Thảo luận:Tôn Đức Thắng

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tôn Đức Thắng (20 tháng 8, 1888 - 30 tháng 3, 1980).... Ông học Trường Kĩ nghệ Viễn Đông (1906-1909), làm công nhân Nhà máy Ba Son của Hải quân Pháp ở Sài Gòn; tổ chức công nhân bãi công (1912) <= Năm 1912, 24 tuỗi, ông Tôn đã là công nhân và tổ chức bãi công được . Temely 11:12, ngày 15 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

1912-1888 = 24. Nguyễn Hữu Dng 23:44, ngày 16 tháng 4 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Tiểu sử tham khảo[sửa mã nguồn]

Phần này có tiểu sử nhưng tôi đã bỏ đi.--Bd (thảo luận) 07:37, ngày 9 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mon Dieu! Tiểu sử tại trang thảo luận này dài hơn bài viết nhiều lần. Bd có ý định làm gì với nó không? Mang các thông tin chọn lọc vào trong bài? Nếu vậy thì nguồn là ở đâu vậy? Mekong Bluesman (thảo luận) 18:51, ngày 8 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Nghi vấn và ý kiến khác[sửa mã nguồn]

Thaisk đã xóa thảo luận này của Eset vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn.
Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:32, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời]

Rất mong Eset có những đề nghị cụ thể để tìm đến sự đồng thuận về nội dung hoặc thay đổi nội dung đã có. Cảm ơn bạn đã quan tâm. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 22:32, ngày 15 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Có nên không[sửa mã nguồn]

Tôi nghĩ viết phần: Nghi vấn và ý kiến khác vào bài này là có phù hợp không khi mà nó đã phủ định ( đến mức tàn nhẫn ) hết những gì mà người ta biết đến nhiều nhất, ngưỡng mộ nhiều nhất đến Bác Tôn, nó cũng không khách quan khi người đặt ra nghi vấn lại là một người Mỹ, điều này rất dễ gây nhầm tưởng có động cơ chính trị trong bài viết.Eset (thảo luận) 18:00, ngày 17 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Xóa bỏ những ý kiến ngược lại ý mình không phải là cách hoạt động của Wikipedia. Ý kiến này đã được nói rõ ràng là do ai nói, có nguồn gốc rõ ràng và có thể kiểm chứng được. Nếu bạn đặt nghi vấn chỉ vì lý lịch của người đưa ra nghi vấn thì cũng có người có thể nói: toàn bộ thông tin về Tôn Đức Thắng là do bộ máy tuyên truyền của cộng sản đặt ra, chuyện này đã có tiền lệ, thì bạn nghĩ sao? NHD (thảo luận) 15:30, ngày 18 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mình đã đọc lịch sử của trang này rồi. Mình không thể khẳng định được những gì Eset nói là hoàn tòan đúng, nhưng không thể nói là "không cụ thể" như bạn Thaisk đã nêu ở trên. Vì thế mình thật sự xin lỗi nếu nói bạn là người "không có văn hóa" khi xóa đi những đóng góp của người khác. Mình nói thế bởi vì những gì Eset viết hoàn tòan không mang tính phản động, tư thù hay nói xấu một ai khác, mà bài viết chỉ mang tính chất góp ý. Nếu bạn Thaisk không đồng tình với bài viết của bạn Eset thì bạn cứ việc viết ý kiến của mình lên chứ việc gì phải xóa bài của người khác. Mình nghĩ bạn Thaisk nên xin lỗi Eset để chứng tỏ mình là người lịch sự và có văn hóa đi nào! 203.162.3.160 (thảo luận) 17:19, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

  • Bạn có thể xem lại phần Eset đã thêm để thấy Eset không chỉ ra cụ thể ý nào, đoạn nào Eset thấy cần sửa đổi.
  • Nêu quan điểm cá nhân của mình, mà không chỉ cụ thể để nhằm làm thay đổi bài viết thì còn có thể gọi gì khác ngoài chữ "thảo luận kiểu diễn đàn"?
  • Ở Wikipedia không có khái niệm "phản động" bạn ạ, các thông tin từ các nguồn đáng tin cậy bên ngoài đều có thể đưa vào Wikipedia. Wikipedia không tự kiểm duyệt, và sẽ không bao giờ có chuyện đó.
Tân (trả lời) 17:36, ngày 20 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Ui , cảm ơn bạn Vô Danh ( hì sorry, mình không bít tên ) đã ủng hộ tôi, nhưng đúng ra mà nói thì phần thảo luận trước của tôi có hơi quá lời, bị bạn Thaisk xóa là không sai, tuy nhiên lập trường của tôi về phần viết về Tôn Đức Thắng vẫn không thay đổi, rất mong bạn đóng góp nhiều hơn cho bài viết, Thân

Eset (thảo luận) 03:57, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tính trung lập[sửa mã nguồn]

Bài này viết còn thiếu tính trung lập. Ví dụ như các từ Cách mạng và Nhà nước Việt Nam sử dụng chưa rõ ý.Tran Quoc123 (thảo luận) 04:32, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tran Quoc123 có thể chỉ ra cụ thể đoạn nào được không? Bài viết này văn phong không đồng nhất, đọc ở trên tôi thấy một thái độ "ca ngợi" rất rõ ràng, đến đoạn dưới cùng là một thái độ "bêu rếu" rất quyết liệt, cái nào cũng NPOV. Có thành viên nào đã từng đọc cuốn của Giebel chưa? Vị giáo sư này nghiên cứu về Tôn Đức Thắng tới mức độ nào mà được BBC gọi là "chuyên gia về Tôn Đức Thắng"? Công trình của ông được công nhận ra sao? Bởi vì phải nói rất rõ rằng toàn bộ lời phản bác tiểu sử đã từng công bố đều xuất phát từ người này, vậy có đủ cơ sở để cho rằng nó đáng tin cậy không? Tân (trả lời) 08:35, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Giebel là một giáo sư tại Đại học Washington, chuyên gia về Đông Nam Á/Việt Nam. Luận án tiến sĩ của ông tại Đại học Cornell là về TĐT, thắng giải "Cornell Southeast Asia Program Lauriston Sharp" năm 1996. Gọi ông là một "chuyên gia về TĐT" không phải là quá lời vì ông đã xuất bản một số bài viết, nghiên cứu về nhân vật này. Quyển Imagined Ancestries of Vietnamese Communism dựa vào luận án tiến sĩ của ông, được xuất bản bởi NXB Đại học Washington. Quyển này được review trong một số tạp chí chuyên ngành như Journal of Cold War StudiesGraduate studies of Asian-Pacific Studies. Quyển này cũng được Sophie Quinn-Judge dùng làm nguồn tham khảo trong quyển tiểu sử Hồ Chí Minh và khoảng 50 công trình hàn lâm khác. NHD (thảo luận) 19:16, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi thấy cách diễn đạt đoạn viết hiện nay về giáo sư Giebel chỉ cho người đọc biết đến suy nghĩ của ông:
  1. cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí ...
  2. "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào ...
  3. theo Giebel không phải là một cuộc đình công chính trị với mục đích ...
Nếu tác phẩm của ông có những dẫn chứng và phân tích cụ thể, và qua đó bản thân Giebel khẳng định những điều đó, xin trình bày lại các khẳng định này. Ngược lại, nếu thực sự các nội dung chắt lọc trên từ tác phẩm của Giebel đã được dịch hoàn hảo, là người đọc, tôi chỉ cảm nhận đó là những lời nghi vấn của Giebel đối với nhân vật Tôn Đức Thắng. Thaisk (thảo luận, đóng góp) 19:59, ngày 21 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Eset và Thasik có thể đọc những tham khảo đã viết trong phần nghi vấn của Giebel, chẳng hạn như là [[1]] và [[2]], cũng có thể đọc sách này tại [3], để thấy là trong bài viết "cho rằng "không có bằng chứng cho thấy ngay từ thời rất trẻ, thậm chí", "tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào" là còn quá nhẹ so với những gì ông Giebel trả lời phỏng vấn tại BBC và trong sách. Có thể nói ông ta khẳng định (hay nói nhẹ đi là tin là như thế) như thế, xuyên qua những công trình nghiên cứu và tìm hiểu tại VN, như là ông ta tìm thấy 1 tài liệu về ông Tôn được lưu giữ tại Bảo tàng cách mạng ở TP. HCM viết là ông Tôn tình nguyện nhập ngũ chứ không phải bị bắt lính năm 1914, và ông đã tìm hiểu danh sách tất cả những tàu Pháp tại Hắc Hải năm 1919 không có tên ông Tôn, và điều quan trọng nhất ông Tôn không bao giờ kể ra thêm được chi tiết cụ thể nào về vụ Hắc Hải.... Tất cả những tài liệu dẫn chứng đều có trong sách, dùng chữ nghi vấn ở đây là còn rất nhẹ. Tuy nhiên với tinh thần cầu thị và khách quan của nhà sử học, ông Giebel không khẳng định 100 % và vẫn để ngỏ cho những ý kiến và dẫn chứng khác (nếu có, nhưng đến bây giờ chưa thấy). Bạn Esel không nên vì những lý do tình cảm hay lý tưởng mà phủ nhận sự nghiên cứu dày công của người khác , nếu được bạn đưa ra dẫn chứng cụ thể để phản biện đi, đừng thấy cái gì của Mỹ cũng chửi bới là phản động như thế mà không đưa ra được 1 dẫn chứng nào (như đoạn bạn viết bị xóa). Tôi cũng phản đối sự đặt tựa đề cho mục đó là "Ý kiến trái chiều" mà giữ tiêu đề cũ là "Nghi vấn và ý kiến khác". Bài viết đã nêu bật được tính trung lập của wiki, nêu những thành tựu của cá nhân ông Tôn theo cái nhìn chính thức của Đảng và nhà nước VN, đồng thời nêu ý kiến phản biện có dẫn chứng của 1 nhà nghiên cứu khác. 89.59.186.10 (thảo luận) 02:37, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
như là ông ta tìm thấy 1 tài liệu ...không phải bị bắt lính năm 1914 ,dẫn chứng này có mâu thuẫn quá không vậy, chẳng lẽ ( cứ cho như là ) chính quyền Việt Nam dựng lên hình tượng TĐT thì cái tài liệu dẫn chứng ấy lại nghiễm nhiên nằm trong 1 bảo tàng cách mạng của họ. Eset (thảo luận) 10:19, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Sao mà mâu thuẫn, cứ xem vụ Nguyễn Hữu Tiến (nhà cách mạng)Lê Văn Tám, nhiều khi sự thật đang nằm gần lắm. Đề nghị Eset đọc sách đi, hoặc nếu không siêng lắm thì đọc bài phỏng vấn Giebel đi. Trước khi phát biểu mà mà không có 1 dẫn chứng cụ thể nào để phản bác, và cũng chưa hiểu là họ dùng những chứng minh cụ thể nào.89.61.240.126 (thảo luận) 17:19, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Theo như Dụng nói thì tác phẩm của ông giáo sư này có thể được xem là một nguồn uy tín, vậy là tôi yên tâm rồi. Nếu tìm được vài nguồn phản biện thì quý hơn, nhưng thế này là đủ rồi. Tân (trả lời) 01:20, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Theo tôi thì nội dung bài này bị phân hóa quá rõ rệt. Có lẽ nên chỉnh lại ngôn ngữ ở phần đầu cho trung lập hơn, còn phần tiểu sử và phần ý kiến trái chiều thì nên hợp vào với nhau, hoặc có thể thêm một dòng vào phần tiểu sử, kiểu như "Theo những thông tin chính thức từ...". Tran Quoc123 (thảo luận) 02:00, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Với một đề tài mập mờ như thế này thì tôi nghĩ không có một nhà sử học nào dám đưa ra thông tin chính thức đâu mà các nhà sử học chỉ đặt ra các nghi vấn hay giả thuyết để góp phần khẳng định thông tin của mình mà thôi. Thực tế thì tôi cũng không tin tưởng những gì Giebel "tin là như thế", bởi vì cho đến giờ thì chì có mỗi Giebel tin là như vậy mà chưa có một nhà sử học nào khác hoạt động độc lập với Giebel cho là như thế 146-2000 (thảo luận) 07:20, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Bây giờ nhân vật Tôn Đức Thắng không được nhiều người chú ý, ngay cả tại VN, để thành 1 đề tài nghiên cứu. Vấn đề là đến giờ cũng chẳng thấy ai có lập luận hay dẫn chứng nào phản bác lại Giebel. Ngoài cảm tình cá nhân hoặc nói theo sách vở được học như Eset ở trên (không có dẫn chứng và suy nghĩ độc lập) !89.61.240.126 (thảo luận) 17:19, ngày 22 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Về hai nguồn tin mâu thuẫn nhau?[sửa mã nguồn]

  • "Năm 1914, ông bị bắt lính sang Pháp, làm thợ máy cho một đơn vị Hải quân Pháp, tham gia phản chiến chống lại cuộc can thiệp của Đế quốc Pháp vào Xô Viết tại Hắc Hải năm (1919), treo cờ đỏ trên chiến hạm tại đây để ủng hộ cách mạng Nga". Đây là nguồn tin được dùng trong bài này, dẫn theo nguồn từ Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam.
  • Nhưng trong cuộc trả lời phỏng vấn của đài BBC, giáo sư Christoph Giebel, hiện dạy tại khoa Sử học đại học Washington, Hoa Kỳ và là chuyên gia nghiên cứu về Tôn Đức Thắng khẳng định "Trong quyển sách của tôi, tôi tin rằng ông Tôn Đức Thắng không có mặt trên bất kì con tàu nào của Pháp liên quan vụ binh biến ở Hắc Hải. Tôi tin là vào thời điểm đó, ông Tôn Đức Thắng đang ở Toulon, cảng miền nam nước Pháp. Lúc đó ông ấy chứng kiến những diễn biến cách mạng của giới lao động và thủy thủ Pháp. Và khi về Việt Nam, ông mô tả những kinh nghiệm của mình tại Toulon như là nó đã diễn ra ở Hắc Hải. Ở đây có sự thay đổi thú vị các sự kiện lịch sử. Ông Tôn Đức Thắng quay về Sài Gòn năm 1920. Và không lâu sau đó, ông kể lại cho các đồng chí trẻ tuổi về sự kiện ở Hắc Hải. Tôi cho là lúc đó ông Tôn dùng Hắc Hải chỉ nhằm để tăng thêm uy tín trước các công nhân trẻ, những người mà ông Tôn đang muốn quy tụ – mặc dù toàn bộ những kinh nghiệm ông Tôn có được chỉ là thông qua giai đoạn ở cảng Toulon miền nam nước Pháp. Ông đã thấy những biến động cách mạng ở miền nam nước Pháp, nhưng ông làm cho chúng trở nên quan trọng hơn bằng cách nói là ông đã đến Hắc Hải". Nguồn: Trường hợp ông Tôn Đức Thắng.

Do hai nguồn tin hoàn toàn trái ngược nhau và đều là nguồn có uy tín nên phải viết lại và dùng cả hai nguồn tin hay chọn một nguồn tin và loại bỏ nguồn tin kia? Bình Giang Nguyễn (thảo luận) 18:55, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Mang cả hai vào trong bài. Wikipedia là đa quan điểm khi các quan điểm đó đề từ các nguồn có uy tí và kiểm chứng được. Mekong Bluesman (thảo luận) 20:06, ngày 27 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tôn Đức Thắng, người đã vào tù Côn Đảo hẳn phải có thâm niên chính trị dầy dặn. 203.160.1.74 (thảo luận) 00:30, ngày 28 tháng 11 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Gia đình[sửa mã nguồn]

Ông này và bà Đoàn Thị Giàu lấy nhau khi nào; có con không?

Tên đường phố ở Odessa[sửa mã nguồn]

Tôi tra Google Earth và không thấy ở Odessa, Ukraine có đường phố nào mang tên ông Tôn Đức Thắng. Tôi nghĩ đây là thông tin không chính xác và cần được sửa ngay Rol (thảo luận) 09:05, ngày 22 tháng 1 năm 2011 (UTC)[trả lời]

ám sát bất thành[sửa mã nguồn]

Nguồn "Người lãnh án tử hình thay bác Tôn"

Năm 1929, cơ quan Kỳ bộ Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội họp tại Sài Gòn, biểu quyết phải giết tên Phát, một tay sai đắc lực của Pháp. Ông Trần Văn Trương không tán thành nhưng vì đa số đã quyết nghị nên ông phải chấp hành. Vụ ám sát bị lộ, các đồng chí Tôn Đức Thắng, Trần Văn Trương, ông Thinh, ông Thêm và một số đồng chí khác tại cơ quan Kỳ bộ đều bị bắt.

Nguồn không hề nói "bất thành" nên các bạn đừng bịa ra. Hơn nữa chẳng có luật pháp nước nào xử tử hình người chủ mưu ám sát bất thành cả. Các bạn viết cho logic 1 tí.Releya (thảo luận) 09:01, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Anh bạn vẫn thói quen cũ không sửa. Cá nhân tôi chẳng phiền hà gì chuyện sửa đổi nếu hợp lý cả, nhưng việc hơi một tý là dùng từ đao to búa lớn để chẻ người khác không phải là thái độ văn minh đâu. Thái Nhi (thảo luận) 09:15, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi không biết bạn nghĩ tôi là ai. Nhưng bạn là BQV mà xuyên tạc nguồn là điều rất tệ. Nếu là thành viên khác đã bị cấm vài tháng rồi. Releya (thảo luận) 09:19, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Đầu tiên anh phải chứng minh được là tôi cố tình xuyên tạc nguồn cái đã. Thành viên nào cũng thế thôi. Chưa đủ bằng chứng mà anh đã chụp cho tôi cái mũ cao chất ngất rồi. Còn vấn đề anh là ai, tôi không để tâm, chừng nào anh còn chưa vi phạm các quy định, thì anh vẫn có quyền bình đẳng với mọi thành viên. Thái Nhi (thảo luận) 09:25, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn sửa :

"Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ, bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), thực dân Pháp khép ông vào tội giết người vì tham gia giết một người tên Phát (người này hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ) nên kết án ông 20 năm tù khổ sai, đày ra Côn Đảo (1930-1945)[1]."

thành

"Năm 1927, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Ủy viên Ban Chấp hành Kỳ bộ Nam Kỳ, bị thực dân Pháp bắt ở Sài Gòn (1928), cảnh sát thực dân Pháp cố gán cho ông vào tội chủ mưu giết người trong vụ ám sát bất thành một người hợp tác với chính quyền thuộc địa Nam Kỳ tên là Phát do các đồng chí của ông thực hiện. Nhờ có một đồng chí trẻ tự nhận là chủ mưu, cùng với sự vận động của một số nhân sĩ trí thức người Việt như bà Trần Thị Cừu, Đốc học Nguyễn Văn Bá, luật sư Trịnh Đình Thảo, nên ông chỉ bị chính quyền thuộc địa tuyên án chung thân khổ sai, đày ra Côn Đảo[2].".

Bạn đọc kỹ nguồn xem có chữ "bất thành" không hay bạn bịa ra chữ này ? Releya (thảo luận) 09:28, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Mỗi người có cách diễn giải khác nhau, hơn nữa tôi không cố chấp việc sửa đổi của mình nhất định đúng, không phải bé xé ra to. Ngoài bằng chứng này, bạn còn có bằng chứng nào khác để chứng minh tôi phá hoại có hệ thống không? Nếu có thì việc rất đơn giản là bạn chỉ cần đưa vào BQ bất tín nhiệm là xong. Thái Nhi (thảo luận) 09:35, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Suy diễn kiểu bạn thì bất cứ thành viên nào cũng có thể xuyên tạc nguồn, bịa nguồn tùy ý rồi giải thích "Mỗi người có cách diễn giải khác nhau". Bạn đừng nghĩ bạn là BQV thì muốn làm gì cũng được. Releya (thảo luận) 09:37, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

BQV không phải muốn làm gì cũng được, tôi đồng ý. Thế ngoài việc đó ra thì giúp ích gì được cho việc phát triển bài, hay anh muốn sa lầy vào việc soi mói, chỉ trích lẫn nhau? Thái Nhi (thảo luận) 09:44, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi không có sức đi chỉ trích, soi mói bạn. Mai mốt bạn đừng bịa thêm bất cứ chữ nào không có trong nguồn đưa vào bài là được. Bạn làm bậy người ta nói để bạn sửa đổi chứ không phải để hạ nhục bạn. Bạn có muốn sửa đổi hay chỉ thấy người ta đang chỉ trích bạn là tùy bạn. Releya (thảo luận) 09:50, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Góp ý cũng 5 7 đường khác nhau, cách góp ý của anh bạn vả đôm đốp vào mặt người khác thì đừng hỏi vì sao người khác không ưa? Ở trên tôi đã nói rồi, hơn nữa tôi không có thời gian đôi co từng sự việc. Anh bạn ghi đúng, tôi không cãi. Nhưng anh bạn muốn cãi, muốn đi thật xa để thể hiện mình hơn người chăng? Thái Nhi (thảo luận) 12:43, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tính tôi ngay thẳng lắm. Những người đã biết mình sai mà còn cãi chày cãi cối, ngụy biện, thách thức người khác "đưa vào BQ bất tín nhiệm" rồi chụp mũ người ta là "bé xé ra to", "soi mói, chỉ trích" là tôi không ưa. Với những người như vậy phải nói rõ ràng cho họ biết đúng sai phải trái chứ chẳng phải tôi muốn thể hiện cái gì ở đây. Releya (thảo luận) 13:16, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Anh bạn vui lòng dẫn chứng Những người đã biết mình sai mà còn cãi chày cãi cối, ngụy biện. Thái Nhi (thảo luận) 13:25, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi nghĩ nãy giờ nhiều người cũng thấy ai như vậy rồi. Chúng ta nên dừng cuộc thảo luận vô bổ này ở đây. Releya (thảo luận) 13:28, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Chính anh cũng đã thấy là vô bổ chứ gì? Thái Nhi (thảo luận) 13:32, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Nếu tôi không đưa sự việc ra thảo luận thì 100% bút chiến sẽ xảy ra. Thảo luận này là cần thiết. Đến thời điểm này thì mâu thuẫn nội dung đã được giải quyết nên không cần thiết kéo dài cuộc thảo luận này nữa. Releya (thảo luận) 13:36, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Thảo luận phát triển bài là cần thiết, nhưng từ trên xuống dưới thì toàn bộ là đoạn anh chụp mũ tôi chứ không có một đoạn nào gọi là phát triển cho bài cả. Anh có thấy điều đó vô bổ và kém văn minh không? Thái Nhi (thảo luận) 13:52, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn chụp mũ tôi "từ trên xuống dưới thì toàn bộ là đoạn anh chụp mũ tôi chứ không có một đoạn nào gọi là phát triển cho bài cả". Bạn không thấy như vậy không đúng sao ? Những bằng chứng tôi đưa ra cho thấy bạn bịa thêm chữ "bất thành" đưa vào bài thì bạn gọi là gì ? Đó là chụp mũ hả ? Tôi bịa ra những bằng chứng đó để gán tội cho bạn hả ? Từ người làm sai bây giờ bạn muốn gán tội cho tôi hả ? Releya (thảo luận) 13:55, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tinh thần Thái độ văn minh là Hãy tôn trọng và lịch sự với các thành viên Wikipedia khác, ngay cả khi bạn đang bất đồng với họ. Hãy làm theo quy tắc ứng xử của Wikipedia và tránh công kích cá nhân.. Ngay câu đầu tiên anh đã chụp mũ người khác là "bịa". Chính tôi đã nhắc nhở anh không nên hơi một tý là dùng lời lẽ đao to búa lớn để chẻ người khác rồi còn gì? Về mặt kỹ thuật, lập luận của anh sử dụng nguyên văn của nguồn, điều đó hợp lý và tôi đồng thuận và không hồi sửa. Tuy nhiên, nó vẫn chưa thỏa mãn anh, và anh đã đã tuôn một loạt mũ cao hơn: "xuyên tạc nguồn", "Bạn đừng nghĩ bạn là BQV thì muốn làm gì cũng được", lại "bịa", và "cãi chày cãi cối, ngụy biện, thách thức người khác"... Bao nhiêu là mũ cao đấy thôi, trong khi đó ngoài 2 chữ bất thành, chẳng thêm được đoạn nào gọi là phát triển cho bài cả. Còn việc kết tội, tôi không làm điều đó. Nói theo cách của anh thì ai cũng thấy cả. Đừng nóng nảy mà làm gì! Thái Nhi (thảo luận) 14:13, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Tôi rất tôn trọng bạn Thái Nhi. Nãy giờ tôi có nặng lời với Thái Nhi đâu. Chỉ có Thái Nhi nặng lời với tôi, chỉ trích tôi theo kiểu chụp mũ, không cần bằng chứng là "bé xé ra to", "soi mói, chỉ trích", "từ trên xuống dưới thì toàn bộ là đoạn anh chụp mũ tôi chứ không có một đoạn nào gọi là phát triển cho bài cả" ... Tôi rất buồn khi bị Thái Nhi đối xử như vậy. Việc loại bỏ 2 chữ bất thành chính là phát triển bài theo hướng trung thực với nguồn đó bạn. Bạn Thái Nhi cũng đừng nóng nảy với tôi mà hãy tôn trọng và lịch sự với tôi. Bạn là BQV lâu năm chắc hiểu nên hành xử thế nào để làm gương cho thành viên mới như tôi. Releya (thảo luận) 14:18, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Quay lại đã thấy tin nhắn của anh bạn rồi, đành trả lời tiếp vậy. Tôi tham gia Wikipedia đến hơn 5 năm mới có thể sử dụng được một phần, tài khoản của anh bạn mở mới được 1 tuần, đã thực hiện được 251 lượt sửa đổi ở 63 trang, thêm vào 26.087 byte, cắt ra 8.077 byte. Một con số cực kỳ ngưỡng mộ nếu là thành viên mới. Ở Wiki mọi thứ đều công khai, và con số thống kê không biết nói dối. Chỉ riêng trong bài Tôn Đức Thắng, anh chỉ dùng có 19 byte (thêm vào 230 byte, bớt ra 211 byte) để sửa bài, nhưng lại dành đến 7.285 byte để tranh luận vô bổ với tôi, chứng tỏ anh chẳng hề là một người xa lạ. Vì vậy, lời khuyên của anh, anh hãy tạm dùng nó trước đã. Thái Nhi (thảo luận) 14:52, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]
Thái Nhi nên dừng trước khi hình ảnh tốt đẹp mà bạn đã từng xây dựng sẽ bị "xóa bỏ trong lòng công chúng". Nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng mệnh đề "đem ra bất tín nhiệm" trong những cuộc thảo luận tương tự mà bạn đã sử dụng rất nhiều lần dạo gần đây như một cách để giành "lợi thế" (!?) trong thảo luận, thì tôi sẽ chính là người làm điều đó như bạn thường yêu cầu. Việc tín nhiệm một cá nhân vào vị trí BQV không phải là một ưu thế cho người đó trong các cuộc thảo luận, và nó càng không phải là 1 luận cứ tốt để chứng minh bất kỳ luận điểm gì trong 1 cuộc tranh luận. Chỉ với "thói quen không tốt" này đủ để tôi bất tín nhiệm bạn rồi. Rất mong bạn đừng đem lòng tin tưởng của người khác làm lá chắn cho mình. Vì tôi là người từng tín nhiệm bạn, cho nên tôi thấy bạn nhiều lần làm như thế thì quả là không nên với sự tin tưởng của cá nhân tôi, còn những người khác tôi không biết cảm giác của họ nên mạn phép không nhắc đến. Xin tạ lỗi nếu thảo luận này làm cho bạn khó chịu, và tôi chỉ nói bấy nhiêu thôi cho nên sẽ không trả lời thêm nữa vì đây không phải làm không gian dùng cho việc này. Bạn muốn nghĩ sao thì tùy vậy. majjhimā paṭipadā Diskussion 15:07, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Bạn Thái Nhi đi quá xa rồi. Bây giờ bạn chẳng còn quan tâm đến bài Tôn Đức Thắng nữa mà chỉ quan tâm đến "anh chẳng hề là một người xa lạ. Vì vậy, lời khuyên của anh, anh hãy tạm dùng nó trước đã.". Bạn xem những đóng góp tích cực của tôi là bằng chứng để kết tội tôi chăng ? Chẳng trách Wikipedia Việt chỉ toàn dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Ban đầu thì còn có người dịch thủ công, khi những người đó bỏ đi hết thì đành dùng bot dịch tự động mỗi bài vài dòng. Tôi buồn cho bạn Thái Nhi và buồn cho Wikipedia tiếng Việt. Releya (thảo luận) 16:09, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Xin lỗi AS nhé, nhưng đến đoạn này thì tôi không nhịn được cười với anh bạn dzĩ đại này. Thái Nhi (thảo luận) 16:19, ngày 25 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Anh bạn dzĩ đại này có cái tính "tầm câu trích cú", không có từ trong câu là anh ta nhảy dựng cả lên, anh ta không có kỹ năng đọc hiểu xem nguồn nó nói gì đâu. Trích: "Vụ ám sát bị lộ, các đồng chí Tôn Đức Thắng, Trần Văn Trương, ông Thinh, ông Thêm và một số đồng chí khác tại cơ quan Kỳ bộ đều bị bắt." Đọc thế này đã đủ hiểu là vụ ám sát bất thành chưa hả Releya? Hay để tôi giải thích kỹ hơn bị lộ tức là chưa kịp hành động như theo kế hoạch thì đã bị bắt!!! Chấm dứt ở đây thôi nhỉ Releya? Nal (thảo luận) 11:21, ngày 26 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Ám sát thành công thì cũng bị lộ vậy. Ai giết người mà cũng bảo đảm không bao giờ bị lộ thì đâu có công lý trên đời này. Nal đừng có suy diễn, thêm thắt những thứ không có trong nguồn. Ám sát bất thành thì sao bị án tử hình ? Releya (thảo luận) 11:28, ngày 26 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Hôm nay thì chuyện đã nguội rồi. Không cần cãi nữa. Thái Nhi (thảo luận) 11:48, ngày 26 tháng 12 năm 2013 (UTC)[trả lời]
  1. ^ Người lãnh án tử hình thay bác Tôn, Trang thông tin điện tử báo Pháp luật TP.HCM
  2. ^ Người lãnh án tử hình thay bác Tôn, Trang thông tin điện tử báo Pháp luật TP.HCM