Thảo luận:Súng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôi muốn nhắc là viết bài về súng mà không viết (trong bài) về các vấn đề về luật pháp và lối nhìn của các xã hội khác nhau về súng, theo tôi, là một sự từ chối trách nhiệm. Mekong Bluesman 19:34, ngày 07 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Mekong Bluesman có nhắc tôi là bài viết khó đọc, bạn định sửa. Tôi cũng đọc qua một số bài gần gũi với súng bạn đã tham gia, như pháo... Tôi tháy bạn hoàn toàn định nghĩa sai, kể cả so với các wiki phổ biến như tiếng Anh. Đáng lẽ "súng" nên chia làm nhiều bài, nhưng các bạn dùng hết súng trường, súng máy, đại bác.... vân vân rồi. huyphuc1981_nb 11:31, ngày 8 tháng 5 năm 2007

Súng là một loại vũ khí có khả năng sát thương cao. Súng được dùng phổ biến trong các cuộc chiến tranh. Trong thực tế súng có rất nhiều công dụng khác nhau, tùy trường hợp mà người ta dùng súng với các mục đích như: tiêu diệt đối phương, săn bắn, đe dọa, tội phạm, sát nhân... Súng còn dùng để gây mê.

Có rất nhiều kiểu súng khác nhau: súng ngắn, súng chống tăng, súng phóng lựu, súng phun lửa, súng tiểu liên, súng trường, súng máy, v.v. Với mỗi loại súng lại có nhiều loại khác nhau, ví như loại súng ngắn có: Súng lục, K-54, K-59, Colt 45...

Dòng súng AK, phổ biến nhất, có: AK-47, AKM. Dòng súng họ M16 có các loại: M16A, M4, ...

Nguồn gốc[sửa mã nguồn]

Vào thế kỷ thứ 8, các nhà luyện đan Trung Hoa trong khi tìm kiếm phương thuốc trường sinh đã vô tình tạo ra một hợp chất nổ. Ban đầu hợp chất đó được dùng làm pháo hoa. Đến thế kỷ 11, thuốc súng bắt đầu được đưa vào phục vụ chiến tranh: lựu đạn tay, ống bắn đạn đá hoặc kim loại. Những khẩu súng đầu tiên xuất hiện ở châu Âu được ghi nhận là vào thế kỷ 14. Sang thế kỷ 15, những khẩu súng hỏa mai ra đời và đến thế kỷ 17, súng ống đã trở thành thứ vũ khí quan trọng có mặt trong mọi cuộc xung đột lớn của thế giới.

Cơ cấu[sửa mã nguồn]

Thuốc súng cháy sinh ra khí thuốc. Năng lượng của khí thuốc đẩy đạn ra khỏi nòng, đồng thời tác dụng lên khẩu súng một lực gọi là lực giật. Người ta giảm giật cho súng cá nhân bằng cách tỳ báng súng lên vai, tỳ súng lên giá khi bắn, lực giật làm lùi khóa nòng của súng về phía sau và khi trở lại vị trí cũ nhờ lò xo, nó sẽ đưa viên đạn tiếp theo vào nòng. Với các loại súng lớn, dầu hoặc khí được dùng để hãm sự giật. Đối với các loại pháo bắn góc cao như súng cối, lực giật được truyền thẳng xuống đất.

Liên kết trong[sửa mã nguồn]

Đề nghị sửa lại một số liên kết trong của bài này. Đây là Wikipedia tiếng Viết, không nên để các liên kết tới Wiki tiếng Anh. Liên kết xe tăng thì cần tới bài xe tăng, thay vì thảo luận:xe tăng.--Sparrow 04:03, ngày 27 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

{{{1}}}(Vùng trống là một đoạn/văn bản đã bị người khác che đi do nội dung không phù hợp với tinh thần trang thảo luận của Wikipedia.)


Bài này rắc rối quá, nên có phần dẫn để các loại súng cụ thể sẽ dễ cho người đọc hôn. Bài này chỉ nên nói về quá trình hình thành và páht triển của súng, các loại cơ cấu súng.--Napolion (thảo luận) 12:55, ngày 7 tháng 5 năm 2008 (UTC).[trả lời]

Xạo quá[sửa mã nguồn]

Đến thế kỷ 15, được Hoàng tử Hồ Nguyên Trừng hoàn thiện, súng chính thức cho ra đời, {sau ông làm Thượng thư bộ Công khi bị quân Minh bắt theo cha, đứng đầu ngành chế súng tại Trung Quốc). Từ đây, súng trở nên phổ biến và trở thành vũ khí chủ lực.

Ai nói vậy nếu không phải là HuyPhuc, chúa xạo trên ttvnol?Người hùng cô đơn (thảo luận) 10:28, ngày 21 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tại sao lại xạo? Có điều, đây là Súng thần công.Hữu Đức (thảo luận) 02:33, ngày 27 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Súng trường tự động[sửa mã nguồn]

Cứ tưởng M1 Garand là súng trường bán tự động chứ?Rommel (thảo luận) 13:11, ngày 23 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Đổi tên bài[sửa mã nguồn]

Bài này nên biên tập lại và đổi tên bài thành bài (Vũ khí nóng). Phần định nghĩa viết như thế là sai cần sửa lại. Duyphuong (thảo luận) 01:23, ngày 28 tháng 8 năm 2009 (UTC)Duyphuong[trả lời]

Đoạn văn nói qua về Việt Nam sao có phần chỉ trích công khai vậy. Và không thấy nguồn. Vậy liệu thế có vi phạm tính trung lập không? Mong mọi nghười xem xét và chỉ hộ. Hiếu Vũ (Thảo luận) 12:14, ngày 11 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Thông tin trong bài loạn xạ không chính xác cần biên tập lại.113.172.40.37 (thảo luận)