Thảo luận:Thích-ca Mâu-ni

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Thảo luận:Siddhārtha Gautama)
Dự án bài cơ bản
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án bài cơ bản, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về bài cơ bản. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
CaoBài viết được đánh giá rất quan trọng.
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
ABài viết đạt chất lượng A.
Đặc biệtBài viết được đánh giá đặc biệt quan trọng.

Đa số thuật ngữ không khách quan

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Tôi thấy bài này và bài Thích-ca Mâu-ni nên được tập hợp lại (merge) thành 1 bài viết. Vietbio 17:29, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đã ghi trong thảo luận: bài Thích-ca Mâu-ni sẽ được lược giản (với thông tin khác chút), phần biog. phải nằm bên Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Những phần đã có mục từ riêng sẽ được loại ra. --Baodo 17:41, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Tôi đã hoàn tất việc chuyển bài cũ Thích Ca Mâu Ni về Tất-đạt-đa Cồ-đàm, bỏ phần kinh điển về các kinh Đại thừa vì những chứng cứ đó không vững lắm, hãy để phần này ở phần niềm tin của mỗi người hay hơn. Phần giáo hoá uyển chuyển tôi cũng lược vì sẽ nằm trong phần Phương tiện thiện xảo. Phần hoằng hoá mỗi ngày ra sao cũng sai chỗ, nhưng phần tư tưởng, kinh nghiệm giác ngộ được đưa vào với kinh điển được trích dẫn rõ ràng. --Baodo 00:33, ngày 17 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chưa hiểu[sửa mã nguồn]

Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Thiên hay địa ha?
Câu đó đúng. Thiên thượng = trên trời, thiên hạ = dưới trời.
Sau khi mẹ mất, 7 ngày sau khi sinh, Sau khi sinh bảy ngày thì mẹ mất hay sinh xong thì mẹ mất và 7 ngày sau thì Tất đạt đa ở với dì?
Câu tôi nhấn mạnh bên trên.
Bác nhấn mạnh quá nên vẫn không hiểu :-)) Avia (thảo luận) 04:11, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Hiểu rồi mà còn chọc quê nhỉ, sửa lại rồi :-) ... --Baodo 11:21, ngày 16 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子) chữ tử này là từ Hán Việt và có nghĩa là gì? Sao A-la-la Ca-lam không có từ tử ở phía sau ?222.253.75.120 07:02, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Hỏi kĩ dữ ta. OK, giải thích đây:
Ưu-đà-la La-ma tử (優陀羅羅摩子, sa. rudraka rāmaputra, pi. uddaka rāmaputta). Chữ tửcon trai, Phạn là putra, Pali là putta. Ưu-đà-la La-ma tử = Ưu-đà-la, con trai của ông La-ma, và khi nguyên cụm từ này được biến thành biệt danh thì là Ưu-đà-la La-ma tử.
Trường hợp tương tự là Śāriputra, phiên âm một là Xá-lợi-phất hoặc Xá-lợi tử. Xá-lợi tử = "Con trai của bà Śāri".
--Baodo 11:05, ngày 13 tháng 1 năm 2006 (UTC)[trả lời]
xương sống phô bày của Ta giống như một chuỗi banh ?chuỗi banh là chuỗi gì?
làm ơn bớt dùng từ Hán Việt, đọc không hiểu gì cả.Vuonglenghi 07:11, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Dưới mỗi bước chân đi của Tất-đạt-đa là một đoá sen. Ngày nay, trong tranh tượng, ta còn thấy tích này.
Tôi sửa lại là " Dưới mỗi lốt chân của Ngài là một đoá sen. Ngày nay, trong tranh tượng, ta còn thấy tích này." câu này dùng từ lốt chân đúng hơn buớc chân đi, thứ hai câu này nói về một sự kiện mang tính huyền thoại và tùy vào đức tin của mỗi người, nếu ta tin là có mỗi hoa sen nâng đỡ bước chân một đứa bé vừa mới sinh ra đời thì ta phải gọi là Ngài còn ngược lại, ta không tin có Ngài thì ta cũng không thể nào tin được đứa bé mới sinh mà biết đi và biết nói. Trong trường hợp này nếu nói ở trạng thái kể chuyện một cách trung dung cũng có phần mơ hồ nốt, cũng chẳng khác gì nói ta không tin là có Phật. Tóm lại dùng từ Tất đạt đa là xúc phạm tôn giáo cũng giống như dùng từ Giêsu lúc ông ấy làm phép vạch nước biển ra cho dân Do Thái đi qua.
Xin Vuonglenghi đọc câu dẫn nhập, tôi đã ghi tương truyền, truyền thuyết. Những sửa đổi như vậy không hợp với mạch văn. Việc nghĩ người khác hiểu lầm có lẽ sai. Nhà Phật không quan niệm blasphemy (tiết độc thần minh) hẹp hòi như thế vì đã có quy luật nghiệp quả vận hành. --Baodo 15:03, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Theo niềm tin thì ông Tất đạt đa đã tu nhiều kiếp lắm rồi vì vậy mới sinh ra, chưa làm gì cả thì đã có tướng tốt, đã sắp sẵn tương lai, có thiên nhân dẫn lối và vì vậy đã xứng đáng để các Phật tử gọi một cách hết sức tôn kính là NgàiVuonglenghi 07:28, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi rất tôn trọng những đề nghị của Vuonglenghi khi nói không hiểu, cần xác minh. Nhưng phải phân ra cái nào không hiểu và cái nào thấy không hợp trong bài viết. Sau một loạt thảo luận, tôi thấy Vuonglenghi có lẽ không hiểu nhiều hơn vì có lẽ ít đọc giáo lí nhà Phật. Dĩ nhiên, một bài trên Wiki nên được viết giản dị như có thể để nhiều người như có thể, hiểu được. Nhưng giáo lí nhà Phật không dễ quá đến nổi trong một bài có thể viết cho tất cả mọi người hiểu hết được. Câu "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn" sẽ đứng trong một ánh sáng hoàn toàn khác nếu Vuonglenghi đọc thêm Duy thức, Duyên khởi, Trung quán, những định nghĩa về Phật, Giác ngộ, Bồ-đề. Nên đọc qua, và nếu có thắc mắc thì nên thảo luận, sau đó mới đề nghị sửa.
Về vấn đề của câu "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn": Thiền sư Vân Môn Văn Yển nói như sau trong Vân Môn Khuông Chân Thiền sư quảng lục:
T47n1988_p0560b16║舉世尊初生下。一手指天一手指地。周行七
T47n1988_p0560b17║步目顧四方云。天上天下唯我獨尊。師云。我
T47n1988_p0560b18║當時若見。一棒打殺與狗子喫卻。貴圖天下
T47n1988_p0560b19║太平
Hỏi: Thế Tôn lúc mới sinh, một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa, đi vòng bảy bước, nhìn bốn phương và nói: "Trên trời, dưới trời chỉ ta là người độc nhất đáng được tôn kính." Sư (Vân Môn) nói: Lúc đó mà ta chứng kiến được thì đã đánh một gậy cho chết rồi vất cho chó ăn! Một đồ án cao quý để thiên hạ được thái bình.
OK, nếu Vuonglenghi đọc mà nắm được then chốt của giáo lí, truyền thuyết trong nhà Phật thì điểm mâu thuẫn, phạm thượng trong cách gọi hay không gọi là "Ngài", hoặc trong lời "phỉ báng" của sư Vân Môn bên trên sẽ tự sáng tỏ. Phật giáo khác Thiên chúa giáo và Hồi giáo chính ở những điểm này. Thân mến --Baodo 14:57, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Cảm ơn Bao do chỉ dẫn, tôi thích cái ông sư Vân Môn quá, thật ra tôi không tin vào truyền thuyết này, nếu tôi là vị Bồ Tát, tôi chẳng cần ra thông báo cho mọi người biết khi vừa được sinh ra, để làm gì? quý thì sao mà không quý thì sao? bởi vậy tôi nghĩ rằng câu này có ý sâu xa hơn, không nói về thế gian này mà nói về vũ trụ khác. Trở lại vấn đề, từ Ngài là cần thiết vì đây là truyền thuyết và đang nói về một vị Bồ Tát đang làm phép thuật, do đó không phải là hành động của cá nhân con người Tất Đạt Đa.

Vuonglenghi 03:01, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Về chữ ngài trong bài này[sửa mã nguồn]

Tôi không đồng ý sửa thành chữ ngài tại đây vì như vậy không có nhất quán trong Wikipedia. Sửa ở đây thì những người khác sẽ có quyền sửa ở tất cả các bài khác (ngài Hitler). Phan Ba 07:49, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Tôi cũng không đồng ý với cách lạm dụng "ngài" được sửa thêm gần đây. Bài này đang là bài tốt và càng sửa càng có vẻ trở thành bài không tốt. Mekong Bluesman 09:08, ngày 09 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Làm ơn xem lại bài Kitô giáo để hiểu thêm cách dùng từ Ngài để biết rằng cách sửa trên là nhất quán và đã có cân nhắc.

Trích ở bài "Chùa Việt Nam" "Ở lớp ban thờ thứ tư, chiếm vị trí ở giữa là tượng Cửu Long. Hai bên là tượng Đế Thích và Phạm Thiên. Tượng Cửu Long diễn tả Phật Thích Ca Mầu Ni lúc mới sinh. Theo truyền thuyết, khi ngài mới giáng sinh, có chín con rồng xuống phun nước cho ngài tắm. Tắm xong, ngài tự đi được bảy bước về phía trước, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất mà nói "Thiên thượng, địa hạ, duy ngã độc tôn" (trên trời, dưới đất chỉ có một ta), xong ngài lại nằm xuống theo kiểu con trẻ. Đế Thích là vua chủ tể cõi trời dục giới, còn Phạm Thiên là vua chủ tể cõi trời sắc giới.. "

  1. Xin hỏi Mekong: tại sao bài này dùng từ ngài giống hệt ở bài Tất đạt đa Cồ đàm mà Mekong không chê là không tốt?
  2. Xin hỏi Baodo: tại sao bài này dùng từ địa hạ chứ không dùng từ thiên hạ, có hai cách viết về một câu nói mà lại là câu đầu tiên của Đức Phật, xin đừng xem chuyện này là nhỏ, ngay câu đầu tiên đã có dị bản chữ Hán, tất kinh văn chữ Hán về sau có vô số bản cũng chẳng có gì là lạ.

Vuonglenghi 03:19, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Thiên hạ tôi dịch dưới đất, và dĩ nhiên dưới đất không phải là dưới mặt đất. Thiên thượng thiên hạ dịch sát nghĩa là "Bên trên trời, và dưới trời" (= mặt đất, cõi người). Dưới đất nên hiểu là "ở dưới (so với trời), trên mặt đất này". Trình bày như vậy không đúng tiếng Việt? --Baodo 22:49, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Câu này khó hiểu lắm, tôi cũng có nghĩ như Baodo là bên trên và bên dưới trời, tất nhiên cách nói này đúng tiếng Việt, nhưng câu này là câu đầu tiên của vị Bồ Tát thốt ra chắc phải có ý gì khác. Theo tôi là " bên trên của trời (nơi sống của các Phật, Tiên, Thánh, người tốt sau khi mất) và bên dưới của đất (ma quỷ, kẻ xấu, kẻ ác sau khi chết) tức nơi có nhiều cảnh giới kỳ diệu, nơi hoặc một vũ trụ có nhiều chiều mà ta không thể hiểu cũng như hình dung được. Baodo để ý có thấy câu "duy ngã độc tôn" có lạ lắm không? nếu là Thiên chúa nói ra thì quá dễ hiểu, còn như Bồ Tát nói thì lạ quá vì lúc đó Tất Đạt Đa chưa thành Phật mà đã đạt đến mức duy nhất, vĩnh hằng, bất biến, vô hạn cứ như là tôn giáo độc thần, nhất thể hóa với chúa Thánh linh của đạo Kitô? Rồi các vị Phật khác thì sao? có duy ngã độc tôn như vị Bồ Tát này không? rồi chúng ta thì sao? chúng ta tu hành diệt dục nhưng liệu trong mỗi con người chúng ta đều có chức sẵn "Phật tính" để trở thành "duy ngã độc tôn" hay không? nếu không thì làm sao chúng ta trở thành vĩnh hằng, vô hạn? Có vẻ như tôi đã đưa vấn đề này đi hơi xa? Trở lại vấn đề thiên hay địa hạ, tôi nghĩ Baodo nên chọn một cách thôi, tốt nhất là theo văn bản tiếng Phạn mà Baodo biết rồi dịch ra, chứ để hai bài "chùa Việt Nam" và "Tất Đạt Đa Cồ Đàm" chỏi nhau không hay.

Vuonglenghi 02:53, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Xim xem phần giải đáp bên trên. Vuonglenghi muốn sửa thì nên sửa bài Chùa Việt Nam vì tôi không chịu trách nhiệm bài đó. Thêm nữa là bài chính nói về Tháp (Tháp-bà dịch âm từ stūpa, thūpa) chưa có nên tôi để yên bài Chùa (chùa, tháp, thiền viện, thất... đều có liên hệ với nhau mật thiết). Viết những bài như vậy từ tài liệu gốc tốn thời gian nhiều mà tôi đang kẹt. --Baodo 15:10, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Trên trời dưới đất: không phải suy diễn cao xa vậy đâu, nó là cách dùng đặc trưng của người Việt! "Trên" là vì bầu trời ở "trên" so với người nói ra câu đó, "dưới" là vì mặt đất ở "dưới" so với người nói. Gồm cả vòm trời và mặt đất, có thể hiểu là cả "ta bà thế giới" rồi, ko cần chẻ sợi tóc ra làm gì. Avia (thảo luận) 03:06, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]
Cám ơn Vuonglenghi đã đọc và nêu ra các nơi khác. Chúng ta không thể sửa tất cả được, mà chúng ta sẽ sửa dần dần mỗi khi chúng ta gặp các bài lạm dụng từ "ngài" (hay các dạng tương tự). Nếu Vuonglenghi đã chú ý thì thấy tôi đã sang bài Kitô giáo và bài Giê-xu gần đây để giảm bớt số dùng của "ngài".
Tôi cũng muốn nói rõ là tôi không muốn bỏ hoàn toàn từ "ngài"; tôi chỉ muốn nó được dùng đúng chỗ và ít bớt để ý nghĩa của nó không bị mòn đi.
Trường hợp trong bài Chùa Việt Nam bên trên, tôi nghĩ là có thể được vì nó có cả một phrase (xin lỗi, không dịch được) "theo truyền thuyết" đi trước. Do đó, người đọc có thể hiểu đây là cách dùng theo truyền thuyết.
Chúng ta sẽ dần dần làm các bài tốt hơn, trong khi làm chúng ta sẽ còn có các chỗ sai hay các chỗ chúng ta quên ... vì c'est la vie!
Mekong Bluesman 04:07, ngày 14 tháng 2 năm 2006 (UTC)[trả lời]

giáo chủ[sửa mã nguồn]

Mặc dù cuộc đời đức Phật có nhiều huyền thoại bao phủ nhưng các nhà khảo cổ học và nhân chủng học—vốn hay có nhiều nghi ngờ và thành kiến—cũng đều nhất trí công nhận Phật là một nhân vật lịch sử và là giáo chủ của đạo Phật
  1. Từ giáo chủ nghe chưa được trang trọng cứ như có giáo phái Phật đề nghị thay bằng người sáng lập hoặc khai sáng đạo Phật.
  2. Mấy ông khảo cổ và nhân chủng là nhà khoa học mà nói về triết học và tôn giáo thì cũng như không.

Vuonglenghi 06:56, ngày 6 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Không phải đâu Vương Lenghi ơi ,về mặt ngôn ngữ thì các nhà khảo cổ nói đúng vì theo quy định của Nhà nwowcs Việt nam để chấp nhận mottj tôn giáo thì cần phải đủ các điều kiện :1.Phải có giáo chủ -Nghĩa là phải có người đwngs đầu lãnh đạo 2.Phải có giáo điều -Tứclà những điều luật hoặc giáo lý.Do vậy thật dễ hiểu khi Đạo thờ Mẫu đã ra đời từ rất lâu ở Việt nam (Trước đạo Cao Đài nhiều)nhưng cho đến nay pháp luật vẫn chỉ xem là một tín ngưỡng mà thôi .(Tieuphi66)

Tất Đạt Đa[sửa mã nguồn]

Theo Thư viện hoa sen thì tên Tất Đạt Đa Siddhārtha Gautama có nghĩa là "ngôi vua", còn theo trong bài lại có nghĩa "người đã hoàn tất ý nghĩa cuộc sống"? Chữ nào đúng hơn? Chữ trong bài được luận từ nguồn-cơ sở nào? Newone 08:16, ngày 21 tháng 2 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiểu sử[sửa mã nguồn]

Có thể cho biết rõ thêm về tiểu sử Tất-đạt-đa Cồ-đàm được không: anh chị em ruột, các con cháu sau này... 118.71.149.135 (thảo luận) 00:52, ngày 5 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Bảo họ Thích là họ của Phật là sai[sửa mã nguồn]

Chữ Thích Ca là phiên âm của từ Sakya, là tên bộ tộc của Phật, qua TQ phiên âm thành Thích Ca rồi người VN bắt chước theo, đó không là họ của Phật cho nên việc những người đi tu cứ lấy họ Thích rồi bảo là theo họ Phật là tầm bậy, sai nghiêm trọng.thảo luận quên ký tên này là của 42.116.246.159 (thảo luận • đóng góp).

Bài viết ghi như vậy chẳng có gì sai vì đã mở ngoặc ghi tiếng Phạn ngay bên cạnh, chẳng qua chỉ là ghi tên phổ biến. Bạn ghi hết các thuật ngữ Phật giáo như "bát chính đạo", "tứ diệu đế", "bát khổ" bằng tiếng Phạn xem, mấy người biết? Bản thân cách gọi "Phật" cũng không sát với "Buddha". Gaconnhanhnhen (thảo luận) 01:31, ngày 1 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Lại thêm 1 thánh xuất hiện, làm ơn đọc kỹ coi người ta viết cái gì rồi hả phán thánh à, người ta bảo là tình trạng sử dụng chữ Thích để làm họ của Phật là sai về mặt ngữ nghĩa chứ đâu có nói bài viết sai đâu mà vô phán um sùm vậy, sẵn nói cho thánh biết luôn chữ phật cũng là phiên âm của TQ từ buddha đó thôi, gọi đầy đủ phải là phật đà mà tiếng Việt có 1 từ gọi gần đúng hơn là bụt nhưng tại vì ham Hán nên bỏ mất từ bụt rồi chỉ dùng phật thôi còn mấy cái bát chính đạo, tứ diệu đế gì đó là dịch nghĩa rồi chứ không phải là phiên âm, rõ chưa thánh.

Xin mời xem lại chính mình đã hiểu người ta nói gì chưa. Thảo luận vui lòng dùng từ ngữ cho văn minh chút. "Thánh" là để chỉ bậc tôn quý, tôi không dám bị phong là "thánh". Trang Thảo luận là nơi bàn luận về cải thiện bài viết chứ không phải để nói vu vơ sự đời, giải tỏa bức xúc. Nếu không có ý muốn nói rằng bài viết sai thì thảo luận cái ý trên làm gì, vu vơ à? Tiếp thu Phật giáo thông qua thuật ngữ Trung Quốc thì gọi là "Thích" là đúng rồi, có gì lạ không? "Giải thích" người ta nghe về "Phật"-"Budda" mà quên rằng chính mình mâu thuẫn khi nêu vấn đề "Thích"-"Sakya", nực cười. Gaconnhanhnhen (thảo luận) 01:42, ngày 2 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thôi, trình của thánh đúng là chưa hiểu nổi rồi, thôi để cho thánh ví dụ để khỏi vô cãi bậy bạ um sùm, giả sử phật không phải là người Sakya mà là Kh'me, vậy khi phiên âm ra sẽ là Khờ Me và mấy anh sư mình sẽ lấy pháp danh kiểu như Khờ Trí Huệ và bảo Khờ là họ phật, đó thấy cái sai chưa? chưa thấy nữa mà tiếp tục cãi thì thôi chạy thánh luôn

Đề nghị giải thích[sửa mã nguồn]

Tôi đề nghị giải thích tại sao lại lùi sửa các đoạn viết của tôi. Cần biết rằng hành trạng của Phật vốn đều được ghi lại trong các bài kinh. Tôi lấy các nội dung trong Phật sử, bộ kinh được công nhận rộng rãi là do chính Phật Thích Ca kể về các tiền thân của mình, không thể lấy ký do nội dung đó là kinh mà cấm tôi đưa vào được.Wotvietnam (thảo luận) 09:51, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Wikipedia không phải là trang Phật giáo. Những gì wikipedia ghi lại là tiểu sử của Phật và những gì ông ấy làm. Kiếp trước/kiếp sau của Phật không phải là thông tin bách khoa, những thông tin này dành cho các trang Phật học/Phật giáo thì tốt hơn. Trang wikipedia phải viết khách quan cho người không theo Phật giáo cũng có thể hiểu được, chứ không phải bê hết kinh Phật vào đây để nội dung trở nên giống kinh sách, đọc không ai hiểu đc trừ 1 số Phật tử. Tuanminh01 (thảo luận) 09:53, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Vậy tôi đề nghị Tuanminh01 đưa đoạn tôi viết vào bài mà Tuanminh01 cho là phù hợpWotvietnam (thảo luận) 09:57, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Tôi không thấy chỗ nào đủ khách quan đưa vào bài. Giống vụ báo chí đưa tin vua Hùng 600 tuổi, 50 vợ, 50 con, 500 cháu chắt. Bạn nghĩ là nên đưa thông tin đó vào bài Vua Hùng không? Tuanminh01 (thảo luận) 10:03, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Vật tôi sẽ đưa vào đây [1], kinh Phật nói về quá trình tu luyện trong chính bài về Phật giáo thì sẽ không có vấn đề gìWotvietnam (thảo luận) 10:06, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Một tiêu chuẩn chung nhỏ về các đại danh từ "thứ bậc"[sửa mã nguồn]

Đã di chuyển đến Thảo luận Wikipedia:Cách xưng hô Nguyễn Hữu Dụng 17:37, 11 tháng 5 2005 (UTC)


Cho em hỏi các anh vài điều? Nhờ trả lời dùm nếu biết rõ nhất về Phật giáo: 1. Vị phật nào lớn nhất đứng đầu phật giáo? 2. Thích ca môni Phật và Đại Thế Chí Bồ Tát có phải là một vị? 3. Thứ tự lớn bé của 3 ngôi tam bảo? 4. Có bao nhiêu vị Phật? Nếu biết liên lac với em theo email: karatedo_love22@yahoo.com.vn cám ơn mọi người............Em là một người rất gần các vị Phật!

"tôi ít lên Wiki và ko biết cách trả lời bằng cách sửa bài ở đây có đúng không, nhưng xin mạn phép trả lời cho bạn, nếu sai chỗ thì xin Cộng đồng bỏ qua cho
  1. Các vị Phật "nhiều như cát sông Hằng", tất cả đều đã thành Chánh đẳng giác, không thể so sánh, nhưng về đại nguyện hoặc nổi tiếng nhất hiện nay chúng ta biết là Phật A Di Đà với 48 đại nguyện lớn cứu giúp chúng sinh trong cõi luân hồi, ở các thế giới khác là vị Phật nào thì tôi không dc biết. Phật giáo ko như Thiên chúa giáo hay Phong kiến mà có người đứng đầu từ cao xuống thấp.
  2. Đó là 2 nhân vật khác nhau.
  3. Tây Phương Tam Thánh gồm: Phật A Di Đà, Đại Thế Chí Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát
  4. Các vị Phật "nhiều như cát sông Hằng": Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Dược Sư,..."

Tạm xong khái niệm này

Vậy ý chung cuộc cuả tôi là bạn nào thấy tôi không trung lập dù là vô ý thì cứ tự nhiên sưã sai.

Tôi chỉ hứa là sẽ ráng hết sức trung lập từ trong tâm và ý. Nhưng cũng mong rằng:

Vì mọi việc làm đều có ảnh hưởng cuả nó cho nhiều ngưòi đọc nên xin cẩn thận tối đa nhất là các đề tài tôn giáo.

Tôi xoá đi các bàn cãi là để chổ cho những ý kiến mới không nhập nhằng nưã và cũng đã cố gắng xoá sưã tất cả các chữ mà nhiều người không thích.

Move On

Cảm ơn các bạn:) đặc biệt là Bluesman

Thank you. You're too kind, Mr. Võ.
Nhưng tôi nghĩ là Võ Quang Nhân không nên xóa bỏ các thảo luận. Nhiều khi chúng ta, trong khi thảo luận, có thể viết một hay hai câu mà chúng ta sẽ không thích sau này. Nhưng nếu chúng ta tôn trọng lẫn nhau, như chúng ta đã làm trong cuộc thảo luận này, thì nó có thể trở thành một thi dụ tốt cho những thành viên tương lai.
Nếu sysop nào đồng ý với tôi thì xin recover lại những gì đã bị xóa.
Mekong Bluesman 04:15, 7 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi đồng ý với bác Bluesman. Tôi không biết cái gì đã bị xóa, nhờ bác recover giùm. Dung Nguyen 02:09, 8 tháng 5 2005 (UTC)
Tôi đã recover cuộc thảo luận. Xin xem #Cuộc thảo luận đầu tiên ở dưới. Mekong Bluesman 08:50, 10 tháng 5 2005 (UTC)

Câu hỏi về những chữ viết trùng nhưng khác nghiã[sửa mã nguồn]

Có câu hỏi như vầy: thí dụ chữ pháp

  1. danh từ chung trong Phật học là "Các thuyết giảng", "các cách thức" và "vật chất" đây là một khái niệm rộng trong Phật học
  2. Danh từ riêng thì co nghiã là nước Pháp

Như vậy nếu tôi dùng các dâú ngoặc vuông '' và '' thì chữ pháp sẽ tự động liên kết vào chữ "Pháp" chỉ nước Pháp. Làm sao tôi có thể soạn riêng 1 khái nệm "pháp" trong phật học?

Hiện tại chỉ có trên 100 khái niệm nên chưa bị "đụng hàng" nhiều. Sau này, từ vựng lên dến vài chuc ngàn chắc chắn 100% việc 1 danh từ có nhiều nghiã sẽ tồn tại làm sao đây ???

Tôi sẽ đặt lại vấn đề này cho Minhnguyen hay các bạn khác nếu không có ai đọc câu hỏi này ở đây

Bác có thể viết như thế này: [[Pháp (Phật giáo)|Pháp]] để chữ hiện ra là "Pháp" nhưng liên kết sẽ dẫn đến bài Pháp (Phật giáo). Thường khi có nhiều từ cùng nghĩa, ta dùng nghĩa thông dụng nhất và để ở bài chính: vd bài Pháp; tất cả các bài khác sẽ được liệt kê ở trang Pháp (định hướng) (trong trang Pháp lại có một dòng ở đầu trang liên kết đến trang định hướng). Trong trường hợp không có từ nào là rõ ràng thông dụng hơn từ khác, ta dùng trang chính để làm trang định hướng: vd bài Đồng là trang định hướng cho Đồng (tiền)Đồng (nguyên tố) và nhiều nghĩa khác. Dung Nguyen 18:15, 6 tháng 5 2005 (UTC)

Thanks I will do it!

Cuộc thảo luận đầu tiên[sửa mã nguồn]

Thích Ca là người. Theo tôi được biết, ông chưa bao giờ tự xưng là thần thánh gì. Tại sao lại gọi ông là đấng? Dung Nguyen 17:05, 28 tháng 4 2005 (UTC)

Đấng là một danh từ để ngưòi khác vinh danh vị lãnh tụ cuả một tôn giáo chứ không cần phải tự xưng!

Ai có theo theo đạo thiên chuá đều gọi Jesus là 'đức chuá' chứ tôi chưa bao giơ nghe kêu bằng ông hết trơn! Anh có hiêu tiếng Việt không?

Anh gọi gíao chủ thiên chuá giáo hiện nay là "đức giáo hoàng" hay "đức thánh cha" tôi chưa hề nghe ai kêu một cách thiếu tôn trọng là "Ông Gíao Hoàng" hết ráo

Tôi nghĩ rằn anh nên về học cho kĩ cách dùng ngôn ngữ Việt một chút rồi hãy viết ẩu! 14:43, 29 tháng 4 2005 Nhanvo

(Các anh ở đây học cao và có nhiều đóng góp! Nhưng có lẽ lòng ngưỡng mộ và hãnh diện cho người Việt của tôi sẻ tăng thêm nhiều nếu các anh có thể tỏ ra khiêm nhường và biết tôn trong người khác hơn một tí - Minh)

Tôi không hiểu tiếng Việt tốt như bạn, nhưng tôi biết rõ Wikipedia không phải là nơi vinh danh ai cả. Người ta vẫn gọi Giáo hoàng chỉ là "Giáo hoàng", không luôn có chữ Đức đi trước.--Á Lý Sa 05:47, 29 tháng 4 2005 (UTC)
Tôi chỉ có thắc mắc thôi, không có ý công kích cách dùng. Vì tôi thường nghe từ đấng dùng để chỉ những gì siêu nhiên (đấng tạo hóa, v.v.), cho nên thấy lạ khi được dùng cho một người. Nếu đấng có thể được dùng cho người thì tôi không có vấn đề với việc này. Gia đình tôi theo đạo Phật, và tôi thường nghe ông Phậtông Trời, không thấy có gì bất kính cả. Dung Nguyen 06:12, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi không viết là đâ%'ng nhưng tôi vẩn không bị dị ứng như anh.... Học lỄ có lẽ nó rất qu trọng đấy!14:52, 29 tháng 4 2005 Nhanvo

Đồng ý với bạn. Bạn cũng coi những điều bạn viết ở trên có đúng LỄ khi trao đổi không? Ngoài ra, chính tả tiếng Việt cũng phản ánh văn hoá của người trao đổi, có thể bạn phải xem lại môn này.--Á Lý Sa 05:55, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Gọi Thích Ca Mầu Ni như thế nào?[sửa mã nguồn]

Gửi: User:Nhanvo

Theo quan điểm cá nhân tôi, Wikipedia mang tính trung lập (không kèm bình luận của cá nhân mà chỉ trình bày sự việc để tùy mỗi người tự hiểu), vì vậy không nhất thiết phải gọi Thích Ca Mầu Ni là ngài hay đức (xin lỗi, mặc dù tôi rất kính trọng Ngài). Ta có thể gọi là ông cũng được, từ này hoàn toàn không có ý gì là xách mé (theo như suy nghĩ của bạn) mà hoàn toàn trung lập. Có thể bạn cho rằng Thích Ca Mầu Ni là một vĩ nhân đáng kính trọng, nhưng người khác có thể không có chung suy nghĩ như bạn.

Tôi cũng đang sống ở Việt Nam, trong một chừng mực nào đó là có lòng tin ở các triết lý Phật giáo, nhưng không cảm thấy gọi bằng ông có gì sai trái cả. User:Vương Ngân Hà

Trả lời anh Hà[sửa mã nguồn]

Cảm ơn anh Vưong tôi cũng "không cảm thấy gọi bằng ông có gì sai trái cả." ngưoì ta vẩn gọi "Ông Phật" là ông Bụt đấy chứ! Tôi đâu có thấy chi là lạ. Cái này tôi có phản đối đâu nhỉ?

Cái vấn đề là chữ khi dùng thì phải theo văn theo vận, "để tùy mỗi người tự hiểu": bậc vĩ nhân không ai gọi là ông vĩ nhân

đức chuá không ai gọi là ông chuá

đấng sinh thành không ai gọi là đồ sinh thành

Anh thấy chữ Việt phải lột bỏ hết các chữ như "đấng, đức, bậc, ngài..." thì nó sẽ trở thành trung lập hay sao?

Nếu anh vẩn thấy không hài lòng thì cứ việc sửa hết mọi bài trong này đi chữ nào không "trung lập" thì cứ việc viết lại cái chữ trung lập xem văn vẻ nó thật trung lập không?

Tôi xin nhắc lại, trong các loạt bài về nhân vật lịch sử, chẳng hạn như bài này, không đánh giá về các nhân vật đó (cụ thể: Thích Ca Mầu Ni) là vĩ nhân hay không phải là vĩ nhân mà chỉ là sự tìm hiểu một cách đơn thuần về tiểu sử, sự nghiệp cũng như ảnh hưởng của người đó đối với lịch sử.
Các triết lý tôn giáo của Thích Ca Mầu Ni có thể là niềm tin của một (hay một số) người và ông là vĩ nhân đối với họ, nhưng đối với một (hay một nhóm) người khác thì không phải như vậy. Do vậy, anh không thể nói Thích Ca Mầu Ni là vĩ nhân đối với tôi nên cũng là vĩ nhân đối với anh (các anh). Điều này cũng tương tự đối với các nhân vật lịch sử khác, chẳng hạn như Giêsu.
Tôi cho rằng trong tiếng Việt, các từ như đức, ngài, đấng, bậc chẳng hạn trong hành văn thông thường thì không có vấn đề gì mà chỉ tỏ rõ lòng thành kính mà thôi. Tuy nhiên, ở đây sự thành kính hay sùng bái cá nhân khó có thể được chấp nhận. Việc sử dụng các từ đó rõ ràng là mang tính đề cao nhân vật và tốt nhất là không nên sử dụng trong Wikipedia. Chỉ cần gọi một cách nghiêm túctôn trọng thích hợp, không xách mé như tôi tôn trọng bạn là đủ.
Trong này, người ta không cần phải gọi là Đức chúa Giêsu, mà chỉ cần gọi là Chúa Giêsu, không cần phải gọi là Đức Giáo hoàng mà chỉ cần gọi là Giáo hoàng, không cần phải gọi là Đức Phật Thích Ca Mầu Ni mà chỉ cần gọi là Phật Thích Ca Mầu Ni, không cần phải gọi là Ngài X mà chỉ cần gọi là ông X. Rõ ràng trong này tôi cũng như anh sẽ không viết những bài ca tụng cha mẹ mình (cho dù họ có là vĩ nhân đi chăng nữa) nên anh không cần phải lo là sẽ gọi cha mẹ mình trong này như thế nào. Cho dù có ý định viết những bài như thế, chắc chắn một điều tôi sẽ viết là Ông (bà) X là cha (mẹ) của ông Vương Ngân Hà chẳng hạn chứ không phải là Ông (bà) X là đấng sinh thành ra ông Vương Ngân Hà (quá thành kính) hay Ông (bà) X là đồ sinh thành ra ông Vương Ngân Hà (quá xách mé). Điều này sẽ tránh để không bị hỗn láo, xách mé hay quá thành kính đối với những người sinh ra mình, nó chỉ đơn giản cung cấp thông tin về quan hệ của tôi với những người có tên, tuổi cụ thể là cha mẹ mình để những người khác có thể nắm được. User:Vương Ngân Hà

Gửi anh anh Á Lý Sa: theo anh chắc Chỉ có những người viết đúng chính tả mới là có văn hoá cao (cấp). Còn nưã, tự anh Sa viết là đồng ý thì... lại tiếp tục khiêu khích.

Cần hiểu đúng chiều của mệnh đề tôi đã ghi ở trên, đừng lập luận sai lôgic.--Á Lý Sa 07:24, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi chỉ nghĩ nếu có ai dị ứng chữ nào cũng đòi mọi người cắt bỏ chữ đó ra thì ra sao đây?

Nhanvo viết: "...theo anh chắc Chỉ có những người viết đúng chính tả mới là có văn hoá cao...". Điều này trong cuộc sống hàng ngày có thể đúng, có thể không đúng. Nhưng trong môi trường "mạng", như chat rooms, user groups, Internet hay các cộng đồng Wiki... thì nó là một trong các cách quan trọng để đặt giá trị cho một bài viết và, do đó, cho người viết bài đó nữa. Tôi có thể biết cách bao gộp lực hấp dẫn của trọng trường (gravatational force) vào trong mô hình chuẩn của vật lý hạt, nhưng mỗi lần tôi mở miệng ra thì mọi người chỉ nghe thấy "u, a, ơ..." thì không cách nào ai tin là tôi biết về vật lý học. Nhanvo viết về đạo Phật tất chắc hiểu chữ trí. Nó bao gồm sự hiểu biết nhưng hiểu biết đến có thể giải thích cho người khác. Vì nếu đức Phật không có cái trí đó để giải thích cho chúng ta thì ngày nay chúng ta không biết tí gì về sự giác ngộ mà Phật đã tìm thấy. Không nên coi thường lỗi chính tả. Mekong Bluesman 12:42, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Tôi chỉ thấy có lỗi khi nảy nóng viết cho Dung Nguyen không được nhẹ nhàng va không lưạ câu thôi nhưng đó là lỗi cuả tôi với anh ta chứ chả nhằm gì những người khác lắm đâu (cũng giống như ăn cơm tự nhiên cắn hột sạn đâm quạu vô cớ) -- sorry anh Dung Nguyen bỏ qua đi nhé!

quên nưã: "tôi thường nghe từ đấng dùng để chỉ những gì siêu nhiên (đấng tạo hóa, v.v.), cho nên thấy lạ khi được dùng cho một người." Bạn có thể xem chữ "đấng sinh thành"... đấng ở đây hoàn toàn dùng cho người không siêu nhiên mà chỉ giữ sự kính trọng thôi (tôi không hiểu có ngưòi gỉoi Hán tự ở đây mà cũng quên tuốt CHỮ đấng đâu có gì quá đáng nÓ chỉ như "đức", "bậc" thôi)


Anh Bluesman[sửa mã nguồn]

Đúng vậy, nhưng cũng có lúc anh "lãnh các lỗi" không ngờ trước đâu. Tui thí dụ việc anh nghĩ rằng nên viết vào MSWord rồi mơí bỏ vô WiKi đó... Đ/v anh nó hoàn hảo nhưng nó đúng trong hoàn cản cuả anh thôi (đừng nghĩ tôi chọc anh mà chỉ thnàh thật). Bây giờ tôi bổ xung đây: Ví dụ như "tôi" hay bất kì ai không có điều kiện để xài riêng 1 máỳ thì sao: Thí dụ sáng vào văn phòng thì xài máy văn phòng chừng vài giờ (vài chục phút không chắc) thì tôi lại phải mò sang bên Lab A làm việc vói máy cua LAB A... và cứ thế cuối cùng trở về nhà làm việc với cái máy ở nhà: tôi hỏi anh 1 bài viết tốn 1 ngày thì bao lâu sẽ hoàn tất nếu chỉ để trong MS Word cuả cái máy nằm tận trong văn phòng mà 1 ngày chỉ vào đó 2-3 giờ? D/v tôi thì việc lưu giữ tạm thời các dữ liệu và điều chỉnh nó từ từ hiệu quả hơn nhiều. Có lẽ anh thích dùng phật giáo để nhắc, tôi cảm ơn anh "vô trí diệc vô đắc" nhưng đó là ý kinh sách, cột mình vào cho chặt đến lúc tháo ra không biết đâu mà thaó. Còn nưã việt sai chính tả tôi chả muốn đâu nhưng nếu thấy người khác thọt mà bảo "hằng thọt là thằng ăn cắp vặt" thì tôi không làm.

Bởi vậy tôi rất cảm ơn cái chữ stub Vậy mà không tôi chưa soạn xong là có việc phải tốn thì giờ làm cái khác. Tiếc quá tôi hông để cái chữ stub trong phần thảo luận đựơc

Bây giờ thì tôi phải thú nhận cái ignorance (sự thiếu hiểu biết?) của tôi: tiếng Việt của tôi đã không đủ để hiểu tất cả các câu văn thường, gần đây nhiều người lại dùng các idiom mà tôi chưa biết. Hôm nọ Nguyễn Cường dùng phá đám, hên thay Nguyễn Cường viết nó cạnh xây dựng nên tôi, tuy không hiểu hoàn toàn, đoán được là nó mang nghĩa trái ngược với xây dựng. (Cho tới nay chưa có ai bảo là tôi sai nên tôi chắc là tôi đoán trúng.) Bây giờ Nhanvo lại dùng tả khuynhgiận xì "giòng sông xanh" thì tôi chịu thua. Tôi biết là idiom sau có liên quan đến tên tôi vì Mekong là một con sông và Blue là mầu xanh. (Tôi hiểu tại sao cha tôi cho tôi tên Mekong, nhưng Bluesman thì tôi tin chắc là cha tôi, nếu còn sống, cũng không biết nguồn gốc của nó.) Còn idiom trước thì... I have no ideas! Hay là Nhanvo muốn nói khuynh tả? Ai có thể cho tôi biết nó có nghĩa gì không?
Hai cái idiom đó chưa đủ, Nhanvo còn tặng tôi 2 từ viết tắt: Đ/vD/v. Đến đây thì tôi phải nói là nếu có ai hỏi tôi TCP/IP là viết tắt của từ gì trong tiếng Anh, tôi chỉ có thể tả lời là "Something... internet protocol." Hay AC/DC là "Alternating current and... something I forgot!" Trong tất cả các report và paper tôi viết cho đến giờ, tôi thường viết nguyên chữ và nhờ người khác đổi sang lối viết tắt nếu cần. Do đó, Đ/vD/v là gì vậy? Và "hằng thọt là thằng ăn cắp vặt" là sao? Mekong Bluesman 05:31, 30 tháng 4 2005 (UTC)
Vì tiếng Việt có nhiều từ Hán-Việt, cho nên nhiều khi nếu đổi vị trí của chữ thì cụm từ vẫn giữ ý. Đ/v là viết tắt cho Đối với, nếu sau này bác có thấy ko thì nó có nghĩa là không, và Ng~ là Nguyễn. Dung Nguyen 05:40, 30 tháng 4 2005 (UTC)

Anh Blueesman ơi. Chữ "giòng sông xanh" là điển tích kiểu mới! Nó là tên cuả bài nhạc cổ điển được nhiều người nghe nhất (xin lỗi tạm thời không nhớ ra tên tác giả). Tôi chỉ ghẹo cho vui vì thấy có người viết anh là "Thanh Nhân" chứ không có ý gì cả.

Còn nưã, "bảo thằng thọt là thằng ăn cắp thì tôi không làm".Đó là sự bóp méo thông tin đ/v tôi (anh hiểu chữ đ/v rồi nhé) Võ Quang Nhân 16:55, 6 tháng 5 2005 (UTC)

Chữ "tả khuynh" ở đây chỉ có nghiã đen tức là không còn "trung lập" nưã nhưng ở đây tui chỉ ghẹo anh cho vui thôi chứ chả có ý gì.

===Anh Ngân Hà Thân mến=== (chữ "thân mến" dùng trường hợp này chắc là không trung-lập?) tôi chỉ mượn chuyện cổ học tinh hoa để bàn thêm thôi không nói anh đúng hay sai đâu: "Án anh đi làm xứ giả, bị vua đất người muốn làm nhục nên đem người cùng quê hương với Án Anh mang tội trộm cướp ra xử. Xử xong vua hỏi: bộ người xứ ngươi hay trộm cắp lắm sao?
Án Anh thưa: "Giống cây cam trồng ở Hoài Nam thì ngọt nhưng dem ra Hoài Bắc thì chua như vậy giống cam nó đâu có lỗi. Con người xứ tôi vốn không trọm cắp mà khi ở xứ ngài trở nên trộm cắp thì rõ là khó hiểu" Ví dụ này tôi muốn nói về "trung lập" đ/v anh dùng kiểu này viết kiểu kia là trung lập viết khác đi thì không cũng tuỳ. đ/v tôi trung lập là đừng có bỏ ý riêng tư cuả mình vào mà bóp méo thông tin, viết văn thế nào cho có mạch có dòng dể hiểu và không tấn công tông phái khác là trung lập rồi. Còn việc anh cho rằng 1 câu 1 bài văn không trung lập, vì đây là tự điển mở, thì anh cứ tự nhiên sưã hết mọi bài cho trung lập theo anh đi tôi không biết khái niệm trung lập cuả anh nên không dám sưã tới sưã lui rồi lỡ lại trở thành tả khuynh' đối với anh Bluesman thì chết ảnh giận xì "Gìong sông Xanh" ra tôi không gánh nổi (giởn chơi thôi nhe Bluesman đừng có serious chổ này) Tôi xin chia sẽ anh 1 ý nhỏ: một cái "khuôn" người nào theo mà càng chật thì người đó càng "khổ"... mong anh hiểu rõ khuôn khổ thảo luận này.

Tôi không muốn phiền anh, thực sự tôi sẽ tránh dùng chữ không vưà ý nhều người. Nhưng trong chừng mực nào đó nếu anh thấy và biết rõ bài viết không chắc cuả 1 người viết và nó mở thì cứ tự nhiên mà tham gia. "tôi không thể chịu tội thay cho kẻ trộm trong truyện cũng như không nhận đưọc các vinh quang cuả ông Einstein được" Võ Quang Nhân 14:20, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Thành thật xin lỗi bác Võ Quang Nhân là đã gọi bác bằng bạn, do tôi đã không đọc trước phần tự giới thiệu của bác. Tôi hiểu ý bác, trung lập hay không trung lập là tùy mỗi người hiểu, nó phụ thuộc vào nhãn quan của từng người. Tuy nhiên, khi đọc bài mà thấy gọi bằng đức hay ngài v.v thì bao giờ cảm giác của người đọc (nếu như họ có sự hiểu biết tương đối về tiếng Việt) cũng nhận thấy đó là sự rất kính trọng. Như trên tôi đã nói, sự tôn trọng thích hợp là cần thiết, nhưng không cần thiết phải đến mức kính trọng như vậy. Tất nhiên, tôi cũng có sự hiểu biết nhất định về vai trò của Phật giáo (tuy không nhiều lắm) và rất tôn trọng Phật Thích Ca Mầu Ni. Trong các tài liệu, văn bản phi-Wiki chắc chắn tôi sẽ dùng từ Đức để chỉ tới nhân vật lịch sử này. Tuy vậy, trong số những người có khả năng nghe, đọc và viết bằng tiếng Việt, không phải ai cũng có được sự tôn trọng thích đáng đối với Phật Thích Ca Mầu Ni (chưa nói đến sự kính trọng), do vậy việc sử dụng những từ như vậy đôi khi gây tác dụng phản cảm đối với những người đó và họ có thể sẽ có suy nghĩ là người viết dành sự kính trọng quá mức cần thiết cho nhân vật cho nên độ tin cậy của sự trung lập (tương đối) là không cao. Tất nhiên, không ai có thể cho rằng phải chính xác thế này hay thế kia mới là đúng, mới là trung lập (bản thân từ trung lập cũng rất mơ hồ), nhưng nếu có thể dùng từ tránh đi mà vẫn giữ được sự tôn trọng cần thiết thì đó mới là điều cần thiết và quan trọng cần làm. Chúc bác khỏe và tiếp tục tham gia viết bài cho vi.Wikipedia. User:Vương Ngân Hà

Thái độ trung lập[sửa mã nguồn]

Chủ đề này thường được nhắc không ít thì nhiều trong các mục bài khác, và không thống nhất. Mình nghĩ cần phải bàn cho kĩ:

Về Tôn giáo, đúng là mang tính cục bộ, cần phải bỏ ý khen chê, nhưng thật sự có cần làm đến mức không viết một lời bình luận nào trong đó không? Phật, Kitô, Hồi, Ấn,... đã là những tôn phái lớn, không thể nào phủ nhận. Không thể nói vì có người thích Tin Lành, ghét Hồi giáo mà ta lại không viết khen chê một cái nào cho nó "trung lập". Số người tôi cho là ghét đó thì thực sự chỉ hiểu tôn giáo như một cái gì đó của riêng họ và rất ít. Số còn lại chắc sẽ không vì một lời nhận xét "được mọi người đều công nhận" mà cho là bài viết thiếu trung lập. ví dụ, Phật giáo mang tính uyên bác, triết lý, bác học và vô thần mà hiếm có một tôn giáo nào có được vì thế nó được và được cho là tôn giáo trí tuệ, điều đó đã được hầu hết tất cả những người nghiên cứu về Phật - dù có đạo, không đạo, Phật tử hay là những con chim ngoan đạo của Chúa - chấp nhận. Hay Kitô giáo, chủ trương dễ hiểu, giáo điều rất sát với những gì xảy ra trong cuộc sống, có tổ chức rất khoa học, giúp người ta dễ dàng xây dựng một cuộc sống đẹp khi tuân thủ những giáo lý, một lợi điểm không thể phủ nhận dù là thành phần giáo phái nào khi tìm hiểu về đạo Kitô. Vậy có cần phải bỏ đi để cho bài viết không còn cung cấp đủ những thông tin mà nó đáng ra phải có ?
Về lịch sử, đúng là mang tính phe phái, thù địch, nhưng nếu không viết vào thì ai biết được đâu là lời của ai, cách nghĩ của ai và những bài viết "cho là mang tính trung lập" đó có chắc là được viết dựa trên những thông tin trung lập? Nên tôi nghĩ cách viết nên là: có gì đưa vào hết (dĩ nhiên là chỉ đưa những thông tin có bằng chứng và luận ngữ hợp lí, phổ quát, được chấp nhận, ủng hộ rộng rãi từ những người support cho các bên, chứ không phải thông tin hàng cá hàng chợ từ một người duy nhất nào). Cứ thế, thì người đọc cứ so sánh về cách viết của các bên mà từ đó căn cứ vào suy nghĩ của mình mà tự lựa cho mình cách nghĩ đúng, thiếp nghĩ đó cũng là quyền tự do của họ. Họ tự lựa cách hiểu thế giới cho họ, mình chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin không làm bất cứ một nổ lực, cố gắng nào để định hướng cho cách suy nghĩ, dù là định hướng cho cách suy nghĩ trở nên trung lập theo cách mình hiểu trung lập

bởi thế viết cho trung lập khó ở chổ là biết nguồn thông tin nào được các bên chấp nhận rộng rãi, hợp lí, phổ quát.. chứ không phải là cứ cho nó trung lập là đủ. Trung lập, nhưng không được ai chấp nhận thì cũgn không xong. Không trung lập, nhưng được mỗi bên chấp nhận rộng rãi thì cũng là thông tin đáng được tham khảo. Quan trọng là mình ghi cho rõ là: "thông tin này là được bên A chấp nhận rộng rãi, thông tin kìa là được bên B ủng hộ mạnh mẽ. Còn chúgn tôi không biểu cảm đối với bất kì thông tin nào, chúgn tôi chỉ cung cấp thông tin được nhiều người chấp nhận rộng rãi" (

  • Hiểu biết nông cạn, nhận xét về các tôn giáo chỉ để lấy ví dụ, không có ý gì khác, đọc xin xem đó dưới vai trò của một ví dụ
  • Do viết gấp, không tránh có các lỗi chính tả và sai sót trong lời văn, nhưng không có ý hướng đến bất cứ ai, chỉ viết cho mọi người, xin bỏ qua.

) --Trungduongm 12:07, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Trungduongm viết: "Do viết gấp, không tránh có các lỗi chính tả và sai xót trong lời văn, nhưng...". Đừng viết on-line. Nếu Trungduongm dùng Windows, dùng Words (hay Notepad) để viết. Viết xong, check lỗi chính tả và sửa lời văn. Lúc nào vừa ý mới cut&paste vào đây. (Một kinh nghiệm nhỏ của một người dùng computer từ thập niên 1970.) Mekong Bluesman 12:20, 29 tháng 4 2005 (UTC)

Anh Trungduongm tôi càng viết thì càng có ít thì giờ để ráng làm cho xong... chắc anh còn nhớ trong bài viết xin lỗi anh kì trưóc tôi có nói "viết một bài về tôn giáo khó hơn viết về Khoa hoc 100 lần" tôi đã biết trưóc nhưng cái nghiệp nó chảy thì cứ để cho nó trôi chảy

Anh có thể đọc thêm phần tôi viết cho Anh Bluesman để xem thêm ý cuả tôi về chính tả. Anh Bluesman thì có kinh nghiệm từ hồi 1970 còn tôi thì viết fortran trên máy IBM 365 và 370 hồi ở saigiòn nên thấm thiá câu anh ấy nói lắm (Hồi đó viết xong chưong trình phải gửi lại cho "coder" (người lập mã) để điều chỉnh tới lui vài lần cho hết lỗi mới cho chạy lên các thẻ đục lỗ... rồi mới chạy IBM được. Khổ cái là nhiều khi "coder" giỏi quá sửa lỗi chính tả thành lỗi logic nghiã là máy thì vẩn chạy nhưng nó chạy bậy. Anh Bluesman nếu có chơi FORTRAN cho IBM 365/370 thì sẽ thông cảm

Vậy ý chung cuả tôi là nếu bạn nào thấy tôi không trung lập dù là vô ý thì cứ tự nhiên sưã sai. Tôi chỉ hứa là sẽ ráng hết sức trung lập từ trong tâm và ý. Nhưng cũng mong rằng: vì mọi việc làm đều có ảnh hưởng cuả nó cho nhiều ngưòi đọc nên xin cẩn thận tối đa nhất là các đề tài tôn giáo.

Cảm ơn anh

Dời và đổi nội dung[sửa mã nguồn]

Tôi đã dời đại cương nội dung bài cũ sang phần Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Bài này giờ nhỏ đi chút. --Baodo 23:41, ngày 16 tháng 9 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Chân Dung Ai Đây[sửa mã nguồn]

cho dù là thiền viện Đà Lạt hay Ngay cả thiền viện Nguyên Thuỷ Threvada Ấn độ hay tích Lan đi chăng nữa thì cá nhân tôi không dám cho rằng chân dung đăng ở đây là sự thật hình nhục thân của đức Phật.
  1. Ở thời gian đức Phật tại thế, Ngay cả cả đến Kinh điển còn không có đến nổi sau khi Ngài Tịch diệt một thời gian mới phải có đai hội phật giáo lần thứ I diễn ra chỉ để ghi chép lại lời phâ-t dạy
  2. Giả sử có bản vẽ thì do thời gian và không gian (trước cả khi thiên chuá ra đời chừng 5-6 thế kỷ) thì làm sao có được một chất màu để tạo hình và lưu giữ.
  3. Bản thân đức Phât và giáo lý nêu rõ về vô ngã, tôi tin rằng đức Phật sẽ không cho phép đề cao "chủ nghĩa cá nhân" tức là sẽ không có bất kì một sự phóng tưỏng nào. Vì trong giáo thuyết Ngài từng dạy rất rõ ràng về ự thiếu chính xác của các nhận thức do ngũ uẩn trong đó có "mắt" huống hồ chính giáo lý vô ngã còn nhấn mạnh về sự "vô minh" (tức là có hiểu biết nhưng hiểu biết sai lệch phần lớn là do dựa trên các giác quan đầy thiếu sót) của hiểu biết con người. Do đó tôi không nghĩ rằng điều viện dẫn trên là đủ chứng cớ để lư giữ như là chân dung cua đức Thích Ca. Nếu có hoạ may xin xem các bức tương tạc gần thời đức Phật nhất. Và dĩ nhiên, nếu bạn có thực lòng tin đây là hình của đức Thích Ca thì bạn có cơ may nhận được công đức lơn nhưng về chân lý thì không chắc đúng.

Tuy nhiên, đó là ý kiến nêu theo khoa hoc, chứ theo tinh thần thì ngay cả kinh điển Đại thừa... không ai biết là hệ kinh Bát Nhã có từ bao giờ (chính xác) nhưng vẩn được tin là từ các giáo huấn của chính đức Phật nhưng luôn luôn được kể lại bằng câu "Tôi nghe như vầy...". Dĩ nhiên, cũng có thể có một cơ hội bé tí xíu xìu xiu (epsilon) rằng đây đúng là chân dung đức Phật ??

Kính mong và kính xin vi thí chủ nào đã để hình này lên ghi chú lại cho kĩ -- không nên gây nhầm lẫn khiến thoạt nhìn tôi cứ ngỡ là hình của Jesus!

Hãy xem trang Anh ngữ: http://en.wikipedia.org/wiki/Gautama_Buddha và tất cả các trang khác tôi tin họ cũng không dám ghi đó là chân dụng thực của đức Thích ca

TB: tôi đã định trích dẫn bài viết tại trang Việt ngữ nhưng nay không dám nữa vì dộ chính xác cần được xem lại

Namo Shakyamuni thảo luận chưa ký tên này là của 15.203.233.79 (thảo luận • đóng góp)

Tôi tạm thời bỏ tấm hình Hình:Thichcamauni.jpg ra khỏi bài viết, vì đã có ít nhất là 3 người nêu lên sự nghi vấn về hình này. Dẫu biết Wikipedia không khẳng định hoặc phủ định và chỉ dựa vào nguồn bên ngoài, nhưng tôi cho đây là vấn đề tôn giáo, bỏ đi một hình gây tranh cãi về tính xác thực sẽ không làm hại Wiki, tôi đang bỏ qua mọi quy tắc đối với vấn đề này. Tân (trả lời) 03:40, ngày 16 tháng 9 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chưa có tiêu đề[sửa mã nguồn]

Tôi thấy trong trang Phật Ca Diếp thì ghi Phật Ca Diếp là đệ tử của Phật Thích Ca, nhưng trong trang này sao lại ghi Phật Ca Diếp là người tiền nhiệm của ông Người nhỉ? Vungocquanghuy (thảo luận) 04:49, ngày 22 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Không phải đâu bạn ạ. Bài Phật Ca Diếp không nói Đức Phật Kassapa là đệ tử Phật Gautama! Bài viết ấy và cả bài này (Phật Gautama) đều nói Phật Kassapa là vị Phật quá khứ có trước Phật Gautama đó chứ.
Nhưng ở đầu bài Phật Kassapa có cái đoạn định hướng, thì ý nói Phật Kassapa trùng tên với Maha Kassapa là một đại đệ tử của Như Lai Thế Tôn, cho nên người ta ghi thế để tránh nhầm lẫn giữa Phật Kassapa với vị A-la-hán Maha Kassapa thời Phật Gautama.

Thân mến!Ti2008(Thảo luận, đóng góp) 02:24, ngày 23 tháng 7 năm 2018 (UTC)[trả lời]

Bài viết thiếu khách quan[sửa mã nguồn]

Đây là trang nói về Đức Phật chứ không nói về Pháp Luân Công. Làm ơn đổi mấy từ "tu luyện" thành tu hành. Lý Hồng Chí là người phàm, đừng nên thần thánh hóa hắn mà hạ bệ Phật Kienan123 (thảo luận) 04:44, ngày 12 tháng 3 năm 2020 (UTC)[trả lời]

Cách xưng hô thiếu tri thức và luôn ngã về khách quan và quan điểm tập thể yêu cầu.[sửa mã nguồn]

Là người bình thường, những sự phân biệt về khách quan, dùng chung, cách gọi có giới hạn là điều tất nhiên. Nhưng đã là người có trách nhiệm về truyền tải thông tin, thì phải có 1 tri thức sâu rộng, và nhận thức thực tế. Chứ không nên tùy theo ý kiến của ai đó rồi sửa đi sửa lại. Tôi không có bất kỳ yêu cầu nào và cũng không muốn ai tranh giành lý luận ở đây, tôi rất mất niềm tin vì wikipedia là nơi đông đảo người tra tìm thông tin, mà những người có trách nhiệm với nó lại không có chuyên môn bắt buộc. Họ chỉ là những người "Sai thì sửa", "Thiếu thì thêm", chứ họ cũng không chắc chắn với những gì mình đang ghi ra. Vì lỡ như có 1 sai lầm từ phía cung cấp thông tin nào đó, thì họ sửa lại, tức là thông tin họ đang truyền tải là sai lầm và không đáng để tin tưởng. 2401:D800:FE7A:C217:12C6:17C:B2A2:6013 (thảo luận) 12:33, ngày 6 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]