Á và châu Âu hay xưng những danh hiệu, xuất hiện Imperial house. Trong trường hợp này ta cứ dịch là "hoàng triều", vì ông xưng hiệu thế khi ông còn đương chức, và bản triều hãy còn đó.--Ti-e-Azam (Thảo luận/bài viết) 08:45, ngày 18 tháng 11 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Tôi từng nghe có một số người dùng chữ "vương triều Minh", tuy nhiên tôi cho rằng cách dùng này không chính xác. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:37, ngày 11 tháng 12 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Thảo luận đã xóa[sửa mã nguồn]

DHN đã xóa thảo luận này của AaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaA vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 06:02, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]
Đọc cái kiểu thảo luận này thấy thật ngô nghê và hài hước...S&O (thảo luận) 05:00, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]


Không viết dài mục Chúa Nguyễn, chỉ cần 1 câu nói về huyết thống.

Nhà Nguyễn, ngoài huyết thống kế thừa từ Chúa Nguyễn, thì cơ bản Nhà Nguyễn đều do liên minh Nguyễn Ánh Bá Đa Lộc tạo nên.

Đây là 2 chủ thể tách biệt, cách nhau bởi Tây Sơn. 2 chủ thể này khác nhau về cả sự hình thành, phát triển, bản chất chính trị và vai trò lịch sử. Không viết dài về Chúa Nguyễn, chỉ nói 1 câu về huyết thống rồi dẫn chiếu sang bài Chúa Nguyễn.

Ý kiến ở phần nhận định[sửa mã nguồn]

Trong phần nhận định có trích ý kiến của ông Nguyễn Quang Trung Tiến, không hiểu ông này nổi bật như thế nào trong lĩnh vực lịch sử mà trích vô vậy, đề nghị bỏ đi. S&O (thảo luận) 11:53, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Ông là nhà sử học công tác ở Đại học Khoa học Huế. Ý kiến của ông đã được nguồn chính thống và uy tín đăng tải, có thể giữ được. Xin nói thêm rằng còn có nhiều "nhà nghiên cứu" khác không được biết tới rộng rãi (đối với một số người) nhưng đã được biết đến qua một nhận định nào đó ở một bài nào đó trên wiki từ nguồn uy tín đăng tải tương tự...--Trungda (thảo luận) 12:10, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Nói ông là một giảng viên khoa sử ở ĐHKH Huế [2] thì đúng hơn là nhà sử học, chấp nhận lời giải thích của Trungda là đã đáp ứng tiêu chuẩn nguồn theo quy định của Wiki (mặc dù hơi củ chuối). S&O (thảo luận) 12:21, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]
Tôi cũng từng "làm quen" với nhiều tên tuổi lạ qua wiki này, dù hợp ý mình hay không nhưng nguồn uy tín đăng chẳng bỏ được.--Trungda (thảo luận) 12:31, ngày 11 tháng 4 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Lệ bất khả[sửa mã nguồn]

Lê Nguyễn có ý kiến ngược lại với Nguyễn Phan Quang và Trương Hữu Quýnh về lệ bất khả của nhà Nguyễn, ông chỉ ra rằng ít nhất đối với ngôi vị hoàng hậu đã tồn tại 3 hoàng hậu: 2 của Gia Long và 1 của Bảo Đại. Hơn nữa ngoài ngôi vị tể tướng và tước vương cho người ngoài có thể ảnh hưởng uy quyền của vua, "hoàng hậu" và "trạng nguyên" không rõ có ảnh hưởng gì?

Tôi lập Lệ bất khả thành 1 phần riêng với ý kiến của cả 2 bên, trên cơ sở tách 1 đoạn phần quan chế và bổ sung ý kiến của Lê Nguyễn.--Trungda (thảo luận) 11:45, ngày 29 tháng 5 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Kinh tế thời Nguyễn[sửa mã nguồn]

Tui đã tách phần này ra thành bài riêng, các bác góp 1 tay tóm tắt lại phần này trong bài chính nhe.--Cheers! 04:16, ngày 24 tháng 9 năm 2010 (UTC)

Bắt đầu. Chắc sẽ mất vài hôm. Các bài con cũng sẽ được bổ sung, không chỉ dựa từ nguyên liệu tại đây mang ra. --Trungda (thảo luận) 16:06, ngày 25 tháng 9 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Quốc huy của triều Nguyễn.[sửa mã nguồn]

Cách đây không lâu tôi thấy bài này có cả quốc huy của triều Nguyễn, nhưng bây giờ lại không có. Tại sao lại xóa đi.

Triều Nguyễn làm gì có quốc huy? Kẻ nào đó tự vẽ trên Photoshop cờ VNCH do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ năm 1948, vẽ thêm mấy hình rồng vào phía sau rồi gọi đó là "quốc huy nhà Nguyễn", rất lố bịch. 67.67.221.95 (thảo luận) 03:10, ngày 19 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]