Thảo luận:Sông Hồng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

theo những gì tôi biết thì khả năng làm thủy điện ở Sông Hồng là không lớn vì hai lý do

  • Lượng phù sa quá lớn dễ bồi lấp đập nếu xây thủy điện
  • Đứt gãy Sông Hồng là đứt gãy đang hoạt động, mức độ của nó hiện chưa xác định được chính xác và dễ gây dịch trượt, động đất, không thích hợp cho xây thủy điện

thảo luận chưa ký tên này là của Damminh (thảo luận • đóng góp)

Hi User:Damminh, bạn có thể tích hợp các thông tin của bạn biết, tư liệu tham khảo vào bài viết này làm sao bảo đảm thông tin cả 2 chiều. Thân Vietbio 20:33, 17 tháng 6 2005 (UTC)

Thể loại Hà Nội[sửa mã nguồn]

Sông Hồng này có chảy qua Hà Nội, vậy có thể cho vào thể loại:Hà Nội không? Newone 02:24, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tin thêm về hạ lưu sông Hồng[sửa mã nguồn]

Theo tôi nhớ, trong sách giáo khoa lớp 4, NXB Giáo dục những năm 1980 ~ 1982, các sông nhánh của sông Hồng là: Sông Đáy, Sông Đuống, sông Luộc. Vậy, có thể sông Luộc là tên cũ của sông Phủ Lý? Bạn nào biết, xin làm rõ cho, kẻo mất 1 tên hoặc 1 nhánh của sông Hồng. Cám ơn e-mail:anhvr@yahoo.com

Về phần Các Cây Cầu, tôi có các ý kiến: Cầu Trung Hà và Cầu Việt Trì không thể gọi là Các Cây Cầu bắc qua sông Hồng được, vì nó chỉ bắc qua sông Đà và sông Lô, cách sông Hồng khá xa. Tôi vừa bổ sung thêm cầu Yên Bái và cầu Văn Phú là hai cây cầu bắc qua sông Hồng ở địa phận tỉnh Yên Bái. Hai cây cầu đó ở ngay gần nhà tôi. Đây là nguồn trích dẫn [1] [2]

Còn cầu Mậu A ở tỉnh Yên Bái thì tôi không rõ có bắc qua sông Hồng không vì không ở gần nhà tôi, kính mong mọi người xem xét và bổ sung. Minhlp (thảo luận) 15:08, ngày 26 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bổ sung và sửa đổi[sửa mã nguồn]

2. Dòng chẩy[sửa mã nguồn]

Sông Hồng bắt nguồn từ dãy Ngụy Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc ở độ cao 1.776 m (chung khu vực khởi nguồn của các con sông lớn như: Mê Công, Hoàng Hà, Trường Giang, Dương Tử Giang). Chủ yếu nó chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, qua huyện tự trị Nguyên Giang của người Thái (傣 Dăi), Di (彞), Cáp Nê (哈尼 Hani, ở Việt Nam gọi là người Hà Nhì). Trở thành đường biên giới giữa 2 nước ở địa phận Lũng Pô xã A Mú Sung, huyện Bát Xát (chân dãy Ngũ Chỉ Sơn). Địa điểm đó được đánh dấu bằng cột mốc 92, cột mốc đầu nguồn phía Việt Nam của sông Hồng. Trước khi vào hẳn nội địa nước ta, hợp với sông Nậm Thi (ở độ cao 73m) rồi theo h­ướng Tây Bắc-Đông Nam (trong tổng số 1149 Km) nhận thêm nước của ngòi Mi, ngòi Bo, ngòi Nhù...tới Làng Hồng, Tân An, Bảo Yên vào địa phận tỉnh Yên Bái (đoạn này có 26 thác, hơn 100 ghềnh). Khi qua vùng trung du hợp với sông Đà, sông Lô (trước đó đã có sự hợp lưu với sông Gâm, sông Chẩy, sông Phó Đáy) rồi chảy qua phía đông thủ đô Hà Nội trước khi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt (ranh giới giữa hai tỉnh Thái BìnhNam Định). Dòng sông là con đường thông thương nối vùng đồng bằng, kinh đô Phong Châu, Cổ Loa, Đại La, Thăng Long với vùng Tây Bắc nước ta và Tây Nam Trung Quốc. Đây là đường chuyển quân, vận tải quân lương và giao thương buôn bán nối miền xuôi với miền ngược, nối nước ta với Nam Chiếu, Đại Lý xưa và Trung Quốc nay.

3. Lợi ích và nguy cơ[sửa mã nguồn]

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất của cả vùng hâu thổ Bắc Bộ Nền văn minh đầu tiên và độc đáo của Việt Nam ở đồng bằng Bắc bộ chính là nền ăn minh sông Hồng không phải là một nhánh văn minh Trung Quốc của người Hán hình thành ở sông Hoàng Hà như một số nhà nghiên cứu nước ngoài tưởng. Văn minh sông Hồng ở đồng bằng Bắc Bộ phát triển qua 4 giai đoạn: văn hoá Phùng Nguyên(2000-1500 trước công nguyên sơ kì thời đại đồng thau), văn hoá Đồng Đậu(1500 – 1100 trước công nguyên, trung kì thời đại đồng thau), văn hoá Gò Mun (1000 – 700 trước công nguyên, hậu thời đại đồng thau), và văn hoá Đông Sơn (700 trước công nguyên – 200 sau công nguyên, thời đại sắt sớm).

Văn minh sông Hồng dựa trên nền tảng kinh tế lúa nước với kĩ thuật lưỡi cày đồng và sức kéo trâu bò, với một kết cấu xóm làng của những công xã nông thôn kiểu Á châu và một mức độ phân hoá xã hội chưa cao. Vào giai đoạn phát triển cao (văn hoá Đông Sơn), một hình thức nhà nước sơ khai đã ra đời: nước Văn Lang của người Lạc Việt (Hùng Vương) rồi đến nước Âu Lạc của người Âu Việt và Lạc Việt (An Dương Vương).

Văn minh sông Hồng mang bản sắc văn hoá của một cộng đồng cư dân đã cố kết với nhau trên một địa bàn sinh sống chung, vừa biểu thị giao lưu văn hoá mật thiết với bên ngoài. Văn hoá Đông Sơn có tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc, gắn bó với văn hoá của các nhóm người kết trong cộng đồng Bách Việt ở Nam sông Dương Tử và mang những đặc điểm chung của văn hoá Đông Nam Á (lúa nước, nhà sàn, nhuộm răng, xăm mình, ăn trầu...).

Di vật tượng trưng của văn minh sông Hồng là trống đồng Đông Sơn. Trên cơ sở văn minh sông Hồng, người Việt cổ đã liên kết thành cộng đồng quốc gia, mới đầu đẩy lui cuộc xâm lược của đế chế Trung Quốc (Tần). Đến 179 trước công nguyên, Âu Lạc bị Nam Việt xâm lược và từ 111 trước công nguyên bị nhà Hán thống trị. Người Việt bị Trung Quốc đô hộ trên 1000 năm, mãi đến 939 mới độc lập. Phát huy di sản văn hoá của văn minh sông Hồng, họ vừa tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hoá Hán, vừa gìn giữ bản sắc văn hoá riêng và đấu tranh chống lại sự đồng hoá. Cho đến nay, những tộc Việt ở phía Nam vẫn hợp cùng 53 tộc khác thành một dân tộc Việt Nam có bản sắc riêng.

Bên cạnh lợi ích vô giá mà dòng sông mang lại, vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao, chảy xiết gây bao cảnh lũ, lụt thương đau. Để chế ngự nó, từ xa xưa cha ông ta đã biết đắp đê ngăn lũ. Đê sông Hồng được đắp từ năm 1108, đoạn từ Nghi Tàm đến Thanh Trì, gọi là đê Cơ Xá. Công việc đó được đẩy mạnh và mang tính toàn quốc vào năm Chính Bình (1244) đời Trần Thái Tông. Triều Trần đã huy động bao công sức đắp Đỉnh Nhĩ đê đem lại thành quả nhưng nhiều năm đê vỡ gây thảm cảnh. Do đó dân gian có câu ca thán sự lao khổ của việc đắp đê và hiệu quả:

Con Còng dại lắm ai ơi,

Nông công xe cát sóng dồi lại tan.

Sau này vua Tự Đức (嗣德 tức 翼宗, 1847-1883) có vịnh sử rằng:

珥河源流迂且遠 Nhĩ Hà nguyên lưu vu thả viễn,

一遇漲潦多潰洪 Nhất ngộ trướng lạo đa hội hồng.

隨決隨填無異策 Tuỳ quyết tuỳ điền vô dị sách,

年年勞費難成功 Niên niên lao phí nan thành công.

Tạm dịch thành thơ như sau:

Sông Nhĩ tự nguồn uốn quanh co,

Khi lũ trào dâng ngập bến bờ.

Đê vỡ vá quanh, vô phương sách,

Hàng năm nhọc sức, đích mịt mờ.

Ngày nay sông Hồng ở Việt Nam có 1267km đê ở cả hai bên tả, hữu ngạn. Độ cao mặt đê tại Hà Nội là 14m so với mặt nước biển. Do ảnh hưởng dòng nước lạnh La Nina nên tháng 7,8/1971 đã gây nên những trận mưa to liên tục ở nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam gây lũ lụt lớn. Cơn lũ ngày 20/8/1971 dâng cao làm vỡ đê Sông Hồng và 100.000 người đã bị thiệt mạng, úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu người bị thiệt ảnh hưởng. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng ngót 300 năm nay ở miền Bắc, được liệt kê trong danh sách các trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 của Cơ quan Quản trị Hải dương và Khí tượng Hoa Kỳ (“Top Global Weather, Water and Climate Events of the 20th Century”, U. S. National Oceanic & Atmospheric Administration).

6. Các cây cầu[sửa mã nguồn]

--Luongducmen (thảo luận) 12:29, ngày 29 tháng 12 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Một cây cầu nữa đã hoàn thành[sửa mã nguồn]

Sáng nay 01/9.2009, cầu đường bộ bắc qua thượng nguồn sông Hồng từ Khu thương mại - công nghiệp Kim Thành (thành phố Lào Cai, Việt Nam) nối Khu khai phát Bắc Sơn (thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã chính thức thông xe. 203.160.1.56 (thảo luận) 10:01, ngày 1 tháng 9 năm 2009 (UTC)[trả lời]