Thảo luận:Tôn giáo tại Việt Nam

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đoạn không có nguồn gốc[sửa mã nguồn]

Tôi chuyên sang đây đoạn viết như sau:

Đa số người dân Việt Nam tự coi mình là không theo tôn giáo, mặc dù họ vẫn đến các đền chùa tôn giáo mỗi năm vài lần. Thái độ và cách ứng xử hàng ngày của họ là kết quả của sự tổng họp các triết lý có nguồn gốc từ nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo. Các tôn giáo này đã cùng tồn tại trên đất nước Việt Nam trong nhiều thế kỉ và đã hòa trộn một cách hoàn hảo với tục thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc của người Việt. Sự hòa trộn đặc biệt này giải thích tại sao người dân Việt Nam khó có thể xác định chính xác mình thuộc về tôn giáo nào.

Lý do không có chú thích cho những đoạn quan trong như "đa số người dân Việt Nam" hay "người dân Việt", đây có thể người viết tự suy luận mà thôi. Lưu Ly (thảo luận) 13:30, ngày 21 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Cần nguồn chính xác cho đoạn sau[sửa mã nguồn]

Với bài viết cách đây hơn 40 năm về Phật giáo Nam Việt Nam và thêm nguồn này vẫn không thể chú thích được ý : "gần 85% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo". Vui lòng làm rõ hơn, nếu không đề nghị xoá thông tin đó. Lưu Ly (thảo luận) 10:31, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Sau khi tìm hiểu các điều khoảng về nguồn dẫn chứng của Wikipedia tôi nhận thấy rằng không có điều khoản nào yêu cầu không được sử dụng nguồn từ Wikipedia Tiếng Anh cả vì vậy tôi quyết định quay lại dùng nguồn tham khảo này vì tôi nghĩ đó là nguồn trung lập và khách quang nhất nếu có bạn nào phản đối vui lòng chỉ ra điều khoảng nào về nguồn dẫn chứng của Wikipedia quy định không được sử dụng nguồn từ Wikipedia Tiếng Anh trong các bài viêt ở Wikipedia Tiếng Việt. Còn hai nguồn còn lại tôi quyết định không dùng nữa vì có ít tính xác thực và khó kiểm chứng

--Harry Pham (thảo luận) 12:48, ngày 22 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Khái niệm[sửa mã nguồn]

Người viết bài này khi sử dụng từ cần viết cho rõ về những khái niệm sau, nếu không bài sẽ không rõ nghĩa. Đó là:

  • Giáo dân
  • Lương dân
  • Công giáo
  • Phật giáo
  • ...tín đồ các tôn giáo khác. VN

LƯƠNG: (dân tộc học), thuật ngữ được dùng trong lịch sử Việt Nam (đời Nguyễn, đặc biệt từ các triều Minh Mạng, Tự Đức) để gọi những người Việt Nam không theo đạo Thiên Chúa (lương dân), phân biệt với những người Việt Nam theo đạo Thiên Chúa (giáo dân), thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong thời cận, hiện đại.

Xem thêm nghĩa về lương dân

Bài viết [1] có câu "90% dân ta hoặc là có đi lễ Phật, hoặc không đi chùa, nhưng vẫn xếp vào loại Lương giáo nghĩa là theo đạo Phật ?", để suy ra "80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo" là lối viết áp đặt.

Hiển nhiên, không thể dùng phép trừ 100% - (10% hay 20%) = (80 hay 90%) để cho rằng, nếu một người không theo Thiên Chúa, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành... thì người đó nhất thiết theo Phật hoặc "thiên hướng theo Phật" được.

Câu nói đó của ai (dù nổi tiếng), nguồn dẫn nào (dù uy tín) cũng cần xem xét lại bởi thông tin đó, nguồn đó không phải duy nhất khi viết về vấn đề đó. Hoặc nếu vẫn sử dụng, cần viết đích danh người phát biểu, nguyên câu để người đọc tự nhận định vấn đề.

Lưu Ly (thảo luận) 13:55, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Chắc phải tách các nguồn cùng số liệu và khái niệm ra chứ không thể gộp chung. Hiện nay có 3 nguồn, 1 nguồn 90%, 2 nguồn 80%, mỗi nguồn nói về một khái niệm.
Ví dụ: Theo nhà văn hóa Hữu Ngọc 90% blah blah, còn theo Hội Phật giáo VN 80% blah blah.
Nhờ Lưu Ly chỉnh giúp đoạn này. Cảm ơn. Tmct (thảo luận) 14:05, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Ngoài ra, phattuvietnam.net là diễn đàn, dùng nguồn này với vai trò cơ quan phát ngôn (nguồn tự xuất bản) của tổ chức nào đây? Còn .chuyenphapluan.com cũng lại là một trang web tự xuất bản, làm sao biết bài đó đúng là của GSTS. Nguyễn Chung Tú ? (tôi không biết nhưng cứ tạm coi GS là chuyên gia trong ngành)
Tmct (thảo luận) 14:11, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tmct mà không sửa giúp bi giờ thì tối sẽ sửa sau vì bây giờ đang phê phê cái đầu :D. Lưu Ly (thảo luận) 14:30, ngày 23 tháng 10 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tín đồ Phật giáo[sửa mã nguồn]

Cái nguồn 45tr dân Việt theo phật giáo được đưa ra bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam có nên xem là nguồn chuẩn ko nhỉ, :D, 118.71.80.68 (thảo luận) 18:03, ngày 8 tháng 5 năm 2009 (UTC)[trả lời]

Cái nguồn 45 triệu dân Việt đi quy y tam bảo là người viết gõ thiếu dấu phẩy giữa số 4 và số 5. Chứ nếu 45 triệu dân đi quy y tam bảo, trong khi dân số Việt Nam là 90 triệu, vậy thì cứ 2 người Việt thì có 1 người đi quy y tam bảo à?

Giáo hội Phật giáo VN tuyên bố như vậy, đã có nguồn dẫn. Bạn không được tùy tiện thay đổi như vậy. Riêng số người đăng ký theo "Phật giáo" trên giấy tờ đã là trên 4,5 triệu rồi. --CNBH (thảo luận) 18:24, ngày 12 tháng 8 năm 2012 (UTC)[trả lời]

Thống kê[sửa mã nguồn]

Tỉ lệ tín đồ tôn giáo và không tôn giáo
Tôn giáo phần trăm
Không tôn giáo
  
81.69%
Phật giáo
  
7.93%
Công giáo
  
6.62%
Phật Giáo Hòa Hảo
  
1.67%
Cao Đài
  
1.01%
Tin Lành
  
0.86%
Tôn giáo khác
  
0.22%

Bảng thống kê này là theo cái nguồn gì và dựa trên cái tiêu chuẩn gì? Phần nói 45 triệu tín đồ đã Quy y tam bảo tuy...không thể tin nhưng ít ra cũng đã có dẫn chứng, còn cái thống kê trên bảng này tôi ko tin được. Vì ở VN tôi thấy rất nhiều người theo đạo Phật (với nhiều kiểu theo), tuy nhiên coi giấy tờ thì vẫn ghi tôn giáo Không. Theo tôi đạo Phật phải chiếm 50% dân số. Kh. (thảo luận) 17:35, ngày 13 tháng 2 năm 2013 (UTC)[trả lời]

nhầm lẫn giữa triết học và tôn giáo?[sửa mã nguồn]

"Tuy nhiên việc lệ thuộc vào một hệ thống triết lý khác, như hệ thống chủ nghĩa Mác-Lênin, các trường phái triêt học cũng có thể xem như một thứ tôn giáo" Câu này có lẽ nên dẫn nguồn hoặc xoá đi vì không phù hợp, không thể cho rằng lệ thuộc vào các triết lý là "xem như một thứ tôn giáo" được. Các tôn giáo chỉ coi người là theo đạo mình khi họ theo các giáo lý, giáo luật, chịu sự quản lý (lỏng lẻo hay chặt chẽ tuỳ tôn giáo) theo một khu vực hay một cơ sở tôn giáo nhất định. Ntvim88 (thảo luận) 02:53, ngày 14 tháng 12 năm 2011 (UTC)[trả lời]

Hồi giáo[sửa mã nguồn]

Cộng đồng Hồi giáo chiếm một tỷ lệ rất thấp so với toàn thể dân số Việt Nam (0.075%). Việt nam hiện có 6 tôn giáo chính. Trong bài viết mới có 5.Hamhochoilatoi (thảo luận) 05:01, ngày 17 tháng 4 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Các tôn giáo dân gian[sửa mã nguồn]

Các đạo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa,Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo hiếu Nghĩa Tà Lơn, Minh Sư Đạo,... có phải một tông phái của Phật giáo hay không? Hay chỉ là các tôn giáo dân gian để tên Phật giáo?--Minhduc29052011 (thảo luận) 01:34, ngày 18 tháng 11 năm 2021 (UTC)[trả lời]