Thảo luận:Phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam (1885–1945)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mình xin mạn phép có chút thay đổi vì các lý do: "Đế quốc Việt Nam" do phát xít Nhật Bản thành lập và bảo hộ nên đưa qua phe kia. Tương tự cho Bảo Đại. Tuy có dạo Bảo Đại làm cố vấn dưới chính phủ HCM nhưng ko phải là nguyên thủ, nếu có để cờ thì cờ Việt Minh chứ ko thể là cờ "Đế quốc VN" được. Cờ 3 sọc chưa xuất hiện vào thời Thành Thái, Cường Để v.v. ngoài một số tin vỉa hè ko nguồn gốc. Theo cựu phó thủ tướng VNCH Đỗ Mậu thì cờ do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ, thông tin được thừa nhận rộng rãi bởi những người VNCH thì do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ, đều vào khoảng thời gian thực dân Pháp thành lập "Quốc gia Việt Nam" sau này (1948-1949). Phong trào giải phóng dân tộc cũng ko chỉ có trong khoảng thời gian này, mà còn ở trước đó trong các cuộc chiến đấu giành độc lập chống Trung Quốc, và chiến đấu bảo vệ độc lập chống Pháp, Mỹ, TQ (1979) sau đó. Ngoài ra cần xem xét ngoài phong trào Cần Vương là dùng danh nghĩa triều Nguyễn chống Pháp ra thì các phong trào nông dân khác ko dùng danh nghĩa triều đình, thậm chí chống lệnh bãi binh của triều đình, chống lại triều đình kiểu "phen này quyết chống cả triều lẫn Tây", vì vậy những cuộc nổi dậy này ko thể dùng cờ Long Tinh triều Nguyễn. Yeuhuongyeumen (thảo luận) 22:19, ngày 8 tháng 12 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Hộp thông tin[sửa mã nguồn]

  1. Việt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội: Thành lập ở Trung Quốc, chỉ về VN sau CMT8, chưa từng tham gia chống Pháp-Nhật.
  2. Mặt trận Quốc gia Thống nhất: Thành lập tháng 8/1945, chưa từng tham gia chống Pháp-Nhậ
  3. Việt Nam Quốc gia Độc lập Đảng: Thành lập tháng 3/1945, chưa từng tham gia chống Pháp-Nhật, dù vẫn bị đàn áp.
  4. Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam: Thành lập sau CMT8.
  5. Ngô Đình Diệm: Không phải lãnh tụ của tổ chức đảng phái hay chỉ huy đứng đầu khởi nghĩa/tổ chức vũ trang, lãnh tụ đảng đó là Cường Để.
  6. Trần Thiện Khiêm: Chỉ tham gia CMT8, quá bình thường.
  7. Trần Văn Hương: Chỉ tham gia chính quyền sau CMT8, không có hoạt động chống Pháp trước đó.
  8. Ngô Đình Nhu: Tương tự Ngô Đình Diệm.
  9. Phan Khắc Sửu: Không phải lãnh tụ của đảng phái hay chỉ huy đứng đầu khởi nghĩa/tổ chức vũ trang.
  10. Trương Tử Anh: Không có hoạt động chống Pháp cụ thể.
  11. Nguyễn Tường Tam: Có thể bổ sung.
  12. Vũ Hồng Khanh: Trở thành người đứng đầu của tổ chức đảng phái bên Trung Quốc, không có hoạt động ở Việt Nam vào thời điểm đó.
  13. Nguyễn Hải Thần: Tương tự Vũ Hồng Khanh.

Cho nên nói thẳng với bạn IP là tồn tại không đồng nghĩa với nội bật, đừng vì tổ chức hay cá nhân đó nổi bật sau thời gian và bài viết đề cập mà cố nhồi nhét vào hộp thông tin vốn chỉ để những cái tên tiêu biểu nhất. Còn nữa, mấy thông tin sau 1945 liên quan gì đến bài viết này? – Hiếu 18:27, ngày 17 tháng 1 năm 2023 (UTC)[trả lời]