Thảo luận:Tân Khánh Bà Trà

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chuyển nội dung[sửa mã nguồn]

Chuyển hướng nội dung từ mục từ Tổng Liên đoàn Võ thuật Việt Nam do Từ Hải cung cấp: Võ sư Hồ Văn Lành lên Sài Gòn và gia nhập Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam những năm 1950, chứ không phải Tổng Liên Đoàn Võ Thuật Việt Nam. Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam là một tổ chức quần chúng, được chính quyền Sài Gòn cho phép hoạt động dưới quyền Tổng Nha Thanh Niên của Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên. Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam chịu trách nhiệm tập hợp và quản lý các võ sư hoạt động về võ thuật Việt Nam, Trung Quốc và Quyền Anh,dưới sự lãnh đạo của một ban chấp hành gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, Thư ký và các Ủy viên, do toàn thể các võ sư bầu lên một cách dân chủ. Võ sư Hồ Văn Lãnh từng được bầu vào Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam vài nhiệm kỳ (từ những năm 1950 đến năm 1975). Khương Việt Hà 16:40, ngày 2 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiêu chuẩn[sửa mã nguồn]

Các thành viên viết về võ thuật xin lưu ý đến Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào hoặc cần giải thích thêm. Có một số hệ phái, tuy là thật nhưng "quy mô nhỏ", có những võ sư chỉ nổi tiếng một vùng miền nhỏ nhưng lại đưa vào. Tôi biết viết bài là một việc không dễ, nhưng cũng không muốn người khác lại xoá đi những gì mà người viết đã viết, nhưng mọi thứ đã có quy định thì mọi người nên chấp hành. Lưu Ly 08:43, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi là một thành viên khá thường xuyên viết về mảng võ thuật, tuy nhiên, những võ sư tôi viết đều là những người có tên tuổi (ví dụ Oyama Masutatsu, Hà Châu, Ueshiba Morihei) hoặc sửa bài người khác viết, như Kano Jigoro, Hồ Văn Lành, Hồ Tường, đang dự định viết Miyamoto Musashi v.v.. Về võ phái, tôi mới chỉ viết Tân Khánh Bà Trà, chưa viết gì các võ phái khác mà có những võ phái mới được sinh thành chưa lâu do một người đứng lên lập võ đường đặt tên võ đường rồi thành võ phái luôn, ko có nhiều người theo học (ví dụ phái Bắc Mã Sơn ở Hà Nội, nổi tiếng với Song hổ vĩ côn và Song ngư, ai biết đấy là đâu?). Tôi đang thắc mắc cái tiêu chuẩn đưa vào với các võ sư và các võ phái đây, vì thời gian gần đây có người (hình như Hồ Tường) đưa lên những bài ngắn ngủn về một võ sư nào đó, chưa kể quá sơ khai, một số nhân vật chắc chưa đủ tiêu chuẩn đưa vào. Đề nghị các bạn vào trang thảo luận của Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào xem xét và cho ý kiến về võ sư, võ phái. Khương Việt Hà 09:21, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi cho rằng đây là một võ phái đủ tiêu chuẩn đưa vào, vì nó được nhắc đến trong mọi cuốn sách võ cổ truyền Việt Nam xuất bản ở Việt Nam, là một trong số ít những hệ phái võ vườn Nam Bộ nổi tiếng nhất Nam Bộ. Tôi trích nguyên văn câu trong cuốn Võ cổ truyền, Hữu Ngọc và Lady Borton chủ biên, trang 34: Các phái võ Nam Bộ thường được gọi là "võ miệt rừng" hay "võ vườn", bao gồm các môn phái sau đây: Tân Khánh Bà Trà, Thất Sơn Quyền, Âm Dương võ phái và Kim Kê, mà cái này tôi cũng đã viết trong bài Võ thuật Việt Nam. Vả lại, môn phái này đã có hàng vạn môn sinh trong đó có nhiều người thành danh trong cả nước như Hồ Hoa Huệ, nó cũng từng đóng góp một bài Tứ linh đao vào 10 bài danh võ được Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam lựa chọn qua nhiều kỳ hội nghị rất ngặt nghèo để lấy một chương trình bắt buộc các võ phái cổ truyền khác phải tập trong cả nước và giới thiệu ra nước ngoài. Bác nào treo biển không đủ tiêu chuẩn đưa vào đấy hả? Dù tôi ko phải là người học môn này một ngày nào, không thiện cảm cũng không ghét bỏ và hoàn toàn khách quan, nhưng vì là người đưa bài này lên và đã cân nhắc kỹ tiêu chuẩn đưa vào, tôi phản đối việc đưa bài này ra khỏi Wikipedia và treo biển không đủ tiêu chuẩn. Nếu Tân Khánh Bà Trà ko đủ tiêu chuẩn đưa vào, thì xin lỗi, không có bất cứ một môn phái võ thuật nào đó của người Việt đủ tiêu chuẩn hết, tất cả các võ phái Việt Nam đã viết trên wikipedia cũng phải treo biển không đủ tiêu chuẩn (những bài đó không phải do tôi viết). Và tôi cũng xin vĩnh viễn không bao giờ còn viết về các môn phái hoặc võ sư của võ thuật Việt Nam trên wikipedia nữa, vì nó có quái gì đâu mà đưa vào? Khương Việt Hà 12:17, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tôi không rõ có cần bộ tiêu chuẩn riêng cho võ sư hay không? Tôi từng nghĩ võ sư trưởng môn phái dù có số hít Google không nhiều cũng vẫn có thể viết bài về họ giống như các tướng lĩnh, bộ trưởng vậy. Song từ khi đọc một số bài về Võ thuật Việt Nam, tôi cảm thấy (có thể là cảm nhận sai) rằng các vị Việt Nam nào học võ tương đối giỏi rồi thì đều chào sư phụ và ra lập môn phái mới; tự mình trở thành trưởng môn. Thế thì trưởng môn chắc nhiều và tôi không cần thấy họ "oách" nữa.

Về võ phái, tôi thấy phái nào lập được lâu rồi, có nhiều môn sinh rồi thì đều đáng đưa vào Wikipedia cả. Về Tân Khánh Bà Trà, trước đây tôi cứ tưởng cả miền Nam Việt Nam chỉ có mỗi môn phái này đấy, vì đọc báo nói võ Nam bộ là đều thấy nêu, thậm chí chỉ nêu duy nhất, phái này.--Bình Giang 13:07, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tại sao người khởi tạo bài không đọc câu: "Nếu bạn có thông tin về đề tài này, xin mở rộng nội dung và cho biết tại sao đề tài đủ tiêu chuẩn". Và thêm nữa, cứ mỗi khi bảng tiêu chuẩn được "dán" thì là những thông tin "đắt giá" lại mới được hiện lên. Lưu Ly 13:10, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
"Thông tin đắt giá" chưa hiện lên, đấy là do bạn chưa đọc kỹ bài đó thôi (hehe, hy vọng tôi nhầm)! Nếu Bình Định với hàng trăm chi phái của nó (tôi ko bàn một phái võ mang tên đúng là Bình Định gia, tôi chỉ nói khái quát hệ thống võ Bình Định) là võ thuật đại diện miền Trung Việt Nam, thì Tân Khánh Bà Trà là đặc trưng của võ vườn Nam Bộ. Miền Bắc nhiều võ phái có bề dày truyền thống nhưng ko nhiều môn sinh, có lẽ Vovinam Việt Võ Đạo trong wiki thì đủ tiêu chuẩn nhất đại diện cho võ học Việt Nam nói chung và miền Bắc nói riêng vì Google hit của nó cực nhiều, thứ đến là Nhất Nam với tính cổ xưa của nó, rồi Vật Liễu Đôi là sản phẩm đặc thù võ vật miền Bắc, còn Nam Hồng Sơn cũng nổi tiếng nhưng có giới hạn hơn, dưới nữa thì nhiều, cực nhiều võ phái nhưng ít nổi tiếng.
Bản thân võ thuật xưa nay đã ít đề cao cái gọi là tiếng tăm, nhiều hệ thống tuyệt kỹ lừng danh lại chỉ được âm thầm truyền dạy. Thêm nữa, nhiều võ sư cực giỏi võ nghệ nhưng văn lại hạn chế, ko mấy người biết đến, và ông ta cũng ko thích tên tuổi của mình bị "quảng cáo", dĩ nhiên như thế tức là ông ta chưa đủ nổi tiếng.Khương Việt Hà 15:01, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dẫn chứng trên internet[sửa mã nguồn]

Võ thuật Việt Nam hầu như chỉ có hai hệ phái mang tên địa danh hình thành nên nó, đó là võ Bình Định và võ Tân Khánh Bà Trà. Hai môn võ này được nhiều người hâm mộ võ thuật biết đến, cho nên đó đây, khi các bạn lang thang trên internet, chắc hẳn các bạn không thể không công nhận rằng có rất nhiều trang web trong nước và ngoài nước có bài viết về hai hệ phái võ thuật này. Võ Bình Định tất nhiên là nổi tiếng hơn, một phần vì đây là môn võ gắn liền với một tỉnh, còn môn võ Tân Khánh Bà Trà gắn liền với tên của hai xã nên ít nổi tiếng hơn. Nhưng thử hỏi có một môn võ Việt Nam nào xuất phát từ làng xã mà nổi tiếng như môn Tân Khánh Bà Trà? Võ sư Hàng Thanh (hiện ở Mỹ), trước năm 1975, đã từng viết trên nguyệt san Võ Thuật xuất bản ở Sài Gòn năm 1971, như sau: "Tôi nghĩ đến danh đồn võ ta ở Bà Trà Tân khánh đánh cọp rất hay, mà nếu không sao dám đánh với cọp dữ? Thử hỏi võ Đại Hàn, võ Nhu Đạo, võ đánh "Bóc" có dám đứng nhìn khi gặp cọp trong rừng không?" (Hàng Thanh, trong bài "Võ Việt Nam, võ ngoại quốc: võ nào trọng? võ nào khinh?", báo Võ Thuật, số 22, bộ III, ngày 1/1/1971, trang 9}. Do vậy, tôi cho rằng bài viết về võ phái Tân Khánh Bà Trà xứng đáng đưa vào Wikipedia Thành viên: Martialart/tutankhanh 23:01, ngày 17 tháng 8 năm 2007.

Để biết võ Tân Khánh Bà Trà, xin mời bạn tham khảo thêm một số trang web: *http://5nam.ttvnol.com/vothuat/302400/trang-4.ttvn;
Tôi thấy tiếc là Tân Khánh Bà Trà và các câu lạc bộ (lò võ) của họ lại không có một website chính thức. Theo cá nhân, tôi cho rằng các trang diễn đàn không phải là cơ sở để khẳng định bất cứ một chi tiết nào trong bài. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 20:33, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Cám ơn góp ý của bạn Thaisk. Khoảng 9, 10 năm trước, võ phái Tân Khánh Bà Trà có riêng một webste. Thế như lúc đó, và ngay cả bây giờ (?), việc sử dụng internet ở Việt Nam chưa phồ biến rộng khắp, nên ,sau vài năm tồn tại mà chưa có hiệu quả cụ thể nào, webste của môn phái Tân Khánh Bà Trà đã tạm dừng. Hi vọng trong một ngày rất gần, webste của môn phái Tân Khánh Bà Trà sẽ tái xuất hiện. Còn những trang diễn đàn, mà chúng tôi giới thiệu bạn đọc xem thêm, hầu hết vốn là các bài từng đăng trên báo được đưa trở lại trên internet. Cho nên tôi giới thiệu để bạn đọc thêm hầu biết rằng nhiều người cũng biết đến môn võ Tân Khánh Bà Trà! Martial/tutankhanh 14:15 ngày 20 tháng 8 năm 2007.

Tổ chức[sửa mã nguồn]

Góp ý tí. Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vào dành cho cá nhân hoặc tổ chức. Theo tôi, một phái võ không phải là một tổ chức, nó có nhiều thứ hơn thế. Tôi là dân ngoại đạo không thể nói gì về tầm cỡ của một phái võ, nhưng nếu một vài bác "nội đạo" khẳng định ... thì tôi không có cách nào hơn là "không biết dựa cột mà nghe". Tmct 21:44, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Một phải võ phải có tổ chức, và nó là một tổ chức thì mới tồn tại được. Mời bạn xem Wikipedia:Tiêu chuẩn đưa vàoWikipedia:Thông tin kiểm chứng được#Quy định. Lưu Ly 02:49, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tổ chức ư? Tổ chức là một nhóm người tụ tập với nhau làm một số việc gì đó cùng nhau. Còn Karate, Taekondo, Judo,.... có phải tổ chức không? đặc biệt trong câu sau:

A:Cháu thích học môn võ gì nhất?
B:Judo ạ.

Có ai gọi Judo là một tổ chức không? Tất nhiên nhóm người đầu tiên lập ra Judo và các nhóm người đã và đang tập luyện Judo là các tổ chức, nhưng chính bản thân Judo thì không phải. JudoTân Khánh Bà Trà khác gì nhau trong ngữ cảnh này? Tmct 08:00, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ phải xét chung tổ chức và nội dung hoạt động (Judo, Tân Khách Bà Trà), vì nếu không có nội dung thì không có tổ chức cũng như hoạt động. Tôi thử miêu tả cụ thể, hoạt động Karate tại Slovakia. Judo thì tôi hoàn toàn không biết, nhưng Karate hoạt động (ít nhất là tại Slovakia) như một tổ chức, cả về danh nghĩa lẫn về cấu trúc hoạt động. Danh chức chính thức "tổ chức" phải có từ các đơn vị câu lạc bộ, có lẽ tương ứng với các lò võ tại Việt Nam đến tổ chức cấp quốc gia.

  • Liên đoàn Karate Slovakia SZK là một tổ chức vô chính trị được đăng kí tại Bộ Nội vụ Slovakia với giấy phép số VVS/1-909/90-100-3, với các ban chính như ban kĩ thuật, ban trọng tài, ban đội tuyển quốc gia, ban kỉ luật, ban tài chính. SZK là thành viên của Liên đoàn Karate Châu Âu, (EKF) và Liên đoàn Karate thế giới (WKF), tư cách pháp nhân của hai liên đoàn này tôi không rõ.
  • Mỗi câu lạc bộ Karate thành viên của Liên đoàn Karate Slovakia là một pháp nhân hoạt đơn vị con của pháp nhân (ví dụ như câu lạc bộ Karate của các trường Đại học), có giấy phép hoạt động của Bộ Nội vụ Slovakia, có tài khoản ngân hàng, trụ sở, thường có website riêng ví dụ. Mỗi thành viên của câu lạc bộ có một thẻ thành viên do Liên đoàn Karate Slovakia phát hành (thẻ lục), các võ sinh tham gia thi đấu quốc tế phải có thẻ do Liên đoàn Karate thế giới phát hành (thẻ đỏ). Mỗi câu lạc bộ có 30 - 60 môn sinh, kể cả người vừa nhập học lẫn võ sinh tham gia thi đấu chuyên nghiệp, võ sư huyền đai nhị đẳng (trung bình), Slovakia có ít nhất 30 câu lạc bộ như thế.
  • Liên đoàn Karate Slovakia tổ chức các giải toàn quốc, tổ chức tham gia giải của EKF, WKF, giải Olypic sinh viên. Câu lạc bộ lớn có thể tổ chức các giải riêng hàng năm, thường có sự tham gia của một số câu lạc bộ nước ngoài, và tham gia những giải riêng như thế do các câu lạc bộ lớn khác tổ chức. Nói chung là lịch thi đấu trong một năm túi bụi.
  • Đó là hình dung của tôi về một tổ chức võ thuật, vì thề khi đọc tất cả các bài về các võ phái của Việt Nam, tôi thấy thiếu một cơ cấu hoạt động rõ ràng.

Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:48, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cái khác cơ bản nhất là Judo là được chính phủ Nhật Bản xem như quốc võ và phổ biến trên khắp thế giới. Còn Tân Khánh Bà Trà thì đang được thảo luận. Vấn đề ở chỗ là đa số các nguồn dẫn nó không thuyết phục (xem trên). Đặt Judo để so sánh với Tân Khánh Bà Trà là cập kiễng, cũng giống như đem Toyota ra so với Vinaxuki vậy Lưu Ly 08:36, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Judo chưa từng được coi là quốc võ ở một nước như Nhật Bản bạn ạ, vì nó sinh thành tương đối muộn từ Kano Jigoro. Judo cũng chỉ phổ biến ngang với [Karate]], Aikido. Ở Hàn Quốc Taekwondo được coi là quốc võ. Việc so sánh đó khập khiễng thì tôi nghĩ là không, chỉ trừ so sánh kiểu số lượng, hoặc xem môn nào được chính thức thi đấu tại Thế vận hội. So sánh cũng phải có phương pháp so sánh, vui lòng lục ít tài liệu về comparative literature đọc chơi. Khương Việt Hà 08:45, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Câu hỏi là "Judo (hay Tân Khánh Bà Trà) có phải một tổ chức hay không?"

Còn về chuyện khập khiễng, có gì đâu? Tôi lấy ví dụ còn "khập khiễng" hơn nữa: Ngôn ngữ lập trình B đã tiệt chủng và gần như chẳng mấy ai dùng ngay từ khi nó còn sống (chỉ mấy năm), nhưng nó vẫn thản nhiên đứng cạnh Ngôn ngữ lập trình C - và các thứ phổ biến nhất thế giới khác tại wiki tiếng Anh đấy thôi. Ai dám bảo B không đủ tiêu chuẩn? Người ta chắc còn không đưa ra câu hỏi đó. Tmct 08:47, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thêm một câu nữa để tránh trước. Ngôn ngữ lập trình là "một cách viết chương trình". Một môn võ là "một cách đánh nhau". Vậy là nghe khá là tương đương. Tôi không "khập khiễng" khi lấy ví dụ là ngôn ngữ lập trình đâu nhé. Tmct 08:51, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi tạm dừng chỗ này với câu hỏi quan trọng nhất: Tân Khánh Bà Trà đưa vào theo tiêu chuẩn nào? Và nếu không thuộc tiêu chuẩn đã quy định (tức là ngoại lệ) thì xin mời sang biểu quyết hoặc bổ sung tiêu chuẩn.
Tôi chuyển sang nghi vấn bài Judo vì phát hiện thông tin bên trên (của KVH) mong Khương Việt Hà hoặc ai đó có thể trả lời.
Riêng phần so sánh, theo tôi, nếu muốn, hãy đặt chúng cùng gốc tọa độ.11:40, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)

Sách dẫn chứng[sửa mã nguồn]

Tôi xin đưa vào đây một số tài liệu trích từ các sách, báo võ thuật cho bạn Lưu Ly xem về môn võ Tân Khánh Bà Trà:

  1. "Theo một tờ nhật báo Việt Nam phát hành cách nay đã lâu thì ông Cả Đại ở Thủ Dầu Một nhảy qua nóc nhà ngói một cách dễ dàng và con gái của ông ta chỉ đại được một phần công phu của cha mà đã nhảy qua được cây rơm" (Từ Hải (tức Hàng Thanh - chú thích của tôi), trong bài "Thi võ đời Gia Long, báo Võ Thuật, số 4, bộ I, ngày 1/4/1969, trang 22).
  2. "Dự định của nhóm Võ Thuật là trong tháng sau sẽ về Kiến Hòa, Vũng Tàu, Tân Khánh, để viếng thăm ba vị võ sư đang mai danh ẩn tích, không muốn phô trương, nhưng nhờ lòng tốt của quý vị võ sư quen biết và quý thân hữu giới thiệu, hy vọng Võ Thuật sẽ được phép chụp hình một số bài quyền và ghi lại các phương pháp tập luyện của mỗi vị" (Nguyệt sn Võ Thuật, trong bài" Võ Thuật sống còn, sống mạnh, sống mãi", báo Võ Thuật, số 5, bộ II, ngày 1/7/1970, trang 1).
  3. "Tôi nghĩ đến danh đồn võ ta ở Bà Trà Tân khánh đánh cọp rất hay, mà nếu không sao dám đánh với cọp dữ? Thử hỏi võ Đại Hàn, võ Nhu Đạo, võ đánh "Bóc" có dám đứng nhìn khi gặp cọp trong rừng không?" (Hàng Thanh, trong bài "Võ Việt Nam, võ ngoại quốc: võ nào trọng? võ nào khinh?", báo Võ Thuật, số 22, bộ III, ngày 1/1/1971, trang 9}.
  4. "Được biết võ sư Từ Thiện là người Tân Khánh Bà Trà, đã phải cực khổ để học võ Tân Khánh Bà Trà. Hồi nhỏ, năm mười sáu tuổi (đúng ra là mười bốn tuổi - chú thích của tôi), phải làm trong lò chén thí công ăn cơm chủ, mỗi tháng được một đồng rưởi để trả tiền một bài quyền. Ông dượng rể của võ sư (tức thầy Võ Văn Phiên - chú thích của t6i) dạy cứ ba đồng một bài quyền, nhưng riêng ông là con cháu nên chỉ lấy phân nửa. Sau chứng bảy năm, ông đã ra dạy và bắt đầu nổi tiếng" (Vạn Lý, trong bài "Xuyên qua các lò võ: Võ đường Từ Thiện, nơi đào tạo nhiều nữ võ sĩ nhất", báo Thao Trường, số 362, ngày 8/7/1971, tráng 11,12 và 22).
  5. "Người dân Sông Bé càng tự hào hơn vì Việt Nam - làng Tân Khánh - đã có một cô gái trẻ, với võ thuật Tân Khánh Bà Trà, đã đơn thương giết chết cọp, khiến ngoại bang hết lòng khâm phục"(Tứ Lang, trong bài "Người Sông Bé đánh cọp", báo Sông Bé, số 450, ngày 1/2/1986.
  6. "Riêng ở miền Nam, nổi danh nhất về nghề võ rừng, thật sự là ở miền Tân Khánh Bà Trà" (Trần Tuấn Kiệt, trong "Lời nói đầu", sách "Thiếu Lâm tự học", Nhà sách Khai Trí xuất bản, Sài Gòn, 1969, trang 17).
  7. "Nói đến vũ nghệ, các bậc lão thành từng giao du đó đây, để chân đến đất Đồng Nai, miệt Tân Khánh Bà Trà, cách nay lối bảy mươi năm, không ai không biết hai nhà vũ thuật tuyệt luân là ông Ất và Giá. Trong thời Pháp thuộc, các trường dạy võ đếu bị cấm chỉ, không được hoạt động, nhưng hai ông quyết đem tài nghệ vũ thuật (phái Tân Khánh Bà Trà - chú thích của tôi) đã học hỏi, dạy dỗ kẻ hậu sinh, mong mỏi mai sau các người ấy sẽ trở nên những tay bản lãnh phi thường có cơ giúp nước" (Vũ Thuật, trong bài "Quyền sư ở Nam Việt", trong sách "Những môn võ bí truyền trên thế giới" của Lạc Hà và Phạm Xuân Thảo, Báo Võ Thuật xuất bản, Sài Gòn, 1970, trang 159, 160, 161).
  8. "Miền Nam này nói đến võ thuật thì ai cũng không quên Tân Khánh. Các tay võ Tân Khánh vang lừng tên tuổi, dân làng Tân Khánh, gái như trai đều thông thạo ít nhiều miếng võ nghệ siêu quần đã một thời gian làm chói rạng thinh danh của miền Nam nước Việt" (Hoài Phong, "Tự học võ thuật Tân Khánh", Nhà xuất bản Tân Khánh, Gia Định, 1971, trang 1).
  9. "Nếu mang võ Bà Trà Tân Khánh, tức võ vườn mà so với võ ngoại quốc thì có chỗ đồng chỗ dị về kỹ thuật, cùng cho đến triết lý...Ví như võ Cao Ly (tức Taekwondo - chú thích của tôi) thì cũng rất là hay, đánh mạnh, đá cao, học trò võ sau năm ba tháng học thấy hùng sdũng lắm, học vài ba năm thấy có hơn, có giỏi và tự tin chiến thắng địch thủ. Còn võ Bà Trà hay võ vườn tức võ ta, cũng như Võ Kinh, tức võ của quân đội triều đình xưa, v.v. về phần kỹ thuật cũng không thua kém chi võ Cao Ly, nhưng thay vì sử dụng đòn dài thì võ ta quấn quýt, thượng ngăn, hạ chận, tiền hậi tả hữu đều yểm đều xung. Tinh thần thì đầm thắm hướng nội, không như võ Cao Ly vọng ngoại, nghĩa là học xong nghĩ là mình thắng mình..." Hàng Thanh và Phương Thái Không đại sư, "Tự luyện Thiết Sa Chưởng", Báo Võ Thuật xuất bản, Sài Gòn, 1972, tráng 101-102).
  10. "Ngũ lộ mai hoa quyền đó chính là bài đã in trong "Võ thuật Tân Khánh", nhưng hơi chút khác biệt", Nam Anh, "Võ Đang chân truyền", Đất Việt tái bản, Sài Gòan, 1973, trang 1).
  11. "Ta thấy rõ: võ Bình Định khác với võ Sơn Tây, võ Quảng Nam khác với võ Thanh Nghệ, võ Gia Định khác với võ Hà Đông, võ Mười Tám Thôn Vườn Trầu khác với võ Tân Khánh, tuy cùng chung một xuất xứ là võ Việt Nam", Lê Sáng, "Việt Võ Đạo với thế hệ thanh niên hiện tại", Tổng Cục Huấn Luyện Vovinam xuất bản, Sài Gòn, 1975, trang 8).
  12. "Riêng môn tự vệ ở tại quê hương Việt Nam ta thì thật là dồi dào, do đó các bạn tùy nghi có thể tập: Nhu đạo, Aikido, Taekwondo, Karaté, Thiếu Lâm, Võ cổ truyền Việt Nam, Bình Định, Bà Trà Tân Khánh, các bạn võ tự do đấu đài, Quyền Anh.v.v...Môn nào cũng tốt", Lịch Sơn, "Tự luyện thể dục và tự vệ, Tân Quang xuất bản, Sài Gòn, 1974, tràng 21).
  13. "Chúng tôi có nghiên cứu qua một số các môn võ ngoại quốc thời danh và nhận thấy trong võ thuật Việt Nam do tổ tiên truyền lại hàng mấy ngàn năm hay mấy trăm năm như: Võ Lâm, Võ Kinh, Võ Truyền, Võ Biền, Võ Gò Công, Võ Bình Định, Võ Tây Sơn, Võ Hùng Vương, Võ Nghệ, Võ Bến Tre, võ Bà Trà Tân Khánh, võ Thất Sơn... cũng có những đòn thế, những nguyên tắc chiến đấu gần giống với các môn võ ngoại quốc. Giống mà hơi khác (đồng nhi dị)! Chỗ hơi khác đó lại làm cho ta thích thú hơn vì nó làm cho võ tổ tiên thích hợp đặc biệt với cá tính và thể chất của dân tộc ta và sức khỏe giống nòi ta", Hùng Phong, "Tự luyện võ tự do", Tân Quang xuất bản, Sài Gòn, 1974, trang 145).

Đó là một số trích dẫn mà tôi ghi nhận vào khoảng những năm 1980. Từ những năm 1980 trở lại đây cũng còn nhiều sách, báo đề cập đến môn võ Tân Khánh Bà Trà. Riêng sách "Lược sử võ thuật cổ truyền Việt Nam" của Mai Văn Muôn, Chu Quang Trứ, Ngô Xuân Bính và Đỗ Hóa, do Nxb TDTT xuất bản khoảng năm 1996, dành gần 10 trang để giới thiệu môn phái Tân Khánh Bà Trà. Sách của Hữu Ngọc chỉ giới thiệu tóm tắt, vì đây là loại sách bỏ túi, in song ngữ dành cho chủ yếu người nứơc ngoài xem khi đến Việt Nam du lịch. Tóm lại, tôi muốn chứng minh với bạn Lưu Ly rằng môn võ Tân Khánh Bà Trà vốn là một môn võ nổi tiếng trong làng võ thuật cổ truyền Việt Nam, từng góp phấn tích cực trong công cuộc mở đất về phương Nam. Nhiều sách, báo đã đề cập đên môn võ này từ trước đến giờ. Thế thì tại sao gọi là "có quy mô nhỏ"? tại sao lại nói là "chưa xứng đáng để đưa vào Wikipedia"? Thành viên: Martialart/tutankhanh 23:35, ngày 18 tháng 8 năm 2007.


Tôi không nói Tân Khánh Bà Trà là quy mô nhỏ, nhưng cần những dẫn chứng để ít nhất người đọc như tôi khỏi phải thắc mắc. Cám ơn bạn đã bổ sung những dẫn chứng trên. Và hãy tiếp tục thảo luận trong phần thành tích.Lưu Ly 01:19, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tôi xin giới thiệu sách "Lược sử võ cổ truyền Việt Nam" của các tác giả: Mai Văn Muôn (lúc viết sách là Tổng Cục Phó Tổng Cục Thể Dục Thể Thao), Lê Anh Thơ, Chu Quang Trứ (Phó giáo sư-Tiến sĩ), Ngô xuân Bính, do nhà xuất bản Thể dục Thể thao xuất bản tại Hà Nội năm 1991. Sách dày 296 trang, chưa kể bìa trước và bìa sau, có nội dung như sau:

  • Lời nói đầu của Giáo sư Nguyễn Từ Chi (từ trang 3 đến trang 6),
  1. Chương I: Võ Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử (từ trang 7 đến trang 73),
  2. Chương II: Võ học và võ cử thời Lê Nguyễn(từ trang 74 đến trang 158),
  3. Chương III: Võ cổ truyền Việt Nam xưa và nay (từ trang 159 đến trang 224),
  4. phần "Thay lời kết luận" (từ trang 225 đến 229), phần "Phụ lục" (từ trang 230 đến trang 286), phần "Tài liệu tham khảo" (từ trang 287 đến 291) và 2 trang muc lục.

Trong chương III, các tác giả đã chia làm 4 phần.

  • Phần 1 về các võ phái Bắc Hà, gồm 5 môn phái, trong đó môn Vật Liễu Đôi được dành cho 6 trang, môn phái Nhất Nam có 4 trang, môn phái Việt Võ Đạo (Vovinam) có 3 trang.
  • Phần 2 về các môn võ Bình Định, gồm 9 môn phái, trong đó môn phái Tây Sơn Nhạn và môn phái An Vinh mỗi phái có 2 trang, môn phái Thuận Truyền, An Thái và võ nhà chùa mỗi phái có 1 trang rưỡi.
  • Phần 3 về các môn võ Nam Bộ, gồm 4 môn phái, trong đó MÔN PHÁI TÂN KHÁNH BÀ TRÀ có 4 trang rưỡi, môn phái Âm Dương có 3 trang.
  • Phần 4 dành cho các môn võ có nguồn gốc từ Trung Quốc, gồm 18 môn phái, trong đó các môn phái: Thiếu Lâm Hồng Gia, Thiếu Lâm Vịnh Xuân, Sơn Đông Không Động, mỗi môn phái có 2 trang. Ngoài ra còn có 3 trang viết về các môn võ do người Việt đã và đang phổ biến ở nước ngoài.

Như vậy, xét trong tất cả môn phái được các tác giả đề cập đến trong chương III ta có thể thấy: sau môn Vật Liễu Đôi (6 trang) là môn phái Tân Khánh Bà Trà (4 trang rưỡi), rồi mới tới môn phái Nhất Nam (4 trang). Rõ ràng, môn phái Tân Khánh Bà Trà có một chỗ đừng nhất định trong làng võ Việt Nam vậy! Về thành tích của môn phái Tân Khánh Bà Trà, như bài viết, chúng ta có thể thấy, bên cạnh việc truyền dạy cho các thế hệ môn sinh đời sau, môn phái Tân Khánh Bà Trà có những thành tích sau:

+ Quốc tế: ba võ sĩ: Từ Thanh Nghĩa, Từ Y Văn và Từ Trung Tính từng mang màu áo Việt Nam qua 8 lần thi đấu với nhà vô địch của các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Hồng Kông, Indonesia (trước năm 1975); còn võ sĩ Phạm Thanh Hải (học trò của võ sư Nguyễn Hồng Đỏ ở Trung Tâm TDTT huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh) từng mang màu áo Việt Nam đoạt huy chương bạc trong lần thi đấu giải ở Malysia. Về huấn luyện võ thuật, bên cạnh Hồ Hoa Huệ từng dạy võ Việt Nam ở châu Âu (trong đó có võ Tân Khánh Bà Trà), nhiều học trò của môn phái Tân Khánh Bà Trà vốn là người đến từ nước ngoài (Mỹ, Pháp, Đức, Ý, Úc...).

+ Quốc nội: các võ sĩ: Từ Thanh Nghĩa, Hồ Ngọc Thọ từng đoạt huy chương vàng trước năm 1975, các võ sĩ: Dương Tấn Hùng, Mai Hoàng Trí từng đọat huy chương vàng sau năm 1975 trong giải quốc gia. Ngoài ra, còn có nhiều võ sĩ khác đoạt các huy chương bạc, đồng trong giải quốc gia cũng như đọat huy chương vàng, bạc, đồng trong các giải của thành phố Sài Gòn - Hồ Chí Minh (cả trước và sau năm 1975). Về công tác huấn luyện, nhiều thế hệ môn sinh của võ sư Từ Thiện Hồ Văn Lành và võ sư Hồ Tường đã trưởng thành và mở lớp dạy võ nhiều nơi, nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Với những đóng góp đó, ngày 2 tháng 9 năm 2003, võ sư Từ Thiện đã được nhà nước tặng Huy Chương Vì Sự Nghiệp TDTT.Thành viên: Martialart/tutankhanh 18:25 ngày 19 tháng 8 năm 2007.


Thành tích[sửa mã nguồn]

Cần dẫn chứng[sửa mã nguồn]

Một số môn sinh xuất sắc của võ phái Tân Khánh Bà Trà đã từng tham gia thi đấu võ đài, đạt được hai huy chương vàng (Từ Thanh Nghĩa và Hồ Ngọc Thọ), bốn huy chương bạc (Từ Thanh Tòng, Từ Duy Tuấn, Từ Hoàng Út, Hồ Thanh Phượng), một huy chương đồng (Từ Hoàng Minh) trong các giải vô địch toàn quốc. Ba người (Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín, Từ Y Văn) đã từng được chọn đại diện cho toàn miền Nam thi đấu bẩy trận toàn thắng trước các nhà vô địch của những nước Thái Lan, Lào, Campuchia. Các võ sĩ chưa từng nếm mùi thất bại liên tục trong mười trận đấu: Từ Hùng (từng là Phó giám đốc Sở Thể dục Thể thao tỉnh Tây Ninh), Hồ Hoàng Thủy, Từ Dũng, Hồ Hoàng Hạnh, Từ Bạch Long, Hồ Tố Nguyệt. Có người đã trưởng thành với tư cách một chưởng môn của một võ phái mà nhiều kỹ thuật của võ phái có nguồn gốc từ Tân Khánh Bà Trà như Hồ Hoa Huệ.

Ngày nay, võ sư Nguyễn Hồng Đỏ của nôn phái Tân Khánh Bà Trà, đang công tác tại Trung Tâm Thể dục Thể thao huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục góp phần mang lại vẻ vang cho môn phái với trên 120 huy chương các loại (vàng, bạc, đồng) tại các giải vô địch khu vực và toàn quốc, trong đó có 1 huy chương bạc quốc tế, 2 huy chương vàng quốc gia (võ sĩ Trần Văn An và võ sĩ Nguyễn Thanh Tâm), 20 huy chương vàng thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều võ sĩ của võ sư Nguyễn Hồng Đỏ đã từng thi đấu quốc tế và số khác trở thành vận động viên đội tuyển thành phố Hồ Chí Minh, như: Phạm Thanh Hải, Dương Tấn Hùng, Mai Hoàng Trí..

Việc "đúc" huy chương hiện nay là quá dễ. Ở một đường hẻm nhỏ ở Quảng Châu, Trung Quốc có bán la liệt các loại huy chương, cup vàng, bạc, đồng...Các giải xã phường có tiền cũng sẽ có thể trao huy chưởng "kiểu này" mỗi khi tổ chức giải. Vậy những huy chương trong bài cần nói rõ hơn là nó đã được trao tại giải nào để nó mang đúng giá trị của nó, và giá trị của môn phái.Lưu Ly 01:19, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dẫn chứng theo thông tin của võ sư Nguyễn Hồng Đỏ (1)[sửa mã nguồn]

Mời bạn Lưu Ly liên hệ cụ thể với Trung Tâm TDTT huyện Nhà Bè (thành phố Hồ Chí Minh) có địa chỉ trong bài viết hay bộ môn võ cổ truyền (Sở TDTT thành phố Hồ Chí Minh), hay hỏi bất cứ võ sư võ cổ truyền nào ở thành phố Hồ Chí Minh có học trò thi đấu, hoặc gọi điện thoại trực tiếp với võ sư Nguyễn Hồng Đỏ theo số: 0908.302.633 để nắm chắc thông tin về võ sư Nguyễn Hồng Đỏ và các học trò của anh.

Tổng số trên 120 huy chương các loại bao gồm các giải:

  1. trẻ thành phố,
  2. trẻ toàn quốc,
  3. vô địch thành phố,
  4. vô địch toàn quốc,
  5. vô địch quốc tế tại Malaysia
  6. và các giải múa bài quyền, múa bài binh khí,

trong vòng khoảng 10 năm huấn luyện học trò của Nguyễn Hồng Đỏ.

Riêng:
  1. Từ Thành Nghĩa đoạt huy chương vàng giải vô địch năm 1970 do Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn, còn
  2. Hồ Ngọc Thọ thì đoạt huy chương vàng giải vô địch năm 1974 do Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn.
  3. Các võ sĩ: Từ Thanh Tòng (huy chương bạc năm 1969), Từ Duy Tuấn (huy chương bạc năm 1970), Hồ Thanh Phượng (huy chương bạc năm 1974), Từ Thanh Nghĩa (huy chương bạc năm 1973), Từ Hoàng Minh (huy chương đồng nằm 1974), Từ Hoàng Út (huy chương đồng năm 1974) tại các giải vô địch do Tổng Cuộc Quyền Thuật Việt Nam tổ chức tại Sài Gòn.
  4. Còn các trận đấu quốc tế của Từ Thanh Nghĩa, Từ Trung Tín và Từ Y Văn diễn ra từ năm 1970 đến 1974 đều diễn ra tại Sài Gòn.

Bạn Lưu Ly có thể vào Thư Viện Khoa Học Tổng Hợp thành phố Hồ Chí Minh (số 63, đường Lý Tự Trọng, quận 1) đọc các báo xuất bản tại Sài Gòn (nhất là hai tờ báo thể thao: Nguồn Sống, Thao Trường) vào các thời điểm trên để thẩm tra lại.

Con nhà võ bao giờ cũng giữ tinh thần thượng võ, trong đó có lòng tự trọng. Thành viên: Martialart/tutankhanh 18:45 ngày 19 tháng 8 năm 2007.

Tóm tắt quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được nêu rõ:

Thông tin trên Wikipedia phải đáng tin cậy và kiểm chứng được. Chỉ có thể đưa vào bài các sự kiện, quan điểm, lý thuyết hay luận cứ nào đã được công bố bởi nguồn đáng tin cậy. Các bài viết nên viện dẫn các nguồn này mỗi khi có thể. Các nội dung không có nguồn gốc có thể bị nghi vấn và xóa bỏ. Wikipedia Quy định rằng:

1. Các mục từ chỉ nên chứa các nội dung đã được công bố bởi các nguồn có uy tín.
2. Những người muốn chứng minh nội dung cho một mục từ nên dẫn một nguồn có uy tín, nếu không nội dung đó có thể bị người khác đặt nghi vấn hoặc xóa bỏ.
3. Việc cung cấp nguồn có uy tín là nghĩa vụ của những người muốn giữ nội dung đó trong bài, không phải bổn phận của những người muốn xóa bỏ nó.
4. Những nguồn có uy tín là những nguồn không có xuất xứ từ những blog của cá nhân, không có xuất xứ từ những Forum phải đăng ký thành viên, không có xuất xứ từ những trang Web chỉ viết riêng về một gia đình hoặc một người, và không có xuất xứ từ những trang Web, những nhà xuất bản, những tài liệu chuyên về quảng cáo và kinh doanh.

Cái tôi đang làm là để làm sao đừng xoá bỏ những gì bạn viết chứ không phải là những chuyện khác. Lưu Ly 13:47, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Dẫn chứng theo thông tin của võ sư Nguyễn Hồng Đỏ (2)[sửa mã nguồn]

Võ sư Nguyễn Hồng Đỏ mới cung cấp dữ liệu cho tôi (lúc 22 giờ) về thành tích thi đấu đối kháng Võ Cổ Truyền của các học trò mà anh còn nhớ được, như sau:

  1. Năm 1999: Bùi Minh Cảnh Huy Chương Bạc (B) giải võ cổ truyền trẻ thành phố Hồ Chí Minh (Trẻ TP), Lương Quốc Thành Huy chương Vàng (V) giải Trẻ Tp, Nguyễn Hồng Nhật (B) giải võ cổ truyền cụm 3 thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Hồng Sơn (B) giải võ cổ truyền cụm 3 thành phố Hồ Chí Minh.
  2. Năm 2000: Phạm Hữu Tú Huy chương Đồng (Đ) giải Trẻ TP, Trần Văn Hiếu (Đ) giải võ cổ truyền Hội Khỏe Phù Đổng (HKPĐ), Võ Hoài Hận (Đ) giải HKPĐ, Phan Thanh Long (Đ) giải HKPĐ, Phan Thanh Long (Đ) giải Trẻ TP, Hùynh Tấn Duyên (Đ) giải HKPĐ, Hùynh Tấn Duyên (Đ) giải Trẻ TP.
  3. Năm 2001: Phạm Hữu Tú (Đ) giải HKPĐ, Hùynh Tấn Duyên (Đ) giải HKPĐ, Phan Thanh Long (B) giải HKPĐ, Lê Ngọc Phúc (Đ) giải HKPĐ, Lê Ngọc Phúc (B) giải Trẻ TP, Nguyễn Thanh Tâm (B) giải Trẻ TP.
  4. Năm 2002: Phạm Hữu Tú (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Tâm (B) giải Trẻ TP, Nguyễn Tùng Lâm (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Hải (B) giải HKPĐ, Phạm Thanh Hải (B) giải Trẻ TP, Nguyễn Thanh Tân (B) giải HKPĐ.
  5. Năm 2003: Nguyễn Thanh Tâm (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Tâm (V) giải Trẻ TP, Nguyễn Tùng Lâm (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Hải (Đ) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Hải (B) giải HKPĐ, Phạm Thanh Hải (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thị Thu Khoa (Đ) giải HKPĐ, Trần Văn An (V) giải HKPĐ.
  6. Năm 2004: Lê Ngọc Phúc (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Tâm (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Tâm (V) giải Trẻ TP, Nguyễn Thanh Tâm (V) giải vô địch võ cổ truyền Trẻ cấp quốc gia (Trẻ QG), Nguyễn Tùng Lâm (V) giải HKPĐ, Nguyễn Thị Thu Khoa (Đ) giải HKPĐ, Nguyễn Thị Thu Khoa (Đ) giải Trẻ TP, Nguyễn thị Bích Vân (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thị Bích Vân (Đ) giải Trẻ TP, Lê Thanh Giàu (V) giải HKPĐ, Võ Hồng Thắm (Đ) giải HKPĐ, Hồ Văn Thái (B) giải HKPĐ, Đinh Trường Chiến (B) giải HKPĐ, Đinh Trường Chiến (Đ) giải Trẻ TP, Nguyễn Anh Tiến (V) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Tân (v) giải Trẻ TP, Nguyễn Trung Kiên (v) giải Trẻ TP, Nguyễn Trung Kiên (B) giải Trẻ QG.
  7. Năm 2005: Nguyễn Thanh Tâm (V) giải HKPĐ, Nguyễn Thanh Hải (V) giải Trẻ TP, Nguyễn Thanh Hải (B) giải HKPĐ, Nguyễn Thị Bích Vân (Đ) giải HKPĐ, Nguyễn Anh Tiến (Đ) giải Trẻ TP, Nguyễn Anh Tiến (V) giải HKPĐ, Nguyễn Trung Kiên (B) giải Trẻ TP, Nguyễn Trung Kiên (V) giải HKPĐ, Hồ Thái Bình (Đ) giải Trẻ TP, Trần Minh Toàn (Đ) giải HKPĐ, Hồ Văn Thái (Đ) giải HKPĐ, Phạm Thị Ngọc Bích (Đ) giải HKPĐ, Dương Tuấn Hùng (B) giải HKPĐ.
  8. Năm 2006: Nguyễn Thanh Hải (Đ) giải HKPĐ, Nguyễn Anh Tiến (Đ) giải Trẻ TP, Nguyễn Trung Kiên (B) giải HKPĐ, Võ Anh Quốc (Đ) giải HKPĐ, Phạm Minh Trung (Đ) giải vô địch võ cổ truyền học sinh thành phố Hồ Chí Minh (HS), Nguyễn Hoàng Lợi (Đ) giải Trẻ TP.
  9. Năm 2007: Đoàn Thị Kim Nguyên (V) giải Trẻ TP, Đoàn Thanh Sơn (Đ) giải Trẻ TP, Phạm Thanh Hải (nhỏ) (Đ) giải Trẻ TP, Nguyễn Chí Hải (B) giải HS, Phạm Hữu Phong Trần (Đ) giải HS, Phan Hoàng Tuấn (Đ) giải HS, Nguyễn Minh Tuấn (B) giải HS, Nguyễn Quan Minh (B) giải HS, Nguyễn Quan Minh (B) giải Trẻ TP, Nguyễn Phước Long (B) giải HS, Nguyễn Minh Tân (Đ) giải HS, Nguyễn Minh Tân (B) giải Trẻ TP, Lê Tấn Thanh (B) giải Trẻ TP, Dương Tuấn Hùng (B) giải Trẻ TP, Phạm Thị Ngọc Bích (Đ) giải HS, Phạm Thị Ngọc Bích Trẻ (Đ) giải Trẻ TP, Hồ Thái Bình (V) giải HS, Nguyễn Anh Tiến (V) giải Trẻ TP, Nguyễn Anh Tiến (B) giải Trẻ QG.

Còn một số võ sĩ cũng đoạt giải nhưng không còn tập, nên võ sư Nguyễn Hồng Đỏ không nhớ hết. Mong bạn Lưu Ly thông cảm.

Ngoài ra, các võ sĩ (học trò của võ sư Nguyễn Hồng Đỏ) còn được đưa sang thi đấu một số môn khác và nhờ vào kỹ thuật của võ Tân Khánh Bà Trà vững, nên cũng đã đoạt giải, như:

Môn Quyền Anh
  1. Năm 2003: Phạm Thanh Hải (Đ) giải Quyền Anh Trẻ thành phố Hồ Chí Minh (Trẻ TP), Trần Văn An (V) giải Trẻ TP.
  2. Năm 2004: Phạm Thanh Hải (Đ) giải Quyền Anh quốc gia (QG), Trần Văn An (V) giải Trẻ TP, Trần Văn An (V) giải Quyền Anh thành phố Hồ Chí Minh (TP).
  3. Năm 2005: Phạm Thanh Hải đoạt 3 huy chương đồng (3Đ) giải Quyền Anh quốc gia và (V) giải các câu lạc bộ Quyền Anh mạnh thành phố Hồ Chí Minh (CLB), Trần Văn An (Đ) giải CLB.
  4. Năm 2006: Nguyễn Thanh Tâm (Đ) giải Trẻ TP, Phạm Thanh Hải (V) giải CLB, Phạm Thanh Hải (B) giải Quyền Anh quốc tế Malaysia mở rộng, Lê Tấn Thành (Đ) giải Quyền Anh học sinh thành phố Hồ Chí Minh (HS), Hùynh Thanh Long (Đ) giải Trẻ TP, Nguyễn hoàng Lợi (B) giải Trẻ TP.
  5. Năm 2007: Đào xuân Ngàn (Đ) giải Trẻ TP, Đoàn Thanh Sơn (Đ) giải Trẻ TP, Phạm Thanh Hải (nhỏ) (Đ) giải Trẻ TP, Hồ Thái Bình (Đ) giải Trẻ TP, Phạm Thanh Hải (V) Giải TP, Phạm Thanh Hải (Đ) giải Quyền Anh quốc gia (QG), [Phạm Thanh Hải hiện nay đang thi đấu ở Tây Nguyên về giải Quyền Anh].
Môn Wushu
  1. Năm 2004: Phạm Thị Bé Ngoan (Đ) giải Wushu toàn quốc (QG).
  2. Năm 2006: Phạm Thị Bé Ngoan (Đ) giải Wushu QG.
  3. Năm 2007: Phạm Thị Bé Ngoan (Đ) giải Wushu QG.

Tất cả thông tin thi đấu nói trên, bạn Lưu Ly có thể kiểm tra lại theo các địa chỉ mà tôi đã ghi trong thư trên.

Còn về việc tôi chỉnh lại cho chính xác hơn những gì mà tôi đã viết, tôi nghĩ đây chỉ là một việc tôn trọng người đọc mà thôi. Chắn bạn cũng thông cảm. Cám ơn nhiều về những đóng góp của bạn. Thành viên: Martialart/tutankhanh 23:50 ngày 19 tháng 8 năm 2007.

Cảm ơn tutankhanh vì những thông tin trên. Và tôi không có lý do gì để không gỡ bảng tiêu chuẩn ra khỏi bài viết. Và nếu như các bài viết khác cũng như thế thì hay biết mấy. Nhưng thông tin trên rất cần để bổ sung trong bài và có thể vẫn còn những chi tiết nho nhỏ khác cũng cần hoàn thiện. Một lần nữa, cám ơn vì sự tôn trọng bạn đọc của bạn.Lưu Ly 00:13, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Chú thích[sửa mã nguồn]

Khi tra History của bài, tôi thấy Thành viên:Lưu Ly gán rất nhiều nhãn "cần chú thích", nên tôi, dù đã rất mệt vì từ sáng tới giờ đã ngồi máy tính hơn 17 tiếng, cũng cố chú thích đầy đủ những cái anh cần. Anh còn cần gì nữa không để tôi làm nốt cho đỡ mất thì giờ nào? Và... đừng căn vặn tiếp rằng những tài liệu tôi đưa lên đó chưa phải là ý kiến của các nhà khoa học, hay chỉ dựa vào một tài liệu thì ko đáng tin cậy đấy nhé. Trước khi tranh luận, rất cần một sự thống nhất về khái niệm, phạm vi khái niệm, và thậm chí cân bằng trình độ, văn hóa của hai bên về lĩnh vực đang tranh luận nữa, anh ạ! Hay nếu chú thích của tôi chưa rõ ràng, anh gửi email để tôi biết email của anh và tôi sẽ scan các bài tôi chú thích đó gửi cho anh đọc là xong. Cái chú thích cuối cùng về Nguyễn Hồng Đỏ và các tuyển thủ, tôi để lại cho ai đó đã viết thông tin đó lên chú thích nốt, đó ko phải là phần tôi viết.

Ngoài ra, để tránh sự thảo luận bất tận, ko biết tự giới hạn khái niệm và ko có cái tâm cởi mở như nhiều người đã vướng phải trong thảo luận bài Rốc két, hay ông nào cũng muốn chân lý tuyệt đối thuộc về mình và kỳ vọng cái đúng một cách tuyệt đối để rồi phá tan nát bài Xe tăng, tôi dừng thảo luận của tôi ở đây. Ai thích tranh cãi, gán nhãn không đủ tiêu chuẩn, bỏ phiếu xóa bài này, cứ tự nhiên. Tôi xin lỗi phải nói rằng tôi không quan tâm nữa! Thề với anh, tôi sẽ rất xấu hổ nếu từ giờ trở đi tôi còn tiếp tục viết về các võ sư hay võ phái Việt Nam trên wikipedia. Khương Việt Hà 17:59, ngày 17 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khương Việt Hà yên tâm, nó sẽ không như bài Rốc két, hay phá tan nát bài Xe tăng đâu, mà nó giúp bài viết có đủ thông tin xác thực và nó có thể tạo cho những bài viết về Võ được thực hiện theo tiêu chuẩn riêng để các thành viên võ thuật được phát huy trong lãnh vực wiki này. Lưu Ly 12:05, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Những thảo luận dài dòng bởi vì có những thành viên cố chấp. Mọi nỗ lực soi từng chữ, bẻ từng câu, tôi nhớ y như có nhà thơ (tôi ko muốn nhắc tên) nhảy sang địa hạt phê bình văn học trong nhiều năm ở Việt nam đã khuấy sùng sục cái ao bùn phê bình văn học Việt Nam, mà cứ tưởng đã làm cho nó trở nên trong hơn. Tôi nhắc lại câu nói của Thành viên: Martialart/tutankhanh ở trên, Con nhà võ bao giờ cũng giữ tinh thần thượng võ, trong đó có lòng tự trọng, để muốn chỉ cho Lưu Ly thấy những thảo luận kiểu "việc "đúc" huy chương hiện nay là quá dễ" (dù có thể phần nào thực tế là như vậy) đi quá xa, xin lỗi tôi có cảm giác là người viết hơi cố chấp, không cần thiết. Xin hãy nhớ, tôi viết những dòng này không phải với tinh thần là để bảo vệ cho Tân Khánh Bà Trà, tôi chỉ muốn nói rằng, mọi tranh luận rất cần một mặt bằng chung về trình độ, sự hiểu khái niệm và giới hạn khái niệm. Tôi tham gia hàng trăm hội thảo và vài trăm buổi tọa đàm trong giới khoa học xã hội, hiếm khi tôi thấy có trường hợp thảo luận kiểu như trên wikipedia. Khương Việt Hà 14:22, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Lại nhớ, bên thảo luận Judo, tôi không tiếp tục trả lời và dẫn nguồn tài liệu cho nhận định của mình. Bạn hẳn cũng biết, chuyên môn của tôi từ 1998 đến giờ là nghiên cứu văn học và văn hóa Nhật, tôi đủ tư liệu để chứng minh điều tôi muốn nói. Hai năm nay tôi làm việc tại phòng nghiên cứu văn học so sánh, cũng đủ tư liệu để hiểu rằng so sánh văn học nói riêng và phép so sánh nói chung, cần phải thế nào. Còn vì sao tôi không dẫn nguồn tư liệu cho bạn, tôi chỉ muốn bạn hay bất cứ ai hãy đọc đã, hãy tìm tòi tư liệu thật nhiều để làm dày kiến thức trong cái định tranh luận trước đã. 99% các câu hỏi đều có thể tự trả lời được trong cái thời buổi tri thức trên đầu ngón tay như hiện nay. Khương Việt Hà 14:28, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Khương Việt Hà đã đi hơi xa vấn đề khi mà chưa biết rằng: Tiêu chí của thông tin đưa vào Wikipedia là khả năng kiểm chứng được chứ không phải tính đúng đắn. Tôi chưa hề nói một thông tin nào là sai, nhưng để nó tồn tại trong môi trường wiki, phải chấp nhận những quy luật (mở).

Khương Việt Hà cũng không thấy rằng, bài viết đang được cải tiến, và Khương Việt Hà đang làm dài thảo luận. Lưu Ly 14:38, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Vậy Lưu Ly có công nhận với tôi rằng, tất cả những thông tin trên là đã được kiểm chứng đúng ko? Tài liệu, trích dẫn, số điện thoại, địa chỉ các võ sư. Nhân chứng vật chứng cho bài tóm lại là còn thiếu cái gì? Hay mỗi người chỉ còn thiếu một chút rộng lượng? Tôi đã định không nói, nhưng tôi buộc phải nói. Thôi thì sau câu này, vì trót làm dài thảo luận, tôi sẽ ko nói gì nữa. Vậy đã được chưa ạ? Khương Việt Hà 14:47, ngày 19 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thông tin thêm[sửa mã nguồn]

  1. "Theo một tờ nhật báo Việt Nam phát hành cách nay đã lâu thì ông Cả Đại ở Thủ Dầu Một nhảy qua nóc nhà ngói một cách dễ dàng và con gái của ông ta chỉ đại được một phần công phu của cha mà đã nhảy qua được cây rơm" (Từ Hải tức Hàng Thanh), trong bài "Thi võ đời Gia Long, báo Võ Thuật, số 4, bộ I, ngày 1/4/1969, trang 22).
  2. "Tôi nghĩ đến danh đồn võ ta ở Bà Trà Tân khánh đánh cọp rất hay, mà nếu không sao dám đánh với cọp dữ? Thử hỏi võ Đại Hàn, võ Nhu Đạo, võ đánh "Bóc" có dám đứng nhìn khi gặp cọp trong rừng không?" (Hàng Thanh, trong bài "Võ Việt Nam, võ ngoại quốc: võ nào trọng? võ nào khinh?", báo Võ Thuật, số 22, bộ III, ngày 1/1/1971, trang 9}.

Tôi đã đọc chuyện Chuyện cọp Bầu Lòng, Võ Tòng Tân Khánh. Những thông tin này sẽ dễ khiến người đọc đặt câu hỏi (trong đó có cả tôi) đề nghị chuyển vào một phần tách biệt trong bài. Thí dụ: "thông tin thêm", "tin đồn" hay "giai thoại"...Lưu Ly 03:13, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

nhảy qua nóc nhà ngói một cách dễ dàng- tôi phải giải thích thành tích này với en:Javier Sotomayor ra sao đây :). Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:58, ngày 18 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Còn thắc mắc của bạn Thaisk về việc "nhảy qua nóc nhà ngói", chúng tôi xin trả lới như sau: nhà ngói ở thôn quê ngày trước thường cao khoảng 3m hay 4m, Martialart nghe các vị cao nhân ở Tân Khánh Bà Trà nói rằng các vị thường nhảy với mộ cây sào bằng tầm vông, giống nhảy sào ngày nay vậy! Điều này chắc cũng dễ tin rồi chứ gì?!Thành viên: Martialart/tutankhanh 18:25 ngày 19 tháng 8 năm 2007.

Tôi không thắc mắc về chiều cao, tôi thắc mắc về "quãng đường" khi ông ta nhảy xong. Giả thiết rằng ông ta vượt qua nóc nhà và rơi xuống nóc nhà (phía sau), chấp nhận hỏng ngói thì ok, tôi tin ngay và đó là một chuyện bình thường (chẳng qua là vì không ai giải thích rõ hơn cách nhảy cả). Còn chuyện đánh cọp thì cũng có thể vì Trung Hoa đã có Võ Tòng.Lưu Ly 03:35, ngày 20 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Võ sư Từ Thiện, khi còn sống, ông từng kể cho chúng tôi nghe về chuyện nhảy qua nóc nhà: một là dùng sào để có đà nhảy cao, hai là khi nhảy qua nóc nhà thì rới xuống đất. Võ sư Từ Thiện cho biết chính ông đã từng mục kích thầy của ông là võ sư Võ Văn Phiên (Bảy Phiên) nhảy qua nóc nhà và cầm luôn cây sào đi qua! Riêng bản thân võ sư Từ Thiện thì cũng từng nhảy qua nóc nhà khi tuổi còn trẻ, nhưng ông chưa cầm sáo theo được. Còn sau khi nhảy qua nóc nhà rồi (dĩ nhiên đây chỉ là nhà một căn với chiều sâu khoảng 4m, 5m gì đó!) thì người nhảy sẽ rơi xuống đất và nhún hai chân xuống rồi nới đứng lên để tránh bị trật chân (do phản lực từ mặt đất đẩy lên). Có lần chạy Tây (lính Pháp), võ sư Từ Thiện đã phải nhảy xuống một hố sâu khoảng 4m, 5m mà vẫn đứng vững, nhờ vào việc khổ luyện bộ pháp, tức những loại tấn trong võ thuật. Cám ơn về các đóng góp của các bạn. Martial/tutankhanh 14:30 ngày 20 tháng 8 năm 2007.

Ồ. Vậy thì khác nhảy sào. Bạn xem quỹ đạo của cú nhảy sào tại đây. Tôi nghĩ "quãng đường" thực hiện chắc cỡ 3m là cùng vì cây sào cong khi bật nhảy và người rơi xuống theo phương thẳng đứng. ước gì được xem ông ấy biểu diễn 1 lần nhỉ?Lưu Ly 07:50, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  1. Mười tám thôn vườn trầu có liên quan gì đến bộ môn võ này không? Lưu Ly 02:47, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Cám ơn câu hỏi của bạn Lưu Ly. Tôi xin trả lời bạn theo hiểu biết của bản thân. Mười tám thôn vườn trầu là mười tám thôn sống về nghề trồng trầu. Ngày nay, khi nói "Mười tám thôn vườn trầu", người ta thường liên tưởng đến vùng đất Hóc Môn - Bà Điểm của thành phố Hồ Chí Minh. Thật ra, mười tám thôn vườn trầu này khá rộng, bao gồm cả huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi (của thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay và một phần của khu vực D8ức Hòa (Long An), một phần của khu vực Trảng Bàng (Tây Ninh).
    Khi chúng tôi tiếp xúc với một số vị võ sư lão thành của vùng đất "mười tám thôn vườn trầu" và xem qua các bài quyền, bài binh khí của võ thuật ở đây, thì chính các vị võ sư này cũng cho biết rằng các bậc tiền nhân của ông đã từng học võ với các thầy võ nổi tiếng của võ phái Tân Khánh Bà Trà, vì vùng đất "mười tám thôn vườn trầu" này không cách quá xa vùng đất Tân Khánh Bà Trà. Một vị võ sư nổi tiếng của làng võ "Mười tám thôn vườn trầu" là Chín Sâu (chúng tôi không rõ họ tên đầy đủ của ông) ở thôn Tân Thới Nhứt (nay thuộc phường Tân Thới Nhứt, quận 12, thành phố Hồ Chí Minh). Ông này qua đời đã lâu, nghe đâu chỉ còn người con trai của ông vẫn đang sống tại Tân Thới Nhứt. Ông Chín Sâu chuyên sử dụng loại trường côn dài khoảng 2m, đường kính cây côn khoảng 6cm, bằng tầm vông. Tuy côn dài và nặng như vậy, nhưng ông vẫn sử dụng vô cùng độc đáo: nhanh, mạnh! Tôi chưa thấy ông Chín Sâu sử dụng côn, nhưng thấy một người học trò của ông tên là Nguyễn Công Danh (trước ngụ gần nhà thờ Bình Hòa, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh; sau sang Mỹ định cư, tôi không rõ ở bang nào) sử dụng loại côn này khá thành thục và nhanh nhẹn! Thành viên: Martial:tutankhanh 14:50 ngày 21 tháng 8 năm 2007.
    Cám ơn bạn đã trả lời. Tôi hỏi vì tại có nghe khái niệm về "võ vườn", "võ miệt vườn", "võ miệt rừng" mà không biết nó thuộc môn phái nào. 18 thôn vườn trầu được lưu truyền 1 cây chuyện hay: Năm 1885, ông Quản Hán Nguyễn Văn Bường khởi binh ở Bà Điểm Hốc Môn, Bà Trà, Tân Khánh. Trận đánh nổi tiếng nhất là ở Mười Tám Thôn Vườn Trầu (gọi là Thập Bát Phù Viên) trong đó nghĩa binh bị vây đánh, sau cùng còn lại bảy chục người cùng nhau thề đánh cho đến chết (Lịch sử võ thuật Việt Nam-). Lưu Ly 07:58, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
  2. Môn võ này khi thi đấu thì dùng luật nào? Luật này được ban hành bởi cơ quan nào?Lưu Ly 03:18, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Môn võ "Mười tám thôn vườn trầu" cũng hoạt động trong khuôn khổ của Hội võ thuật cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh và Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam. cho nên khi môn võ "Mười tám thôn vườn trầu" thi đấu các giải võ cổ truyền thì phải tuân thủ luật thi đấu của bộ môn này do Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam đưa ra.

Thành viên: Martialart/tutankhanh 23:40 ngày 21 tháng 8 năm 2007.

  1. Vì câu trên chưa rõ nên tôi hỏi lại: Các võ sinh môn phái Tân Khành Bà Trà khi thi đấu với nhau thì dùng luật nào? Luật này được ban hành bởi cơ quan nào? Tức là có luật riêng cho môn phái này không? Tham khảo chỗ nào? Còn việc đi thi judo, karate, wushu...dĩ nhiên là phải theo luật khác rồi. Lưu Ly 00:19, ngày 22 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Môn võ Tân Khánh Bà Trà hoạt động trong khuôn khổ của Hội võ thuật cổ truyền Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh (trực thuộc Liên Đoàn Võ Thuật Cổ Truyền Việt Nam). Do vậy, các võ sĩ của môn phái này thi đấu các giải vô địch Võ Cổ Truyền do Hội, Liên Đoàn và các đơn vị liên quan tổ chức, với luật thi đấu đối kháng do Liên Đoàn soạn thảo và ban hành.
    Tuy nhiên, trong quá trình luyện tập tại lớp võ, các môn sinh của môn phái Tân Khánh Bà Trà thi đấu với nhau tương đối "mở rộng" hơn về các đòn thế, để gần với tình huống tự vệ thực tế trong đời sống. Thành viên: Martialart/tutankhanh 22:55 ngày 22 tháng 8 nam 2007.

Câu hỏi cần trả lời[sửa mã nguồn]

Tôi định copy cái thành tích qua, nhưng lại phát sinh vấn đề. Mọi người thảo luận :

  1. Võ sinh A, học Võ đường Karate B. Học thêm Judo ở võ đường C (hoặc tự học, hoặc học 1 người nào đó, hoặc được huấn luyện...). Nhưng đi thi Judo thì đoạt giải. Vậy thành tích của người đó nên ghi vào đâu?
    • a. Võ đường Karate B
    • b. Võ đường Karate C
    • c. Cả hai.
    • d. Ở đâu cũng được nhưng cần ghi rõ là giải gì, thi đấu môn gì, năm nào??
    • e. Võ đường Karate B, ghi rõ giải gì, thi đấu môn gì, năm nào?
    • f. Võ đường Karate C, ghi rõ giải gì, thi đấu môn gì, năm nào?
    Lưu Ly 10:56, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Bạn Lưu Ly thân mến,
    Võ sư Nguyễn Hồng Đỏ đều thấy sự tương đồng giữa các môn võ thuật, như: môn Quyền Anh có 3 đòn đánh chủ yếu là direct, crochet và uppercut thì môn võ Tân Khánh Bà Trà cũng có ba đòn này được gọi nôm na là đấm thẳng, móc ngang, móc lên; môn Whushu thi đấu (đúng ra gọi là Sanshou, tức Tán Thủ) có đủ mọi đòn giống như môn Tân Khánh Bà Trà, chỉ khác là môn Wushu được vật và xô đối phương xuống đài. Do vậy, các võ sinh của võ sư Nguyễn Hồng Đỏ trướx sau chỉ học với võ sư Nguyễn Hồng Đỏ, nhưng khi thi đấu môn nào thì phải chấp hành theo luật của môn võ đó. Phần lớn các võ sinh của võ sư Nguyễn Hồng Đỏ đều thực hiện tốt điều này. Thành tích của đa số các em võ sinh đã chứng minh hùng hồn cho việc đó. (Dĩ nhiên, cũng có trường hợp võ sinh phạm luật, nhưng rất ít). Việc này tương đối phổ biến trong võ thuật cổ truyền Việt Nam. Nhiều võ sĩ nổi danh ở một môn võ này nhưng lại tập luyện từ một môn võ khác. Chẳng hạn ngay như nhà vô địch wushu Nguyễn Thúy Hiền vốn ban đầu học võ cổ truyền, nhưng đã thi đấu thành công môn Wushu. Về sau, khi đã thành danh rồi thì cô mới được huấn luyện chính quy bởi huấn luyện viên Wushu người Trung Quốc Trần Húc Hồng tại Việt Nam và với nhiều huấn luyện Wushu khác tại Trung Quốc...
    Tôi có trao đổi thêm với võ sư Nguyễn Hồng Đỏ rằng hãy chuẩn bị toàn bộ giấy chứng nhận đoạt giải để khi có người nào cần thẩm tra thì trình ra, để giữ thanh danh cho môn phái Tân Khánh Bà Trà, cho đơn vị Trung Tâm Văn Hóa huyện Nhà Bè, cũng như cho chính bản thân anh. Võ sư Nguyễn Hồng Đỏ cười và nhắc lại: Dân làng võ bao giờ cũng biết tự trọng.
    Cám ơn bạn Lưu Ly đã nhắc khéo chúng tôi. Martialart/tutankhanh 23:30 ngày 21 tháng 8 năm 2007.
    Cái này tôi đồng ý với Martialart, ngày xưa tôi nhớ trong lớp Taekwondo hồi tôi theo học, có một chị mang huyền đai nhất đẳng trước tôi một thời gian, sau đó chị ấy không theo Taekwondo nữa mà chuyển sang thi đấu đội tuyển Pencak Silat. Vì môn Silat hay mở xòe ngón cái tay trong thế thủ, chị ấy lại sở trường đòn đá tống ngang, chuyên dùng đòn này để "bẻ" ngón cái đối phương, rất nguy hiểm. Tôi nghĩ các môn võ thuật nói chung đều ít nhiều có những điểm chung về đòn thế, và người thi đấu thường ở sân chơi nào thì tuân thủ luật lệ của sân chơi đó dù sở học của họ có thể rất đa dạng. Khương Việt Hà 17:02, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Tôi viết dài dòng một tý cho câu hỏi chưa được trả lời: Vậy thành tích của người đó nên ghi vào bài viết nào trong wiki này cho hợp lý? Tức là nên ghi theo kiểu nào bên trên.Lưu Ly 00:21, ngày 22 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]
    Rắc rối ghê nhỉ. Ở Slovakia, trong các giải Karate, võ sinh có thể tham gia với tư cách cá nhân hay đi theo đoàn của câu lạc bộ của mình, mỗi võ sinh có thẻ thành viên của liên đoàn Karate quốc gia cấp, nên không có chuyện học A thi B. Võ sinh ở Việt Nam không cần thẻ khi đăng kí thi đấu? Thaisk (thảo luận, đóng góp) 23:18, ngày 22 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Thỉnh cầu hình ảnh[sửa mã nguồn]

Có thể có vài tấm hình về các kỹ thuật chiến đấu của Tân Khánh Bà Trà không, nhất là Tứ linh đao, để minh họa và quảng bá cho môn võ này. Ý tôi muốn nói là hình hợp lệ ấy.--Bình Giang 17:11, ngày 21 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Hình hợp lệ thì được, nhưng để quáng bá thì phạm quy.Lưu Ly 00:32, ngày 22 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Bạn Bình Giang cho xin email của bạn để Martialart gởi ảnh kỹ thuật chiến đấu võ Tân Khánh Bà Trà cho bạn thì tiện nhất. Bạn có thể gởi email cho tôi theo địa chỉ: tutankhanh@yahoo.com.vn. Cám ơn ban nhiều. Thành viên: Martialart/tutankhanh 18:45 ngày 28 tháng 8 năm 2007.

Cảm ơn Tutuankhanh nhiều. Tôi đã gửi email cho bạn theo địa chỉ trên và chờ hồi âm của bạn.--Bình Giang 13:42, ngày 28 tháng 8 năm 2007 (UTC)[trả lời]