Thảo luận:Từ thuần Việt

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Sửa phần mở từ mục[sửa mã nguồn]

Gốc - Linhhp

'''Từ thuần Việt''' là cốt lõi, cái gốc của [[từ vựng]] [[tiếng Việt]]. Nó làm chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi lớp từ khác liên quan đến tiếng Việt. Chữ "thuần" trong "từ thuần Việt" có nghĩa là bản ngữ (ngôn ngữ bản địa) hay [[thuần chủng]] không pha tạp, tương tự cũng sẽ có từ thuần Nga, thuần Khmer,...

Sửa - Donyesin

'''Từ thuần Việt''' là những từ [[tiếng Việt]] không bắt nguồn từ [[tiếng Hán]], bao gồm [[từ cố hữu]] của tiếng Việt, [[từ ngoại lai]] không bắt nguồn từ tiếng Hán và các ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Ấn-Âu và từ chưa rõ nguồn gốc. Nhiều từ được gọi là "thuần Việt" cho đến nay vẫn chưa thể xác định được có phải là từ cố hữu của tiếng Việt hay không hay là vay mượn từ các ngôn ngữ khác.

Định nghĩa của bạn Donyesin lộn xộn quá. Đến chữ "thuần" bạn còn không hiểu thì bạn sửa chỉ làm sai lệch bài viết đi thôi. Từ thuần Việt được định nghĩa ở đây tương ứng với loại từ mà bạn gọi là Từ cố hữu. Đề nghị bạn thảo luận để bảo vệ quan điểm của bạn!Hoàng Linh (thảo luận) 12:50, ngày 17 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vấn đề bản quyền bài viết[sửa mã nguồn]

Bạn Hsumei thực hiện 2 lần sửa đổi, xóa toàn bộ bài viết với lí do hết sức vô lý, phủ nhận công sức của người viết. Tôi xin trích nội dung đã gửi cho bạn Hsumei sau sửa đổi lần 1 của bạn Hoàng Linh (thảo luận) 14:00, ngày 17 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Vấn đề bản quyền định nghĩa “Từ thuần Việt”[sửa mã nguồn]

Phần định nghĩa “Từ thuần Việt” được trích nội dung từ cuốn "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo dục" của Mai Ngọc Chừ; Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến do Nxb Giáo dục ấn hành năm 1997. Phần nào trích nguyên văn sẽ ghi nguồn, đây không thể gọi là vi phạm bản quyền! Trang web bạn cho là gốc cũng chỉ là lấy từ cuốn sách trên, tôi không lấy nội dung từ họ; sao bạn cho rằng tôi vi phạm bản quyền của họ. Thật vô lý hết sức, bạn tự nghĩ đi, tôi không mất thời gian sửa lại lần nữa đâu! Hoàng Linh (thảo luận) 13:34, ngày 17 tháng 11 năm 2013 (UTC)[trả lời]

Từ "thuần Việt" là cách gọi không chính xác, nên sửa[sửa mã nguồn]

  • Từ du nhập từ Trung Quốc thì gọi là Hán-Việt, còn từ du nhập từ Tày, Thái, Mường, Chăm,... thì gọi là thuần Việt. Cái này không hợp lý.
  • Người Việt qua lịch sử lâu như vậy, sự du nhập các từ của dân tộc chung quanh là không thể tránh khỏi, và sự hoà quện giữa các từ ngữ đó là không thể tách rời được nữa. Chưa nói trong văn viết, ngay trong văn nói hàng ngày, các bạn thử tự kiểm nghiệm xem trong hai, ba câu nói thì thể nào cũng có từ Hán-Việt ở trong đó.
  • Theo tôi biết, ngày xưa chỉ là có chữ Hán chữ Nôm, chứ không có phân biệt thế này. Có một thời quan hệ Việt-Trung căng thẳng và người ta dấy lên phong trào bài xích Trung Quốc. Trong phong trào đó, các phương tiện truyền thông và nội dung tài liệu giáo dục được đảng ta tác động, cho nên mới sinh ra cái này. Thời đó, tôi suốt ngày phải nghe trên đài cái chương trình "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt". Dẫn đến nghịch cảnh là người Việt sống ở Bắc Bộ, mặc dù gần Trung Quốc nhất, nhưng lại ít dùng từ Hán-Việt hơn người Việt ở Nam Bộ hay hải ngoại.
  • Sự chuyển đổi đó kiểu như: "phi cơ" đổi thành "máy bay", "phi trường" đổi thành "sân bay", "phi công" trở thành "người lái" hoặc "giặc lái" tuỳ ngữ cảnh, (may mà "phi thuyền" không biến thành "tầu bay" he he), "xạ thủ" đổi thành "người bắn", v.v.
  • Tất nhiên sự thay đổi đó không nói lên cái gì. Ai cũng biết sau giai đoạn đó thì đảng ta lại làm lành, mà đảng ta gọi là "bình thường hoá quan hệ" ("bình thường", "hoá", và "quan hệ" đều là từ Hán-Việt mà, vẫn thấy "trong sáng" nhỉ) rồi sau ngày quan hệ càng ngày thân mật hơn.
  • Sự chuyển đổi đó thật sự không đem lại giàu đẹp gì hơn cho tiếng Việt. Nó chỉ bất quá là một phong trào chính trị thôi. Phong trào đó kết thúc lâu rồi, và chương trình "giữ gìn sự tróng sáng" cũng biến mất từ lâu không còn tăm tích. Thực ra sự "chuyển đổi" đó có những chỗ gây hiểu lầm. Vì dụ "xạ thủ Nam" đổi thành "người bắn Nam". Ngày nay, nếu yêu cầu đổi lại thì có lẽ không cần thiết nữa, nhưng thuật ngữ "thuần việt" đúng là không hợp lý.
  • Quay về chủ đề chuyên môn về ngôn ngữ, tôi kiến nghị vẫn cứ theo cách phân chia kinh điển là Tiếng Nôm, Tiếng Hán, v.v. và sau này la-tinh hoá rồi thì Tây hoá Âu hoá Mỹ hoá là các giai đoạn sau. Phân chia "thuần Việt" (1) vừa không có sở cứ khoa học (du nhập từ Tày Mường... thì gọi là "thuần" còn du nhập từ cái khác thì không thuần, vô lý), (2) vừa không có ý nghĩa thực tế (vì thực chất nếu tách cái gọi là Hán-Việt ra thì chịu, không thể nói tiếng Việt được nếu bỏ phần đó đi), (3) vừa không có ý nghĩa về nghiên cứu ngôn ngữ (vì thuật ngữ này là kết quả của một phong trào chính trị thôi, không phải là bản chất ngôn ngữ nó thế; bản chất Tiếng Việt vẫn là du nhập từ các tiếng ngoại lai trong quá trình du nhập mạnh mẽ văn hoá của thế giới, đó mới là bản chất người Việt chúng ta: chỉ 14 năm Internet du nhập, mọi người chúng ta đều thấy từ vựng của giới trẻ đang đổi mới với tốc độ "vãi cả linh hồn" mà).

103.9.196.17 (thảo luận) 21:42, ngày 6 tháng 10 năm 2014 (UTC)[trả lời]