Thảo luận:Suzuki Daisetsu Teitarō

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Phật giáo
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Phật giáo, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Phật giáo. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
Sơ khaiBài viết sơ khai.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.


Cần kiểm chứng của Baodo[sửa mã nguồn]

Tôi tìm thấy một cách dịch khác tên gọi của Suzuki nè:

Linh Mộc Trinh Thái Lang Đại Chuyết 鈴木貞太郎大拙 Trong trang: http://thienlybuutoa.org/LAM/suzuki/suzuki.htm

Phiền anh xem lại tiếng Hán xem có đúng không. Tại sao nó khác với cái tên mà anh cho.

(hà hà tui thuộc loại "mọt sách điện tử" nên thứ gì cũng chỉa mỏ vô)

còn nữa dựa trên các search engine, tôi chỉ tìm ra vài tác phẩm của Suzuki đã dịch ra Việt ngữ nhưng chắc có nhiều hơn anh có biết thì phiền điều chỉnh lại và cho thêm.

còn nữa, chữ Đại Chuyết thì dịch là vụng về lớn thì chữ Chuyết Chuyết dịch là gì? (gợi ý: hơi hơi vụng! đây là tên của thiền sư Việt Nam, còn để lại nhục thể không bi hư thối)

Anh tìm ra lỗi có thưởng! Nhưng dĩ nhiên là không lỗi! Tôi ghi nhé

Suzuki 鈴木 Linh Mộc
Daisetz 大拙 Đại Chuyết
Teitaro 貞太郎 Trinh Thái Lang.

OK? Chuyết chuyết... chữ Hán gì? Cho tôi chữ, đọc được sẽ nói. Nhiều chữ đồng âm dị nghĩa lắm! --Baodo 17:02, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

My god! tui đâu biết tiếng Hán! (biết cái tên tui là chữ Nhị ghép với chữ Sĩ là may lắm) chữ chuyết thì theo từ điển Hán việt (Thiều Chửu) có 4 cách viết. tôi hỏi chọc anh chơi thôi chứ nếu muốn thì phải về VN xem lại người ta viết tên ông ta thế nào! Vậy tạm thời tui hiểu nó là "hơi hơi vụng" (vì trong tiếng viết "đo đỏ" nghĩa là "hơi hơi đỏ", "nằng nặng" nghĩa là "hơi hơi nặng" tức "chuyết chuyết" nghĩa là "hơi hơi ... Chuyết")

Không ngờ Lê Anh Minh viết cũng nhiều quá xá... để tôi xin anh ấy vài bài mục cho Wiki. Tiếp xúc mấy lần mà anh ta dấu nghề. Để dụ anh ấy thêm phần Cao Đài, vì chuyên Cao Đài ;-) --Baodo 17:11, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Tôi có bảo sai đâu! Lần này anh phải thưởng rồi vì tui viết là Tôi tìm thấy một cách dịch khác tên gọi của Suzuki chớ hông phải tui viết là Tôi tìm thấy một chổ dịch sai!

Cái khác ở chổ để khác vị trí thì đọc khác Anh nên có phương pháp cố định cho các tên dài như vầy để khỏi bị ... tui hỏi lung tung. :-{

Không dịch khác tên, mà đổi thứ tự chữ trong tên thôi. Tôi dùng cách Âu hoá, viết Susuki, Daisetz Teitaro, còn Lê Anh Minh sắp ngược lại. Tôi và anh ấy viết thứ tự chữ Hán đi theo không sai, chỉ có MỘT người khác đọc sai, đố anh LĐ là ai :-P --Baodo 22:27, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
anirodham anutpādam anucchedam aśāśvataṃ | anekārtham anānārtham anāgamam anirgamaṃ
Như vậy (theo thuyết Trung Quán) anh là một người viết câu này và cái ngã to tướng nằm trong chữ "MỘT".
Ai bảo trời đẻ cho tôi hay lí sự, nếu có người cãi không lại thì nhớ hỏi Lục tổ xem "phướng động hay phong động" nhé. Ha ha ha Làng Đậu 10:35, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

REFERENCES/BIBLIOGRAPHY[sửa mã nguồn]

Tổng chào,

Lần đầu vào Wiki trang Phật học tôi thực sự ấn tượng trước sự phong phú, chuẩn xác và hệ thống của nó. Xin gửi lời chào tới những ngừơi đã và đang xây dựng trang này.

Xin được góp ý: Để tiện cho độc giả tiếp tục khảo cứu, nên chăng ghi đầy đủ và sử dụng thống nhất một hệ thống Bibliography và Reference? Ví dụ, với cách ghi như dưới đây, thì thật đúng là một thách thức trong việc tìm kiếm tài liệu được đề cập đến:

• Thiền Luận Tập I -- Daisetz Teitaro Suzuki --Trúc Thiên dịch

• Thiền Luận Tập II và tập III, Tuệ Sỹ dịch

• TRỞ VỀ NHÀ CŨ -- Daisetz Teitaro Suzuki -- Trúc Thiên dịch

• THIỀN VÀ BÁT NHÃ -- DAISETZ TEITARO SUZUKI TUỆ SỸ dịch

Nhân tiện, mạn phép được gợi ý sử dụng the standard form for Harvard bibliographies and references, một hệ thống được sử dụng phổ biến hiện nay:

- The standard form for listing books in the Bibliography is: Author's surname, Initial, Year of edition you are using, Title (underlined or in italics), Place of publication, Publisher.

Suzuki, D.T.,Essays in Zen Buddhism (Thiền luận), First-Third Series, London 1950/1953 First-Third Series, London 1950/1953;

- The standard form for a reference is: (Author's surname, Year to match the one shown in the Bibliography, page number)

(Suzuki, D.T., 1950 p.55).

Hy vọng trang Phật học tiếp tục "tăng trọng". Thân ái & quyết thắng!

--Khangwu 17:45, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Các tham khảo tìm ra trong trang WEB thì tôi thêm vào cho người đọc liên kết qua ... chứ nếu làm tham khảo bằng sách vở thì tôi phải ghi theo dạng format thường có số xuất bản và có các chi tiết để cho dể tìm.
Còn tác gỉa bài viết này là User:Baodo. Có lẽ anh ấy dùng dạng format hơi khác tí Hãy để anh ấy lên tiếng. Phần Tham khảo là của anh ấy. Hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ của Suzuki thưòng do thầy Tuệ Sỹ và Trúc Thiên dịch nhưng chính tôi cũng không có phương tiện để tìm ra các ấn bản này (vì không còn ở VN)
Ban đầu tôi có ý đợi anh Baodo hoàn thiện, nhưng anh ấy cũng bận, ... tôi đã điều chỉnh tiêu đề lại để khỏi gây ngộ nhận rằng các liên kết là "reference"
Làng Đậu 17:57, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)
Có 2 template tôi đang dùng : [[Tiêu bản:Journal reference]] [[Tiêu bản:Journal reference issue]] Vietbio 18:01, ngày 06 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Mục từ này hay nhỉ !!

Thế chuyết chuyết là ai thế ? (Khi đọc thấy chữ này, tôi nghĩ tới một nhà sư người Trung Quốc có công lớn xây dựng chùa Bút Tháp, TK 17 (cách HN 30km), vì ngôi chùa này là một trong những ngôi chùa đẹp của miền Bắc thành ra có thể ai đó nhớ tới ông ấy. ) Eva8404 01:00, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)

Xem Wikipedia:Bàn tham khảo#Thiền Sư Chuyết Chuyết --Avia (thảo luận) 04:15, ngày 07 tháng 9 năm 2 005 (UTC)