Thảo luận:Tần (nước)

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dự án Lịch sử
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Lịch sử, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Lịch sử. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
BBài viết đạt chất lượng B.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Trung lập[sửa mã nguồn]

Theo tôi bài có dùng nhiều từ chưa trung lập

  • khi quân đội Tần tham gia bảo vệ cho vua Chu khi ông phải bỏ chạy và di chuyển kinh đô trước các cuộc tấn công của rợ năm 771 TCN.
  • Hơn nữa, Tần là một dân tộc bán khai mới Hán hoá, được cho là con cháu của dân tộc Jong ở thảo nguyên.
  • (có lẽ trừ Sở, một chư hầu bán khai khác của nhà Chu)
  • Trái lại Tần dễ dàng sáp nhập các nước chư hầu yếu xung quanh
  • Hai đối thủ trực tiếp của Tần là Triệu và Hàn - cả hai đều mạnh, nhưng họ lại không bao giờ trở thành những mối đe doạ thực sự với Tần
  • Hành động này gửi một tín hiệu rõ ràng tới sáu nước chư hầu kia: Tần đang có ý định thống trị Trung Quốc
  • Mười bảy năm sau, Doanh Chính đã bắt đầu một cuộc đấu tranh cuối cùng, mang tính anh hùng ca để giành lấy uy quyền tối cao với tất cả các chư hầu khác, bắt đầu từ nước Hàn.
  • Tới lúc ấy, thắng lợi tuyệt đối của Tần đã gần kề. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn. Kẻ thù sau chót, nước Sở, vẫn còn đó
  • Khi ấy, hai đội quân đông đảo nhất trong lịch sử thế giới cho tới tận thời điểm Cách mạng Pháp đã lao vào trận chiến giành ngôi vị thống lĩnh Trung Quốc. Năm 223 TCN, Sở bị tiêu diệt, và việc Tần lên ngôi báu không còn tránh được nữa
  • Những gì tiếp sau không đáng gọi là một chiến dịch quân sự thực sự - chỉ vài tháng sau họ tiêu diệt và sáp nhập nước Yên.
  • Năm 221 TCN, một trong những năm quan trọng nhất trong lịch sử Trung Quốc, vua Doanh Chính nước Tần không chỉ tuyên bố mình là vua cai trị Trung Hoa mà còn lấy danh hiệu chưa từng có từ trước tới nay (bắt nguồn từ các truyền thuyết về Hoàng Đế và các nhân vật thần thoại khác) Hoàng đế Trung Quốc

222.253.96.179

Mời bạn vào sửa lại những điểm mà bạn cho là chưa trung lập. Nguyễn Thanh Quang 15:47, ngày 30 tháng 6 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Nghi vấn[sửa mã nguồn]

Theo tôi thì bài này có một số điểm khúc mắt:

  • Người viết ghi " Sở đã thắng nước Việt vào cuối thế kỷ thứ 4 sau một cuộc chiến dai dẳng, thì nó cũng phải chịu nhiều tổn thất quân sự". Sở đánh chiếm Việt chưa tới 1 năm, sao gọi là dai dẳng.
  • Tới lúc ấy, thắng lợi tuyệt đối của Tần đã gần kề. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn vì vẫn còn đó một đối thủ mạnh sau cùng - nước Sở. Khi ấy, hai đội quân đông đảo nhất trong lịch sử thế giới cho tới tận thời điểm Cách mạng Pháp đã lao vào trận chiến giành ngôi vị thống lĩnh Trung Quốc. Năm 223 TCN, Sở bị tiêu diệt, và việc Tần lên ngôi bá chủ độc tôn không còn tránh được nữa.

Thời huy hoàng của Sở là ở thời Xuân Thu, chứ đến thế kỉ III TCN thì suy yếu rồi, so với 5 nước kia cũng đâu có mạnh hơn. Bạn đề cao nước Sở quá chăng? Còn nói hai đội quân đông đảo nhất trong lịch sử thế giới cho tới tận thời điểm Cách mạng Pháp, bạn lấy thông tin là Tần và Sở có đông quân như thế ở đâu. Và lúc đo chỉ có mỗi Tần tung hoành chứ Sở có làm gì được mà bảo là lao vào trận chiến giành ngôi vị thống lĩnh Trung Quốc?

    • Hai đối thủ trực tiếp của Tần là TriệuHàn - cả hai đều mạnh, nhưng họ lại không bao giờ trở thành những mối đe doạ thực sự với Tần

Gọi là đối thủ trực tiếp của Tần mà sao còn bảo không bao giờ trở thành những mối đe doạ thực sự với TầnThanh Toan 1234 (thảo luận) 13:19, ngày 2 tháng 1 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Kinh đô nước tần[sửa mã nguồn]

Theo ghi ở phần kinh đô, sau Ung thành thì kinh đô Tần là Kính Dương, rồi Lịch Dương thì mới đến Hàm Dương, nhưng trong phần niên biểu thì Tần Hiến công dời đô thẳng từ Ung ra Hàm Dương, vậy 2 đô còn lại là khi nào dời đi/đến vậy nhỉ Vesaukeu (thảo luận) 03:18, ngày 20 tháng 3 năm 2020 (UTC)[trả lời]