Thảo luận:Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chất lượng dịch ?[sửa mã nguồn]

Có một sự khác biệt khó có thể nhận ra giữa hai câu. Câu đầu tiên là mạnh mẽ, hay dứt khoát. Đó là một mệnh đề phụ thuộc mà mở đầu là một mệnh đề có trạng từ bổ nghĩa với một động từ trong lối trình bày. Một câu bình thường yêu cầu phải có một động từ chính để trình bày nhưng tác giả đã biến nó thành một lối trình bày. Kết quả là một nghĩa quả quyết: "nếu bạn thật sự muốn hòa bình, chuẩn bị cho chiến tranh."
Ý kiến câu của Vegetius chỉ là một giả thiết. Nó ít quả quyết, dứt khóat hơn, trong điều kiện giả định với một mệnh đề có chức năng tính từ và cả hai động từ trong lối trình bày cầu khiến: "bất cứ ai trước khi muốn hòa bình đều phải chuẩn bị cho chiến tranh."


Đoạn này khó hiểu quá, em đọc không hiểu gì hết trơn? Magnifier () 18:05, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sự khó phân biệt giữa hai câu đó là rất dễ hiểu cho những người có tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ vì hai câu đó dùng các dạng văn phạm: thể (ngữ pháp) (grammatical voice), thì (ngữ pháp) (grammatical tense), thức (ngữ pháp) (grammatical aspect) và trạng (ngữ pháp) (grammatical mood) không có trong tiếng Việt. (Ngay văn phạm của tiếng Anh cũng không giàu bằng văn phạm của tiếng Latin, trong khi đó văn phạm của tiếng Việt thì đơn giản hơn văn phạm tiếng Anh.)
Cách dễ hiểu nhất là xem câu đầu như một mệnh lệnh: "Muốn hòa bình hả, sửa soạn chiến tranh đi!" (nó mạnh gần như thế); câu thứ hai có thể dịch như câu: "Những người muốn hòa bình thì phải sửa soạn cho chiến tranh." (nó nhẹ hơn rất nhiều).
Mekong Bluesman (thảo luận) 18:44, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Nó làm cháu nhớ tới câu "Alea iacta est". Ôi Latin, khó hiểu quá T.T. Thôi hiểu 1 chút qua lời bác Mekong giải thích là cháu mừng rồi, cảm ơn bác Magnifier () 18:54, ngày 13 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]