Thảo luận:Nhà Thanh
Thêm đề tàiĐây là trang thảo luận để thảo luận cải thiện bài Nhà Thanh. Đây không phải là một diễn đàn để thảo luận về đề tài. |
|||
| Chính sách về bài viết
|
Bài này thuộc phạm vi bảo hộ của các tiểu dự án Wikipedia sau đây: | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
Một sự kiện có trong bài viết Nhà Thanh đã xuất hiện trên Trang Chính Wikipedia trong mục Ngày này năm xưa vào các ngày 12 tháng 2 năm 2016, 12 tháng 2 năm 2017. Nội dung như sau:
|
Tham khảo
[sửa mã nguồn]Thanh cung mười ba triều là tiểu thuyết, rất nhiều chi tiết hoang đường, làm sao mà dùng làm tài liệu tham khảo được?? Thiếu gì sách mà phải dùng đến nó? Thế có khác gì dùng "Ba người lính ngự lâm" để làm tài liệu tham khảo cho lịch sử Pháp? Nên bỏ nó đi thôi. Rotceh 19:21, ngày 7 tháng 9 năm 2007 (UTC)
Theo tôi được biết, đội quân Tăng Quốc Phiên thành lập tên là Tương Quân chứ không phải Sương Quân. Mong tác giả nghiên cứu thêm về chi tiết này--203.210.152.198 (thảo luận) 17:18, ngày 2 tháng 9 năm 2008 (UTC)
Không chỉ Trung Quốc
[sửa mã nguồn]Tôi đọc bài này cảm thấy hầu như chỉ thiên về Trung Quốc. Nên nhớ rằng, nhà Thanh không phải là một triều đại Trung Quốc, mà là của người Mãn Thanh (Mãn Châu), cũng giống như nhà Nguyên là của Mông Cổ. Nếu nói nhà Thanh là của Trung Quốc, vậy thì cũng có thể nói nhà Thanh là của Mông Cổ và cả Tây Tạng, nhìn bản đồ sẽ thấy. Người Mãn Châu cũng không phải là người Trung Quốc, nếu nói họ là Trung Quốc (vì họ sống ở TQ), vậy thì cũng có thể nói họ là người Nga, vì họ cũng có định cư trên lãnh thổ ngày nay là Đông Nam Nga.
Kết luận rằng: Nhà Thanh không phải là Trung Quốc, Một quốc gia đô hộ TQ không phải là TQ. Bài này nên có thêm chi tiết về Tây Tạng và Mông Cổ. 207.233.69.185 (thảo luận) 18:58, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Sách nào nói Nhà Thanh không phải là Trung Quốc vậy??--222.252.102.31 (thảo luận) 19:20, ngày 17 tháng 2 năm 2009 (UTC)
- Nhà Thanh nhập quan thì cũng coi như là của Trung Quốc vậy. 2001:EE0:41C1:A2DA:8D9F:A0AB:7169:7DA1 (thảo luận) 03:35, ngày 19 tháng 6 năm 2021 (UTC)
- Đồng ý, bản thân Cách mạng Tân Hợi cũng là cuộc cách mạng mà người Trung Quốc lật đổ sự cai trị của người Mãn Châu. – 2001:EE0:41C1:A1B1:80B8:68FB:2DDC:628A (thảo luận) 20:03, ngày 19 tháng 5 năm 2022 (UTC)
- Thế định nghĩa "người Trung Quốc" là như thế nào? Người Mãn thì không phải "người Trung Quốc"? Dốt nát cứ làm màu nói chữ. – Thế này cũng được (thảo luận) 03:19, ngày 20 tháng 5 năm 2022 (UTC)
- Nói cho đúng, định nghĩa đa sắc tộc về dân tộc Trung Hoa hoặc còn được gọi là dân tộc Trung Quốc là một học thuyết dân tộc chủ nghĩa do những nhà bảo hoàng thiên tả người Hán (ví dụ như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Đàm Tự Đồng,...) cuối thời nhà Mãn Thanh nghĩ ra để cứu lấy triều đại Mãn Thanh của dòng họ Ái Tân Giác La trước sự chống phá của phe cách mạng có tư tưởng dân tộc Hán do Đồng Minh Hội và Tôn Trung Sơn lãnh đạo, họ muốn Trung Quốc được như Mỹ, sau này phe cách mạng lật đổ người Mãn Châu thì lại xài thuật ngữ này để tránh việc Trung Quốc bị cái được gọi là..."chia rẽ", nói vậy chứ ai cũng biết người Hán là dân tộc thống trị định nghĩa "dân tộc Trung Hoa" ở cả thời Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mà phe cách mạng không muốn mất các vùng của 4 dân tộc khác vì đây là thời hiện đại nhưng phi Hán-Trung Quốc (Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông, và ba tỉnh Đông Bắc), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về mặt kỹ thuật thì nói là trộn và gom chung hết các dân tộc lại dưới chế độ chủ nghĩa Mác-Lênin nhưng thực ra cũng bị chi phối bởi chủ nghĩa dân tộc Hán hoặc nghi hoặc người thiểu số hoặc cả hai, tất nhiên Bắc Kinh vẫn dành ưu đãi cho các dân tộc thiểu số nhưng họ không quên họ là người Hán dân tộc chính của Trung Quốc, việc một số quan chức Trung Quốc đang cố chỉ trích Nhạc Phi và Trịnh Thành Công chỉ vì họ chống..."đoàn kết dân tộc" đã bị người Hán lên án, việc ưu đãi các dân tộc thiểu số đến nay vẫn là một chủ đề nhạy cảm ở Trung Quốc, từ thời Thanh trở về thời nhà Chu thì đã có sự phân biệt phổ biến giữa dân tộc Hoa Hạ (Hán) với các nhóm người "man rợ" trong xã hội và các chính quyền Trung Quốc, người Hán tự coi mình là "Trung Quốc" hoặc "Trung Hoa", tên gọi "man rợ" thậm chí đã có từ thời nhà Thương nhưng lúc đấy sơ khai mới chỉ mang tính quyền lực của chính phủ, tất nhiên từ thời Thanh đến thời Chu chưa hình thành các cơ sở pháp lý và chủ nghĩa dân tộc hiện đại nhưng đã có ý thức về sự phân chia cộng đồng, thậm chí người Mông Cổ thời Nguyên đã đối xử QUÁ thậm tệ với người Hán và giờ "Ngoại Mông" độc lập, nhà Thanh có chính sách "Mãn-Hán một nhà" nhưng thực chất nhà Thanh vẫn dành sự ưu tiên cho người Mãn Châu và vì vậy họ cũng đề phòng người Hán cũng như thực hiện chia rẽ các dân tộc phi Mãn Châu trong đế quốc (ví dụ như vừa trân trọng mà lại vừa đàn áp người Mông Cổ), việc nhà Thanh bị Hán hóa nặng là việc người Mãn Châu rất không mong muốn, thậm chí các hoàng đế và quý tộc Mãn Châu muốn duy trì bản sắc của mình để tránh bị người Hán lạm quyền chiếm đoạt, nhà Thanh cũng rất khó chịu khi họ bị người Hán gọi là "man rợ", cơ mà nhà Thanh thậm chí từng lập cả Đảng Bảo Hoàng theo chủ nghĩa bảo thủ và dân tộc Mãn Châu để chống lại phe cách mạng trong Cách mạng Tân Hợi và có ý định tách ba tỉnh Đông Bắc và Nội Mông ra...vân vân..., Tôn Trung Sơn từng nêu khẩu hiệu "Đánh đuổi người Tartar, khôi phục Trung Hoa, thành lập Trung Hoa Dân Quốc và bình quân ruộng đất", thực ra ông ấy học theo Chu Nguyên Chương lúc đánh nhà Nguyên: "Đánh đuổi mọi rợ, khôi phục Trung Hoa, thiết lập chủ trương và kỷ cương, và giúp đỡ nhân dân"; bản thân ngày 15 tháng 2 năm 1912 Tôn Văn và các thành viên Chính phủ Dân Quốc đến viếng lăng Hồng Vũ Đế Chu Nguyên Chương ở Nam Kinh. Nói về thuật ngữ "Trung Quốc" thì vừa là đa sắc tộc theo nghĩa công dân nhưng vừa ám chỉ đến người Hán do sự thống trị tuyệt đối về mọi mặt của người Hán, từ 2003 người Trung cố khôi phục hẳn Hán phục trang phục bị triều Thanh cấm ở nam, đó là biểu hiện của tinh thần dân tộc của người Trung Quốc vì người Hán cần có trang phục riêng. 2001:EE0:41C1:A814:5535:B9AB:ED5C:2D15 (thảo luận) 19:21, ngày 16 tháng 8 năm 2022 (UTC)
- Thế định nghĩa "người Trung Quốc" là như thế nào? Người Mãn thì không phải "người Trung Quốc"? Dốt nát cứ làm màu nói chữ. – Thế này cũng được (thảo luận) 03:19, ngày 20 tháng 5 năm 2022 (UTC)
Nghĩa hòa đoàn?
[sửa mã nguồn]Bài viết về nhà Thanh thật tuyệt vời hầu như đã khái quát hết cả quá trình lịch sử cũng như những sự kiện lịch sử lớn nhưng tiếc là tại mục Sự cai trị của Từ Hi Thái hậu lại không đề cập đến Nghĩa Hòa đoàn vậy kìa. Đây cũng là một phong trào lớn và cũng là một dấu ấn trong lịch sử triều thanh. "Tú (thảo luận) 07:18, ngày 6 tháng 1 năm 2010 (UTC)"
Đầu bài
[sửa mã nguồn]Nói tàn dư nhà Thanh bị tiêu diệt ở Tân Cương là sai vì bản thân chính quyền nhà Thanh ở Tân Cương cũng bị Cách mạng Tân Hợi lật đổ ngay từ đầu. Với lại không chỉ Tây Tạng mà ngay cả Ngoại Mông cũng tuyên bố độc lập. 2001:EE0:41C1:A1B1:9E6:8A2D:5115:5FCF (thảo luận) 10:30, ngày 19 tháng 5 năm 2022 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 8 tháng 6 năm 2023
[sửa mã nguồn]Bin thúi ờm (thảo luận) 05:19, ngày 8 tháng 6 năm 2023 (UTC)
Yêu cầu sửa trang bị khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng ngày 8 tháng 6 năm 2023
[sửa mã nguồn]Yêu cầu sửa trang khóa này đã bị từ chối. Xóa tham số |xong= hoặc sửa thành chưa để tái yêu cầu sửa trang này. |
Bin thúi ờm (thảo luận) 05:21, ngày 8 tháng 6 năm 2023 (UTC)
- Từ chối Không thấy nói là muốn sửa cái gì. Băng Tỏa 12:09, ngày 17 tháng 9 năm 2024 (UTC)