Thảo luận:Phương pháp Đường găng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Các phương pháp tổ chức thực hiện công việc[sửa mã nguồn]

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc, gọi đúng là các phương pháp tổ chức thực hiện công việc (trong quản lý dự án), trong dự án xã hội gọi là phương pháp tổ chức sự kiện, trong sản xuất gọi là các phương pháp tổ chức sản xuất (dự án sản xuất), trong sản xuất xây dựng (dự án xây dựng) gọi là các phương pháp tổ chức thi công, là các phương pháp tổ chức (bố trí sắp xếp) việc thực hiện các công việc trong một dự án (chính trị xã hội, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng) hay một nhà máy sản xuất công nghiệp, theo thời gian và không gian thực hiện và bằng những nguồn tài nguyên đầu vào, nhằm đạt mục đích của dự án (trong sản xuất ra được sản phẩm đem lại lợi nhuận,...)

Theo quan niệm cũ, có 4 phương pháp tổ chức thực hiện công việc:

  • Phương pháp tổ chức thực hiện tuần tự, đây là một trong 2 phương pháp tổ chức thực hiện công việc cổ xưa nhất, xuất hiện ngay khi có sự phân công lao động trong xã hội loài người. Trong trong nông nghiệp, điều kiện sản xuất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên thường làm cho công việc phải được bố trí sắp xếp tuần tự theo thời vụ: cày bừa (làm đất) → gieo trồng → chăm sóc → thụ phấn → thu hoạch.
  • Phương pháp tổ chức thực hiện song song, đây là một trong 2 phương pháp tổ chức thực hiện công việc cổ xưa nhất, xuất hiện ngay khi có sự phân công lao động trong xã hội loài người: săn bắn và hái lượm.
  • Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền, là phương pháp rất thích hợp cho sản xuất công nghiệp, xuất hiện cùng vời sản xuất công nghiệp (dây chuyền sản xuất), nhưng cũng được đưa vào áp dụng trong sản xuất xây dựng.
  • Phương pháp tổ chức theo sơ đồ mạng hay còn gọi là phương pháp Đường găng.

--Doãn Hiệu (thảo luận) 03:04, ngày 19 tháng 4 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Các phương pháp tổ chức thực hiện công việc:

Phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp (giả dây chuyền)[sửa mã nguồn]

Tổ chức thi công nhà cao tầng theo phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp. (Các công việc chuyên môn sâu trên từng phân đoạn (còn gọi là các công tác), như: lắp cốt thép cột, lắp cốp pha cột, đổ bê tông cột, lắp cốp pha dầm sàn, lắp cốt thép dầm sàn, đổ bê tông dầm sàn,... do những tổ đội lao động chuyên nghiệp (có chuyên môn lành nghề) với biên chế cố định thực hiện, với khối lượng công tác đồng đều trên các phân đoạn. Do đó, thời hạn thực hiện các công tác đó cũng không đổi.) Tuy nhiên, các công tác chuyên môn đó không thể hợp thành một dây chuyền đơn vị, vì chúng không được thực hiện một cách liên tục tuần tự theo thời gian, (giả dây chuyền).

Phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp là phương thức tổ chức việc thực hiện công việc trong một dự án có nhiều gói công việc tương tự nhau, trong mỗi gói công việc đó đều gồm có các công tác chuyên môn giống nhau. Các công tác chuyên môn này được tổ chức thực hiện bởi các tổ đội chuyên nghiệp có chuyên môn chuyên sâu tương ứng với từng loại công tác. Những tổ đội chuyên nghiệp này phải bắt buộc có biên chế ổn định (tính định biên), không được thay đổi trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn từ phân đoạn công việc trọn gói này sang phân đoạn công việc trọn gói khác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mỗi công tác chuyên môn tuần tư từ phân đoạn này sang phân đoạn khác có thể là gián đoạn về thời gian hoặc liên tục về thời gian.

Nếu liên tục về thời gian, thì quá trình thực hiện công việc chuyên môn của mỗi tổ đội chuyên nghiệp biên chế cố định sẽ hợp thành một dây chuyên đơn vị chuyên môn, khi đó phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp trở thành phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền.

Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp thường được áp dụng trong các dự án xây dựng, có nhiều gói công việc chứa các công việc chuyên môn giống nhau. Gói công việc, hay công việc trọn gói, hoặc công việc khoán gọn, là cách phân chia công việc theo phạm vi (tức là theo quy mô, hay là theo chiều ngang). Trong dự án xây dựng, gói công việc có thể là các cấp: toàn bộ dự án, một hạng mục công trình (phần ngầm, phần kết cấu thô, phần hoàn thiện,...), một tầng công trình (bao gồm cả phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...), một phân đoạn thi công (bao gồm cả phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...). Trong mỗi gói công việc đều có một số các công tác chuyên môn giống nhau, ví dụ như: trên mỗi phân đoạn của một tầng, gói công việc phần kết cấu thô đều bao gồm các công tác: lắp cốt thép cột, lắp cốp pha cột, đổ bê tông cột, tháo cốp pha cột, lắp cốp pha dầm sàn, lắp cốt thép dầm sàn, đổ bê tông dầm sàn.

Tính cố định biên chế của tổ đội chuyên nghiệp (tính định biên) ở Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, làm cho thời lượng thực hiện của các công tác chuyên môn trên từng phân đoạn bị cố định (tỷ lệ nghịch với biên chế tổ đổi) ngay từ khi bắt đầu lập kế hoạch tiến độ mà không thay đổi được.

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền (dây chuyền thật)[sửa mã nguồn]

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền là trường hợp đặc biệt của Phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp khi mà các công việc chuyên môn dành riêng cho mỗi tổ đội lao động chuyên nghiệp (với biên chế cố định) có thể sắp xếp thành một chuỗi dây chuyền liên tục về thời gian, gọi là dây chuyền đơn vị (chuyên môn), lần lượt tuần tự thực hiện trên các sản phẩm (hoặc phân đoạn công việc trọn gói) cùng loại. Mỗi một sản phẩm trong một dây chuyền sản xuất công nghiệp có thể coi là một công việc trọn gói, nó cũng phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau mà mỗi công đoạn là một chuyên môn riêng do một tổ đội chuyên nghiệp có biên chế cố định thực hiện. Phương pháp tổ chức theo dây chuyền được áp dụng trong sản xuất công nghiệp và trong thi công xây dựng, nơi mà mỗi công việc chuyên môn được lặp đi lặp lại và liên tục theo thời gian, trên số lượng sản phẩm rất lớn (xây dựng theo dây chuyền) hay thậm trí là vô hạn (sản xuất theo dây chuyền).

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền là một phương pháp tổ chức chú trọng tới tính kết nối theo chiều dọc (theo chuyên môn), khác biệt rõ rệt với tổ chức theo sơ đồ mạng, chú trọng nhiều tới kết nối công việc theo chiều ngang thành các công việc trọn gói, mà không xem xét tới tính chuyên môn (công việc chuyên môn).

Tính cố định biên chế của tổ đội chuyên nghiệp (tính định biên), đặc tính cũng có ở phương pháp tổ chức thực hiện công việc bao trùm của nó là phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, làm cho thời lượng thực hiện của các công tác chuyên môn trên từng phân đoạn bị cố định (tỷ lệ nghịch với biên chế tổ đổi) ngay từ khi bắt đầu lập kế hoạch tiến độ mà không thay đổi được. Ngoài ra, ở Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền, các công tác chuyên môn trên mỗi phân đoạn còn bị cố định thời điểm bắt đầu hay kết thúc trên trục thời gian bởi mối liên hệ theo chiều dọc với các công tác cùng chuyên môn trên phân đoạn được thực hiện trước nó. Nếu thay đổi các thời điểm này của các công tác chuyên môn trên mỗi phân đoạn thì tính liên tục của dây chuyền đơn vị chuyên môn sẽ bị phá vỡ, tức là cũng phá vỡ dây chuyền.

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền hoàn toàn có thể biểu diễn dưới dạng sơ đồ mạng. Nhưng do bị cố định cứng như vậy (về thời điểm bắt đầu, thời lượng thực hiện, thời điểm kết thúc), việc chuyển phương pháp này sang dạng thể hiện sơ đồ mạng không đem lại nhiều ý nghĩa về mặt tổ chức dây chuyền, vì dù có thể tìm ra được đường găng thì các công tác găng và không găng đều không thể điều chỉnh được trên trục thời gian (do bị ghim cố định lại bởi tính dây chuyền). Các công tác không găng có dự trữ, nhưng các dự trữ đó là không thể dùng để điều chỉnh việc tổ chức thực hiện công việc, nếu điều chỉnh chúng sẽ làm phá vỡ dây chuyền và khi đó phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền bị phá vỡ biến thành phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp.

Phương pháp tổ chức thực hiện công việc trọn gói (không dây chuyền)[sửa mã nguồn]

Phương pháp Đường găng hay phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo sơ đồ mạng về bản chất là phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo các công việc trọn gói hay chính là tổ chức theo dự án (có thể là đơn lẻ hay duy nhất). Trong gói công việc trọn gói, các công việc vẫn được phân theo chuyên môn, nhưng đơn lẻ và có thể là duy nhất không thể hợp thành dây chuyền, do những lao động chuyên nghiệp tương ứng làm. Tuy nhiên, các công việc chuyên môn trong gói công việc được thực hiện với một biên chế lao động không cố định, có thể thay đổi biên chế lao động từ đó thời lượng thực hiện các công việc chuyên môn này cũng thay đổi theo. Phương pháp Đường găng không chú trọng tới tính định biên của các tổ đội chuyên nghiệp, mà chú trọng tới tính găng (tức là tính căng thẳng, khẩn trương của các công việc chuyên môn khác nhau trong gói công việc dự án). Phương pháp Đường găng được áp dụng cho mọi loại dự án (là những nỗ lực thực hiện công việc một cách hữu hạn theo một dạng đơn đặt hàng nào đó (ví dụ như: hợp đồng,...), chứ không phải là sản xuất hàng hóa hàng loạt theo kiểu công nghiệp), bao gồm cả dự án xây dựng.

Khác với 2 phương pháp tổ chức thực hiện công việc trên, trong Phương pháp Đường găng tức là phương pháp tổ chức thực hiện công việc trọn gói, cả thời lượng thực hiện của các công tác lẫn các thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi công tác có thể được thay đổi linh hoạt.

Thời lượng thực hiện của các công tác trên mỗi phân đoạn có thể thay đổi, khi thay đổi (thêm bớt) biên chế tổ đội lao động chuyên nghiêp. Phương pháp Đường găng cho phép một loại công tác chuyên môn được thực hiện với khối lượng công tác như nhau trên 2 phân đoạn công việc khoán gọn (trọn gói), có thể được thực hiện với số lượng biên chế lao động chuyên nghiệp khác nhau, và do đó thời lượng thực hiện công tác chuyên môn đó trên mỗi phân đoạn là khác nhau. Điều này là không thể ở phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, và đặc biệt là không thể có ở phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền.

Trong phương pháp Đường găng, thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi công tác chỉ bị ghim cố định trên trục thời gian, khi mà công tác đó là những công tác găng (chúng nằm trên đường găng), còn nếu chúng không nằm trên đường găng thì thời điểm bắt đầu và kết thúc của chúng có thể thay đổi trôi nổi trong khoảng thời gian dự trữ toàn phần.

Nhưng ngay cả các công tác găng cũng có thể thay đổi thành các công tác không găng và ngược lại công tác không găng có thể thành công tác găng, đồng thời với việc thay đổi đường găng, nếu như ta thay đổi thời lượng thực hiện công tác của các công tác găng này (thay đổi bằng cách tăng giảm biên chế tổ đội chuyên nghiệp). Do vậy, thời điểm bắt đầu và kết thúc của các công việc găng cũng chỉ là cố định một cách tương đối trong phương pháp Đường găng.

--Doãn Hiệu (thảo luận) 00:32, ngày 25 tháng 9 năm 2011 (UTC)[trả lời]